Báo cáo khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn
lượt xem 439
download
Thơ trữ tình là một bộ phận chiếm số lượng lớn trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung và chương trình Ngữ văn 8 nói riêng. Để dạy-học tốt các tác phẩm thơ trữ tình, tạo được sự rung cảm, bồi đắp được tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Với xu thế thời đại, ngày càng nhiều học sinh chán học môn ngữ văn - một môn học quan trọng và chiếm số tiết khá nhiều trong phân phối chương trình so với các môn học khác....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn
- Báo cáo khoa học Đề Tài: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thơ trữ tình là một bộ phận chiếm số lượng lớn trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung và chương trình Ngữ văn 8 nói riêng. Để dạy-học tốt các tác phẩm thơ trữ tình, tạo được sự rung cảm, bồi đắp được tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Với xu thế thời đại, ngày càng nhiều học sinh chán học môn ngữ văn - một môn học quan trọng và chiếm số tiết khá nhiều trong phân phối chương trình so với các môn học khác. Để lôi cuốn sự hứng thú học tập môn Ngữ văn cho các em lứa tuổi THCS, Bộ GD&ĐT đã có nhiều sự đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp dạy - học nhằm giúp các em tiếp thu tốt các tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ trữ tình. Là sinh viên ngành sư phạm Văn - Sử, tôi muốn chung một cánh tay vào công việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học văn hiện nay nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Để thực hiện điều đó, tôi nghiên cứu một số bài thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 8, bằng việc sử dụng các kiểu câu hỏi để thiết kế bài giảng theo phương pháp tích hợp - tích cực, nhằm định hướng cho giáo viên và học sinh trong việc tiếp cận thơ trữ tình theo phương pháp mới. Qua hệ thống các kiểu câu hỏi: câu hỏi liên tưởng - tưởng tượng; Câu hỏi phát hiện - gợi tìm; Câu hỏi phân tích tổng hợp; Câu hỏi so sánh; Câu hỏi khái quát; Câu hỏi nêu vấn đề, tôi mong muốn tạo ra được những câu hỏi thú vị, kích thích sự hứng thú tìm tòi, khám phá cho học sinh, giúp các em vừa cảm, vừa hiểu tốt tác phẩm văn chương, phát huy được chủ thể chủ quan của các em. Lựa chọn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu các vấn đề nhằm giúp mình tự nắm vững và củng cố phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS (nhất là các tác phẩm thơ trữ tình) theo hướng tích hợp, tích cực với việc vận dụng hệ thống các kiểu câu hỏi để phục vụ cho các đợt thực tập sắp tới và quá trình giảng dạy trong tương lai của bản thân và đồng nghiệp. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Vấn đề nghiên của thơ ca, nhất là thơ trữ tình hiện đại từ trước đến nay, đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh như: =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 1
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= 1. Lê Huy Bắc, Hỏi - đáp kiến thức Ngữ văn 6; 7; 8; 9, NXB giáo dục, 2005 2. Hoàng Hữu Bội, Thiết kế bài học Ngữ văn 6; 7; 8; 9, NXB giáo dục, 2006 3. Trương Dĩnh: Thiết kế dạy học Ngữ văn 6; 7; 8; 9 theo hướng tích hợp, NXB giáo dục, 2004 4. Nguyễn văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6; 7; 8;9, NXB hà Nội, 2004 5. Trần Đình Chung, Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu ngữ văn 6; 7; 8; 9, NXB giáo dục, 2005 Tuy nhiên, những công trình đi sâu, cụ thể vào vấn đề giảng dạy và học tập thơ trữ tình Việt Nam hiện đại theo quan điểm tích hợp, tích cực vẫn chưa có nhiều. Đề tài này nhằm phối hợp, vận dụng ý kiến các nhà chuyên môn nhằm đưa ra phương pháp tối ưu nhất cho việc dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THCS (chương trình Ngữ văn 8) theo hướng tích hợp, tích cực qua việc vận dụng hệ thống các kiểu câu hỏi. III. PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi chỉ tập trung vào một số văn bản sau đây: 1, Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh - Ngữ văn 8, tập I) 2, Muốn làm thằng cuội (Tản Đà - Ngữ văn 8, tập I) 3, Nhớ rừng (Thế Lữ - Ngữ văn 8, tập II) 4, Ông đồ (Vũ Đình Liên - Ngữ văn 8, tập II) 5, Khi con tu hú (Tố Hữu - Ngữ văn 8, tập II) 6, Ngắm trăng (Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8, tập II) 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thơ trữ tình và thơ trữ tình Việt Nam hiện đại. - Thiết kế sơ bộ bài giảng theo hướng tích hợp, tích cực bằng vận dụng các kiểu câu hỏi: liên tưởng - tưởng tượng; so sánh; phát hiện - gợi tìm; phân tích tổng hợp; khái quát; nêu vấn đề ở một số văn bản Ngữ văn 8. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà đề tài này hướng tới là đi sâu vào tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 8 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 2
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số biện pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp so sánh, đối chiếu 2. Phương pháp thống kê – phân loại 3. Phương pháp phân tích - tổng hợp 4. Phương pháp thiết kế - soạn giảng 5. Phương pháp graph (sơ đồ hoá) V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG I: Đặc điểm thơ trữ tình và một số văn bản trong chương trình Ngữ văn 8 CHƯƠNG II: Vận dụng các kiểu câu hỏi trong khi dạy học thơ trữ tình PHẦN BA: KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Mục lục =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 3
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THƠ TRỮ TÌNH VÀ THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THCS I. KHÁI NIỆM THƠ TRỮ TÌNH VÀ CÁI "TÔI" TRỮ TÌNH - Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đời sống; hiện thực tâm trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể. - Thuật ngữ thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Tính chất đặc trưng cơ bản nhất của trữ tình là tính chất cá thể hoá của cảm nghĩ và chủ quan hoá của sự thể hiện tình cảm. Thuật ngữ Thơ trữ tình được dùng để phân biệt với thơ tự sự thuộc loại tự sự (từ điển thuật ngữ văn học) - Cái tôi trữ tình bao gồm chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình, là đối tượng trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ, cảm xúc trong bài thơ - Nhân vật trữ tình không có diện mạo, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ. Là sự bộc lộ gián tiếp cái tôi trữ tình. Nhà thơ hoá thân vào đối tượng để bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình. II. ĐẶC ĐIỂM 1. Thơ trữ tình bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống Cội nguồn của văn bản bắt đầu từ hiện thực cuộc sống con người, thiên nhiên, xã hội, văn hoá, lịch sử… Văn học bắt nguồn từ đời sống con người. Để sáng tác nên một bài thơ, người thi sĩ phải có những cảm hứng, định hướng đề tài xuất phát từ hiện thực cuộc sống. Đó chính là tình cảm, những suy nghĩ của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống đã được ý thức để bật lên thành vần thơ hài hoà, giàu nhịp điệu. Phải là người sống giữa làng quê thân thuộc thì Xuân Quỳnh mới có thể có Tiếng gà trưa với những dòng thơ chân thật, phải qua cuộc chiến đấu anh hùng và đầy gian lao vất vả thì Chính Hữu mới có tình Đồng chí chân chất tình cảm… Có thể nói thơ là cái nhụy của cuộc sống, phản ánh cuộc sống một cách thi vị và đầy màu sắc. 2. Thơ trữ tình là sự kết hợp giữa tình cảm và lí trí, giữa tình và ý. =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 4
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= - Theo Trần Đình Sử: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức (lý luận văn học, tập II - Tác phẩm và thể loại văn học). Nó bộc lộ trực tiếp cái chủ quan cá nhân của người nghệ sĩ. Nó không miêu tả sự vật bên ngoài, không kể các sự vật xảy ra bên trong mà chỉ biểu hiện cái xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu chủ thể bên trong. Cái tôi trữ tình được bộc lộ thông qua nhân vật trữ tình hoặc chủ thể trữ tình. Tình cảm chi phối mạnh mẽ nhưng phải có sự kết hợp hoà với lý trí. Thơ là dòng chảy giữa đôi bờ lí trí và tình cảm, lý trí soi đường cho tình cảm thăng hoa - Thơ trữ tình có sự kết hợp hài hoà giữa ý và tình tình đọng lại thành ý, ý mang tất cả sinh động của tình, ý và tình đan xen nhau tạo nên mạch cảm xúc tuôn dạt. 3. Thơ gắn với trí tưởng tượng và liên tưởng Thơ là nghệ thuật bậc nhất của trí tưởng tượng (Sóng Hồng). Trí tưởng tượng chắp cánh cho nhà thơ thả hồn mình xây dựng những hình tượng thơ mới mẻ, những điểm sáng nghệ thuật hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, sống mãi trong tâm hồn độc giả. Nếu không có năng lực tưởng tượng, nhà thơ không thể thăng hoa những cảm xúc thẩm mĩ của bản thân. Trí liên tưởng - tưởng tượng thấm đượm tình cảm chủ quan của người nghệ sĩ. Ví dụ: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, bức tranh thiên nhiên mùa xuân của đất nước đang sinh sôi, nảy nở, đâm chồi nảy lộc khiến cho nhà thơ dấy lên khát vọng đẹp đẽ, lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện nguyện vọng chân thành được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung của dân tộc. Mặc dù đây chỉ là bức tranh tưởng tượng, bởi nhà thơ lúc này đang sống những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh. Những bài thơ khác như Khi con tu hú của Tố Hữu, Viếng lăng Bác của Viễn Phương, Bếp lửa của Bằng Việt đều được xây dựng từ những hình ảnh liên tưởng - tưởng tượng. - Nhờ trí liên tưởng tưởng tượngmà nhà thơ có thể nhập thân vào nhân vật một cách sống động để bộc lộ những cảm xúc, những tình cảm chân thành của bản thân. - Ví dụ: Nhớ rừng của Thế Lữ, nhà thơ đã nhập thân vào con hổ trong vườn Bách thú để tưởng tượng về một thời oai phong nơi rừng xanh thuở còn tự do vẫy vùng, khi nó là chúa Sơn Lâm. Từ đó, nhà thơ nêu lên nỗi buồn mất tự do của người dân Việt Nam trong thời kỳ thực dân nửa phong kiến. - Trí liên tưởng, tưởng tượng giúp nhà thơ xây dựng được những hình ảnh độc đáo, sâu sắc. =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 5
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Nếu không có trí tưởng tượng phong phú sẽ không có bức tranh mùa hè sôi động Khi con tu hú của Tố Hữu. Không có hình ảnh thi vị Trăng vào cửa sổ đòi thơ trong Tin thắng trận (Báo tiệp) của Hồ Chí Minh, sẽ chẳng bao giờ có một chú Cuội ngông trong Muốn làm thằng cuội của Tản Đà,… Nhờ trí tưởng tượng đã chuyển tải vào thơ những hình ảnh độc đáo, trường tồn với thời gian. 4. Đặc điểm về ngôn ngữ thơ trữ tình hiện đại 4.1. Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng Để có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa chọn ra những ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ thơ mà đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm. 4.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhịp điệu Trong thơ, sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo ra nhịp điệu thơ. Cuối mỗi dòng thơ đều có chỗ ngắt nhịp.Tuỳ theo số chữ trong mỗi dòng mà nhịp thơ thể hiện khác nhau.Và theo từng cung bậc tình cảm thì nhà thơ sử dụng thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc dài hơn, hoặc ngắn hơn chen nhau… Ví dụ: để tạo được vẻ dẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của chú bé liên lạc vui tính và dũng cảm, tác giả đã sử dụng thể thơ bốn chữ. …Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Tố Hữu, Lượm) Ngoài ra, trong các thể thơ Việt nam như lục bát, song thất lục bát tứ tuyệt, hát nói…là những cấu tạo nhịp điệu đặc biệt, có lưng, vần, chân, lối ngắt nhịp riêng độc đáo. 4.3. Ngôn ngữ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa Khác với văn xuôi, ngôn ngữ thơ không có tính liên tục, không có tính phân tích. Ngôn ngữ thơ là là mạch cảm xúc, nó tạo nên những khoảng lặng để người đọc liên tưởng,tưởng tượng. Để thưỏng thức được vẻ đẹp và ý nghĩa trong ngôn từ, người đọc phải có vốn kiến thức nhất định để hiểu được dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. 4.4. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính hoạ - Bằng những âm thanh luyến láy,bằng những từ ngữ trùng điệp,sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt nhịp,nhà thơ đã xây dựng nên những câu thơ,những hình tưọng thơ có sức truyền cảm lớn, tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ. =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 6
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= - Thơ được xây dựng bằng những hình tượng nghệ thuật có sức gợi cảm lớn. Thi trung hữu hoạ, trong thơ thể hiện những bức tranh hoàn mỹ mà người đọc có thể hình dung khi cảm nhận những vần thơ khắc hoạ. Đó là tính hoạ trong thơ. Ví dụ: Trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu, người đọc có thể hình dung ra một bức tranh đồng quê đầu hè sống động, nhiều màu sắc, âm thanh vui nhộn, giàu gợi hình và gợi cảm: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần Vườn râm dây tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đầo… (Tố Hữu – Khi con tu hú) III. CÁC YẾU TỐ THI PHÁP 1. Đề tài Đề tài là khái niệm chỉ các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trong tác phẩm. Đề tài trong thơ trữ tình Việt Nam hiện đại rất phong phú và đa dạng. Nó thể hiện những yếu tố cuộc sống được cái tôi trữ tình cảm xúc, sàng lọc tinh tế. Mỗi nhà thơ đều lựa chọn cho mình những mảng đề tài mà mình tâm huyết. Ví dụ: Tố Hữu là đề tài về cách mạng (Khi con tu hú); Thế Lữ là đề tài người trí thức trước thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến (Nhớ rừng) 2. Thể loại Là dạng thức tồn tại ổn định của tác phẩm quy định bởi cấu tứ. Thể loại thơ trữ tình Việt Nam phong phú và đa dạng: thơ tự do, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát,… - Thơ Đường luật (có bốn loại): Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, Đường luật thất ngôn bát cú, Đường luật ngũ ngôn, Cổ phong. Nhưng trong thơ trữ tình Việt Nam hiện đại chủ yếu chỉ có Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, Đường luật thất ngôn bát cú, còn hai loại không có. + Đường luật thất ngôn tứ tuyệt như: Ngắm trăng, Đi đường, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh,… + Đường luật thất ngôn bát cú như: Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu, Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà,… - Thể lục bát như: Khi con tu hú của Tố Hữu, - Thể song thất lục bát như: Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 7
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= - Thể thơ tự do như: Nhớ rừng của Thế Lữ, Ông đồ của Vũ Đình Liên,… 3. Kết cấu Là cách thức tổ chức tác phẩm nhằm bộc lộ tốt nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Mỗi nhà thơ thường có cách tổ chức kết cấu riêng. Kết cấu có 4 loại: Kết cấu hình tượng, kết cấu văn bản, kết cấu ngôn ngữ, kết cấu chỉnh thể. Ở đây chỉ khảo sát kết cấu hình tượng (cấu tứ) và kết cấu văn bản (bố cục). - Kết cấu hình tượng (cấu tứ): Tứ thơ là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình. Cấu tứ là tạo được hình tượng có khả năng khêu gợi cảm xúc thơ, cảm xúc nhân văn của tâm hồn con người. Đó là sự kết hợp giữa hình ảnh và ý thơ, sao cho sự sống động của hình ảnh càng triển khai ra, càng khơi sâu thêm ý nghĩa của bài thơ. - Kết cấu văn bản (bố cục): Tứ thơ quy định kết cấu hình thức văn bản (nhất là dung lượng) nhiều thể loại, thể tài. 4. Nhịp điệu Nhịp điệu chi phối âm hưởng và nhạc của bài thơ, phù hợp với diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình Nhịp điệu được tạo ra bởi nhiều yếu tố trùng điệp như: âm thanh, vần điệu, ý thơ, dòng thơ và dựa trên cơ sở quan trọng là bước thơ. -Thơ lục bát truyền thống thường có nhịp: Dòng lục: 2/2/2 Dòng bát: 2/2/2/2 Tuy nhiên cũng có khi nhà thơ sáng tạo theo cách ngắt nhịp nhất định để phù hợp với cảm xúc nhà thơ. Dòng lục: 3/3 Ví dụ: Ngột làm sao/ chết uất thôi (Tố Hữu – Khi con tu hú) - Thơ ngũ ngôn nhịp thường là sự luân phiên 2/3 hoặc 3/2 Ví dụ: Mỗi năm/ hoa đào nở Lại thấy/ ông đồ già Bày mực tàu/ giấy đỏ Trên phố đông/ người qua (Vũ Đình Liên – Ông đồ) - Thơ thất ngôn thường có nhịp 4/3, 3/4 hoặc 2/5 - Thơ trữ tình hiện đại không tuân theo quy tắc nào, đó là sự tuôn trào của cảm xúc, tình cảm, mỗi sự ngắt nhịp thể hiện một trạng thái cảm xúc nhất định. 5. Giọng điệu Thơ trữ tình Việt Nam hiện đại không mang tính trang trọng, cổ kính mà mang tính quần chúng sâu rộng. Giọng thơ mộc mạc, giàu cảm xúc, dạt dào tình cảm. =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 8
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= 6. Điểm nhìn nghệ thuật Là vị trí mà tác giả đặt mình vào để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Là cách thức tiếp cận hiện thực, nó quy định cách thức xây dựng, miêu tả đối tượng. Mọi lời thơ đều được bộc lộ thông qua cái nhìn ấy. Điểm nhìn nghệ thuật của tác giả trong thơ không bị hạn chế. Ví dụ: Điểm nhìn nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu trong Khi con tu hú là khung cảnh nhà tù ngột ngạt, bức bối từ đó nói lên khát vọng tự do, hoà nhập với cuộc sống thiên nhiên. 7. Thời gian và không gian nghệ thuật Đây là yếu tố gắn liền với điểm nhìn nghệ thuật. Là sản phẩm sáng tạo của nhà thơ nhằm thể hiện vị trí mà người nghệ sĩ đặt mình vào để bộc lộ tình cảm. Ví dụ: Ông đồ của Vũ Đình Liên không gian nghệ thuật là đường phố, thời gian nghệ thuật là ngày giáp tết, mỗi độ xuân về,… Tất cả là cái cớ để nhà thơ bộc lộ niềm cảm xúc chân thành với tình cảnh ông đồ. 8. Bút pháp Là cách thức hành văn, bố cục và sử dụng các phương pháp biểu hiện, tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Bút pháp đa dạng, phong phú: bút pháp trữ tình, bút pháp trào lộng, bút pháp tả cảnh ngụ tình, bút pháp hiện thực, bút pháp lãng mạn,… Ví dụ: Bút pháp trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà là hiện thực kết hợp với lãng mạn,… 9. Ngôn ngữ Là toàn bộ thế giới nghệ thuật ngôn từ, đặc biệt là cách dùng từ tạo câu. Đáng chú ý là các điểm sáng nghệ thuật trong thơ, tức là các từ được gọi là nhãn từ (chữ mắt), thể hiện tập trung cho cái nhìn của câu thơ, bài thơ. Ví dụ: Trong đoạn thơ nói về hồi ức con hổ trong vườn Bách thú khi nghĩ về quá khứ hào hùng là chúa Sơn Lâm, tác giả Thế Lữ đã sử dụng nhiều từ ngữ độc đáo, thể hiện được điểm nhấn như: đêm vàng, uống ánh trăng tan, bình minh cây xanh nắng gội, giấc ngủ ta tưng bừng, lênh láng máu sau rừng,…các từ ngữ ấy đặt trong đoạn thơ, tái hiện đắt nhất điều nhà thơ thể hiện. IV. CÁC YẾU TỐ THI LUẬT 1. Luật bằng trắc Là sự hoà phối âm thanh, chủ yếu là luật bằng - trắc luân phiên giữa thanh bằng, thanh trắc theo những quy định bắt buộc. 1.1. Thơ Đường luật =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 9
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= - Thất ngôn bát cú và tứ tuyệt: Nhất, tam, ngũ: bất luận (tiếng một, ba, năm không theo luật) Nhị, tứ, lục: phân minh (tiếng hai, bốn, sáu phải theo luật thơ Đường). - Ngũ ngôn: Nhất, tam: bất luận Nhị, tứ: phân minh • Khởi trắc: tiếng thứ hai câu một là thanh trắc (kí hiệu T), Tiếng thứ hai câu một là thanh bằng (kí hiệu B) Tiếng 2 4 6 7 (Tiếng Dòng hiệp vần) Câu 1 T(B) B(T) T(B) B(V) Câu 2 B(T) T(B) B(T) B(V) Câu 3 B(T) T(B) B(T) T Câu 4 T(B) B(T) T(B) B(V) Câu 5 T(B) B(T) T(B) T Câu 6 B(T) T(B) B(T) B(V) Câu 7 B(T) T(B) B(T) T Câu 8 T(B) B(T) T(B) B(V) Ví dụ: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! B T B B Trần thế nay em chán nửa rồi, T B T B Cung quế đã ai ngồi đó chửa? T B T B Cành đa xin chị nhắc lên chơi B T B B Có bầu có bạn can chi tủi, B T B T Cùng gió, cùng mây thế mới vui. =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 10
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= T B T B Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám T B T T Tựa nhau trông xuống thế gian cười. B T B B (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội) Bài tứ tuyệt là cắt bốn câu trước của bài thơ bát cú Ví dụ: Trong tù không rượu cũng không hoa B T B B Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ T B T B Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ T B T T Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ B T B B (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng) • Niêm luật là sự đồng nhất về luật bằng - trắc của các liên (cặp câu) Ở thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú, niêm luật rất chặt chẽ, thường có sự đồng nhất về luật bằng trắc giữa các cặp câu: một – tám; hai – ba; bốn – năm; sáu - bảy. 1.2. Thể lục bát Luật bằng trắc như sau: Tiếng 4 6 8 Dòng 2 Dòng 6 T B B Dòng 8 T B 1, 2 B 2,1 B - Dòng 8: Tiếng 6, 8 có sự đối lậpvề âm vực: Nếu tiếng 6 là thanh ngang (B 1 ) thì tiếng 8 là thanh huyền (B 2 ) và ngược lại Ví dụ: Vườn râm dậy tiếng ve ngân B T B Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào B T B1 B2 (Tố Hữu – Khi con tu hú) 1.3. Thể song thất lục bát =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 11
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Luật bằng trắc chủ yếu ở hai dòng bảy còn hai dòng sáu – tám ở sau thì giống thể lục bát Tiếng 3 5 7 Dòng Dòng bảy(một) T B T Dòng bảy(hai) B T(hiệp vần) B(hiệp vần) Ví dụ: Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước T T T Chút thân tàn lần bước dặm khơi B T T (Trần Tuấn Khải, Hai chữ nước nhà) 2. Luật vần: Có tác dụng gắn kết các dòng thơ tạo nên âm hưởng thơ. Những tiếng hiệp vần ở cuối dòng thơ có nét tương đồng về âm thanh, ở phần vần tiếng vần thường là thanh bằng (thơ truyền thống). Mỗi thể thơ có cách hiệp vần khác nhau: 2.1. Thơ Đường luật Tiếng hiệp vần là thanh bằng, tiếng không hiệp vần là thanh trắc, thường là độc vận (một vần), tiếng hiệp vần không lặp lại. - Đường luật thất ngôn bát cú: hiệp vần ở các tiếng cuối câu, một, hai, bốn, sáu, tám - Đường luật thất ngôn tứ tuyệt: hiệp vần ở các tiếng cuối câu một, hai, bốn 2.2. Thơ lục bát Tiếng sáu dòng sáu hiệp với tiếng sáu dòng tám, tiếng tám dòng tám hiệp với tiếng sáu dòng sáu tiếp theo 1.4. Thơ song thất lục bát Tiếng bảy dòng bảy thứ nhất hiệp vần với tiếng năm dòng bảy thứ hai. Tiếng hiệp vần thường là thanh trắc. Tiếng cuối của dòng bảy thứ hai hiệp với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. Tiếng cuối của dòng sáu hiệp vần với tiếng sáu của dòng tám. Vần ở mỗi khổ khác nhau hoặc giống nhau không bắt buộc Ví dụ Con nên nhớ tổ tông khi trước Đã từng phen vì nước gian lao Bắc nam bờ cõi phân mao Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây (Trần Tuấn Khải, Hai chữ nước nhà) 1.5. Thơ tự do =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 12
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Có hai loại: - Thơ tự do không chia khổ thì vần tự do - Thơ tự do chia khổ, mỗi khổ bốn dòng, luật vần theo các mô hình: + Mô hình ABAB:(A - trắc, B - bằng hoặc ngược lại) Ví dụ: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Tố Hữu, Lượm) + Mô hình ABBA: (A- bằng, B - trắc hoặc ngược lại) Ví dụ: Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ) + Mô hình AABB (hoặc ngược lại) Ví dụ: Mai về miền Nam tuôn trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh vườn Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) + Mô hình AABA Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra trận dặm khơi dò bụng biển Dàn ra thế trận lưới vây giăng. (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) CHƯƠNG II: VẬN DỤNG CÁC KIỂU CÂU HỎI KHI DẠY - HỌC THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với cảm xúc với bao thế hệ thi nhân. Đó là mảng văn học phong phú về thể loại, đa dạng về đề tài và luôn mới mẻ về nội dung, nghệ thuật. Vì vậy, để tiếp nhận và cảm nhận thụ tốt những tác phẩm thơ trữ tình là một vấn đề khó. Khi cái tôi trong thơ được giải phóng, trên thì đàn Việt Nam xuất hiện những tài năng thơ đa phong cách, ảnh hưởng của những thi pháp thơ mới mẻ thì những sáng tác của họ cũng đầy màu sắc. Họ đã vận dụng trí tưởng tượng bay bổng cùng với những ngôn ngữ thơ chọn lọc tinh tế, tạo nên những tác phẩm độc đáo về nội dung về nghệ thuật =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 13
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Ví dụ: Nhớ rừng của Thế Lữ, Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, … là những bài thơ mà tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để khắc hoạ những hình ảnh thơ sống động …. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đúng uống ánh trăng tan? ………. Đâu những bình minh cày xay nắng gội? ………… Đâu những chiều láng máu sau rừng?… (Thế Lữ, Nhớ rừng) Hay: Cung quế đã ai ngồi đó chửa Cành đa xin chị nhấc lên chơi… (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội) Để tạo ra những vần thơ như vậy, tác giả đã sử dụng nhiều phương thức như liên tưởng, so sánh, phân tích tổng hợp,… Vì vậy, khi tiếp nhận những tác phẩm này, người đọc cũng phải có những phương thức tiếp nhận riêng để cảm thụ được tốt nhất những cảm xúc nhà thơ gửi gắm. Đặc biệt đối với đối tượng tiếp nhận là học sinh THCS thì phải có những định hướng đúng từ giáo viên. Vì vậy, cần phải đặt ra những kiểu câu hỏi thích hợp như: liên tưởng tưởng tượng, câu hỏi so sánh, câu hỏi khái quát,… để học sinh tiếp nhận. Mỗi nhà thơ luôn có những điểm nhìn nghệ thuật riêng, những dụng ý nghệ thuật riêng, tạo ra những bức tranh riêng. Chúng ta phải nắm được phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ để so sánh đối chiếu phong cách nhà thơ này với nhà thơ khác. Để học sinh nắm vững trước hết, giáo viên phải biết đưa ra những câu hỏi so sánh, tổng hợp cho học sinh. Để học sinh tiếp nhận đúng hướng cũng như bài giảng của giáo viên đạt được mục đích, yêu cầu thì hệ thống câu hỏi đưa ra là một yếu tố quyết định. Câu hỏi trước tiên phải chính xác, có tính gợi mở, kích thích được năng lực cảm thụ chủ quan của người tiếp nhận. Với mỗi bài thơ, mỗi tác phẩm trữ tình thì có những kiểu câu hỏi riêng, phù hợp với những gì mà nhà thơ thể hiện. Có thể nói, việc vận dụng các kiểu câu hỏi vào việc tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình của học sinh THCS là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu. Để vận dụng tốt các câu hỏi đó, chúng ta phải nắm rõ lí luận về các kiểu câu hỏi cũng như ý nghĩa của nó,… A. CÁC KIỂU CÂU HỎI TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC KIỂU CÂU HỎI KHI DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 14
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Để việc vận dụng các kiểu câu hỏi đạt hiệu quả, mục đích yêu cầu trước hết phải lựa chọn các câu hỏi phù hợp với nội dung cùng những khả năng tiếp nhận. - Câu hỏi phải phù hợp, chính xác, có tính khơi gợi cho học sinh khám phá. Ví dụ: Khi giảng về Bức tranh đồng quê đầu hè, trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, giáo viên phải hỏi những câu hỏi gợi tìm, phát hiện, so sánh,… để học sinh phát hiện, đưa ra những hình ảnh mà nhà thơ đã xây dựng trong đoạn thơ,… - Câu hỏi phải phát huy được năng lực liên tưởng, khả năng vận dụng tri thức cũ của học sinh. Ví dụ: Em liên tưởng được gì qua hình ảnh ông đồ xưa? (nét mặt, nụ cười, tâm trạng,…). - Câu hỏi phải giúp học sinh biết phân tích, so sánh những kiến thức trên cơ sở những điều đã có để tiếp nhận, cảm thụ những cái mới. - Câu hỏi phải đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, tức là tạo ra những tình huống để học sinh phát hiện, khám phá, kích thích năng lực cảm và nghĩ của người học đồng thời mở ra nhiều hướng tiếp nhận cho các em. - Câu hỏi không những đúng, tạo cơ hội tự bộc lộ cảm thụ văn bản ở người học mà còn có khả năng dự đoán, định hướng nội dung trả lời của họ mà không mang tính áp đặt và phát huy tính sáng tạo của các em. Câu hỏi đặt ra phải đảm bảo sự tinh tế, mềm mại, vừa gây được hiệu quả sư phạm cho người tiếp nhận. II. CƠ SỞ TẠO LẬP CÁC KIỂU CÂU HỎI Để việc Đọc - hiểu văn bản được sâu sắc thì hệ thống câu hỏi định hướng của thầy là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, hệ thống câu hỏi phải thật khả thi, điều đó yêu cầu người giáo viên phải có những cơ sở khoa học và nguyên tắc nhất định khi thiết kế hệ thống câu hỏi. 1. Lấy lý luận dạy học hiện đại làm hướng thiết kế các kiểu câu hỏi Lý luận dạy học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, là đối tượng chính chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Theo quan điểm tích cực giáo viên chính là người thiết kế (sáng tạo câu hỏi) học sinh chính là người thi công (sáng tạo cách trả lời). Như vậy sẽ phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh để học sinh tự rung cảm, và nhận thức đúng mà không khiên cưỡng, dưới sự áp đặt của giáo viên. 2. Dựa trên thành tựu của tâm lý học hiện đại =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 15
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Theo quan điểm của tâm lý học hiện đại: bản chất của hoạt động dạy - học diễn ra nhịp nhàng ở cả hai phía dạy và học nhằm cái biến đối tượng thì hệ thống câu hỏi sẽ là giải pháp tích cực cho hoạt động tương tác này. Theo đó, trong dạy học Ngữ Văn hệ thống câu hỏi sẽ là biện pháp dạy - học có khả năng thoả mãn cả hai hoạt động dạy và học. Hơn nữa, học sinh THCS là lứa tuổi có bước phát triển mới trong đời sống tâm lý. Nhu cầu được chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, năng lực tư duy… trội lên năng lực xúc cảm trực tiếp mau lẹ. Do đó, hệ thống các kiểu câu hỏi sẽ đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu, khám phá của các em, giúp các em vượt qua vỏ vật chất ngôn từ để tiến sâu vào các tầng nghĩa bên trong và hiểu đúng tác phẩm. 3. Căn cứ vào đặc trưng thể loại và đặc thù của tác phẩm văn chương về lý thuyết tiếp nhận và phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh THCS. Tác phẩm văn chương luôn tồn tại ở một phương thức loại hình nào đó (tự sự, trữ tình hoặc kịch) và trong một hình thức thể tài nhất định (truyện, thơ…). Mà mỗi phương thức và cách thức tồn tại của tác phẩm đều quy định cách tiếp nhận riêng. Vì vậy, trong dạy học phải tuỳ loại thể tác phẩm để có phương pháp giảng dạy thích hợp. Đây là nguyên tắc quan trọng trong tiếp nhận tác phẩm văn chương. Nếu tác phẩm tồn tại ở hình thức thơ trữ tình thì hệ thống câu hỏi phải bám vào mạch cảm xúc của bài thơ, tức là đưa vào các dấu hiệu đặc trưng của thể thơ, hình ảnh thơ và những âm vang trong thơ để cảm nhận nỗi niềm sâu kín của lòng người Ví dụ: Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, mạch cảm xúc chủ đạo là nỗi niềm hoài cổ, niềm cảm thông chân thành với ông đồ và sự nuối tiếc cho sự lụi tàn của một nét đẹp văn hoá… Vì vậy, khi đặt ra câu hỏi phải bám sát điều này, đưa ra những câu hỏi vừa phát hiện gợi tìm, vừa liên tưởng, so sánh…để làm nổi bật niềm cảm xúc của tác giả. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường nên đặt song song với vấn đề lí luận về phương pháp phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường, để có hướng thực hiện tích cực. 4. Dựa trên yêu cầu, mục tiêu bài học Mỗi tác phẩm đưa vào giảng dạy cần đạt ba yêu của giáo dục đó là: yêu cầu về kiến thức, yêu cầu về kĩ năng, thái độ. Các yêu cầu này được cụ thể hoá trong mỗi bài học là mục tiêu thực hiện mà mỗi hoạt động học cần đạt tới để tạo thành hiệu quả sự phạm. 5. Dựa trên quan điểm thực hành và tích hợp của chương trình Ngữ Văn Môn văn trong hệ thống Ngữ Văn lấy văn bản nghệ thuật làm nội dung dạy học chủ yếu, nó có nhiều khả năng khơi dậy năng lực thực =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 16
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= hành cảm thụ, phân tích, bình giảng văn học đồng thời rèn luyện kĩ năng nghe, nói, viết. Vì vậy, khi giảng dạy học phải theo hướng tích hợp giữa ba phân môn và tích hợp các tri thức khoa học – xã hội khác để đặt ra hệ thống các kiểu câu hỏi phù hợp, đạt yêu cầu của phương pháp dạy - học mới. III. HỆ THỐNG CÁC KIỂU CÂU HỎI Cùng với sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học văn, hệ thống câu hỏi ngày càng đa dạng. Có sáu kiểu câu hỏi thường được sử dụng trong khi thiết kế câu hỏi môn Ngữ văn: câu hỏi phát hiện - gợi tìm; câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng; câu hỏi phân tích, tổng hợp; câu hỏi khái quát; câu hỏi so sánh; câu hỏi đặt và nêu vấn đề. 1. Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng Là kiểu câu hỏi dựa trên đặc trưng của tư duy văn học, hướng vào mục đích khai thác tính nghệ thuật của tác phẩm, tính lôgic khoa học của kiến thức trên cơ sở phù hợp với khả năng tự phát triển của học sinh. Khi thiết kế kiểu câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng cần chú ý các hình thức liên tưởng trong tác phẩm với hiện thực đời sống của học sinh. Ví dụ: Vẻ đẹp âm thanh trong Bức tranh đồng quê đầu hè của bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu gồm: + Tu hú gọi bầy + Tiếng ve ngân Cần đặt câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng thêm: Em hãy cho biết ngoài những âm thanh trong bài, ở quê em vào mùa hè thường có những âm thanh tự nhiên nào khác? Ngoài ra, còn phải liên tưởng tác phẩm này với tác phẩm khác ; liên tưởng giọng điệu với thái độ, tư tưởng, quan niệm của tác giả; tưởng tượng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn chi tiết nào đó để tập trung miêu tả hoặc nhấn mạnh điều gì đó… 2. Câu hỏi phát hiện - gợi tìm Là kiểu câu hỏi gợi ý dựa trên năng lực của học sinh. Trong đó, người gợi là giáo viên, người tìm là học sinh. Thường thì câu hỏi này thường là gợi một nửa và tìm một nửa, nhưng với những học sinh khá, giỏi thì gợi ý chỉ một phần ba và tìm hai phần ba tức là giáo viên chỉ gợi ý một phần và học sinh tìm tòi, phát hiện hai phần. Ngược lại, với những học sinh yếu kém thì tỷ lệ gợi là hai phần ba và tìm là một phần ba. Ví dụ: Khi đặt câu hỏi về hình ảnh ông đồ xưa trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên thì những hình ảnh của ông đồ hiện lên trực tiếp, học sinh liệt kê các hình ảnh đó mà không phải liên tưởng quá phức tạp. 3. Câu hỏi so sánh =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 17
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Là loại câu hỏi mà dựa trên những cái đã có để so sánh đối chiếu, rút ra những đặc điểm mới trong phong cách nghệ thuật cũng như ý tưởng về nội dung, ngôn từ… Ví dụ: Khi dạy về âm thanh tiếng tu hú trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, giáo viên có thể đặt câu hỏi so sánh như sau: Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú. Theo em, có gì giống và khác nhau trong cảm nhận tiếng chim tu hú của hai nhà thơ Tố Hữu và Bằng Việt? Từ câu hỏi như vậy, học sinh có thể so sánh được điểm giống nhau và khác nhau trong cách cảm nhận của mỗi nhà thơ khác nhau. 4. Câu hỏi đặt và nêu vấn đề Là kiểu câu hỏi tạo tình huống có vấn đề để phát triển, đưa học sinh vào luồng phát triển khám phá. Ví dụ: Khi giảng về tâm trạng người từ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Con người muốn đạp tan phòng giam khi nghe hè dậy bên lòng còn vì lý do nào khác? 5. Câu hỏi khái quát Là câu hỏi bao quát được nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Kiểu câu hỏi này thường nằm ở phần tổng kết. Ví dụ: Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ? 6. Câu hỏi phân tích, tổng hợp Là kiểu câu hỏi mà đưa ra các hình ảnh, các chi tiết để phân tích rồi từ đó tổng hợp, rút ra ý chính cho câu thơ, đoạn thơ… Ví dụ: Từ cảnh sinh hoạt, làm việc của Bác ở PắcBó, em hãy nêu phong cách sống và làm việc của Bác Hồ? B. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG I. ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP - TÍCH CỰC 1. Tích hợp Văn – Văn Văn - Tiếng Việt Văn - Tập làm văn Văn - Kiến thức khoa học xã hội khác 2. Tích cực Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học hợp lý để dẫn dắt các bước lên lớp nhằm phát huy tích cực, chủ động của học sinh. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 1. Cách tiếp cận - Tiếp cận bằng cách nêu và giải quyết vấn đề - Tiếp cận bằng phương pháp gợi tìm =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 18
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= - Tiếp cận bằng bình giảng - Tiếp cận bằng sơ đồ hoá (Graph) - Tiếp cận bằng phương pháp đặt câu hỏi, trên nguyên tắc tích hợp, tích cực. 2. Định lượng câu hỏi Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào đơn vị kiến thức cần tìm hiểu, phân tích để định lượng. Giáo viên phải đặt ra các kiểu câu hỏi phù hợp, vừa sức. C.VẬN DỤNG CÁC KIỂU CÂU HỎI ĐỂ THIẾT KẾ GIÁO ÁN SƠ BỘ I. Mục tiêu cần đạt II. Lưu ý bổ sung 1. Tác giả 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời - Thể loại - Chủ đề - Bút pháp - Giọng điệu - Thời gian, không gian nghệ thuật - Bố cục 3. Tích hợp 4. Tích cực 5. Tìm hiểu chung tác phẩm 6. Phân tích 7. Tổng kết • Lưu ý: - Các kiểu câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng lấy nguyên tắc tích hợp, tích cực làm hạt nhân - Để tiện cho việc nghiên cứu xin được dùng các ký hiệu sau: H 1 , H 2 , H 3 … Câu hỏi 1, 2, 3,… Đ 1 , Đ 2 , Đ 3 … Đáp án 1, 2, 3,… Văn bản 1: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN Phan Chu Trinh I. LƯU Ý, BỔ SUNG Ngoài Những điều lưu ý trong sách giáo viên cần chú ý thêm một số vấn đề sau: 1. Phương pháp tiếp cận - Phương pháp đọc diễn cảm =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1043 | 185
-
Báo cáo khoa học: " Áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính"
8 p | 202 | 70
-
Báo cáo khoa học: " BÙ TỐI ƯU CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI"
8 p | 296 | 54
-
Báo cáo khoa học: THầNH PHầN SÂU HạI LúA, SÂU CUốN Lá NHỏ Và CÔN TRùNG Ký SINH CHúNG Vụ MùA 2005 TạI GIA LÂM – Hà NộI
8 p | 214 | 39
-
Báo cáo khoa học: Góp phần phân tích hoạt tải và tác động của hoạt tải ôtô theo tiêu chuẩn thiết kế cầu (mới) 22TCN-272-01 - TS. Hoàng Hà
9 p | 251 | 35
-
Báo cáo khoa học: " DẠY VÀ HỌC PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP 2 HỆ SỐ HẰNG VỚI SỰ TRỢ GIÚP PHẦN MỀM TOÁN HỌC MAPLE"
7 p | 186 | 31
-
Báo cáo khoa học: "Nghiên cứu, thành lập bản đồ phân vùng hạn tỉnh Nghệ An để phòng chống và giảm nhẹ thiên tai"
8 p | 134 | 30
-
Báo cáo khoa học: " THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở VÙNG BIỂN NAM BÁN ĐẢO SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG"
9 p | 151 | 23
-
Báo cáo khoa học " PHỔ PHẢN ỨNG ĐÀN HỒI VÀ PHỔ THIẾT KẾ CHO KẾT CẤU CHỊU ĐỘNG ĐẤ "
12 p | 141 | 21
-
Báo cáo khoa học: "Bước đầu nghiên cứu môi trường nước và thành phần loài động vật nổi của hồ chứa Vực Mấu và Khe Đá tỉnh Nghệ An"
12 p | 170 | 21
-
Báo cáo khoa học: "thành phần thiên địch (côn trùng ký sinh, côn trùng bắt mồi) của bọ trĩ"
5 p | 126 | 17
-
Báo cáo khoa học: " VỀ PHẦN DƯ TRONG PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH"
5 p | 197 | 15
-
Báo cáo khoa học: Thành phần côn trùng, NHệN trong kho và tần suất xuất hiện của quần thể mọt bột đỏ (Tribolium castaneum Herbst.) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (2000-2001)
9 p | 115 | 13
-
Báo cáo khoa học: Thành phần dinh dưỡng của lá cây M. oleifera trồng làm thức ăn
5 p | 126 | 13
-
Báo cáo khoa học: "Dưới vi phân giới hạn của hàm giá trị tối ưu trong một số bài toán "bệnh tật" quy hoạch trơn"
12 p | 96 | 10
-
Báo cáo khoa học: "Thành phần sinh vật nổi taiju các thủy vưc trên đựa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội"
9 p | 75 | 5
-
Báo cáo khoa học: " thành phần dinh d-ỡng của lá cây M. oleifera trồng làm thức ăn gia súc"
4 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn