intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

98
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiệu quả đồng vốn đầu tư cao hay thấp được quyết định ngay từ khi lựa chọn ngành nghề, lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Vì vậy, đầu tư vào những ngành nghề gì, đầu tư cho những lĩnh vực nào? là những lựa chọn hết sức quan trọng nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp (DN) nói chung, các doanh nghiệp xây dựng giao thông (DNXDGT) nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG"

  1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG ThS. NGUYỄN QUỲNH SANG Bộ môn Kinh tế xây dựng Khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài viết làm rõ lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp xây dựng giao thông và đề xuất qui trình quyết định đầu tư trong doanh nghiệp. Summary: This article clairs investment fields of transport construction enterprises and proposes investment decision process in business. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiệu quả đồng vốn đầu tư cao hay thấp được quyết định ngay từ khi lựa chọn ngành nghề, lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Vì vậy, đầu tư vào những ngành nghề gì, đầu tư cho những lĩnh vực nào? là những lựa chọn hết sức quan trọng nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp (DN) nói chung, các doanh nghiệp xây dựng giao thông (DNXDGT) nói riêng. Mặt khác, để lựa chọn những định hướng đầu tư có hiệu quả các DNXDGT cần phải tuân thủ một quy trình quyết định đầu tư hợp lý theo từng bước với những tính toán, lựa chọn có căn cứ khoa học và phù hợp với VTKT thực trạng của DN. Bài viết xin đề cập đến các vấn đề đó. II. NỘI DUNG 1. Xác định các lĩnh vực đầu tư của DNXDGT 1.1. Duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống Từ nghiên cứu thực trạng đầu tư của các DNXDGT cho thấy các DN cần duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống là thế mạnh của các DNXDGT như: - Xây dựng các công trình hạ tầng giao thông: xây dựng cầu, đường, cảng, sân bay và các công trình hạ tầng kỹ thuật trong nước và khu vực. - SX các sản phẩm công nghiệp: vật liệu xây dựng, kết cấu thép... - Thực hiện các hoạt động tư vấn, khảo sát thiết kế, tư vấn đầu tư, tư vấn thí nghiệm… - Đào tạo và cung ứng nhân lực và dịch vụ trong nước và quốc tế. 1.2. Mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ mới Thực hiện đa dạng hóa SXKD, đầu tư vào các lĩnh vực SX và dịch vụ mới mà thị trường đang có tiềm năng như: - Trong điều kiện cho phép cần mạnh dạn đầu tư để tạo ra sản phẩm kỹ thuật công nghệ, phần mềm sử dụng trong nội bộ DN và cung cấp cho thị trường. - Đầu tư vào hoạt động xuất, nhập khẩu, thương mại. - Đầu tư, liên doanh chế tạo thiết bị và phương tiện phục vụ thi công các công trình giao
  2. thông, SX vật liệu xây dựng… phù hợp điều kiện Việt Nam và khả năng của DN để cung cấp cho thị trường. - Đầu tư mở rộng qui mô lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế, tư vấn đầu tư, thí nghiệm và kiểm định. - Lựa chọn đầu tư vào dự án (DA) dạng BT, BOT, BO như: sản xuất điện, cải tạo môi trường, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu dân cư đô thị phù hợp. - Đầu tư xây dựng kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ, nhà văn phòng cho thuê. - Đầu tư nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường và qui mô công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ SXKD và xuất khẩu lao động có chất lượng cao. - Đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đặc biệt thị trường xây dựng hạ tầng kỹ thuật - đầu tư phát triển thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư trọng điểm trong kế hoạch 2006 – 2010 và sau 2010… - Đầu tư vào thị trường chứng khoán. XD các công trình hạ tầng giao thông: cầu, đường, cảng, Ngành nghề truyền thống sân bay, các công trình hạ kỹ thuật trong nước và khu vực SX các sản phẩm công nghiệp: VLXD, kết cấu thép,… Thực hiện các hoạt động tư vấn, KSTK, tư vấn đầu tư… Đào tạo và cung ứng nhân lực và XÁC ĐỊNH CÁC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CỦA DNXDGT dịch vụ trong nước và quốc tế Đầu tư tạo ra các sản phẩm kỹ thuật công nghệ, VTKT phần mềm sử dụng cho DN và cung cấp ra thị trường Mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực SX và dịch vụ mới Đầu tư vào hoạt động xuất, nhập khẩu, thương mại Liên doanh chế tạo thiết bị, phương tiện phục vụ thi công công trình, SX VLXD… Mở rộng lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế, tư vấn đầu tư, thí nghiệm và kiểm định Lựa chọn đầu tư vào các DA dạng BOT, BT, BO như: SX điện, cải tạo môi trường, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu dân cư đô thị Xây dựng kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ, nhà văn phòng cho thuê Đầu tư đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ SXKD và xuất khẩu lao động có chất lượng cao Đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm (đặc biệt thị trường xây dựng hạ tầng kỹ thuật – phát triển thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư trọng điểm) Đầu tư vào thị trường chứng khoán Hình 1. Một số định hướng về đầu tư của doanh nghiệp XDGT 2. Tuân thủ quy trình quyết định đầu tư
  3. Để lựa chọn những định hướng đầu tư có hiệu quả các DNXDGT cần phải tuân thủ một quy trình quyết định đầu tư hợp lý theo từng bước với những tính toán, lựa chọn có căn cứ khoa học và phù hợp với thực trạng của DN. Tác giả đề xuất qui trình quyết định đầu tư bao gồm bảy bước (hình 2) như sau: Theo quy trình này, một quyết định đầu tư trải qua bẩy bước, từ khi có ý tưởng đầu tư đến khi khởi động DA. Trong đó có các nội dung quan trọng đó là: Ý tưởng (1) Đề xuất ban đầu (2) Rõ ràng không thể đầu tư Chưa đủ điều kiện Đánh giá DA ban đầu (3) Đủ điều kiện Đề xuất DA cụ thể (4) Đủ điều kiện Rõ ràng không Đánh giá lựa chọn DA thể đầu tư (bao gồm cả tìm nguồn tài Chưa đủ trợ và lựa chọn hình thức điều kiện huy động vốn) (5) VTKT Không chấp Đủ điều kiện nhận Phê duyệt cuối cùng (6) Đủ điều kiện Ý kiến loại bỏ Khởi động DA (7) Hình 2. Qui trình quyết định đầu tư - Đề xuất các đầu tư. - Đánh giá, lựa chọn DA trong đó có tìm nguồn tài trợ và hình thức huy động vốn. Đưa ra các đề xuất về đầu tư, ý tưởng về đầu tư, có thể đến từ nhiều nguồn, cả trong nội bộ cũng như từ bên ngoài DNXDGT. Các đề xuất có thể xuất phát từ tất cả các cấp của DN, thường xuất phát từ mục đích của DA, nhưng cơ bản được dựa vào chiến lược phát triển DN, những lĩnh vực mà DN đã lựa chọn. Trước hết, cần thiết phải xây dựng một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các DA đầu tư mà DNXDGT định đầu tư, như: đầu tư bên trong để nâng cao, phát triển SXKD; hay đầu tư ra bên ngoài để tìm kiếm lợi nhuận trong trường DN thừa vốn hay SXKD chính kém hiệu quả
  4. như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu… Dù đầu tư bên trong hay đầu tư bên ngoài thì để lựa chọn được DA trước hết lập dòng tiền của DA. Ước tính dòng tiền của DA đầu tư, là một thử thách khó nhất, không giống như việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá và tiêu chuẩn để chấp thuận thuộc về kỹ thuật, việc ước tính các dòng tiền là một nghệ thuật, nó đòi hỏi phải hiểu thấu đáo thị trường của DN, vị thế cạnh tranh và hướng phát triển trong dài hạn. Những khó khăn cần phải giải quyết từ việc đơn giản như khấu hao, chi phí tài chính và VLĐ của DAĐT, cho đến những việc khó khăn phức tạp như phân phối nguồn tài nguyên, đánh giá công suất, và các cơ hội dự phòng. Một trong những khó khăn chủ yếu của vấn đề này là những chi phí và lợi ích quan trọng không thể đo lường được bằng tiền nhưng nó vẫn cần phải được lượng hoá. Để xác định dòng tiền của DA cần tuân theo một số nguyên tắc chủ yếu sau: - Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền chứ không dựa vào lợi nhuận. - Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền tăng thêm. - Dòng tiền cần tính toán trên cơ sở sau thuế. - Không được tính chi phí chìm vào dòng tiền tăng thêm. - Phải tính chi phí cơ hội vào dòng tiền tăng thêm khi đánh giá dự án. - Phải tính đến yếu tố lạm phát khi xem xét dòng tiền. Xác định các khoản mục trong dòng tiền tệ VTKT Xác định dòng tiền tệ các DA đầu tư bên trong doanh nghiệp: Xác định dòng tiền DA đầu tư bên trong DN Xác định dòng tiền chi Xác định dòng tiền thu Luồng tiền Chi phí Đầu tư vào Khấu Các khoản Giá trị thu Chi phí Chi phí hoạt động sau cơ hội VLĐ ròng hao thu hồi VLĐ hồi TSCĐ chìm đầu tư thuế Hình 3. Xác định dòng tiền DA đầu tư bên trong DN + Xác định dòng tiền chi: Phần lớn các DA đầu tư đòi hỏi các khoản chi phí đầu tư ngay từ ban đầu, sau đó các dòng tiền thu ròng mới xuất hiện. Dòng tiền chi bao gồm: - Chi phí đầu tư: tuỳ thuộc vào từng DA cụ thể, nếu là DA đầu tư mua sắm MMTB, đổi mới công nghệ… thì chi phí đầu tư là số tiền mà DN bỏ ra để mua sắm MMTB hay đổi mới công nghệ. Nếu là DA xây dựng, chi phí đầu tư là toàn bộ chi phí bỏ ra để có được sản phẩm xây dựng hoàn thành ở trạng thái sẵn sàng khai thác. - Chi phí cơ hội: Trong rất nhiều trường hợp DN đã có sẵn một số tài sản hữu dụng cho
  5. việc thực hiện DA. Điều đó có nghĩa là DN không phải bỏ tiền ra để mua những tài sản này nữa. - Đầu tư mới vào vốn lưu động ròng. + Xác định dòng tiền thu của dự án - Dòng tiền hoạt động sau thuế: đối với mọi DA đầu tư, mục tiêu đặt ra là phải tạo ra một lượng tiền trong suốt thời gian tồn tại của DA, không những đủ để bù đắp chi phí đầu tư ban đầu, mà còn có phần dôi ra (lãi đầu tư). Dòng tiền hoạt động sau thuế phụ thuộc vào tiền nhận được từ việc tiêu thụ sản phẩm, tiền chi phí bỏ ra để có được lượng sản phẩm tiêu thụ đó và thuế suất thuế thu nhập DN. - Vấn đề khấu hao: trong kế toán, khấu hao là một loại chi phí làm giảm giá trị TSCĐ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Vì được xem là một khoản chi phí nên khấu hao là chi phí kế toán. Đây là loại chi phí không xuất quỹ (không phải chi bằng tiền thực tế) nên không được xem như một luồng tiền trong dự toán vốn. Tuy khấu hao không phải là một dòng tiền, nhưng nó tác động đến dòng tiền một cách gián tiếp thông qua thuế. Mỗi khi mức khấu hao thay đổi nó sẽ tác động đến mức thuế phải nộp. Việc tăng chi phí khấu hao sẽ làm giảm số lượng thuế phải nộp, tức là tạo ra một sự tiết kiệm về thuế, mà nhờ đó làm tăng dòng tiền sau thuế. - Khoản thu hồi vốn lưu động: trong phần xác định các dòng tiền chi, đã đề cập đến khoản đầu tư vào VLĐ ròng. Đây là phần tăng lên của TSLĐ (các khoản phải thu, hàng tồn kho). Khi DA kết thúc, hàng tồn kho được tiêu thụ hết, các khoản phải thu được chuyển thành tiền, DN sẽ thu hồi được khoản vốn đầu tư vào VLĐ ban đầu. - Giá trị thu hồi tài sản cố định: phần lớn các DA đều có giá trị thu hồi TSCĐ. Các phương tiện, thiết bị sản xuất, nhà xưởng, khi DA kết thúc còn một phần giá trị thị trường nhất định. Khi chúng được bán, sẽ xuất hiện một dòng tiền cuối đời DA. Dòng tiền này cùng với các dòng tiền VTKT khác, hợp thành dòng tiền ròng của DA. Dòng tiền xuất hiện do việc bán TSCĐ phụ thuộc vào giá bán và giá trị còn lại theo sổ sách của chúng. Nếu giá trị còn lại của TSCĐ theo sổ kế toán tương đương với giá bán, thì DN thu hồi được một lượng tiền cuối DA sẽ bằng không, vì theo chế độ kế toán hiện hành quy định phần thu nhập có được do bán TSCĐ phải bù đáp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi hết. Nhưng nếu DN bán với giá cao hơn giá trị còn lại theo sổ sách kế toán, tức là, DN thu được một khoản lãi do bán TSCĐ, thì phần chênh lệch này sẽ là một khoản thu và khoản thu này phải chịu thuế thu nhập DN. Như vậy, nếu gọi S là giá bán, B là giá trị còn lại theo sổ kế toán của TSCĐ, T là thuế suất thuế thu nhập, khi đó, thuế đánh vào khoản lãi do bán TSCĐ sẽ là (S - B).T và luồng tiền sau thuế là: S - (S - B) T. Xác định dòng tiền các DA đầu tư ra bên ngoài DN: Trong thực tế có những DNXDGT làm ăn phát đạt dẫn tới thừa vốn, ngược lại có DN hoạt động SXKD kém hiệu quả cả hai trường hợp đều tính đến việc đầu tư ra bên ngoài. Đầu tư ra bên ngoài DN bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán, đầu tư liên doanh, đầu tư kinh doanh bất động sản hay cho vay vốn. - Đối với các DA đầu tư chứng khoán, việc xác định dòng tiền tệ đối với các DA đầu tư chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) có một số khác biệt về các khoản thu, chi. - Đối với các DA đầu tư liên doanh liên kết: tùy theo vụ việc liên doanh, nhưng thực tế thường là liên doanh về SXKD, nếu là SXKD thì việc xác định dòng tiền như các DA đầu tư
  6. bên trong DN. - Trường hợp DN có vốn cho DN khác vay thì dòng thu bao gồm: lãi cho vay nhận được định kỳ và phần vốn gốc thu hồi vào cuối thời hạn cho vay. Dòng chi, bao gồm: số vốn cho vay, các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay. III. KẾT LUẬN Đầu tư và quyết định đầu tư luôn là bài toán khó đối với các DN nói chung, các DNXDGT nói riêng. Với những nội dung đã trình bày trên, tác giả hy vọng giúp DN lựa chọn được quyết định đầu tư có hiệu quả. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích quản trị tài chính, NXB ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2002. [2]. PGS. TS. Thái Bá Cẩn, Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, NXB tài chính - 2003. [3]. Ths. Đinh Thế Hiển, Lập, thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, NXB Thống kê - 2006. [4]. R.A. Haugen, Modemrn investment theory, Engewood Cliffs (N.J.): Pretice -Hall - 1990♦ VTKT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0