intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam”

Chia sẻ: Hoang Long Binh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:79

888
lượt xem
442
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được hình thành dựa trên nhiều tài liệu tham khảo cùng với tư liệu của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở việt Nam, những đánh giá của một số chuyên gia về thực tế vấn đề xuất khẩu lao động đang diễn ra trong những năm gần đây. Đề tài cung cấp một số thông tin về quan điểm về xuất khẩu lao động, thực trạng và đặc biệt là một số biện pháp tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam”

  1. 2 Báo cáo Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam
  2. 3 Mục Lục Lời nói đầu ................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM............................................................................... 6 1.1 – Vai trò của xuất khẩu lao động. ..................................................... 6 1.1.1 – Khái niệm về xuất khẩu lao động. ........................................... 6 1.1.2 – Xuất khẩu lao động - những điểm tích cực và tiêu cực ............ 8 1.2 – Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Nam.......................... 14 1.2.1 – Kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở các nước. ....................... 15 1.2.2 – Vấn đề xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong thời gian qua. . 17 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM ....................................................................... 20 2.1 – Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam. ................................ 20 2.1.1 – Những thành tựu của xuất khẩu lao động trong những năm qua. .......................................................................................... 20 2.1.2 – Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam.............. 24 2.2 – Thị trường xuất khẩu lao động ..................................................... 41 2.2.1 - Thị trường truyền thống........................................................ 42 2.2.2 - Thị trường mới ...................................................................... 47 CHƯƠNG 3 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM............................................................................. 53 3.1 - Định hướng phát triển XKLĐ ....................................................... 53 3.1.1 - Quan điểm của Đảng và nhà nước ......................................... 53 3.1.2 - Mục tiêu trong những năm tới ............................................... 55 3.2 - Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác XKLĐ Ở VIỆT NAM. ................................................................................................... 60 3.2.1 - Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước ......................... 60 3.2.2 - Giải pháp đối với doanh nghiệp XKLĐ. ................................ 64 3.2.3 - Giải pháp đối với người lao động .......................................... 70 Kết luận................................................................................................... 74 Tài liệu tham khảo ................................................................................. 77
  3. 4 Lời nói đầu Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phục hồi của các nước bị khủng hoảng tài chính giai đoạn 1997 – 1998. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu vẫn còn tràn lan tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao động và việc làm, do đó di cư lao động quốc tế tiếp tục trở thành thành tố quan trọng trong thời gian tới. Nắm bắt được đặc điểm vận động của thị trường lao động quốc tế, trong thời gian qua Việt Nam đã đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể để mở rộng thêm một số thị trường lao động mới. Đặc biệt xuất khẩu lao động và chuyên gia được Đảng và nhà nước ta xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm được Quốc Hội đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là hướng phát triển kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập mở cửa, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nước. Xuất khẩu lao động đã góp phần xóa đói giảm nghèo và thu thêm ngoại tệ ( xấp xỉ 1.6tỷ USD/năm ) cho gần nửa triệu lao động, bao gồm cả lao động kỹ thuật và lao động giản đơn hiện đang ở 40 nước và vùng lãnh thổ. Trong những năm qua xuất khẩu lao động đã gia tăng mạnh và đã góp phần tích cực vào chiến lược giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. Tuy nhiên, yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với công việc trong các công xưởng, nhà máy. Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên tay nghề, trình độ còn hạn chế, gây khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước có nền kinh tế phát triển.Vậy chúng ta phải làm gì để cho lao động Việt Nam ngày càng đứng vững và khẳng định được thương hiệu trên thương trường lao động quốc tế. Để giải quyết tốt vấn đề trên không hề dễ dàng.Chúng ta đòi hỏi sự nhập cuộc của những nhà quản lý ,các doanh nghiệp cũng như những người lao động đang quan tâm tới XKLĐ…Trên cơ sở đó chúng tôi đi tới xây dựng đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam”. Đề tài được hình thành dựa trên nhiều tài liệu tham khảo cùng với tư liệu của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở việt Nam, những đánh giá của một số chuyên gia về thực tế vấn đề xuất khẩu lao động đang diễn ra trong những năm gần đây. Đề tài cung cấp một số thông tin
  4. 5 về quan điểm về xuất khẩu lao động, thực trạng và đặc biệt là một số biện pháp tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Với mục tiêu trên đề tài được xây dựng với các nội dung chính như sau: Chương 1 – Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Chương 2 – Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Chương 3 – Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
  5. 6 CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 1.1 – Vai trò của xuấ t khẩu lao động. 1.1.1 – Khái niệm về xuất khẩu lao động. Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế thị trường mở rộng, các dòng di chuyển lao động qua biên giới phức tạp và ngày càng mang đậm chất toàn cầu hóa. Theo cách đánh giá của tổ chức di dân quốc tế (IOM) có khoảng 185 triệu người,tức gần 3% dân số thế giới đang ở ngoài lãnh thổ quốc gia mình, trong số đố có 85 triệu người di chuyển vì mục đích làm việc (Theo tạp chí lao động và xã hội số 319). Tuy tất cả những người di chuyển qua biên giới để làm việc đều được coi là lao động, nhưng căn cứ vào danh nghĩa và tính chất thì việc di chuyển theo những con đường chính thức và hợp pháp có 3 dạng chính sau: Dạng thứ nhất là xuất khẩu lao động. Đây là dạng di chuyển lao động từ một nước này sang nước khác theo sự thu xếp chính thức giữa hai quốc gia để tham gia vào thị trường lao động ở nước đó căn cứ để quyết định số lao động, ngành nghề, thậm chí giới tính, độ tuổi... là từ nhu cầu từ thị trương lao động của các nước đến. Lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc... thuộc đối tượng này. Những người này làm việc có thời hạn và về nguyên tắc sẽ trở về nước sau khi hết hạn hợp đồng. Trong nhiều năm nữa, về cơ bản, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lao động chứ chưa là nước nhập khẩu lao động. Dạng thứ hai là di chuyển lao động tự do trong một thị trường lao động thống nhất của một khối nước. Để có được thị trường thống nhất thì cần phải có sự nhất thể hoá về không gian kinh tế giữa các nước. Quá trình nhất thể hóa này cần thực hiện qua 5 bước. Thứ nhất là các nước trong khối dành cho nhau ưu đãi thương mại, thứ hai là xây dựng một khu vực mậu dịch tự do, thứ ba là tiến hành liên minh hải quan, thứ tư là thành lập thị trường chung và cuối cùng là thành lập liên minh kinh tế. Hiện nay, EU là khối duy nhất đã đạt được mức độ nhất thể hóa kinh tế đến bước thứ tư là thành lập thị trường chung, nghĩa là tất cả các thị
  6. 7 trường bao gồm cả thị trường lao động của các nước thành viên đã trở thành thị trường chung, thống nhất, được điều chình bởi một hệ thống luật pháp chung áp dụng cho toàn khối. Di chuyển lao động dạng này chỉ có trong nội khối kinh tế nào đó, còn trong WTO không có cam kết nào liên quan tới dạng di chuyển lao động này. Như vậy, dù Việt Nam đã gia nhập WTO thì loại di chuyển theo kiểu này vẫn là tương lai xa. Dạng thứ ba là di chuyển thể nhân để thực hiện thương mại dịch vụ. Đây là một trong những cam kết bắt buộc khi gia nhập WTO, vấn đề không phải là có hay không có cam kết đối với loại di chuyển thể nhân mà là mức độ cam kết “mở” của ta là bao nhiêu và theo lộ trình nào? Đây chính là câu chuyện nóng nhất liên quan tới di chuyển lao động giữa ta và tây trong các năm tiếp theo. Vấn đề khó nhất có lẽ là làm thế nào phân biệt được ai là diện xuất khẩu lao động và ai là diện di chuyển thể nhân? Đó chính là công việc của những nhà làm chính sách. Một đối tượng được điều chỉnh bởi “luật chơi” về lao động còn đối tượng kia được điều chỉnh bởi “luật chơi” về thương mại. Hai đối tượng này không thể nhập làm một vì mục đích, tính chất, cương vị di chuyển qua biên giới quốc gia của họ là khác nhau, nên cũng không thể có một “luật chơi” chung cho cả hai đối tượng trên. Vì vậy khi bàn về xuất khẩu lao động cần lưu ý phân biệt hai hiện tượng di chuyển này. Quan điểm về xuất khẩu lao động ở những nước khác nhau cũng có những nét riêng. Với Việt Nam, xuất khẩu lao động xét về mặt kinh tế là một loại hình dịch vụ cung cấp loại hàng hóa đặc biệt đó là sức lao động. Nó chứa đựng đầy đủ tính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt đó là hoạt động của con người, tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Giá cả của sức lao động này phụ thuộc vào chất lượng của lao động trước hết là các yếu tố về trình độ chuyên môn, tay nghề được đào tạo, mức độ giao tiếp về ngôn ngữ, văn hóa, phẩm chất của cá nhân như tính cần cù, kỹ năng, tinh xảo, khéo léo...và khả năng hội nhập, giao lưu với các nền văn hóa, tôn giáo khác. Giá cả của sức lao động còn phụ thuộc vào nhu cầu của nước nhập khẩu lao động. Xuất khẩu lao động về mặt chính trị là tiến hành hợp tác góp phần hỗ trợ, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của nước nhập khẩu lao động. Khác với các loại hình hàng hóa dịch vụ khác,đối với người đi xuất
  7. 8 khẩu lao động, ngoài yếu tố cơ bản về phẩm chất cá nhân, trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, ngoại ngữ, thì khả năng hòa đồng cũng hết sức quan trọng để đảm bảo cho tương lai của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Bởi vậy, người lao động cần phải thực sự tôn trọng luật pháp và hòa hợp tốt với cộng đồng dân cư nước sở tại. Điều đó sẽ bảo đảm cho vị trí cá nhân được khẳng định, được quý mến, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc gia, góp phần củng cố, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, thân thiện cộng đồng quốc tế giữa hai nước. Xuất khẩu lao động là một hoạt động hết sức nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến con người. Cho nên vấn đề về xuất khẩu lao động cũng gây ra một số quan điểm bất đồng. Tùy theo những quan niệm và cách tiếp cận khác nhau mà những ý kiến đánh giá về vấn đề này cũng khác nhau. Ở đề tài này chúng tôi xem xét xuất khẩu lao động theo quan điểm “xuất khẩu lao động là một loại hình dịch vụ cung cấp loại hàng hoá đặc biệt đó là sức lao động. Nó chứa đựng đầy đủ tính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt đó là hoạt động của con người, tổng hoà các mối quan hệ xã hội” và xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm rất hữu hiệu, và là một nguồn để thu lượng ngoại tệ cho đất nước trong những thời gian tới. 1.1.2 – Xuất khẩu lao động - những điểm tích cực và tiêu cực Một trong những vấn đề thời sự sôi động và nóng bỏng nhất thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay trước hết phải kể đến vấn đề “xuất khẩu lao động” - vấn đề tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động ở nước ngoài. Từ cả thập niên nay, nhất là trong giai đoạn hiện nay: sau khi nhà nước ta mở cửa hội nhập vào đời sống kinh tế toàn cầu, Việt Nam chính thức được tiếp nhận vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), là thành viên khối ASEAN, hơn nữa lại được chính phủ Mỹ tuyên bố muốn tuyển chọn một số công nhân Việt Nam sang làm việc tại Mỹ, và được chính nhà nước khuyến khích nên vấn đề xuất khẩu lao động càng bùng nổ dữ dội hơn. Trong những ngày tháng này,tại nhiều thành phố trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, người ta không ngạc nhiên khi trông thấy hàng trăm thanh niên tuổi từ 19 đến 30 chen chúc trước các văn phòng dịch vụ trung gian “giới thiệu việc làm” mà nhiều nhất là làm việc ở nước ngoài tức là “xuất khẩu lao động”. Có không ít người phải ăn chực nằm
  8. 9 chờ suốt đêm hay từ sáng tinh mơ trước các văn phòng dịch vụ với hy vọng mình sẽ may mắn có được một công việc ở nước ngoài. Bởi hầu hết các thanh niên này đều mang trong mình một hoài bão, một mục đích là bằng mọi giá phải xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng hơn cha mẹ của mình. Bởi cảnh sống nông nghiệp truyền thống ở nông thôn làm nhiều mà được ăn ít, có khi còn không đủ ăn. Hơn nữa do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong nước nên đất canh tác cũng bị thu hẹp, thêm vào đó là các công ty lớn nhỏ đua nhau mở các cơ sở sản xuất kinh doanh mới nên người dân cũng đua nhau bán đất để kiếm ít vốn để ra thành phố lập nghiệp chứ không chịu cảnh “con trâu đi trước chiếc cày theo sau”. Còn những người ở thành thị cũng cảm thấy tương lai không được triển vọng hơn là bao nhiêu vì: đời sống thì giá cả ngày càng leo thang vùn vụt, đắt đỏ tốn kém đủ bề mà đi làm cho các công ty trong nước thì tiền công quá rẻ. Do đó, lối thoát tốt hơn là tìm cách để được xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài. Vì ai nấy đều tin rằng ở ngoại quốc lương thưởng dù có thấp đi chăng nữa thì cũng còn cao hơn ở trong nước. Chính vì vậy mà rất nhiều người đổ xô đến các trung tâm giới thiệu việc làm để mong có cơ hội được làm việc ở nước ngoài. Chúng ta sẽ xem xét một cách khách quan về vấn đề đã được nêu ở trên đó là vấn đề “xuất khẩu lao động” để xem xét đâu là những điểm tích cực và đâu là những điểm tích cực. Những điểm tích cực Về vấn đề này, chắc chắn chúng ta cũng đã nghe những ý kiến phê bình chống đối. Những ý kiến này cho rằng xuất khẩu lao động là một hình thức bắt dân mang thân đi làm nô lệ cho ngoại quốc. Tuy nhiên, những ý kiến này không phải là hoàn toàn chủ quan và thiếu cơ sở. Thật vậy, nhìn vào hiện tình đời sống của một số lao động Việt Nam ở các nước như: Indonesia, Malaisia, Thái lan, Libăng ... quá thiếu thốn về đủ mọi phương diện: thiếu sự chăm sóc sức khỏe, bị chèn ép, bị bóc lột, thậm chí có khi nhân vị và phẩm giá của họ còn bị những người chủ xúc phạm trắng trợn và không ít trường hợp xảy ra thật đáng thương tâm. Nhưng nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách khách quan và toàn diện hơn chúng ta sẽ thấy vấn đề xuất khẩu lao động là một diễn biến kinh tế rất bình thường, nên không những đúng, tích cực mà còn cần thiết nữa. Còn nếu chỉ dừng
  9. 10 lại ở chi tiết vấn đề thì chúng ta khó có thể tiến xa hơn được. Bất cứ quốc gia nào đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ một “nền kinh tế bao cấp” hay “kinh tế kế hoạch” độc đoán và cứng nhắc bước sang nền “kinh tế thị trường” tự do và linh động, từ nông nghiệp bước sang công nghiệp, từ cảnh “buôn thúng bán mẹt” bước sang thị trường “siêu thị”; từ thị trường bán lẻ bước sang thị trường tập trung... Do đó chúng ta không thể tránh khỏi thời gian loạng choạng và khủng hoảng buổi đầu như: thiếu vốn, thiếu nhân lực có năng lực chuyên môn, nhưng lại thặng dư quá nhiều nhân lực không có khă năng chuyên môn, phải đối mặt với những cạnh tranh khắt khe trên thương trường quốc tế, với các công ty nước ngoài mạnh về tài chính, giàu về chuyên môn và kinh nghiệm từ hình thức, mẫu mã cho đến chất lượng. Trong khi đó hoàn cảnh cụ thể của một đất nước đang trên đường hội nhập và phát triển như Việt Nam, với trên 80 triệu dân, mà quá bán là thuộc tầng lớp trẻ dưới 30 tuổi, thì việc tự đào tào và huấn nghiệp trong nước là hoàn toàn quá tải, nếu không nói là một điều bất khả thi. Bởi vậy, những câu hỏi khẩn trương được đặt ra là : Làm thế nào để tạo ra được nguồn vốn cho công cuộc phát triển kinh tế của nước nhà? Phải giải quyết công ăn việc làm cho hằng triệu người lao động, nhất là tầng lớp lao động trẻ ra sao? Làm thế nào để có thể học hỏi được những kỷ thuật chuyên môn của các nước bạn? Và làm thế nào để giúp cho đội ngũ công nhân trẻ có dịp tiếp cận, học hỏi được những kinh nghiệm về kỷ thuật của nước ngoài? v.v… Ðó là những bức xúc mà “xuất khẩu lao động” có thể nói được là một trong những cách giải quyết tạm thời. Trong công cuộc phát triển kinh tế, chúng ta cần đến sự trợ giúp kinh tế của nước ngoài, cần đến vốn liếng đầu tư của các công ty ngoại quốc, đó là vấn đề quan trọng và cần thiết. Nhưng một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng và cần thiết, đó là chính chúng ta cũng phải “tự túc tự cường” nữa, chứ không thể “ngồi chơi xơi nước” và chỉ “há miệng chờ sung” được. Nếu những ai đã từng sống ở các nước kỷ nghệ tân tiến, những nơi mà thời gian được coi là quý hơn vàng bạc mà phải chứng kiến cảnh trong các quán cà-phê và các quán nhậu ở Hà Nội, ở Saigon hay ở các thành phố khác trong nước, vào các buổi sáng, từ 8,9 giờ đến 10,11 giờ, tức giờ làm việc cao điểm, luôn luôn đầy ắp tầng lớp thanh niên ngồi đọc báo và tán gẫu, thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tư tưởng bi quan
  10. 11 cho một viễn tưởng kinh tế tiến bộ và phát triển. Chúng ta cần phải làm một cái gì đó,cần phải thay đổi thì mới mong nền kinh tế nước nhà có cơ may tiến lên được, hay ít ra bớt tụt hậu so với các nước phát triển. Trong những băn khoăn toan tính đó, phải kể đến việc “xuất khẩu lao động”. Và trước hết, ít ra cần phải tạm thời giải quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp của nước nhà, nhằm giảm bớt đi tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”, từ đó làm giảm thiểu những tệ nạn trong xã hội. Mặt khác, như đã nói trên,xuất khẩu lao động là một diễn biến kinh tế rất bình thường. Tại Châu Âu cũng đã từng xảy ra trước đây : Sau trân Thế chiến II, tuy nước Ðức bị thua trận và bị bom đạn đồng minh phá tan tành, nhưng nhờ chương trình viện trợ kinh tế Marchal của Hoa Kỳ, nhất là nhờ có tiềm năng kinh tế sẵn có, ý chí sắt đá của người dân và có được các nhà lãnh đạo tài ba và liêm khiết, mà điển hình nhất là : thủ tướng Konrad Adenauer, bộ trưởng kinh tế Ludwig Erhard, v.v…, những người đã “làm phép lạ kinh tế” tại Ðức, và vì thế hàng triệu nhân công từ các nước nghèo khác như Ý, Tân Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ xô vào Ðức kiếm công ăn việc làm. Và dĩ nhiên hoàn cảnh sống cụ thể xưa kia của những công nhân ngoại kiều này không hề may mắn hơn. Tuy thiếu thốn vất vả, nhưng so với tình trạng đói khổ ở quê hương họ lúc bấy giờ, cảnh sống “ăn nhờ ở đậu” tại Ðức vẫn tốt hơn gấp bội. Họ cũng đóng góp một phần rất lớn vào nền kinh tế thịnh vượng nước Ðức cũng như nền kinh tế phồn thịnh của quê hương họ mà chúng ta chứng kiến ngày nay. Giữa hai lựa chọn- hoặc ở nhà để nhìn cả gia đình và quê hương đói khổ hay đi làm kinh tế ở nước ngoài dù cơ cực, vất vả, nhưng ít nhất còn có chút điều kiện để cải thiện được phần nào đời sống gia đình, và qua đó phát triển nền kinh tế quê hương - đương nhiên chúng ta sẽ chọn cái có lợi hơn. Ðể chờ một ngày không xa sau đó, khi nền kinh tế ở trong nước đã ổn định và tiến cao, bấy giờ lực lượng lao động không cần phải xuất khẩu nữa. Những điểm tiêu cực Tuy nhiên, nếu việc tổ chức và khuyến khích phong trào “xuất khẩu lao động” chỉ hoàn toàn nhắm tới mục đích duy nhất là muốn tẩy “của nợ” thất nghiệp và thu nhập số ngoại tệ khổng lồ cụ thể trước mắt do những người Việt Nam đi lao động hàng tháng hay hàng năm gửi về trong nước, qua thuế lợi tức họ
  11. 12 đóng cho nhà nước hay số tiền họ gửi về tiếp tế cho gia đình mà thôi, thì chúng ta sẽ vấp phải những sai lầm nghiêm trọng. Nếu xác định rõ “xuất khẩu lao động” là một việc làm quan trọng, cần thiết và rất hữu ích, thì có thể nói rằng đó không còn là một phong trào tùy tiện nữa, mà phải coi đó là một quốc sách. Nói cách khác, vấn đề phải được nhà nước và các bộ ngành của nhà nước công khai đưa ra bàn thảo, phân tích và đặt thành kế hoạch hẳn hoi. Và chính các cơ quan nhà nước phải đứng ra điều hợp vấn đề một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn và công bằng, ngay trong khâu tuyển chọn người cho xuất khẩu cho tới việc chăm sóc lo lắng cho các công nhân trong suốt thời gian lao động ở nước ngoài, nhất là bênh vực cho người công nhân trước những áp bức, chèn ép và bóc lột sức lao động một cách bất công từ phía các chủ nhân ở nước sở tại, để người công nhân có thể vui vẻ, khõe mạnh và an tâm làm việc. Ðó là điều mà hiện tại chúng ta hầu như chưa thực hiện. Thật vậy, qua hoàn cảnh sống và làm việc thực tiễn của người lao động Việt Nam hiện nay ở nước ngoài, người ta có cảm giác là những cơ sở dịch vụ làm môi giới việc làm - ở trong cũng như ngoài nước - chỉ là những cơ sở “đưa con bỏ chợ”; nói cách khác, họ chỉ nhắm tới cái lợi vật chất trước mắt cho chính họ - từ việc thu lệ phí, tiền bồi dưỡng, tiền thế chân của người lao động, tiền thuế người lao động phải đóng; nguyên tiền bồi dưỡng và thế chân có người đã phải trả tới cả chục ngàn USD - chứ số phận người lao động ở ngoại quốc trong suốt thời gian làm việc ra sao, họ không cần quan tâm. Vì thế, những người được xuất khẩu lao động muốn sống là họ phải dựa vào nhau, chứ họ không còn biết nương nhờ vào ai được nữa. Họ cảm thấy bị bỏ rơi. Nếu như thế thì việc cho xuất khẩu lao động là một việc làm hoàn toàn tiêu cực và vô trách nhiệm. Mỗi người công nhân xuất khẩu lao động là một nhân vị với đầy đủ nhân phẩm và mọi giá trị mà “Thượng Ðế” đã ban cho họ, nên chẳng những bất khả xâm phạm mà còn đòi chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ nữa! Vã lại họ còn là những người công dân, những người đồng bào của chúng ta. Vì thế, không ai có quyền lợi dụng sức lao động của người khác nói chung và của những người anh em đồng bào mình nói riêng, để trục lợi, để thu vén lợi ích cho riêng mình. Nhất là thái độ vô trách nhiệm “sống chết mặc bay” hiện nay của một số cơ quan, ban ngành liên hệ đối với tầng lớp công nhân được gửi đi lao động ở nước ngoài là một điều
  12. 13 không thể chấp nhận được. Sau cùng, nếu như đã nói trên là chúng ta xuất khẩu lao động không chỉ nhắm tới số lợi tức bằng ngoại tế do các công nhân chúng ta mang lại như là mục đích chính, nhưng là nhắm tới việc phát huy sự hiểu biết và các tài năng của người công nhân – theo kinh nghiệm: “đi một ngày đàng học một tràng khôn”, cũng như việc đào tạo những công nhân có được kinh nghiệm về kỹ thuật tân tiến, có tay nghề cao cho tương lai của nền kinh tế nước nhà, thì chúng ta chỉ nên gửi các công nhân đi làm việc tại các công ty và các cơ sở kỹ nghệ chuyên môn. Còn những công nhân nữ đi xuất khẩu chỉ để “giúp việc nhà” trong các tư gia thì nên hạn chế và dần dần xóa bỏ, vì thực tế cụ thể chứng mình cho thấy rằng đó là một vấn đề quá phức tạp và nhạy cảm: phẩm giá của những người công nhân nữ đó thường bị xúc phạm nặng nề. Nhưng vì hoàn cảnh éo le “tiến thoái lưỡng nam” nên họ đành “chịu đấm ăn xôi” một cách tủi nhục. Ở đây, chúng ta cũng không nên bỏ qua một điểm quan trọng khác nữa, đó là theo cách thực hành hiện nay, thì một khi các công nhân đã được tuyển cho xuất khẩu thì khi đã tới nơi, người ta thu tất cả các giấy tờ tùy thân của họ, cốt tránh cảnh xé lẻ bỏ ra ngoài làm riêng và như thế nhà nước có thể quản lý được số lợi tức ngoại tệ do các công nhân mang lại, chứ không để bị tẩu tán đi, và tránh được cảnh vừa mất người vừa mất của. Ðây cũng là một chiến lược đúng đắn, không ai phủ nhận được. Thêm vào đó, hành động như thế sẽ tránh cho những người công nhân trẻ khi làm việc tại các nước Hồi Giáo không bị thâm nhiễm những ý thức hệ quá khích, và tại các nước Âu Mỹ không bị lây nhiễm những cách sống phóng đãng của một số lớn các thanh thiếu niên tại đây, hầu cho sau này nước nhà không phải gánh chịu những hậu họa nạn khủng bố như trường hợp của các nước Thái Lan, Phi Luật Tân, v.v… hiện nay. Tuy nhiên, người ta cũng không vì thế mà biến các công nhân thành những “tù nhân kinh tế” hay những bộ phận sản xuất thuần túy được. Trái lại, người ta phải tôn trọng nhân phẩm của họ và đối xử với họ một cách hợp lý.
  13. 14 1.2 – Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Na m. Theo giáo sư Trần Văn Thọ Đại Học Waseda, Tokyo: “...Một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của các nước này không mấy sáng sủa trên vũ đài thế giới…” Trong thời đại toàn cầu hóa, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biển. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, nhưng lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Tuy nhiên, khác hẳn với sự di chuyển của lao động trí thức đã có từ trước, xuất và nhập khẩu lao động giản đơn hay lao động chân tay là hiện tượng tương đối mới. Vấn đề này cũng phức tạp, không thể xét ở khía cạnh thuần kinh tế. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần suy nghĩ như thế nào về vấn đề xuất khẩu lao động? XKLĐ là việc làm phù hợp với xu thế của thời đại. Philippines là quốc gia có 10% lao động làm việc ở nước ngoài, đã có đóng góp đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng có phần khác với VN, họ không xuất khẩu Thực tập sinh (TTS), mà là những lao động có tay nghề. Hơn hai năm trước, Liên hiệp Các doanh nghiệp lớn Nhật Bản (Nippon Keidanren) đã đề nghị chính phủ cho phép sử dụng hợp pháp người lao động nước ngoài, song chưa có phản hồi. Theo dự kiến: Luật Lao động cho người nước ngoài, kể cả luật nhập cư, sẽ được Chính phủ Nhật quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới. Lâu nay, người Nhật có cuộc sống đầy đủ, chưa ý thức được việc thiếu lao động. Mặt khác, họ không muốn có nền văn hóa khác xen vào làm xáo trộn xã hội Nhật. Nhưng trước xu thế toàn cầu hóa, họ sẽ thấy cần tạo ra xã hội đa văn hóa mới phát triển được. Nếu không, lao động nước ngoài sẽ đến các thị trường EU, Bắc Mỹ; trong khi Nhật Bản tiếp tục đối diện với nguy cơ thiếu lao động. Tháng 6-2006, “Project Team cấp thứ trưởng về vấn đề người lao động nước ngoài” đã đề ra chính sách nhận người nước ngoài. Về cơ bản, những người có chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao hoặc y tế xã hội và những du học sinh được khuyến khích ở lại làm việc. Lao động phổ thông thì khó được nhận vào.
  14. 15 Từ những nội dung cơ bản này, Việt Nam cần hoạch định chính sách phù hợp để XKLĐ vào thị trường Nhật Bản một cách căn cơ hơn. 1.2.1 – Kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở các nước. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hiện nay ở châu Á có 54 triệu lao động xuất khẩu và lực lượng này đang góp phần giảm bớt tình trạng đói nghèo ở các nước trong khu vực, vì vậy các chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và làm việc cho họ. Trong báo cáo thường niên công bố ngày 2/4, ADB cho biết trong năm 2007 các lao động xuất khẩu ở châu Á đã gửi về quê nhà 108,1 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng lượng tiền này trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của ADB, các quy định ở châu Á đối với lực lượng lao động xuất khẩu vẫn khá chặt chẽ, các chính phủ trong khu vực cần tăng cường hợp tác để mở rộng thị trường lao động, quản lý luồng lao động và giảm thiểu phí tổn cho lao động xuất khẩu (Theo báo điện tử - Thời báo kinh tế ngày 13/04/2008). Hiện những điểm đến đang rất hấp dẫn đối với lao động xuất khẩu châu Á, đặc biệt từ Đông Nam Á, là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Những nước cần nhập khẩu lao động có hai loại: một là những nước dân số ít mà giàu tài nguyên như ở Trung Đông, ở đây thiếu lao động trong các ngành xây dựng, dịch vụ, nhất là dịch vụ tại tư gia; hai là những nước đã phát triển, kể cả những nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia. Trong nhóm thứ hai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển sang nước ngoài đầu tư trực tiếp, những ngành có hàm lượng lao động giản đơn cao. Tuy nhiên, tại những nước công nghiệp mới, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô khá lớn nên không thể chuyển hết ra nước ngoài. Thêm vào đó, trong những ngành đang phát triển mạnh tại những nước này, nhiều công đoạn còn dùng lao động giản đơn nên nhu cầu nhập khẩu lao động tăng. Tại những nước phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật... nhu cầu lao động tăng trong ngành xây dựng, dịch vụ ẩm thực, dịch vụ săn sóc người cao tuổi, một số nước cần lao động trong nông nghiệp. Ở đây, cần lưu ý một điểm là tại các nước đã phát triển không phải là không còn tồn tại lao động giản đơn. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ số người mới ở trình độ giáo dục cưỡng bách. Tuy nhiên vì tiền lương nói chung đã tăng
  15. 16 cao theo mức sống của xã hội, các xí nghiệp có khuynh hướng thuê mướn lao động nước ngoài để giảm chi phí. Mặt khác, lao động bản xứ có xu hướng tránh những loại công việc mà môi trường lao động không tốt dễ gặp tai nạn, như ở các công trình xây dựng. Tại Nhật 3 loại công việc mà tiếng Nhật gọi là 3k, phải nhập khẩu lao động nước ngoài vì không thuê mướn được lao động bản xứ : nguy hiểm (kiken), môi trường làm việc không sạch sẽ (kitanai) và điều kiện lao động khắc nghiệt (kitsui) như nóng bức, ngột ngạt. Về khía cạnh các nước xuất khẩu lao động, nói chung đây là những nước kém phát triển hoặc phát triển với tốc độ chậm mà không ưu tiên đầy mạnh các ngành dùng nhiều lao động. Cho đến nay, những nước xuất khẩu lao động vừa nhiều về số lượng lao động vừa có tỷ lệ cao trong tổng dân số của nước đó là Lebanon, EL Salvador, Columbia, Pakistan và Philipin. Riêng Philipin hiện nay có khoảng 8 triệu người làm việc ở nước ngoài, bằng khoảng 10% dân số nước này. Hằng năm ngoại hối do lao động xuất khẩu gửi về qua đường chính thức khoảng 10 tỉ USD, xấp xỉ 10% GDP. Nhìn chung có thể thấy một số đặc điểm cơ bản liên quan đến những nước xuất khẩu lao động và đặc điểm lao động xuất khẩu là: Thứ nhất, lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển nhất là các nước công nghiệp mới thông thường làm việc trong môi trường khó khăn, quyền lợi của ngưòi lao động dễ bị xâm phạm nếu việc xuất khẩu lao động không được tổ chức chu đáo, không có sự cam kết của xí nghiệp dùng lao động và sự giám sát của các cơ quan nước sở tại. Thứ hai, vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa của ngưòi đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiên văn hóa xã hội nước ngoài. Không ít người thất vọng với hoàn cảnh sống và làm việc ở nơi đất khách quê người, và có nhiều trường hợp phạm pháp xảy ra, gây ra hình ảnh xấu cho nước xuất khẩu lao động. Ngoài ra, cùng với điểm thứ nhất, lao động có trình độ văn hóa thấp thường dễ bị bóc lột tại xứ người. Thứ ba, nước xuất khẩu lao động hầu hết là những nước không thật thành công trong các chiến lược phát triển kinh tế. Với trình độ văn hóa thấp, người dân nước này không khỏi lo âu khi rời xa xứ sở ra nước ngoài làm việc. Tại Á châu,
  16. 17 ngay cả việc rời khỏi nông thôn để ra thành thị đối với họ cũng không phải là sự lựa chọn dễ dàng. Thành ra, nếu trong nước có công ăn việc làm thì ít người muốn tham gia xuất khẩu lao động. Thứ tư, cho đến nay, trong những nước xuất khẩu lao động chưa thấy nước nào đưa vấn đề này vào trong chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đó lao động được đưa đi sẽ bảo đảm rèn luyện được tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được sẽ được dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập công nghệ tư bản...và có kế hoạch giảm bớt xuất khẩu lao động trong tương lai. Chỉ thấy có trường hợp (như Malasia đã làm 20 năm trước) tích cực đưa thực tập sinh sang tu nghiệp ngắn hạn tại các nước tiên tiến để sau đó về làm với năng suất cao hơn tại các nhà máy hoặc cơ sở kinh tế khác, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển chung. Nhưng thực tập sinh khác về chất với vấn đề xuất khẩu lao động.XKLĐ là việc làm phù hợp với xu thế của thời đại. Philippines là quốc gia có 10% lao động làm việc ở nước ngoài, đã có đóng góp đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng có phần khác với VN, họ không xuất khẩu TTS, mà là những lao động có tay nghề. 1.2.2 – Vấn đề x uất k hẩ u lao động ở Việt Nam trong thời gian qua. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động. Nước ta đã hợp tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm 1980. Trong thời kỳ từ năm 1980 đến 1990, hợp tác lao động của nước ta chủ yếu thông qua các Hiệp định Chính phủ với Liên Xô (trước đây), một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và một số nước ở Trung Đông. Trong giai đoạn này, hợp tác lao động được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước do các cơ quan Nhà nước tổ chức thực hiện. Từ năm 1991 đến nay, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện theo cơ chế thị trường, Nhà nước chủ yếu làm chức năng quản lý, mở thị trường, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng và trực tiếp đưa, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài. Quy định hiện hành của pháp luật về xuất khẩu lao động, ngoài tám điều trong Bộ luật Lao động, chủ yếu được quy định trong các Nghị định của Chính phủ.Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân
  17. 18 Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài; bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài; khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài. Không kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á, Nhất là Malaisia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa ra nước ngoài. Hiện nay có xấp xỉ 500.000lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 nước và lãnh thổ, trong đó riêng tại Malaisia có hơn 100.000 người, chiếm khoảng 10% tổng số lao động nhập khẩu của nước này. Từ những phân tích ở trên ta cũng hiểu được phần nào vấn đề này. Cùng với hiện tượng ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài chỉ vì mục đích giải quyết khó khăn về kinh tế, biến việc xuất khẩu lao động trở thành vấn đề bức xúc của xã hội ta, xúc phạm lòng tự trọng của người Việt. Đặc biệt xuất khẩu lao động ồ ạt làm cho hình ảnh của Việt Nam trên thế giới không mấy sáng sủa. Tổn thất này có bù đắp được bởi mấy tỉ USD ngoại hối hay không? Trong nước đang bàn về dự thảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đã được thông qua vào cuối năm 2006. Việc tổ chức có hệ thống này hy vọng sẽ cải thiện tốt hơn tình hình xuất khẩu lao động hiện nay. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, xuất khẩu lao động có thể cải thiện đáng kể đời sống của người lao động, mang lại nguồn ngoại tệ đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dó đó xuất khẩu lao động là một biện pháp hữu hiệu trong hoàn cảnh hiện nay và trong thời gian tới. Tuy nhiên có những người bất đồng quan điểm đã lên tiếng phê bình và chống đối
  18. 19 không phải là vô căn cứ. Vì vậy chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng phải làm thế nào để hạn chế bớt những điểm tiêu cực của xuất khẩu lao động thì nó phải nhằm tới mục đích thật rõ ràng như: Mục đích gần: Giải quyết công ăn việc làm cho tầng lớp công nhân trẻ; tránh đi cho họ cảnh “nhàn cư vi bất thiện”, không bị rơi vào các tệ nạn xã hội; và nhất là thu về cho ngân sách nhà nước một số ngoại tệ to lớn mà nhà nước đang cần để giao dịch thương mại với ngoại quốc. Mục đích xa: Trong khi làm việc ở ngoại quốc, các công nhân Việt Nam có dịp tiếp cận và học hỏi được các kỹ thuật, chuyên môn của nước bạn. Như thế, dưới một hình thức nào đó, các công nhân xuất khẩu lao động hiện nay cũng có thể gọi là “du học sinh” và do đó là một tiềm năng đầy triển vọng trong việc xây dựng nền kinh tế nước nhà sau này. Người ta không được phép quên rằng mỗi người công nhân là một nhân vị có đầy đủ phẩm giá thiêng liêng, cao cả mà tạo hóa đã ban cho họ, nên không bất cứ ai có quyền coi họ như những bộ phận thuần túy kinh tế nhất là lợi dụng sức lao động của họ để trục lợi riêng. Trái lại, các cơ quan và ban ngành liên quan có bổn phận phải săn sóc, chăm lo đời sống cụ thể của người công nhân xuất khẩu về vật chất cũng như tinh thần, nhất là bảo vệ và bênh vực cho họ trước sự đàn áp và bóc lột của các chủ nhân cũng như những công chức thoái hóa của các nước sở tại. Được như vậy các ban ngành và các giới chức liên quan mới tránh cho người công nhân xuất khẩu lao động cái mặc cảm “một cổ hai tròng” và cảnh “làm tôi hai chủ”, chủ nhân của nước sở tại và các giới chức Việt Nam phụ trách họ. Và có được như thế thì phong trào “xuất khẩu lao đông” mới có đầy đủ lý hữu và có ý nghĩa đích thực của nó, tránh được những suy nghĩ tiêu cực về vấn đề này.
  19. 20 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 2.1 – Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 2.1.1 – Những thành tựu của xuất khẩu lao động trong những năm qua. Đối với một nước dân số vào khoảng 84 triệu dân, với trên một nữa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại nguồn thu nhập cho đất nước. Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện cho người lao động học hỏi được những kinh nghiệm làm việc trong nền công nghiệp, nâng cao tay nghề và tác phong làm việc cho người lao động... Những người này, với những kinh nghiệm học hỏi được cùng với số vốn mà họ tích lũy được sau khi hoàn thành hợp đồng sẽ trở về quê hương đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, xuất khẩu lao động là một hình thức đang được Đảng và nhà nước rất quan tâm. Trong mấy năm gần đây, số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng lên rõ rệt về cả chất lượng và số lượng. Theo báo cáo của Bộ lao động - thương binh và xã hội với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình xuất khẩu lao động từ năm 2003 đến hết tháng 06/2005, cả nước đã đưa được trên 173.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Và cho đên thời điểm này nước ta có hơn 400.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với tổng thu nhập hàng năm khoảng 1.5tỷ USD. Báo cáo khẳng định công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia trong những năm qua đã góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động, chủ yếu ở nông thôn và người nghèo. (Theo thời báo kinh tế Việt Nam 22/02/2007). Năm 2006, xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã tiếp tục được giữ vững, ổn định các thị trường truyền thống, mở thêm được các thị trường mới. Kết quả xuất khẩu lao động và chuyên gia cả
  20. 21 nước đạt 78.855 người, bằng 105,1% kế hoạch, vượt 12% so với năm 2005. Riêng 9 tháng đầu năm 2007, cả nước đưa được 62760 lao động sang nước ngoài, đạt 78.5% kế hoạch cả năm. Trong đó đông nhất là Malaysia với 21313 người, thứ hai là thị trường Đài Loan với 16554 người, tiếp đó là Hàn Quốc với 8536 người, Quatar 4350 người, Nhật Bản là 3047 người, Macao là 1631 người và các thị trường khác là 7032 người. Nếu năm 1995 nước ta mới có 29vạn lao động làm việc ở tại 15nước thì đến nay đạt gần 60vạn lao động làm việc ở trên 40nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay, lao động Việt Nam đang làm việc chủ yếu ở các thị trường: Malaysia trên 100.000 người, thu nhập bình quân 2-3triệu đồng/tháng, một số nghề thu nhập 5-7triệu đồng/tháng; Đài Loan có trên 90.000 người thu nhập 300-500 USD/tháng; Hàn Quốc có trên 30.000 người, thu nhập bình quân khoảng 900-1000 USD/tháng; Nhật Bản khoảng 19.000 tu nghiệp sinh với thu nhập bình quân trên 1000USD/tháng. Ngoài ra, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất có khoảng 3000 lao động và tại Quatar co trên 7000 người. Chúng ta đang bắt đầu đầu tư vào kế hoạch đưa lao động sang các thị trường mới như Cộng hòa Sec, Úc, Bruney, Macao, Nga, Canada...Hàng năm, số lao động làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước một lượng ngoại tệ khoảng 1.6 tỷ USD, đó là con số khá đáng kể. Đặc biệt cho đến hết năm 2007, xuất khẩu lao động chúng ta đã hoàn thành vượt mức kế hoạch là đã đưa được trên 85.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, người lao động gửi về 1.7tỷ USD. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Theo thông tin từ Hiệp Hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (trang thông tin điện tử - Bộ lao động - Thương binh và xã hội ngày 20/2/2008), trong năm 2007, Hiệp hội biểu dương 19 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó công ty AIC đã xuất khẩu trên 5.000 lao động, còn lại các công ty khác đã đưa được hơn 1.000 lao động / năm như các công ty TRAENCO, công ty TTLC…Đạt được kết quả trên, những công ty này, trong năm phải vượt qua rất nhiều khó khăn như thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, nguồn tuyển lao động khan hiếm, đã góp phần cùng 150 doanh nghiệp xuất khẩu lao động của cả nước đưa được hơn 85 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong năm 2007, Trung tâm Lao động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2