intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỨC ĂN CHO TÔM VÀ QUY TRÌNH TỰ SẢN XUẤT Ở HỘ GIA ĐÌNH

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

223
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nuôi tôm đó là thức ăn, nó bao hàm cả hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và phát triển bền vững. Trong nuôi tôm, tôm cần có thức ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết để phát triển, vì vậy việc sử dụng thức ăn tốt sẽ mang lại kết quả cao. Trong việc lựa chọn thức ăn cho tôm, người ta thường dựa vào các nguyên tắc như đặc điểm bên ngoài, độ hấp dẫn, độ an toàn cho tôm và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỨC ĂN CHO TÔM VÀ QUY TRÌNH TỰ SẢN XUẤT Ở HỘ GIA ĐÌNH

  1. THỨC ĂN CHO TÔM VÀ QUY TRÌNH TỰ SẢN XUẤT Ở HỘ GIA ĐÌNH Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nuôi tôm đó là thức ăn, nó bao hàm cả hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và phát triển bền vững. Trong nuôi tôm, tôm cần có thức ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết để phát triển, vì vậy việc sử dụng thức ăn tốt sẽ mang lại kết quả cao. Trong việc lựa chọn thức ăn cho tôm, người ta thường dựa vào các nguyên tắc như đặc điểm bên ngoài, độ hấp dẫn, độ an toàn cho tôm và người sử dụng, chất lượng thức ăn hợp khẩu vị, kích cở viên thức ăn. - Đặc điểm bên ngoài của viên thức ăn phải đảm bảo: + Kích cở đồng đều hoặc tương đối đồng đều, bề mặt thức ăn nhẵn bóng và ít vụn. + Chìm xuống nước nhanh khi rải xuống ao nuôi. + Có mùi thơm và khô ráo. + Không vón cục và có nấm mốc. + Thời gian tồn tại trong nước phải đảm bảo từ 2 đến 3 giờ để tôm đủ ăn hết, thức ăn và các chất dinh dưỡng không bị tiêu hao trong nước, làm cho tôm có thể sử dụng và hấp thu được các chất cần thiết một cách tối ưu. Thức ăn phải có mùi thơm hấp dẫn như mùi tanh, mùi thơm để hấp dẫn tôm lại ăn và ăn được nhiều. Thức ăn phải đảm bảo độ an toàn và các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh hoặc nấm mốc độ hại để vừa đảm bảo sức khỏe cho tôm, vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
  2. Thức ăn ngon hợp khẩu vị sẽ kích thích tôm ăn nhiều và ăn hết thức ăn khi cho xuống, trong trường hợp thức ăn có vị đắng, hôi hoặc vị lạ làm cho tôm bỏ ăn. Mỗi một giai đoạn phát triển của tôm phù hợp với kích cở khác nhau. Tôm là loại động vật bắt mồi rồi gặm nhấm, thích sống riêng biệt, không thích sống tập thể, chính vì vậy kích cở của viên thức ăn phải phù hợp để tránh xảy ra trường hợp tôm tranh giành nhau ăn, ngoài ra việc thức ăn có kích cở không thích hợp sẽ làm cho thức ăn dư thừa và tan trong nước làm cho đáy ao bị ô nhiễm. Dựa vào những đặc điểm, yêu cầu và tập tính ăn của tôm nêu ở trên mà ta tiến hành sản xuất thức ăn cho phù hợp, việc sản xuất thức ăn viên cho tôm ở quy mô hộ gia đình được tiến hành qua các khâu sau: Thành phần nguyên liệu Nguyên liệu Thành phần % Cá tạp 40,0 Bột cá 10,0 Bột đầu tôm 8,0 Bánh đậu nành 16,0 Cám gạo 14,0 Tấm gạo 11,0 Vitamin tổng hợp+khoáng 0,5 Vitamin C 0,5
  3. Thành phần nguyên liệu có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện địa phương. Các bước tiến hành sản xuất thức ăn viên đợc bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, nguyên liệu được chuẩn bị từ các loại thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Nguyên liệu phải đảm bảo không bị ôi thối, không bị nấm mốc và đảm bảo các thành phần dinh dưỡng để khi chế biến thành thức ăn cho tôm đáp ứng được yêu cầu về thức ăn viên cho tôm. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong ta để nguyên liệu vào nấu chín hoặc hấp chín để làm cho nguyên liệu nhuyễn và tạo thành các chất dễ hấp thu khi tôm sử dụng, đồng thời có tác dụng tiêu diệt và hạn chế các mầm bệnh khi sử dụng thức ăn cho tôm. Trong quá trình nấu hoặc hấp nguyên liệu, ta phải chú ý đến lượng nước cho vào để làm sao vừa đủ cho các nguyên liệu chín và khi để vào máy xay cắt đoạn không bị quá nhão. Sau khi nấu hoặc hấp chín ta hong phơi ra các phên tre để cho nguội rồi đưa vào máy đùn ép thức ăn. Máy đùn ép thức ăn có thể dùng loại chuyên dùng sử dụng máy nổ hoặc mô tơ điện để quay, có công suất phù hợp với nhu cầu sản xuất thức ăn của các hộ sản xuất, đối với các hộ có quy mô sản xuất nhỏ có thể sử dụng cối xay nhỏ quay tay để sản xuất. Việc thay đổi kích cở thức ăn được tiến hành bằng cách thay mặt sàng của cối xay để cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Thức ăn sau khi được đùn thành viên đem sấy khô ở nhiệt độ 60oC trong thời gian 12 giờ hoặc phơi nắng để tạo thành thức ăn viên khô. Sau đó, ta đem đóng bao, bảo quản nơi khô mát và sử dụng dần cho tôm trong thời gian 1-2 tuần. Tuy nhiên, thức ăn tự chế biến không nên bảo quản quá 3-4 tuần do việc xử lý trong quá trình sản xuất không được kỹ, nếu bảo quản lâu mới đem sử dụng cho tôm ăn rất dễ bị biến chất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0