BÁO CÁO KHOA HỌC: "ẢNH HƯỞNG CỦA MANNITOL ĐẾN TÍCH LUỸ PROLIN VÀ GLUCOSE LIÊN QUAN VỚI KHẢ NĂNG ĐIỀU CHỈNH THẨM THẤU TRONG NUÔI CẤY CALLUS CÀ CHUA (LYCOPERSICON ESCULENTUM MILL)"
lượt xem 17
download
Hạn là một trong những tác động bất lợi của môi trường xung quanh gây mất nước ở thực vật. Theo Mussell H và Staples RC (1979) một trong những xu hướng để thực vật chống mất nước là dựa trên khả năng làm tăng áp lực nội tại, tăng tính đàn hồi của màng tế bào, giảm kích thước tế bào....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO KHOA HỌC: "ẢNH HƯỞNG CỦA MANNITOL ĐẾN TÍCH LUỸ PROLIN VÀ GLUCOSE LIÊN QUAN VỚI KHẢ NĂNG ĐIỀU CHỈNH THẨM THẤU TRONG NUÔI CẤY CALLUS CÀ CHUA (LYCOPERSICON ESCULENTUM MILL)"
- ẢNH HƯỞNG CỦA MANNITOL ĐẾN TÍCH LUỸ PROLIN VÀ GLUCOSE LIÊN QUAN VỚI KHẢ NĂNG ĐIỀU CHỈNH THẨM THẤU TRONG NUÔI CẤY CALLUS CÀ CHUA (LYCOPERSICON ESCULENTUM MILL) Trương Thị Bích Phượng, Hồ Thị Kim Khánh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế Nguyễn Hữu Đống Viện Di truyền Nông nghiệp, Hà nội 1. MỞ ĐẦU Hạn là một trong những tác động bất lợi của môi trường xung quanh gây mất nước ở thực vật. Theo Mussell H và Staples RC (1979) một trong những xu hướng để thực vật chống mất nước là dựa trên khả năng làm tăng áp lực nội tại, tăng tính đàn hồi của màng tế bào, giảm kích thước tế bào.... Thông thường stress nước gây rối loạn toàn bộ phương thức chuyển hóa ở thực vật, làm tăng tích lũy hoặc
- giảm hàm lượng các chất chuyển hóa như carbohydrate, acid hữu cơ, amino acid, các hợp chất amon và abscisic acid (Kaur và cs. 2000). Khả năng diều chỉnh thẩm thấu và tích lũy các hợp chất hữu cơ hòa tan ở thực vật khi bị stress hạn đã được quan sát thấy ở nhiều loài, sự tích lũy prolin và đường sẽ khởi động tính chống chịu stress thẩm thấu và muối cao (Watanabe và cs. 2000). Việt nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa hạn là yếu tố thường xuyên tác động gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất của chúng. Vì vậy việc nghiên cứu các cơ chế chống chịu hạn sẽ là cơ sở cho việc cải thiện giống cũng như tạo ra được các giống có tính chống chịu. Cà chua là loại rau quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, nhưng ở một số vùng ở nước ta nó còn giữ giá trị thấp trong cơ cấu cây trồng. Hiện nay các nghiên cứu trên đối tượng này chỉ dừng lại ở việc sử dụng hệ thống cây trồng hoàn chỉnh. Sử dụng những tiến bộ trong lĩnh vực nuôi cấy mô và tế bào đã thiết lập một công cụ hữu ích cho việc nghiên cứu các cơ chế tế bào của tính chống chịu stress. Kết quả
- nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm sáng tỏ về vai trò của sự tích luỹ các chất prolin và glucose của callus cà chua liên quan với sự điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong điều kiện stress nước. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1. Nguyên liệu thực vật: Sử dụng hạt cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) của giống P375 2.2. Nuôi cấy cây và duy trì cây cà chua trong điều kiện in-vitro Hạt giống được rửa sạch dưới dòng nước chảy, để ráo rồi đưa vào tủ cấy. Hạt đuợc khử trùng theo trình tự sau: khử trùng sơ bộ bằng cồn 70% trong 1 phút, sau đó bằng HgCl2 0,1% trong 2 phút. Hạt được rửa sạch 5 lần bằng nước cất vô trùng. Hạt đã khử trùng được cấy lên môi trường MS cơ
- bản (Murashige-Skoog 1962), saccharose 30 g/l, agar 8 g/l ở pH 5,8; sau 10 ngày nuôi sẽ xuất hiện các cây con. Cây được nhân giống vô tính bằng cách chuyển đỉnh sinh trưởng và đoạn thân có một đốt lá lên môi trường cơ bản MS có bổ sung kinetin 1,0 mg/l; IBA 0,1 mg/l; B1 1,0 mg/l; B6 0,1 mg/l. 2.3. Nuôi cấy callus: Mảnh lá (5x5 mm) và đoạn thân (5 mm) của cây in-vitro được cấy lên môi trường tạo callus bao gồm môi trường cơ bản MS, bổ sung thêm saccharose 30 g/l; kinetin 2,0 mg/l; NAA 0,5 mg/l; agar 8 g/l ở pH 5,8. Các khối callus (đường kính 2 mm) được nuôi 1 tuần trên môi trường tạo callus có bổ sung ABA nồng độ 10-5 M để tiền xử lý. Sau đó chúng được chuyển sang môi trường tương tự nhưng thay ABA bằng mannitol ở các nồng độ 3, 6, 9 và 12% để gây stress nước trong các thời gian khác nhau 7, 14, 21 và 28 ngày.
- Các thí nghiệm nuôi cấy được tiến hành ở nhiệt độ 25±2oC, cường độ chiếu sáng 2000-3000 lux, thời gian chiếu sáng 8 giờ/ngày. 2.3. Xác định tốc độ sinh trưởng tương đối Khả năng sinh trưởng của callus cà chua được xác định bằng chỉ số tốc độ sinh trưởng tương đối (RGR) theo công thức của Lutt và cs. (1996): Trong đó: t = t2 - t1 (t1: thời điểm bắt đầu nuôi cấy, t2: thời điểm sau khi nuôi cấy), W1: trọng lượng tươi (g) của mô tại thời điểm t1, W2: trọng lượng tươi (g) của mô tại thời điểm t2. 2.4. Xác định áp suất thẩm thấu: Áp suất thẩm thấu (P) được xác định theo phương pháp của Schardakov (Grodzinski và Grodzinski 1981) và tính toán
- giá trị bằng phương trình Van-Hoff : P = iCRT 0,987 atm = 0,1 MPa. C: nồng độ mol của dung dịch. T: nhiệt độ tuyệt đối. R: hằng số khí (0,082). i: hệ số đẳng trương của dung dịch (i = 1 đối với dung dịch saccharose). 2.5. Phân tích hàm lượng prolin Hàm lượng prolin được xác định theo phương pháp của Bates và cs. (1973), đo hấp thụ quang của dịch chiết trên máy quang phổ ở = 520 nm. Hàm lượng prolin được xác định bằng đường chuẩn prolin và tính toán theo công thức sau: TLT: trọng lượng tươi, TLTM: trọng lượng tươi của mô 2.6. Phân tích hàm lượng glucose:
- Hàm lượng glucose được xác định theo phương pháp của Folin-Wu (Lecoq 1952) có cải tiến, đo hấp thụ quang của dịch chiết trên máy quang phổ ở = 590 nm và tính toán giá trị theo đường chuẩn glucose. 2.6. Xử lý thống kê Mỗi công thức thí nghiệm tiến hành với 3 lần lặp lại. Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng thống kê sinh học. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng điều chỉnh thẩm thấu của callus cà chua Kết quả trình bày ở hình 1 cho thấy, callus cà chua có khả năng điều chỉnh thẩm thấu tương đối tốt trên môi trường bổ sung mannitol. Áp suất thẩm thấu của các công thức có xử lý mannitol đều cao hơn so với đối chứng, đạt giá trị cao nhất là 0,289 MPa (ĐC: 0,177 MPa) ở môi trường có 12% mannitol sau 7 ngày xử lý và đạt giá trị nhỏ nhất là 0,192
- MPa (ĐC: 0,181 MPa) ở môi trường có 3% mannitol sau 28 ngày xử lý. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy, sau 28 ngày xử lý ở tất cả các nồng độ mannitol áp suất thẩm thấu của callus giảm xuống đồng loạt so với các thời gian xử lý trước. Như vậy nếu bổ sung mannitol vào môi trường với nồng độ tăng dần trong thời gian xử lý ngắn thì mô có khả năng điều chỉnh thẩm thấu tốt, nhưng khi kéo dài thời gian xử lý, thì sẽ ức chế khả năng điều chỉnh thẩm thấu của mô. 3.2. Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu đến tốc độ sinh trưởng tương đối của callus cà chua Khi áp suất thẩm thấu nội bào tăng từ 0,210-0,224 MPa, tốc độ sinh trưởng của callus tăng lên từ 0,065-0,067. Sau đó tốc độ sinh trưởng của callus giảm dần khi áp suất thẩm thấu tiếp tục tăng, chỉ đạt giá trị 0,0082 ở 0,278 MPa (Hình 2). Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Lộc và cs. (2000) ở callus lúa cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của mô cũng tăng cùng áp suất thẩm thấu nội bào và đạt cực đại ở
- giá trị 0,016/0,64 MPa, sau đó bắt đầu giảm dần tương quan nghịch với áp suất thẩm thấu. 3.3. Khả năng tích luỹ prolin của callus Tương tự như áp suất thẩm thấu, hàm lượng prolin trong các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với đối chứng (Hình 3). Trong cùng thời gian xử lý, hàm lượng prolin trong callus tăng dần ở môi trường có 3-9% mannitol và giảm ở 12% mannitol. Trường hợp ở cùng nồng độ mannitol, hàm lượng prolin trong callus cà chua tăng theo thời gian xử lý từ 7-14 ngày và giảm ở 21-28 ngày. Hàm lượng prolin đạt giá trị cao nhất là 12,992 mol/g TLT ở mannitol 9% sau 14 ngày xử lý (ĐC: 2,716 mol/g TLT). Theo Delauney và Verma (1973), sinh tổng hợp prolin được điều khiển bởi enzyme '-pyrrolin -carboxylate synthetase (P5CS). Enzyme này được điều hoà nhờ prolin thông qua ức chế ngược. Ở thực vật chịu stress nước, sự điều hoà ngược này đã biến mất và đây có thể là nguyên nhân làm tăng tích luỹ prolin dưới các điều kiện stress.
- 3.4. Khả năng tích luỹ glucose của callus Khác với trường hợp prolin , sự tích lũy glucose trong callus xử lý stress nước có sự sai khác không đáng kể, tuy vẫn cao hơn so với đối chứng ở tất cả các công thức thí nghiệm. Ở cùng một nồng độ mannitol, sự tích lũy glucose của callus cà chua tăng từ 7-21 ngày và giảm sau 28 ngày xử lý. Trường hợp ở cùng một thời gian xử lý, hàm lượng glucose trong callus tăng từ 3-9% và giảm ở 12% mannitol. Hàm lượng glucose đạt giá trị cao nhất là 10,154 mg/g TLT (ĐC: 7,304 mg/g TLT) ở môi trường có 9% mannitol sau 21 ngày xử lý (Hình 4). 3.5. Thảo luận Việc xử lý stress nước callus cà chua cho thấy sự thay đổi hàm lượng prolin và hàm lượng glucose trong dịch bào có liên quan với khả năng điều chỉnh thẩm thấu trong tế bào. Thực vật có thể duy trì một sức trương không đổi trong quá trình khô hạn bằng cách tích luỹ các chất hoà tan để tăng áp lực nội tại tế bào. Hàm lượng prolin trong callus cà chua
- tăng theo thời gian xử lý từ 7-14 ngày và giảm ở 21-28 ngày. Ở mannitol 9% sau 14 ngày xử lý, hàm lượng prolin đạt giá trị cao nhất là 12,992 mol/gTLT, gấp khoảng 4,8 lần so với đối chứng. So với hàm lượng prolin , hàm lượng glucose trong callus cà chua tăng ít hơn và đạt giá trị cao nhất là 10,154 mg/g TLT ở môi trường có 9% mannitol sau 21 ngày xử lý, chỉ gấp khoảng 1,4 lần đối chứng. Hàm lượng prolin và glucose trong callus giảm sau 28 ngày xử lý stress nước, tương ứng với việc giảm áp suất thẩm thấu nội bào. Theo Gzik (1996), nhiều loài thực vật phản ứng nhanh với các nhân tố gây stress bằng cách tăng nồng độ các chất hòa tan thích hợp để điều chỉnh thẩm thấu, bảo vệ protein và màng ở điều kiện thế năng nước thấp. Tích lũy prolin tự do dường như là phương thức phổ biến đối với stress ở thực vật bậc cao. Nguyễn Hoàng Lộc và cs. (1992) nhận thấy các tế bào của những dòng thuốc lá có khả năng chịu muối và chịu mất nước, hàm lượng đường khử tăng một cách rõ rệt hơn từ 2,11 - 4,9 lần. Nghiên cứu tế bào của callus lúa bị stress nước (Nguyễn Hoàng Lộc và cs. 2000) cho thấy có sự gia tăng đáng kể hàm lượng glucose so với đối chứng ở tất cả
- các công thức thí nghiệm; ở nồng độ mannitol từ 3-9% hàm lượng glucose tăng dần từ 7-28 ngày xử lý; ở mannitol 12% hàm lượng glucose tăng dần từ 7-21 ngày xử lý và giảm ở 28 ngày xử lý. Như vậy rõ ràng những phân tử đường có cấu trúc phân tử nhỏ và dễ tan trong dịch bào có vai trò quan trọng trong việc tham gia điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự tích luỹ nhiều chất tương ứng với áp suất thẩm thấu trong tế bào có thể ngăn chặn sự mất nước hay gia tăng khả năng giữ nước, với sự tích luỹ này giúp cho tế bào trương lên và tăng kích thước (Kogan và cs. 2000). Morgan (1984) cho rằng các hợp chất hoà tan liên quan đến sự điều chỉnh thẩm thấu là các loại đường đặc biệt, các amino acid, các ion vô cơ và hữu cơ, trong đó sự tích lũy prolin và đường sẽ khởi động tính chống chịu stress thẩm thấu (Watanabe và cs. 2000). Áp suất thẩm thấu của callus cà chua gia tăng theo nồng độ mannitol trong môi trường nuôi cấy từ 3-12%, tuy nhiên sự tích lũy prolin và glucose ở môi trường có 12% mannitol lại giảm xuống. Trường hợp áp suất thẩm thấu vẫn tiếp tục tăng ở 12% mannitol có thể là do tác động của sự tích lũy
- của các chất hòa tan khác trong tế bào hoặc tế bào có sự thay đổi về cấu trúc. Theo kết quả xác định kích thước tế bào callus cà chua (Trương Thị Bích Phượng và cs. 2000) cho thấy ở môi trường có 12% mannitol tế bào có kích thước nhỏ nhất sau 2 và 3 tuần nuôi cấy và sau 4 tuần nuôi cấy thì kích thước tế bào thay đổi không đồng đều, bên cạnh những tế bào có kích thước lớn là những tế bào có kích thước bé. Nghiên cứu của Gebre và cs. (1997) cho thấy sự tích lũy của glucose và fructose trong các dòng Populus delfoids tạo ra thế năng thẩm thấu của lá thấp hơn và đây là yếu tố giúp duy trì sức trương tế bào dưới điều kiện stress nước. Sucrose và các loại đường hòa tan khác có thể giúp cho thực vật tăng khả năng chống chịu sự mất nước thông qua vai trò là một nhân tố thẩm thấu (Nieves và cs. 2001). Điều này cho thấy có mối liên quan giữa điều chỉnh áp suất thẩm thấu với việc tích luỹ các chất hoà tan trong dịch bào và thay đổi kích thước tế bào. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thì một trong những phương thức thích nghi với sự thiếu nước của môi trường là khả năng làm tăng áp suất thẩm thấu nội bào liên quan tới việc tăng tích luỹ các chất hoà tan như các loại đường polyol, prolin ,
- glycinebetain , các ion vô cơ... (Serrano và cs. 1994), cùng với việc tăng tính đàn hồi của màng tế bào và giảm kích thước tế bào (Mussell và cs. 1979). 4. KẾT LUẬN - Áp suất thẩm thấu của callus cà chua tăng dần theo nồng độ mannitol (3-12%) và thời gian xử lý từ 7-21 ngày, sau đó giảm ở 28 ngày. Áp suất thẩm thấu của callus cà chua ở các môi trường có mannitol đều cao hơn so với đối chứng, đạt cực đại là 0,289 MPa (ĐC: 0,177 MPa) ở nồng độ mannitol 12% sau 7 ngày xử lý. - Hàm lượng prolin của callus tăng dần ở môi trường nuôi có 3-9% mannitol và giảm ở 12% mannitol. Hàm lượng prolin đạt giá trị cao nhất là 12,992 mol/g TLT ở nồng độ mannitol 9% sau 14 ngày xử lý (ĐC: 2,716 mol/gTLT). - Sự tích luỹ glucose trong callus cà chua bị stress cao hơn so với đối chứng ở các công thức thí nghiệm. Hàm lượng glucose trong callus tăng dần theo thời gian xử lý từ 7-21
- ngày, giảm ở 28 ngày xử lý và đạt giá trị cao nhất là 10,154 mg/g TLT ở mannitol 9% sau 21 ngày xử lý (ĐC: 7,304 mg/g TLT). TÀI LIỆU THAM KHẢO Bates LS, Waldren RP and Teare ID. 1973. Rapid determination of free proline for water stress studies. Plant and soil 39, 205-207 Delauney AJ and Verma DPS. 1993. Proline biosynthesis and osmoregulation in plants. The Plant Journal, 4(2): 215- 223. Gebre GM, Brandle JR, Kuhns MR. 1991. Influence of rewatering and time of sampling on solute accumulation of two Populus deltoides clones. Tree Physiol 17: 341-346. -aminoaGzik A. 1996. Accumulation of proline and pattern of acid in sugar beet plants in response to osmotic, water and salt stress. Enviromental and Experimental Botany, 39(1): 29-38. Grodzinski AM và Grodzinski DM. 1981. Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật. NXB Mr-Maxcơva, NXB Khoa học
- và Kỹ thuật Hà nội. Karakas B, Akin PO, Stushnoff C, Suefferhelo M and Rieger M. 1997. Salinity and drought tolerance of mannitol-accumulating transgenic tobacco. Plant Cell and Environment, 20: 609-616. Kaur S, Gupta AK, Kaur N. 2000. Effects of GA3, kinetin and indole acetic acid on carbohydrate metabolism in chickpea seedlings germinating under water stress. Plant Growth Regulation 30: 61-70. Kogan MJ, Kristoff G, Benavides MP and Tomaro ML. 2000. Effect of pre-treatment with ethanolamine on the response of Helianthus annuus L. to salt stress. Plant growth regulation, 36: 87-94. Lecoq R. 1952. Manuel-D'analyes me'dicales et de biologie clinique. G. Doin ( CIE -e'diteurs, Paris, 502-503. Nguyễn Hoàng Lộc, Trần Thanh Thu, Lê Thị Muội, Lê Trần Bình. 1992. Nghiên cứu đặc điểm hoá sinh của một số dòng thuốc lá có khả năng chịu muối và chịu mất nước khi nuôi cấy in vitro. Di truyền học và ứng dụng. Số 1, 35-39. Nguyễn Hoàng Lộc, Võ Châu Tuấn, Phan Công Bình và Lê Thị Thính. 2000. Ảnh hưởng của mannitol đến tích luỹ
- prolin và glucose liên quan với khả năng điều chỉnh thẩm thấu trong nuôi cấy callus lúa (Orya sativa L.). TC Sinh học, 22(3b) CĐ, 96-100. Lutt S, Kinet JM, Bourhamont J. 1996. Effects of various salts and of mannitol on ion and proline accumulation in relation to osmotic adjustment in rice (Oryza sativa L.) callus cultures. J Plant Physiol 149, 186 - 195. Morgan JM. 1984. Osmoregulation and water stress in higher plants. Ann Rev Plant Physiol 35: 299-319. Murashige T, Skoog F. 1962. A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Plant, 15, 473-497. Mussell H, Staples RC. 1979. Stress physiology in crop plants. John Wiley and Sons, Inc. Nieves N, Martinéz ME, Castillo R, Blanco MA, González- Olmedo JL. 2001. Effect of abscisic acid and jasmonic acid on partial desiccation of encapsuled somatic embryos of sugar-cane. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 65: 15-21. Trương Thị Bích Phượng, Phạm Thị Duy Phương. 2001. Ảnh hưởng của mannitol đến sự thay đổi kích thước tế bào callus cà chua (Lycopersicon esculentum Mill). Tạp chí
- Khoa học Đại học Huế, số 8, 85-91. Serrano R and Gaxiola R. 1994. Microbial models and salt stress tolerance in plants. Critical Review in Plant Sciences. 13(2): 121-138. Watanabe S, Kojima K, Ide Y, Sasaki S. 2000. Effects of saline and osmotic stress on proline and sugar accumulation in Populus euphratica in vitro. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 63: 199-206. SUMMARY Effects of mannitol on proline and glucose accumulation in relation to osmotic adjustment in tomato (Lycopersicon esculentum Mill) callus culture Truong Thi Bich Phuong, Ho Thi Kim Khanh College of Science, Hue University Nguyen Huu Dong Institute of Agriculture Genetics
- Tomato calli were obtained and treated on the medium containing 10-5 M ABA. After 7 days, treated calli were transferred into the medium containing different concentration of mannitol (3, 6, 9 and 12%) after 1, 2, 3 and 4 weeks of water stress treatment. Osmotic pressure, relative growth rate, proline and glucose accumulation were quantified in the same the experimental condition. The results showed that relative grow rate, proline and glucose concentrations relate to osmotic adjustment ability. The osmotic pressure of tomato callus increased during water-stress treatment periods from 7 to 21 days at all different concentrations of mannitol (3, 6, 9 and 12% mannitol) and then decrease at 28 days, but the value of osmotic pressure of water-stress treatment callus was greater than that of control callus. The maximum value of osmotic pressure of callus was 0,289 MPa at 12% mannitol after 7 days of treatment, while that of the control callus was 0,177 MPa. At the osmotic pressure of 0,210-0,224 MPa, the relative growth rate ranged from 0,065-0,067. After that relative growth rate was negatively correlated
- with its osmotic pressure. The proline and glucose concentrations increased at all the concentrations of mannitol. The glucose concentrations increased from 7 to 21 days of treatment and decreased at 28 days, too. At 9% mannitol, after 21 days of treatment, the glucose concentrations were maximum and reached 10,154 mg/g FW (the glucose concentration of the control callus was 7,304 mg/g FW). The proline concentrations of mannitol treated callus were greater than that of control callus. The proline concentrations were maximum at 9% mannitol after 14 days of water stress treatment and reached 12,992 mol/g FW (the proline concentration of the control callus was 2,716 mol/g FW), about 4.8 times times compared to the control. *FW is fresh weight Người thẩm định khoa học: TS. Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, Viện Di truyền Nông nghiệp (Đt: 7540764 (Cq))
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng của biến đôi khi hậu, môi truòng đến chăn nuôi và chiến lược chăn nuôi nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường
8 p | 749 | 240
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire & F1(Landrace x Yorkshire) nuôi trong các trang trại tại tỉnh Quảng Bình"
15 p | 230 | 53
-
Báo cáo khoa học: Đặc điểm của âm tiết tiếng Anh và tiếng Việt- Ảnh hưởng của chúng đối với nói tiếng Anh của người Việt
3 p | 455 | 47
-
Báo cáo khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ LÓC BÔNG (CHANNA MICROPELTES) GIAI ĐOẠN BỘT LẾN GIỐNG ƯƠNG TRONG BỂ XI-MĂNG"
9 p | 185 | 43
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng của aflatoxin lên tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá tra (pangasius hypophthalmus)
39 p | 232 | 41
-
Báo cáo khoa học: "Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí lên lợn F1 (Y x MC) và Yorkshire nuôi thịt"
10 p | 186 | 37
-
Báo cáo khoa học: "ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ THAY NƯỚC LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 100 | 21
-
Báo cáo: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm và phơi hạt sau lên men đến chất lượng hạt ca cao
3 p | 164 | 19
-
Báo cáo khoa học: "Ảnh hưởng của tán sắc bậc ba lên soliton lan truyền trong sợi quang."
6 p | 123 | 17
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng của ma trận hiệp phương sau cạnh đo đến kết quả bình phương sai lưới GPS
7 p | 147 | 10
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng dòng chảy mặt trên đất dốc đến thay đổi lý hoá tính của đất lúa nước dưới chân đồi tại tân minh đà bắc - hoà bình
7 p | 105 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ảnh hưởng của mùa vụ và mức năng lượng trong khẩu phần lên lợn F1 (Y x MC) và lợn Yorkshire nuôi thịt"
8 p | 85 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ảnh hưởng của điều biến các đặc trưng của xung tín hiệu RZ trong hoạt động của laser DFB hai ngăn"
7 p | 99 | 5
-
Báo cáo khoa học: Chuỗi xung 3D MRCP nguyên lý và kỹ thuật tối ưu hình ảnh
19 p | 7 | 4
-
Báo cáo khoa học: Cộng hưởng từ động mạch thận không thuốc
31 p | 10 | 4
-
Báo cáo khoa học: Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ sọ não trong chẩn đoán nhồi máu não trên máy cộng hưởng từ 1.5 TESLA.
30 p | 27 | 4
-
Báo cáo khoa học: Một số nhiễu ảnh thường gặp trong chụp cộng hưởng từ và cách khắc phục
15 p | 17 | 4
-
Báo cáo khoa học: Các yếu tố ảnh hưởng đến tương phản hình ảnh trên cắt lớp vi tính tiêm thuốc
22 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn