intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÚN NHANH CỦA NỀN ĐẤT YẾU DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG NỀN ĐƯỜNG ĐẮP"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

468
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt: Việc xác định độ lún có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng các công trình đường với nền đắp trên đất yếu. Hiện nay, để dự báo độ lún của các công trình dưới tác dụng của tải trọng người ta thường dùng phương pháp cộng lún từng lớp. Đây là phương pháp cổ điển được áp dụng rộng rãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÚN NHANH CỦA NỀN ĐẤT YẾU DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG NỀN ĐƯỜNG ĐẮP"

  1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÚN NHANH CỦA NỀN ĐẤT YẾU DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG NỀN ĐƯỜNG ĐẮP KS. BÙI THỊ LOAN Bộ môn Xây dựng cơ sở hạ tầng Viện KH và CN Xây dựng GT Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Việc xác định độ lún có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng các công trình đường với nền đắp trên đất yếu. Hiện nay, để dự báo độ lún của các công trình dưới tác dụng của tải trọng người ta thường dùng phương pháp cộng lún từng lớp. Đây là phương pháp cổ điển được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên phương pháp này vừa mất thời gian, vừa có thể có sai số lớn khi áp dụng tính toán độ lún của các công trình đường với nền đắp trên đất yếu. Bài báo này trình bày một phương pháp dự tính nhanh độ lún của nền đất yếu dưới tác dụng của tải trọng nền đường đắp dựa trên cơ sở xây dựng hàm số xác định diện tích của biểu đồ phân bố ứng suất gây lún trong nền đất. Có thể áp dụng phương pháp này để lựa chọn biện pháp xử lý nền đất yếu thích hợp khi xây dựng các công trình đường với nền đắp trên đất yếu. Summary: Determination of settlement plays a special important role in constructing roads whose subgrade is an embankment on a weak soil base. At present, settlement of projects is usually determined by cumulative calculation method of layers’ settlement. This classical method has been widely used. However, it may not be the best method to determine the settlement of roads’ weak soil- base under embankment because it costs time and may give considerable errors. This paper introduces a method that can quickly determine the settlement of roads’ weak soil- base under embankment with a higher reliable degree. The method is based on developing area functions of distribution chart of the stress causing settlement under TCT1 embankment. The method can be applied to quickly select appropriate treatment solutions for certain weak soil bases. I. MỞ ĐẦU Khi xây dựng nền đường đắp trên đất yếu thường gặp vấn đề: kết cấu nền, mặt đường bị phá hoại do lún. Tính chất của nền đất yếu rất đa dạng, do đó có nhiều biện pháp xử lý khác nhau: cọc cát, cột đất gia cố vôi, cọc tre, đào thay một phần hoặc toàn bộ nền đất yếu,... Việc lựa chọn giải pháp xử lý thích hợp dựa trên cơ sở đảm bảo độ lún tổng cộng của nền đất dưới tác dụng của tải trọng đất đắp không vượt quá độ lún cho phép. Vì vậy việc dự tính độ lún tổng cộng đóng vai trò hết sức quan trọng để lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. Hiện nay để dự tính độ lún của nền đất dưới tác dụng của tải trọng công trình người ta dùng phương pháp cộng lún từng lớp. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này để dự tính độ lún của nền đất dưới tác dụng của tải trọng nền đường đắp vừa mất thời gian vừa có thể có sai số lớn. Để giải quyết vấn đề trên, bài báo này xây dựng công thức giải tích xác định diện tích của biểu đồ phân bố ứng suất gây lún trong nền đất và từ đó lập ra các toán đồ cho phép nhanh chóng dự tính độ lún tổng cộng của nền đất dưới tác dụng của tải trọng nền đường đắp. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các giả thiết cơ bản • Không xét đến phần lún do biến dạng của bản thân nền đắp vì nền đắp coi như đã được đầm nén chặt.
  2. • Độ lún tổng cộng của nền đất thiên nhiên dưới tác dụng của tải trọng nền đắp S = k.Sc với Sc là độ lún cố kết và k là hệ số kinh nghiệm có giá trị thay đổi trong khoảng 1,1 ÷ 1,7 (chiều cao đắp càng lớn và đất càng yếu thì k càng lớn) ⇒ để dự tính độ lún tổng cộng cần dự tính độ lún cố kết Sc • Khi xác định độ lún cố kết phải tuân theo giả thiết nền đất là bán không gian biến dạng tuyến tính. 2.2. Phương pháp cộng lún từng lớp xác định độ lún cố kết • Dưới tác dụng của tải trọng nền đắp, ta có biểu đồ phân bố ứng suất bản thân và ứng suất gây lún (xem O hình bên). • Phạm vi tính lún Ha: nếu trong nền đất ở một độ σbt Ha sâu trong vùng chịu nén có 1 vùng cứng (đá) thì lấy bằng σz chiều sâu của kể từ mặt đất tới tầng đá cứng đó, còn trường hợp khác xác định theo điều kiện ứng suất do tải trọng nền đắp gây ra chỉ còn bằng 0,1 ÷ 0,2 ứng suất do z trọng lượng bản thân. biÓu ®å ph©n bè øng suÊt • Độ lún tổng cộng theo phương pháp cộng lún từng lớp: n ∑S Sc = j j=1 Sj - độ lún cố kết của lớp đất phân tố thứ j; n - số lớp phân tố trong phạm vi tính lún. CT 1 βj j σz h j Sj = Ej σ zj: Áp lực gây lún trung bình của lớp phân tố j. hj: Chiều dày của lớp phân tố j Ej: mô đun biến dạng của lớp đất chứa phân tố j ⎛ ⎞ 2 ⎜1 − 2μ j ⎟ βj - hệ số không thứ nguyên, βj = ⎜ 1− μ j ⎟ ⎝ ⎠ μj - hệ số nở hông của lớp đất chứa phân tố j. Như vậy khi tính toán độ lún theo phương pháp cộng lún từng lớp phải chấp nhận: Chia thành nhiều lớp đất phân tố trong phạm vi tính lún ⇒ mất thời gian. - σ zj là giá trị áp lực trung bình của lớp phân tố j ⇒ có thể dẫn đến sai số lớn nếu ứng - suất gây lún σz thay đổi mạnh trong phạm vi lớp phân tố j. Vì thế nội dung của phương pháp dự tính nhanh độ lún của nền đất gồm: - Độ lún cố kết được tính theo công thức vi phân:
  3. βi βi m m ∫∑ ∑ E ∫σ Sc = σ z dz = Z dz Ei Z i =1 i =1 iz m - số lớp đất yếu trong phạm vi tính lún Xác định quy luật phân bố ứng suất gây lún σz theo chiều sâu z và tính diện tích của - ∫ biểu đồ phân bố ứng suất σ Z dz , từ đó dự tính được giá trị độ lún cố kết Sc và độ lún tổng cộng z S một cách khá chính xác mà không cần chia thành nhiều lớp phân tố. III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÚN NHANH 3.1. Quy luật phân bố ứng suất gây lún a 2b a • Ứng suất gây lún dưới trục tải trọng nền đắp p 1: m hình thang Oz ở độ sâu z được tính bằng cộng tác m 1: dụng của ứng suất gây ra do tải trọng băng tiết diện O chữ nhật (1) và tải trọng băng tiết diện tam giác (2) như hình vẽ: z α1 • Ứng suất do tải trọng băng tiết diện chữ nhật α2 α 2 gây ra tại độ sâu z theo trục Oz: p z α2 σz1 = π • Ứng suất do tải trọng băng tiết diện tam giác gây ra tại độ sâu z theo trục Oz: TCT1 p a+b α2 σz2 = πa 2(a + b ) ⎤ p⎡ ⇒ Ứng suất tổng: σz = σz1 + 2σz2 = ⎢α 2 + α1 ⎥ π⎣ a ⎦ α1, α2: các góc được ký hiệu trên hình vẽ b α2 = 2 arctg z a+b b α1 = arctg - arctg z z 2b: bề rộng nền đường (xác định theo cấp đường); a: bề rộng phần ta luy (a = m.hđ); m - độ dốc taluy; hđ: chiều cao nền đắp; p: tải trọng đất đắp. Thay vào công thức có: b ⎞⎤ ⎡ a+b⎛ a+b p b σz = ⎢2arctg + 2 − arctg ⎟⎥ ⎜ arctg z ⎠⎦ z a⎝ z π ⎣ 2p ⎡ a + b a+b b b⎤ σz = ⎢ a arctg z − a arctg z ⎥ π⎣ ⎦
  4. ∫σ Z dz 3.2. Xây dựng công thức xác định diện tích của biểu đồ phân bố ứng suất z ∫σ • Đặt I = Z dz z 2p ⎛ a + b b⎞ z z a+b 2p ⎡ a + b a+b b b⎤ b ⎜ arctg dz ⎟ ∫ ∫ = ∫ dz − I= ⎢ a arctg z − a arctg z ⎥ arctg π⎜ a 0 z⎟ z a0 π⎣ ⎦ ⎝ ⎠ z z a+b a+b a+b ⇒ dz = - a + b dt ∫ dz . Đặt: t = • Tính A = arctg ⇒ z= z z t t2 0 a+b z arctgt ⇒ A = - (a+b) ∫ dt t2 ∞ 1 ⇒ Đặt: arctgt = x ⇒ t = tgx dt = dx cos 2 x x a +b a+b arctg arctg z z x 2 ⇒ A = - (a+b) ∫ cos x dx = - (a+b) ∫ dx sin 2 x tg 2 x π π 2 2 1 dx = dv ⇒ du = dx; v = - cotgx Đặt: x = u; sin 2 x ⎡ ⎤ a +b arctg ⎢ ⎥ z CT 1 ∫ ⇒ A = −(a + b) ⎢− x cot gx + cot gxdx ⎥ = (a+b)(xcotgx – ln(sinx)) ⎢ ⎥ π ⎣ ⎦ 2 a+b π với cận trên x = arctg , cận dưới x = z 2 ⎡z a + b ⎞ ⎞⎤ ⎛⎛ a+b − ln⎜ sin⎜ arctg ⎟ ⎟⎥ ⇒ A = (a + b) ⎢ arctg ⎜ z ⎠ ⎟⎦ ⎣a + b z ⎝⎝ ⎠ Vậy ⎧ (a + b )2 ⎡ z a + b ⎞ ⎞⎤ ⎫ ⎛⎛ a+b ⎟ ⎟⎥ ⎪ − ln⎜ sin⎜ arctg ⎪ arctg ⎢ z ⎠ ⎟⎦ ⎪ ⎜ ⎣a + b 2p ⎪ a z ⎝⎝ ⎠ I= ⎨2 ⎬ π ⎪ b ⎡z b ⎞ ⎞⎤ ⎛⎛ ⎪ b ⎪− a ⎢ b arctg z − ln⎜ sin⎜ arctg z ⎟ ⎟⎥ ⎟ ⎜ ⎪ ⎝⎝ ⎠ ⎠⎦ ⎣ ⎩ ⎭ ⎧ (a + b )2 ⎡ z a + b ⎞ ⎞⎤ ⎫ ⎛⎛ a+b − ln⎜ sin⎜ arctg ⎟ ⎟⎥ ⎪ ⎪ arctg ⎢ ⎜ z ⎠ ⎟⎦ ⎪ I 2 ⎪ a ⎣a + b z ⎝⎝ ⎠ =⎨ ⇒ ⎬ p π ⎪ b2 ⎡ z b ⎞ ⎞⎤ ⎛⎛ ⎪ b ⎪− a ⎢ b arctg z − ln⎜ sin⎜ arctg z ⎟ ⎟⎥ ⎜ ⎟ ⎪ ⎝⎝ ⎠ ⎠⎦ ⎣ ⎩ ⎭
  5. Độ lún cố kết: β i ⎛ I i I i −1 ⎞ βi βi m m m zi ∑∫ ∑ ∑ ⎟ ⎜− Sc = σ z dz = (I i − I i −1 ) = p. p⎟ ⎜ Ei Ei i =1 E i ⎝ p z = zi −1 ⎠ i =1 i =1 zi - chiều sâu tính từ mặt đất tới đáy lớp đất thứ i; Ii – giá trị tương ứng với z = zi Từ công thức giải tích trên, hoàn toàn có thể xác định được độ lún của nền đất khi biết các yếu tố của nền đắp (b, m, h, γđ) và các đặc trưng vật lý của các lớp đất yếu (βi, Ei, hi) 3.3. Lập toán đồ Để thuận tiện trong tính toán, từ công thức giải tích: ⎧ (a + b )2 ⎡ z a + b ⎞ ⎞⎤ ⎫ ⎛⎛ a+b − ln⎜ sin⎜ arctg ⎟ ⎟⎥ ⎪ ⎪ arctg ⎢ ⎜ z ⎠ ⎟⎦ ⎪ I 2 ⎪ a ⎣a + b z ⎝⎝ ⎠ =⎨ ⎬ p π ⎪ b2 ⎡ z b ⎞ ⎞⎤ ⎛⎛ ⎪ b ⎪− a ⎢ b arctg z − ln⎜ sin⎜ arctg z ⎟ ⎟⎥ ⎜ ⎟ ⎪ ⎝⎝ ⎠ ⎠⎦ ⎣ ⎩ ⎭ I To¸n ®å øng víi B = 12m (®−êng cÊp 60) ta lập toán đồ để tra giá trị = f(z, h, m) Ta luy 1:1.5 p 25 với các thông số của toán đồ: z - chiều sâu tính toán b - một nửa chiều rộng nền đường (được 20 lấy theo cấp đường) TCT1 a = hđ. m 15 hđ - chiều cao nền đường đắp (2÷ 10m) Gi¸ trÞ I/p 1/m - độ dốc ta luy nền đắp (1/1 ÷ 1/3) 10 Lập các toán đồ ứng với các thông số trên, các toán đồ có dạng như hình bên. Trong các toán đồ, các đường cong từ 5 dưới lên ứng với các giá trị chiều cao đắp khác nhau h = 2 m, h = 4 m, h = 6 m, h = 8 m và h = 10 m 0 3.4. Ví dụ áp dụng 0 5 10 15 20 25 30 z Xác định độ lún tổng cộng của nền đất dưới tác dụng của tải trọng nền đường đắp Toán đồ 1-1 trong trường hợp sau: Nền đất gồm 4 lớp: - Lớp 1: á cát dày h1 = 5 m; E1 = 1000 kN/m2; β1 = 0,72. - Lớp 2: á sét dày h2 = 7 m; E2 = 700 kN/m2; β2 = 0,54. - Lớp 3: sét dày h3 = 8 m; E3 = 500 kN/m2; β3 = 0,43
  6. - Lớp 4: đá cứng Nền đường đắp: bề rộng nền B = 12 m; taluy đắp 1:1.5; chiều cao đắp hđ = 4 m; vật liệu đắp có γđ = 18 kN/m. • Phạm vi tính lún: bằng chiều sâu tính từ mặt đất tới bề mặt lớp đá cứng Ha = 20 m. • Độ lún cố kết: Sc = (S1 + S2 + S3) S1, S2, S3 - độ lún cố kết của các lớp đất 1, 2 và 3 • Sử dụng công thức giải tích hoặc toán đồ để xác định các trị số I/p ứng với z = 5, 12, 20m ta có: I1/p = 4.9; I2/p = 10.7 ; I3/p = 15,45 với p = hđ. γđ = 4.18 = 72(kN/m2) Các trị số độ lún cố kết của các lớp đất yếu: β1 I 0.72 S1 = ×p× 1 = × 72 × 4.9 = 0,255 ( m ) E1 p 1000 β2 I I 0.57 ×p×( 2 − 1 ) = S2 = × 72 × 5.8 = 0,237 ( m ) E2 pp 700 β II 0.43 × 72 × 4.76 = 0,148 (m) ⇒ Sc = 0.64 (m). S3 = 3 × p × ( 3 − 2 ) = E3 pp 500 Vậy độ lún tổng cộng S = k.Sc; trong bài toán này lấy k = 1,3 ⇒ S = 0,83 m. IV. ỨNG DỤNG • Phương pháp trên được ứng dụng để xác định nhanh chóng và khá chính xác độ lún tổng cộng của nền đất yếu dưới tác dụng của tải trọng nền đắp (như ví dụ trên) CT 1 • Khi cần xử lý nền đất yếu, nếu giả thiết lớp đất đã được xử lý coi như không lún ⇒ có thể áp dụng phương pháp tính toán như trên để xác định nhanh chóng độ lún tổng cộng của nền đất (sau khi đã có biện pháp xử lý) dưới tác dụng của tải trọng nền đắp. Từ đó cho phép lựa chọn nhanh chóng biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo độ lún tổng cộng nằm trong giới hạn cho phép. V. KẾT LUẬN • Kết quả phân tích và ví dụ tính toán cho thấy đây là phương pháp hữu hiệu để xác định độ lún tổng cộng của nền đất yếu dưới tác dụng của tải trọng nền đường đắp. • Các công thức và các toán đồ chỉ áp dụng với công trình nền đường đắp. • Nền đất là môi trường có cấu trúc phức tạp, việc dự tính độ lún theo mọi phương pháp đều chỉ mang tính dự báo và đều phải tuân theo một số giả thiết cơ bản (như đã trình bày ở trên). Tài liệu tham khảo [1]. Pierre Laéral, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Quang Chiêu, Vũ Đức Lục, Lê Bá Lương. Nền đường đắp trên đất yếu trong điều kiện Việt nam. NXB Giao thông Vận tải [2]. Nguyễn Xuân Trục, Dương Học Hải, Vũ Đình Phụng. Sổ tay thiết kế đường ô tô tập II. NXB Xây dựng. [3]. Nguyễn Quang Chiêu. Thiết kế và thi công nền đắp trên đất yếu. NXB Xây dựng. [4]. Dương Học Hải, Nguyễn Xuân Trục. Thiết kế đường ô tô tập II. NXB Giáo dục. [5]. Bùi Anh Định. Giáo trình cơ học đất. NXB Xây dựng♦
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2