Báo cáo lần 3: Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Sự gia tăng một cách nhanh chóng độ che phủ rừng của Việt Nam, đưa ra nhiều cơ hội cho thị trường xuất khẩu thế giới mới về các sản phẩm gỗ xây dựng. Tuy nhiên, những rủi ro của các loài sâu bệnh gây hại lâm nghiệp sẽ tăng và xuất hiện mới. Điều tra một cách chặt chẽ và đưa ra một cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại là điều cần thiết để xây dựng danh mục sâu bệnh hại, phát hiện sự xâm hại của chúng, và quản lý dịch bệnh....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo lần 3: Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chính phủ Úc Cơ quan Phát triển quốc tế của chính phủ Úc 023/07VIE Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam BÁO CÁO ĐỊNH KỲ LẦN 3 (ĐIỀU TRA CƠ BẢN) và BÁO CÁO ĐỊNH KỲ LẦN 7 (ĐIỀU TRA ẢNH HƢỞNG CỦA DỰ ÁN) BÁO CÁO KỸ THUẬT Ngày 15 tháng 3 năm 2010 1
- Mục lục 1. Thông tin về các tổ chức tham gia dự án __ Error! Bookmark not defined. 2. Tóm tắt dự án ________________________ Error! Bookmark not defined. 3. Tóm tắt quá trình thực hiện __________________________________ 4 4. Thông tin cơ bản về dự án ____________________________________ 5 5. Quá trình thực hiện _________________________________________ 6 Những điểm nổi bật ______________________________________________________ 6 5.1 6. Những bƣớc then chốt tiếp theo _______________________________ 7 7. Phụ lục____________________________________________________ 8 2
- Thông tin về các tổ chức tham gia dự án Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua Tên dự án cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam Cơ quan tham gia dự án Phòng N/C Bảo vệ thực vật rừng; (phía Việt Nam) Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tiến sĩ Phạm Quang Thu Chủ dự án phía Việt Nam Cơ quan tham gia dự án Văn phòng chuyên viên cao cấp về Bảo vệ thực vật; Cục Nông Lâm, thủy sản (phía Úc) Tiến sĩ Ian Naumann Chủ dự án phía Úc Tháng 3 năm 2008 Ngày bắt đầu Tháng 6 năm 2010 Ngày kết thúc (ban đầu) Tháng 2 năm 2010 Ngày kết thúc (đã chỉnh sửa) 24 tháng (đến tháng 3 năm 2009) Kỳ báo cáo Cán bộ liên lạc Phía Úc: Chủ dự án Tiến sĩ Ian Naumann Điện thoại +612 6272 3442 Tên: Giám đốc chương trình tăng cường Chức vụ: +612 6272 5835 Fax: nguồn năng lực về bảo vệ thực vật Cục Nông Lâm nghiệp và Thủy sản Tổ chức Ian.Naumann@daff.gov.au Email: Văn phòng Chuyên viên Cao cấp về Bảo vệ Thực vật Phía Úc: Quản lý hành chính Điện thoại: Bà Wendy Lee +61 2 6272 3670 Tên: Điều phối viên Chương trình Tăng Chức vụ: +61 2 6272 5835 Fax: cường Nguồn năng lực về Bảo vệ Thực vật Cục Nông Lâm nghiệp và Thủy sản Tổ chức Wendy.Lee@daff.gov.au Email: Văn phòng Chuyên viên Cao cấp về Bảo vệ Thực vật Phía Việt Nam Phó GS, Tiến sĩ Phạm Quang Thu Điện thoại: +84 4 836 2376 Tên: Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu Bảo Fax: Chức vụ: +84 4 838 9722 vệ Thực vật rừng Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật Tổ chức phamquangthu@fpt.vn Email: rừng; Viện Khoa học Lâm nghiệpViệt Nam 3
- Tóm tắt dự án Sự gia tăng một cách nhanh chóng độ che phủ rừng của Việt Nam, đưa ra nhiều cơ hội cho thị trường xuất khẩu thế giới mới về các sản phẩm gỗ xây dựng. Tuy nhiên, những rủi ro của các loài sâu bệnh gây hại lâm nghiệp sẽ tăng và xuất hiện mới. Điều tra một cách chặt chẽ và đưa ra một cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại là điều cần thiết để xây dựng danh mục sâu bệnh hại, phát hiện sự xâm hại của chúng, và quản lý dịch bệnh. Mục tiêu của dự án này nhằm thiết lập một cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại, bộ sưu tập mẫu, đào tạo các kỹ năng điều tra sâu bệnh hại, đánh giá rủi ro, và thiết lập một mạng lưới chuẩn các trung tâm quan sát được hỗ trợ bởi mối liên kết giữa các tổ chức vùng và quốc gia có liên quan. Đầu ra của dự án sẽ hỗ trợ cho việc quản lý và phát hiện sâu bệnh hại rừng cũng như là cung cấp kiến thức chuyên môn và hồ sơ để làm tăng cơ hội thâm nhập thị trường. Những thành tựu chính trong kỳ báo cáo: Thảo luận với Viện KHLN VN nhằm xây dựng danh sách các loài sâu bệnh hại rừng chủ yếu để soạn thảo Sách hướng dẫn ngoài hiện trường và các tờ rơi. Soạn thảo Sách hướng dẫn ngoài hiện trường và các tờ rơi Tiếp tục định danh tên khoa học các mẫu sâu bệnh hại trong bộ mẫu của Viện KHLN VN. Thiết lập mạng lưới điều tra tại các Trung tâm vùng được lựa chọn. Tóm tắt quá trình thực hiện Dự án đã được thực hiện bởi Bộ phận Nông Lâm nghiệp, Cục Xúc tiến và phát triển kinh tế, việc làm (PIF DEEDI), tiền thân là Cục Nông Lâm, Thủy sản bang Queensland (QDPI&F). Quá trình thực hiện dự án trong 12 tháng qua kể từ báo cáo 6 tháng (tháng 3 năm 2009) đã đạt được những kết quả lớn và phù hợp với kế hoạch ban đầu, cụ thể: Thảo luận với Viện KHLN VN nhằm xây dựng danh sách các loài sâu bệnh hại rừng chủ yếu để soạn thảo Sách hướng dẫn ngoài hiện trường và các tờ rơi. Soạn thảo Sách hướng dẫn ngoài hiện trường và các tờ rơi Tiếp tục định danh tên khoa học các mẫu sâu bệnh hại trong bộ mẫu của Viện KHLN VN. Thiết lập mạng lưới điều tra tại các Trung tâm vùng được lựa chọn và thiết lập các chương trình đặt bẫy côn trùng. Những nhiệm vụ chính cần thực hiện trong 6 tháng tiếp theo bao gồm: Soạn thảo và xuất bản Sách hướng dẫn điều tra sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam và các tài liệu liên quan Đảm bảo các trung tâm có đủ điều kiện để tiếp tục tiến hành các đợt điều tra và đặt bẫy côn trùng. 4
- Thông tin cơ bản về dự án Mục tiêu dự án và kết quả dự kiến: Mục tiêu 1 Thiết lập cơ sử dữ liệu về sâu bệnh hại rừng và bộ sưu tập mẫu. Kết quả 1.1 Cở sở dữ liệu về sâu bệnh hại rừng được thiết xây dựng dựa trên các mẫu sâu bệnh hại thu được. Kết quả 1.2 Xác định các loài sâu bệnh hại chủ yếu cho từng loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam; xây dựng lý lịch mẫu cho những loài này. Mục tiêu 2 Mở các khóa đào tạo về điều tra sâu bệnh hại rừng, đánh giá thiệt hại, phân tích rủi ro, thu thập, bảo quản mẫu, giám định mẫu và biện pháp diệt trừ; nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về điều tra sâu bệnh hại giữa các thành viên tham gia. Kết quả 2.1 Chương trình đào tạo về điều tra sâu bệnh hại cho các cán bộ ở các Trung tâm vùng. Kết quả 2.2 Theo dõi sự nhận thức, hiểu biết, quan điểm và quá trình thực hiện của các thành viên tham gia chính về vấn đề điều tra sâu bệnh hại rừng ở Việt Nam. Mục tiêu 3 Trang bị thiết bị và thiết lập mạng lưới điều tra sâu bệnh hại dựa trên các Trung tâm vùng của Viện KHLN VN và được phối hợp với các Chi cục BVTV. Kết quả 3.1 Thiết lập mạng lưới điều tra với đầy đủ trang thiết bị tại 3 Trung tâm vùng. Kết quả 3.2 Tiếp tục điều tra sâu bệnh hại rừng, bước đầu thiết lập chương trình đặt bẫy côn trùng tại các Trung tâm vùng. Kết quả 3.3 Soạn thảo sách hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng từ dữ liệu sẵn có và các dữ liệu thu thập trong quá trình tập huấn. Kết quả 3.4 Soạn thảo các tài liệu hỗ trợ thể hiện chi tiết các triệu chứng gây hại và quản lý đối với một số loài sâu bệnh hại chính. Mục tiêu 4 Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ quan Nông, lâm nghiệp và kiểm dịch ở Việt Nam với các tổ chức vùng và quốc tế. Kết quả 4.1 Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT cùng được đào tạo về việc điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại. Kết quả 4.2 Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT thường xuyên trao đổi thông tin. Mục tiêu 5 Quản lý và báo cáo của dự án. Báo cáo này bao gồm báo cáo định kỳ lần 3 (Điều tra cơ bản) và báo cáo định kỳ lần 7 (Điều tra ảnh hưởng của dự án). 5
- Quá trình thực hiện 1. Những điểm nổi bật Mục tiêu 2 Kết quả 2.2 Theo dõi sự nhận thức, hiểu biết, quan điểm và quá trình thực hiện của các thành viên tham gia chính về vấn đề điều tra sâu bệnh hại rừng ở Việt Nam. Kết quả điều tra cơ bản được thể hiện ở phụ lục 1. Một đợt điều tra cuối cùng sẽ được gửi tới các cán bộ và chủ rừng tại các địa phương giống như đã tiến hành đợt điều tra trước khi triển khai dự án. Kế hoạch cho đợt điều tra này đã được thảo luận với Tiến sĩ Phạm Quang Thu trong thời gian Tiến sĩ công tác tại Uc tháng 2 năm 2010. Cũng giống như đợt điều tra trước, tất cả các người được điều tra đều được ẩn tên và các cán bộ điều tra sẽ giúp họ hoàn thành phiếu điều tra nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến kết quả điều tra. Tiến sĩ Ian Naumann (Giám đốc chương trình tăng cường nguồn năng lực về bảo vệ thực vật) thuộc Văn phòng Chuyên viên Cao cấp về Bảo vệ Thực vật sẽ có chuyến công tác Việt Nam vào thời gian khoảng 27/02/2010 đến 02/04/2010 để đảm bảo hoàn thành quá trình đánh giá của các bên tham gia dự án, và đánh giá bước đầu về bộ mẫu sâu bệnh hại, cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm của Viện KHLN VN cũng như các trung tâm vùng. Mục tiêu 3 Kết quả 3.1 Thiết lập mạng lưới điều tra với đầy đủ trang thiết bị tại 3 Trung tâm vùng. Xác định được 3 trung tâm vùng sẽ là các đơn vị được trang bị các trang thiết bị, thiết lập các trung tâm điều tra sâu bệnh hại, bao gồm: Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc bộ, Ngọc Thanh, Vĩnh Phúc Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Bắc Trung bộ, Đông Hà, Quảng Trị Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, Chi Lăng, Pleiku, Gia Lai. Các cán bộ của các trung tâm vùng đã từng tham gia lớp tập huấn tại Brisbane, Úc vào tháng 2 năm 2009 đều đóng góp tích cực trong các hoạt động của tập huấn tại Việt Nam tháng 9 năm 2009. Những cán bộ này trở thành các đại diện chính phục vụ công việc đào tạo sau này trong địa bàn mình công tác. Các trung tâm đã được trang bị các trang thiết bị phục vụ công việc ngoài hiện trường cũng như trong phòng thí nghiệm để họ có đủ khả năng tiếp tục tiến hành các đợt điều tra (Phụ lục 2). Kết quả 3.2 Tiếp tục điều tra sâu bệnh hại rừng, bước đầu thiết lập chương trình đặt bẫy côn trùng tại các Trung tâm vùng. Những cán bộ này trở thành các đại diện chính phục vụ công việc đào tạo sau này trong địa bàn mình công tác. Những lớp tập huấn này được tổ chức tại chính các trung tâm này nhằm đào tạo các cán bộ một số kiến thức về sâu bệnh hại rừng và đặt bẫy côn trùng. Kế hoạch và nội dung của lớp tập huấn đã được thảo luận chi tiết giữa các bên bao gồm Viện KHLN VN, Bộ NN&PTNT, Cục BVTV về nhu cầu của Việt Nam nhằm đáp ứng các nghiên cứu trong tương lai để quản lý tốt một số loài sâu bệnh chính hại rừng trồng. Mỗi trung tâm đã cung cấp các mô hình cũng như các nguyên vật liệu khác để đảm bảo thiết lập chương trình đặt bẫy côn trùng (Phụ lục 3). Những bẫy này đã được đặt tại các mô hình 1-2 tuần trước khi tổ chức tạp huấn. Trong thời gian lớp tập huấn, những bẫy này đã được làm sạch, mẫu thu được sẽ gửi sang Úc để giám định tên khoa học. Chương trình đặt bẫy tiếp theo đã được thảo luận cụ thể với các cán bộ theo dõi, và sẽ tiếp tục đặt tại các mô hình rừng trồng keo, Bạch đàn và Thông. 6
- Kết quả 3.3 Soạn thảo sách hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng từ dữ liệu sẵn có và các dữ liệu thu thập trong quá trình tập huấn. Cùng với các cán bộ của Viện KHLN VN xây dựng danh sách các loài sâu bệnh hại chính của Việt Nam. Danh sách này sẽ là thông tin cơ bản của Sách hướng dẫn ngoài thực địa (Phụ lục 4). Sách hướng dẫn này sẽ là cơ sở hỗ trợ trong việc xác định tên khoa học một số loài sâu bệnh hại thường gập trên cây Keo (11 loài sâu và 8 loài bệnh); cây Bạch đàn (11 loài sâu và 12 loài bệnh) và cây Thông (8 loài sâu và 5 loài bệnh), bao gồm 4 loài chưa xuất hiện ở Việt Nam nhưng lại có đe dọa đến an ninh sinh học. Sách cũng sẽ bao gồm những thông tin giúp xác định nhanh tên khoa học ngoài hiện trường các tác nhân gây hại: Tên loài Tên thường gọi Cây chủ bị hại Triệu chứng gây hại Sự xuất hiện. Những thông tin này đã được các cán bộ của Viện KHLN VN đặc biệt là Phó GS Phạm Quang Thu cung cấp. Sách cũng sẽ bao gồm các thông tin về: Cách thu mẫu và chuẩn bị mẫu để giám định tên khoa học. Danh sách các trang thiết bị cần thiết phục vụ điều tra sâu bệnh hại rừng. Mẫu phiếu điều tra ngoài hiện trường. Bảng chú thích các thuật ngữ. Một trong những điểm nổi bật, quan trọng của Sách hướng dẫn này là có những hình ảnh chất lượng cao. Một số ảnh được cung cấp bởi Viện KHLN VN, một số ảnh khác về triệu chứng gây hại hy vọng sẽ được bổ xung thêm trong thời gian triển khai các lớp tập huấn ở Việt Nam. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết bất lợi nên thời gian thực hành ngoài thực địa đã bị rút ngắn và không thể chụp được ảnh. Do vậy một số ảnh không có được hoặc một số có chất lượng thấp không như mong đợi. Sách được in ở khổ giấy A6 (10.5 x 15cm), chống thấm nước. Tất cả các ảnh được in màu. Sách được đóng gáy xoắn và có bìa bằng giấy bóng kính. Các tác nhân gây hại sẽ được sắp xếp theo kiểu gây hại, các bộ phận bị hại, phía đầu trang có màu khác để dẽ dang trong quá trình tím kiếm. Sách dày khoảng 140 trang, phụ thuộc vào nội dung (Phụ lục 5). Sách được xuất bản bằng cả tiếng anh và tiếng việt, cả bản diện tử và bản in. Các chuyên gia đánh giá độc lập sẽ có những đánh giá trên cả 2 bản tiếng Anh và tiếng Việt. Hy vọng rằng cả 2 bản này đều được in tại Úc với khoảng 100 bản tiếng Anh và 300 bản tiếng Việt. Hy vọng sách có giá trị sử dụng trong thời gian 3- 5 năm Những bƣớc then chốt tiếp theo Những bước then chốt tiếp theo của dự án: Dịch sách hướng dẫn điều tra ngoài hiện trường các loài sâu bệnh hại sang tiếng Việt và và gửi cho các chuyên gia đánh giá. Soạn thảo và xuất bản sách hướng dẫn điều tra ngoài hiện trường các loài sâu bệnh hại của Việt Nam và các tài liệu hỗ trợ khác. 7
- Phụ lục 1 – Điều tra các cán bộ thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các chủ rừng Bảng câu hỏi được chuẩn bị cho các cán bộ thuộc Viện KHLN VN và các chủ rừng để điều tra hiểu biết, quan điểm và nhận thức của họ về sâu bệnh hại rừng trồng. Phiếu điều tra đã được dịch sang Tiếng Việt trước khi gửi đến các đối tượng được điều tra và được hoàn thiện ẩn danh. Các cán bộ đi điều tra cùng ngồi với các hộ trồng rừng trong quá trình họ hoàn thành phiếu điều tra, nhưng không được giúp họ trả lời các câu hỏi. Phiếu điều tra các cán bộ thuộc Viện KHLN VN được hoàn thiện bởi 80 cán bộ thuộc 4 trung tâm vùng (xem bản đồ 1): Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (20) Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ (21) Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp vùng Đông Bắc bộ (19) Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp vùng Đông Nam bộ (20). Mỗi trung tâm (Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới; Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ; Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp vùng Đông Bắc bộ) đã cử một cán bộ đại diện tham dự lớp tập huấn tại Brisbane tổ chức tháng 2 năm 2009 với mong muốn những cán bộ này sẽ tiếp tục đào tạo các cán bộ khác tại trung tâm mình. Phiếu điều tra các chủ rừng được hoàn thiện bởi 81 chủ rừng thuộc 5 tỉnh, đại diện cho 4 trung tâm vùng như đã đề cập ở trên: Tỉnh Gia Lai (20) Tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (7 và 13) Tỉnh Vĩnh Phúc (21) Tỉnh Đồng Nai (20). Bốn Trung tâm này sẽ được điều tra lần nữa khi dự án kết thúc để đánh giá ảnh hưởng của dự án đến việc tăng nhận thức về sâu bệnh hại và những vấn đề liên quan đến điều tra, thu mẫu, định danh tên khoa học và quản lý sâu hại của các cán bộ thuộc Viện KHLN VN và các chủ rừng. 9
- Bản đồ 1: Các tỉnh thành và các Trung tâm thuộc Viện KHLN VN được điều tra Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp vùng Đông Bắc bộ, Vĩnh Phúc Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ, Quảng Bình Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ, Quảng trị Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, Gia Lai Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp vùng Đông Nam bộ ntre, Dong Nai FSIV Regional Research Centres 10
- Kết quả điều tra – Cán bộ thuộc Viện KHLN VN Kinh nghiệm của các cán bộ Các câu hỏi điều tra ban đầu được thiết kế để thiết lập các mức độ về kinh nghiệm công tác trong ngành lâm nghiệp của các người được điều tra để đào tạo vấn đề sâu bệnh hại được cụ thể hơn. Mức độ kinh nghiệm về lâm nghiệp rất khác nhau, với những người được điều tra có kinh nghiệm công tác từ 9 tháng đến 34 năm. Có sự khác nhau khá rõ rệt về thời gian công tác của các cán bộ ở các trung tâm khác nhau: cụ thể các cán bộ thuộc Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới có thời gian công tác trung bình 18 năm (sai số ±2.7) so với 3,1 năm (sai số±0.3) đối với các cán bộ thuộc Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp Đông Nam bộ. Đa số các cán bộ đều chưa qua một kháo đào tạo chính thức nào về vấn đề sâu bệnh hại. Chỉ có 3 người đã tham dự khóa đào tạo về Côn trùng, Bệnh hại và Điều tra sâu bệnh hại rừng, và 1 người tham dự khóa đào tạo về điều tra sâu bệnh hại rừng. Tương tự đa số cán bộ chưa từng tiến hành cuộc điều tra nào về sâu bệnh hại (59%) hoặc ghi chép nguyên nhân gây hại gay ra bởi sâu bệnh hại (58%) (Phụ lục A). Khoảng một nửa cán bộ (45%) chưa từng hoặc rất hiếm khi được các chủ rừng hỏi về các lựa chon quản lý sâu bệnh hại rừng, chỉ có 5% được hỏi thường xuyên. Mực độ tự tin của các cán bộ (Phụ lụcA) Chúng tôi suy xét đến sự tự tin của các cán bộ nếu họ chọn câu trả lời 1 hoặc 2 trong 6 thang 6 câu trả lời, khi họ chọn câu trả lời 5 hoặc 6 có nghĩa là họ không chắc chắn lắm. Có đến 40% cán bộ được hỏi cảm thấy rất tự tin trong việc định danh một số loài sâu bệnh hại, 20% không chắc chắn về khả năng của họ. Không có sự liên quan rõ ràng nào giữa thời gian công tác và mức độ tự tin trong việc định danh tên khoa học các loài sâu hại (Biểu đồ 1) hoặc bệnh hại (Biểu đồ 2). Fig. 1: Average (se) duration of em ploym ent for different levels of confidence in identifying priority pest species 30 (1 highly confident - 6 highly unconfident) Employment duration 25 20 (yrs) 15 10 5 0 1 2 3 4 5 6 11
- Fig. 2: Average (se) duration of em ploym ent for different levels of confidence in identifying priority disease species Employment duration (yrs) 30 (1 highly confident - 6 highly unconfident) 25 20 15 10 5 0 1 2 3 4 5 6 Đa số các cán bộ (64%) biết nên gặp cơ quan chức năng nào để nhờ tư vấn về vấn đề sâu bệnh hại, tuy nhiên số ít cán bộ có thể tư vấn cho các chủ rừng về vấn đề sâu bệnh hại (34%). Không có sự liên quan rõ ràng nào giữa thời gian công tác và mức độ tự tin trong việc tư vấn cho các chủ rừng về quản lý sâu bệnh hại (Biểu đồ 3). Fig. 3: Average (se) duration of em ploym ent for different levels of confidence in advising on m anaging pest 25 problem s (1 highly confident - 6 highly unconfident) Employment duration (yrs) 20 15 10 5 0 1 2 3 4 5 6 Gần ½ các cán bộ được hỏi biết sẽ cần liên hệ với cơ quan nào để xin tư vấn nếu họ phát hiện một loài sinh vật ngoại lai xâm hại (48%). Có rất ít cán bộ biết cách thu thập và lưu giữ mẫu ssau hại (29%) hoặc bệnh hại (32%) để gửi đi giám định tên khoa học. Phân loại rừng trồng Các cán bộ được hỏi về vấn đề sâu bệnh hại 3 loại rừng trồng chính ở Việt Nam: Rừng trồng keo, bạch đàn và thông ở tất cả các huyện được điều tra (Bảng 1). Chúng tôi đã đưa ra 15 triệu chứng gây hại (8 triệu chứng do sâu gây hại và 7 triệu chứng do bệnh gây hại. Triệu chứng gây hại do sâu ăn lá được đề cập tới nhiều nhất có xuất hiện ở tất cả huyện được điều tra. Những hiện tượng gây hại khác như cuốn lá, đốm lá, mốc đen và mốc trắng cũng có thấy xuất hiện. Các huyện phía Đông bắc ghi nhận có nhiều vấn đề về sâu bệnh hại nhất, nhưng các huyện ở vùng Bắc Trung bộ có nhiều cán bộ nhận biết được các loài sâu bệnh hại nhất. 12
- Bảng 3: Kết quả điều tra các cán bộ thuộc Viện KHLN VN – Sâu bệnh hại Keo Bệnh phấn trắng Bệnh phấn hồng Bệnh bồ hóng Bọ cánh cứng Bệnh hại rễ Bệnh hại rễ Châu chấu Nấm bệnh Đục ngọn Đục thân Cuốn lá Xén tóc Gặm lá Đốm lá Địa điểm Mối Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới 5 1 5 2 6 3 1 Trung tâm Bắc Trung bộ 18 3 18 15 19 1 1 Trung tâm Đông Bắc bộ 8 1 5 7 0 1 2 1 1 1 Trung tâm Đông Nam bộ 8 18 8 11 1 Tổng cộng 39 20 13 2 6 28 23 20 3 1 1 11 1 1 2 Bạch đàn được trồng ở 3 vùng ngoại trừ vùng Đông Nam bộ (Bảng 2). Đã ghi nhận được 15 triệu chứng bị hại trong đó có 9 triệu chứng dô sâu hại, 5 triệu chứng do bệnh hại và 1 triệu chứng chưa rõ nguyên nhân (khô lá). Gặm lá, đục thân, đốm lá, loét và khô lá là những triệu chứng thường xuyên xuất hiện. Bảng 2: Kết quả điều tra các cán bộ thuộc Viện KHLN VN – Sâu bệnh hại Bạch đàn Bệnh phấn hồng Loét thân cành Bọ cánh cứng Bệnh do nấm Cuốn lá non Bệnh hại rễ Đục thân Quốn lá Xén tóc Gặm lá Đốm lá Khô lá Bọ xít Ong Địa điểm Mối Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới 5 10 3 2 1 1 1 Trung tâm Bắc Trung bộ 2 9 11 9 1 1 1 Trung tâm Đông Bắc bộ 6 2 2 2 2 2 1 1 3 Trung tâm 13
- Đông Nam bộ Tổng cộng 13 12 14 2 1 1 12 11 2 2 1 1 1 1 4 Thông được trồng ở 3 vùng ngoại trừ vùng Đông Nam bộ (Bảng 3). Đã ghi nhận được 8 triệu chứng bị hại trong đó có 3 triệu chứng dô sâu hại, 3 triệu chứng do bệnh hại và 2 triệu chứng chưa rõ nguyên nhân (khô lá và ong). Gặm lá và đục thân là những triệu chứng thường xuyên xuất hiện. Bảng 3: Kết quả điều tra các cán bộ thuộc Viện KHLN VN – Sâu bệnh hại Thông Bệnh hại rễ Đục ngọn Đục thân Gặm lá Đốm lá Khô lá Nấm Ong Địa điểm Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới 1 11 Trung tâm Bắc Trung bộ 19 12 1 2 2 Trung tâm Đông Bắc bộ 2 9 8 1 4 3 Trung tâm Đông Nam bộ Tổng cộng 22 32 1 2 10 1 4 3 14
- Có khoảng 10 loài cây khác được trồng ở các địa điểm khác nhau, mỗi loài cây đều có những vấn đề sâu bệnh hại khác nhau (Bảng 4). Mỗi địa điểm trồng các loài cây khác nhau, ngoại trừ cây Tếch (Tectona grandis) và Tre Bamboo (Bambusa) được trồng ở nhiều hơn một địa điểm. Bảng 4: Kết quả điều tra các cán bộ thuộc Viện KHLN VN – Một số loài sâu bệnh hại khác. Số liệu trong ngoặc đơn là số cán bộ được phỏng vấn. Cây chủ Trung tâm Trung tâm Đông Trung tâm Trung tâm (Tên thường gọi) Lâm nghiệp Nam bộ Đông Bắc bộ Bắc Trung bộ nhiệt đới Đục thân Quercus sp. (Sồi) Mối Xén tóc U bướu (2) Hopea odorata Gặm lá Anacardium Chích hút (4) Đục thân (2) occidentale (Điều) Đốm lá (2) Bệnh phấn trắng Bệnh phấn trắng (3) Hevea brasiliensis Đốm lá (2) (Cao su) Bệnh phấn hồng Gặm lá (2) Ăn lá Tectona grandis (Tếch) Đục ngọn (2) Cedrela odorata (Lát hoa) Đục thân Casuarina equistifolia Khô lá (2) (Coastal she-oak) Đục thân Khaya Ăn lá senegalensis (Dái ngựa) Cuốn lá Senna siamea (Kassod) Đục thân Đục thân Bambusa sp. (Tre) Khô lá (2) Đối với các cá nhân được phỏng vấn, không có sự liên hệ nào giữa thời gian công tác và số sâu bệnh hại (R2=0.0118) hoặc tỉ lệ số sâu bệnh hại họ có thể xác định được (R2=0.0013). Nhận biết các triệu chứng Ba cán bộ trả lời sai phần này và 14 phiếu điều tra bị loại trừ do trùng hợp với các phiếu điều tra khác ở cùng một địa điểm, tổng cộng có 63 phiếu điều tra. Phần lớn người được phỏng vấn (59%) xác định đúng được tất cả các triệu chứng bị hại, 24% xác định đúng được 50%. Các triệu chứng khó phân biệt với nhau nhất là loét thân cành và đục thân, u bướu và chích hút. 15
- Kết quả điều tra các chủ rừng Các chủ rừng có diện tích rừng từ 0,8-20 hecta với độ tuổi từ 1-24 năm. Tổng cộng có 24 nhóm cây đã được ghi nhận (Bảng 5). Khoảng 64% chủ rừng trồng 1 hoặc 2 loài cây, có khu rừng thậm chí có đến 7 loài cây. Nhìn chung, các chủ rừng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề sâu bệnh hại rừng. Hầu hết họ không quan tâm đến ảnh hưởng của sâu bệnh hại (69%) và rất ít chủ rừng thực sự quan tâm đến vấn đề này (11%). Thậm chí họ chưa bao giờ nhìn đến các biểu hiện gây hại trên cây rừng của họ (65%) và chưa bao giờ tiến hành điều tra sâu bệnh hại (81%) hoặc đánh giá mức độ bị hại do sâu bệnh gây ra (89%). Nhiều chủ rừng cho biết rừng của họ không có vấn đề gì về sâu bệnh hại (42%) và 63% số còn lại cho biết họ có thể xác định được tất cả các loài sâu bệnh hại xuất hiện. Nói chung, các chủ rừng không quan tâm đến việc nhận thêm các thông tin về sâu bệnh hại đang xuất hiện ở rừng trồng của họ, với 76% ít hoặc không quan tâm, chỉ có 6% quan tâm. Rất ít chủ rừng có ý định truyền đạt kinh nghiệm của họ đến các hộ xung quanh về những loài sâu bệnh hại nguy hiểm (2%) và chỉ có 9% quan tâm đến vấn đề này. Mặc dù thiếu quan tâm đến ảnh hưởng của sâu bệnh hại, các chủ rừng không biết phải liên lạc với cơ quan chức năng nào khi họ có vấn đề về sâu bệnh hại (62%) và thậm chí họ không biết phải làm gì khi gặp vấn đề này (82%). Bảng 5: Các nhóm loài cây ghi nhận được Acacia auriculiformis Eucalyptus spp. Acacia hybrid Eucalyptus camalduensis Acacia mangium Eucalyptus urophylla Acacia merkusii Hevea brasiliensis Acacia spp. Hopea odorata Anacardium occidentale Michelia mediocris Castanopsis sp. Peltophorum pterocarpus Cedrela odorata Pinus spp. Chukrasia tabularis Pinus caribaea Cinnamomum sp. Pinus kesiya Dipterocarpus sp. Pinus massoniana Erythrophleum fordii Pinus merkusii 16
- Phụ lục A – Điều tra cán bộ Viện KHLN VN - % số người trả lời từng câu hỏi (tổng số có 80 cán bộ được điều tra từ 4 trung tâm vùng) % số người trả lời Mỗi trƣờng hợp chỉ đƣợc đánh dấu 1 ô Anh/chị đã từng tiến hành đợt điều tra nào về sâu bệnh hại cây rừng chưa Anh/chị đã từng tiến hành đợt điều tra nào về mức độ hại của một loài sâu hoặc bệnh hại cụ thể nào chưa 17
- Những người trồng rừng đã bao giờ hỏi anh/chị về cách phòng trừ một loài sâu hoặc bệnh hại cụ thể nào chưa 18
- % số người trả lời Đánh dấu mức độ liên quan đến Không chắc Có Không từng trường hợp cụ thể chắn Tôi có thể nhận biết được các loài sâu hại chính trong vùng. Tôi có thể nhận biết được các loài bệnh hại chính trong vùng. Khi gặp vấn đề về sâu bệnh hại tôi biết có thể hỏi ai, cơ quan nào về cách phòng trừ. Tôi biết nên gửi các mẫu sâu hại tới ai, cơ quan nào để giám định tên khoa học. Tôi biết cách thu thập và lưu giữ mẫu sâu hại để gửi đi giám định tên khoa học. Tôi biết nên gửi các mẫu bệnh hại tới ai, cơ quan nào để giám định tên khoa học. Tôi biết cách thu thập và lưu giữ mẫu bệnh hại để gửi đi giám định tên khoa học. Tôi có thể hướng dẫn các chủ rừng, người trồng rừng cách phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng. Tôi biết sẽ phải liên lạc với ai, cơ quan nào nếu tìm thấy loài sâu bệnh hại ngoại lai đáng nghi ngờ. 19
- Phụ lục 2 – Trang thiết bị được trang bị cho các Trung tâm vùng phục vụ điều tra sâu bệnh hại rừng Phục vụ ngoài hiện trƣờng: Vợt côn trùng Kéo cắt cành Cưa cắt cành Kính lúp cầm tay GPS Pin và sạc pin (for GPS) Máy ảnh Sổ ghi chép Phiếu điều tra Kẹp giấy Bút chì Túi ni lông có khóa (cỡ vừa và nhỏ) Túi đựng mẫu bằng giấy Lọ nhựa – loại nhỏ (20-30ml), loại lớn(100-120ml) Cồn (70%) Giấy ghi nhãn mác Panh Bút phủ Bút chì kim Hộp nhựa đựng mẫu Ba lô Phục vụ trong phòng thí nghiệm Phục vụ làm mẫu côn trùng ( khoảng 20 hộp ghim côn trùng và lý lịch mẫu) Hộp lưu giữ côn trùng Kính lúp có đèn Nguồn tài liệu Carnegie, AI., SA Lawson, TE Smith, GS Pegg, C Stone and JM McDonald. 2008. Healthy hardwoods: a field guide to pests, diseases and nutritional disorders in subtropical hardwoods. Forest and Wood Products Australia, Victoria. 140pp. Interactive key to insect orders (http://www.qm.qld.gov.au/features/insects/identifying/) Mc Maugh, T. 2005. Guidelines for surveillance for plant pests in Asia and the Pacific. ACIAR Monograph No.119, 192pp. Old, KM, MJ Wingfield and ZQ Yuan. 2003. Manual of Diseases of Eucalypts in South-East Asia. CIFOR, Bogor, Indonesia. 100pp. Smithers, CN. 1982. Handbook of Insect Collecting: Collection, Preparation, Preservation and Storage. Newton Abot, 120pp. Stone, C, M Matsuki and A Carnegie. 2003. Pest and disease assessment in young eucalypt plantations: Field manual for using the Crown Damage Index, ed. Parsons, M. National Forest Inventory, Bureau of Rural Sciences, Canberra. 30pp. Upton, MS. 1991. Methods for collecting, preserving and studying insects and allied forms. AES Miscellaneous Publication No. 3, 4th ed. 86pp. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại công ty bia Việt Hà
15 p | 229 | 54
-
HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM GLUCONACETOBACTER DIAZOTROPHICUS VÀ VI KHUẨN HÒA TAN LÂN PSEUDOMONAS STUTZERI TRÊN CÂY MÍA ĐƯỜNG (SACCHARUM OFFICINALIS L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN TỈNH LONG AN
7 p | 173 | 36
-
TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty bia Việt Hà
18 p | 117 | 29
-
TUYỂN CHỌN VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM (CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN LÂN VÀ KALI) PHÂN LẬP TỪ VẬT LIỆU PHONG HÓA CỦA VÙNG NÚI ĐÁ HOA CƯƠNG TẠI NÚI CẤM, TỈNH AN GIANG
10 p | 152 | 23
-
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC-BÙN ĐÁY AO CÁ TRA NUÔI CÔNG NGHIỆP
10 p | 166 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xử lý và tái chế nước và chất thải rắn từ ao nuôi cá vùng đồng bằng sông Cửu Long để cải thiện đời sống và giảm ô nhiễm nước " MS2
11 p | 86 | 18
-
BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI VỖ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA TÔM CHÂN TRẮNG BỐ MẸ SẠCH BỆNH (Litopenaeus vannamei) "
6 p | 103 | 12
-
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN SỚM CHỬA NGOÀI TỬ CUNG
7 p | 76 | 10
-
BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG SPF NUÔI THƯƠNG PHẨM TRONG BỂ COMPOSIT TRONG NHÀ (Litopenaeus vannamei) "
7 p | 90 | 9
-
Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh trên một số lượng đạm bón khác nhau đến cây và đất trồng thuốc lá tại Lục Nam, Bắc Giang vụ xuân 2009
9 p | 133 | 8
-
BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG BỐ MẸ HẬU BỊ SẠCH BỆNH (LITOPENAEUS VANNAMEI) NUÔI TẠI CÁT BÀ - HẢI PHÒNG "
6 p | 112 | 7
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam ' MS6
14 p | 98 | 7
-
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT: ẢNH HƯỞNG CÁC LIỀU LƯỢNG ĐẠM (N) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THUỐC LÁ VÀNG COKER 176 TRỒNG TRÊN MỘT SỐ VÙNG KHÁC NHAU
5 p | 93 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam " MS5, MS7
19 p | 97 | 5
-
ĐẶC ĐIỂM THỦY LÝ, HÓA VÀ ĐỘNG VẬT ĐÁY TẠI RẠCH MÁI DẦM ĐOẠN CỤM CÔNG NGHIỆP PHÚ HỮU A, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG
12 p | 70 | 4
-
BÁO CÁO " XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĐẠM VÀ KALI BÓN THÍCH HỢP CHO LÚA XI23 TRONG VỤ XUÂN TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH "
10 p | 39 | 4
-
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIẢM ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA RONG CÂU (GRACILARIA TENUISTIPITATA) VÀ RONG SỤN (KAPAPHYCUS ALVAREZII)
8 p | 96 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn