intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Năng suất lao dộng

Chia sẻ: Phạm Hoài Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

665
lượt xem
209
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là hiệu quả hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động được đo bằng sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc trong lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Năng suất lao dộng

  1. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kinh Tế & Quản lý Nguồn nhân lực Giảng viên: TS Nguyễn Vĩnh Giang – phó trưởng bộ môn Kinh Tế Nguồn Nhân Lực Bài làm: Năng suất lao động Các thành viên trong nhóm thuyết trình gồm: Phạm Hoài Nam - CQ 501762 Nguyễn Mạnh Đạt - CQ 500500 Bùi Công Kiên - CQ 503348 Trần Thanh Phong - CQ 502025 - CQ 502954 Đào Thanh Tú
  2. MỤC LỤC I. Khái niệm, ý nghĩa tăng năng suất lao động. .............. 2 1.Năng suất lao động. ................................................................................................ 2 2.Tăng năng suất lao động......................................................................................... 4 3.Phân biệt khái niêm năng suất lao động và cường độ lao động. ........................... 5 4. Ý nghĩa tăng năng suất lao động. .......................................................................... 6 II. Các chỉ tiêu tăng năng suất lao động .......................... 6 1. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật : .............................................. 6 III. Các nhân tố và điều kiện nâng cao năng suất lao động ................................................................................. 10 IV. Khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động. 14 I. Khái niệm, ý nghĩa tăng năng suất lao động. 1.Năng suất lao động. Là hiệu quả hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động được đo bằng sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc trong lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nói đến năng suất lao động là nói đến kết quả hoạt động sản xuất của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Theo C.Mác: Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Để hiểu được định nghĩa của C.Mác ta phải lam rõ các khái niệm sau:
  3. - Sức sản xuất: là toàn bộ thể lực và trí lực của thân thể một con người trong nhân cách sinh động của con người được sử dụng vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Sức sản xuất thể hiện qua quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra các của cải vật chất thõa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. - Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có một mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp và kết quả riêng. Ví dụ: người nông dân tiêu hao sức lao động của mình dưới hình thức là làm ruộng , sử dụng công cụ cày bừa, liềm hái tác động lên ruông đất để tạo ra ngô khoai sắn. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định, các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động của xã hội. Lao đông cụ thể trong bất kỳ xã hội đi nữa đều là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là sự tất yếu vĩnh viễn. Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người. - Lao động cụ thể có ích: là quá trính con người tác động vào giới tự nhiên và phải tạo ra sản phẩm có ích để đáp ứng đ ược các nhu cầu của con người. Từ khái niệm của năng suất lao động, ta có thể biểu diễn công thức chung để tính năng suất lao đông: W = Q/T hoặc t = T/Q Trong đó: W: Năng suất lao động. Q: Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
  4. T: Tổng thời gian lao động hao phí. t: Lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm 2.Tăng năng suất lao động. Là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa sao cho lượng lao động ít nhất mà lại sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Điều đó có nghĩa là trong cùng một thời gian làm ra được nhiều sản phẩm hơn, hay làm ra một sản phẩm với hao phí lao động ít hơn do đó giá trị hàng hóa giảm đi. Nói chung sức lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ ngắn hơn và khối lượng lao động kết tinh trong vật phẩm đó càng nhỏ thì giá trị của vật phẩm sẽ càng ít. Theo C.Mác: giá trị hàng hòa được quy định bởi tổng thời gian lao động, lao động quá khứ và lao động sống, đã nhập vào hàng hóa đó. - Lao động sống: là sự hoạt động trực tiếp của sức lao động, sự tiêu hao thể lực và trí lực có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ có ích trong quá trình lao động. Kết quả hoạt động của lao động sống được phân thành: lao động cần thiết tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân người lao động và lao động thặng dư tạo ra của cải tăng thêm. Lao động sống là nguồn duy nhất tạo ra giá trị mới(gồm sức lao động và giá trị thặng dư) và cũng nhờ nó mà giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn và chuyển hóa thành hàng hóa. - Lao động quá khứ: là lao động kết tinh trong sản phẩm, trong tư liệu sản xuất, hay vật phẩm tiêu dùng. Khi quá trình lao động được tiến hành nhất thiết phải dùng tư liệu sản xuất tức là phải có sử dụng thời gian của lao động quá khứ. Trong sản xuất hàng hóa, lao động kết tinh trong tư liệu sản
  5. xuất được chuyển hóa thánh sản phẩm mới, còn lao động quá khứ kết tinh trong đối tượng lao động được chuyển hóa toàn bộ, lao động quá khứ kết tinh trong tư liệu lao động thì được chuyển hóa theo mức độ hao mòn của tư liệu lao động. Do đó năng suất lao động tăng lên biểu hiệu ở chỗ phần lao động sống thì giảm còn lao động quá khứ tăng lên. Lao động sống giảm đi nhiều hơn là lao động quá khứ tăng lên. 3.Phân biệt khái niêm năng suất lao động và cường độ lao động. Năng suất lao động và cường độ có mối quan hệ với nhau đều là yếu tố tăng sản phẩm xã hội. Cường độ lao động là mức độ khẩn trương về lao động. Trong cùng một thời gian, mức hao phí về năng lượng bắp thịt, thần kinh của con người càng nhiều thì cường độ lao động càng lớn. C.Mác gọi cường độ lao động là khối lượng lao động lao động bị ép vào một đơn vị thời gian. Tăng cường độ lao động có nghĩa là tăng thêm chi phí lao động trong một đơn vị thời gian, nâng cao mức độ khẩn trương của lao động làm cho của cải vật chất sản xuất ra 1 đơn vị thời gian tăng thêm nhưng không làm thay đổi giá trị của 1 đơn vị sản phẩm vì chi phí lao động cũng tăng lên tương ứng. + Điểm khác giữa Năng suất lao động và Cường độ lao động. - Tăng năng suất lao động sẽ dẫn tới giảm giá trị của 1đơn vị hàng hóa còn tăng cường độ lao động không làm thay đổi giá trị của một đơn vị hàng hóa.
  6. - Tăng năng suất lao động là sự thay đổi về cách thức lao động, làm giảm nhẹ lao động, còn tăng cường độ lao động chỉ đơn thuần là tăng lượng lao động chi phí. - Tăng năng suất lao động không làm suy kiệt sức lao động còn tăng cường độ lao động quá mức(vượt quá cường độ lao động trung b ình của xã hội) sẽ dẫn tới suy kiệt sức lao động và bệnh nghề nghiệp. 4. Ý nghĩa tăng năng suất lao động. - Tăng năng suất lao động là con đường tăng tổng sản phẩm xã hội không có giới hạn, con đường làm giàu cho mỗi quốc gia và từng thành viên trong xã hội. Để tăng tổng sản phẩm xã hội có 2 cách: tăng thời gian lao động hoặc tiết kiệm chi phí lao động cho 1 đơn vị sản phẩm( tăng năng suất lao động). Việc tăng thời gian lao động có giới hạn về tâm lý, sinh lý và các điều kiện kinh tế khác. Con đường tăng năng suất lao động là vô hạn vì nó phụ thuộc vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mà tiến bộ đó được thực tiễn chứng minh là vô hạn. Do đó, tăng năng suất lao động không phải là một hiện tượng kinh tế thông thường mà là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái kinh tế xã hội. - Năng suất lao động tăng lên tạo cơ hội giảm thời gian hao phí lao động vào quá trình sản xuất vật chất, làm tăng khả năng thõa mãn nhu cầu về tinh thần, tạo cơ hội cho con người phát triển toàn diện. - Năng suất lao động tăng là cơ sở vật chất cho mọi tiến bộ của xã hội. II. Các chỉ tiêu tăng năng suất lao động Có 3 loại chỉ tiêu tính năng suất lao động là: 1. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật : Q Công thức :
  7. W= T với W là năng suất lao động tính bằng hiện vật Q là sản lượng tính bằng hiện vật (tấn,tạ ,yến,m…) T tổng thời gian hao phí để sản xuất sản lượng Q (có thể là giờ,ngày,người…) Ưu điểm : phản ánh chính xác kết quả lao động trong tổ chức ,phương pháp đánh giá đơn giản ,chính xác khi xem xét các sản phẩm giống nhau. Nhược điểm : Chỉ áp dụng đánh giá sản phẩm đã hoàn chỉnh và giống nhau,không áp dụng so sánh nhưng người sản xuất những sản phẩm khác nhau. Khắc phục : dùng chỉ tiêu hiện vật quy ước :chọn 1 sản phẩm làm đơn vị đo lường chung rồi quy đổi các sản phẩm khác ra theo sản phẩm đó. Sản phẩm dung quy đổi phải được xem xét kĩ các đặc điểm về trọng lượng,khối lượng,công suất…và thuận lợi cho việc tính toán. 1. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị : Công thức : Q W= T Với : W là năng suất lao động tính bằng giá trị (tiền) Q là sản lượng tính bằng giá trị (doanh thu,giá trị sản lượng…) T là tổng thời gian hao phí để sản xuất ra giá trị Q Ưu điểm : có thể dùng tính chung cho tất cả các loại sản phẩm khác nhau.
  8. phạm vi sử dụng rộng rãi,có thể áp dụng tính năng suất lao động giữa các ngành nghề…nó khắc phục đựoc nhược điểm của cách tính năng suất lao động bằng hiện vật. Nhược điểm: chịu ảnh hưởng của biến động giá cả,không khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu ( doanh nghiệp càng dung nguyên vật liệu đắt tiền hoặc càng hoang phí ng vật liệu thì năng suất càng cao. Khắc phục: sử dụng hệ số hao phí lao động theo công thức: Iw1 = Iw * H ld với : Iw1 là hệ số năng suất lao động sau khi loại trừ ảnh hưởng Iw là hệ số năng suất lao động trước khi loại trừ ảnh huởng Hld là hệ số lao động 1. Chỉ số năng suất lao động tính bằng thời gian lao động ( lượng lao động) Công thức : T t= Q với : t là lượng lao động hao phí cho 1 sản phẩm T là tổng thời gian hao phí Q là sản lượng (hiện vật,giá trị…) t đựoc tính bằng tổng tất cả thời gian lao động của các b ước công viêc để tạo ra sản phẩm Ưu điểm: phản ánh chính xác và cụ thể mức tiết kiệm hao phí thời gian lao động để sản xuất ra sản phẩm
  9. Nhược điểm : tính toán khá phức tạp,không thể dung làm chi tiêu tổng hợp cho một ngành hay một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm khác nhau Ta có mô hình biểu diễn các chỉ tiêu tính toán năng suất lao động Giá trị sản lợi nhuận Doanh thu lượng sản lượng Giá trị sản phẩm sản xuất Năng suất lao động Hao phí lao động hiện tại(phản ánh Thay đổi (phản ánh tất cả khối lượng nguồn nguồn tham gia hoạt được sử dụng trong động) thời kì nhất định) một loại nguồn Chỉ tiêu bộ phận một số loại nguồn chỉ tiêu nhiều yếu tố tất cả các nguồn chỉ tiêu chung
  10. III. Các nhân tố và điều kiện nâng cao năng suất lao động Năng suất lao động chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố làm tăng, có nhân tố làm giảm năng suất lao động. Ngoài các nhân tố kinh tế xã hội, nó còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tất cả các nhân tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới năng suât lao động. Trong một tổ chức cá nhân có thể chia các nhân tố ảnh hưởng ra nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên trong bao gồm trình độ trang thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp, hiệu quả của sự thay đổi công nghệ, trang bị năng lượng cho lao động, tổ chức lao động và sản xuất, sự tác động của hệ thống kích thích lao động, đào tạo cán bộ và nâng cao trình độ lành nghề, hoàn thiện cơ cấu cán bộ… Các nhân tố bên ngoài bao gồm sự thay đổi mẫu mã sản phẩm và chi phí lao động liên quan đến nó theo đơn đặt hàng của nhà nước hay cung cầu trên thị trường; mức độ hiệp tác giữa các tổ chức, điều kiện tự nhiên… Theo nội dung và bản chất của năng suất lao động, tất cả các nhân tố đựơc chia theo 3 nhóm cơ bản: Nhân tố vật chất kỹ thuật được gắn chặt với trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ, hoàn thiện công cụ và tư liệu lao động. Nhân tố tổ chức sản xuất, tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, bao gồm yếu tố kinh tế xã hội gắn liền với cơ cấu lao động, trình độ lành nghề, điều kiện lao động, chế độ sở hữu, c ường độ lao động, hiệu quả kích thích
  11. lao động và sự quan tâm tới kết quả sản xuất cuối cùng, tức là tất cả liên quan con người và quan hệ của con người với lao động. Các nhân tố gắn liền với điều kiện tự nhiên Do việc phân loại các yếu tố thế nào chăng nữa, bao giờ cũng làm giảm được các chi phí về thời gian lao động dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sự áp dụng những thành tựu của chúng vào sản xuất thường được xem như là nhân tố chủ đạo. Các nhân tố vật chất kỹ thuật làm tăng năng suất lao động phụ thuộc vào việc nâng cao trang thiết bị kỹ thuật, năng lượng cho lao động trên cơ sở phát triển những tiến bộ kỹ thuật. phương hướng chủ yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật là cơ khí hoá, tự động hoá và nâng cao công suất máy móc thiết bị. công việc trang bị năng lượng cho lao động, điện khí hoá; hoá học hoá sản xuất trong mỗi ngành công nghiệp và nông nghiệp sẽ tạo ra công nghệ mới, làm giảm chi phí lao động sống, tiết kiệm các nguồn vật chất; chuyên môn hoá máy móc và thiết bị, … Kết quả của sự tác động các nhân tố vật chất kỹ thuật là năng suất lao động tăng lên và lượng lao động giảm xuống thấp. tốc độ tăng năng suất lao động được tính theo công thức: Trong đó: W: % tăng năng suất lao động. Lct: % giảm hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm Tốc độ tăng năng suất lao động theo nhân tố tổ chức lao động và tổ chức sản xuất có thể tính toán riêng cho từng tổ chức, từng ngành và toàn bộ
  12. nền kinh tế quốc dân. việc nâng cao năng suất lao động trong ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý các doanh nghiệp theo lãnh thổ, tổ chức màng lưới giao thông trong nước cũng như nước ngoài, việc chuyên môn hoá và hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật, năng lượng, sửa chữa… Việc nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá trong mối quan hệ với sự phát triển thị trường, chuẩn bị điều kiện tổ chức kỹ thuật cho sản xuất, áp dụng đồng thời tiến bộ kỹ thuật, mô hình hoá… Là nhiệm vụ quan trọng nhất cho việc hoàn thiện tổ chức sản xuất. tổ chức lao động chiếm vị chí đặc biệt trong các nhân tố tổ chức, gắn chặt với tổ chức sản xuất; bao gồm các nội dung, như phân công và hiệp tác lao động chặt chẽ giữa các loại nhóm lao động khác nhau và giũă những người sử dụng riêng biệt; tổ chức trang bị nơi làm việc; hoàn thiện các điều kiện tâm lý; đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ; nghiên cứu và xây dựng hệ thống và áp dụng các phưong pháp lao động tiên tiến; tổ chức thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học; củng cố kỷ luật trong lao động sản xuất; hiện đại hoá các trang thiết bị sản xuất tự động và bán tự động. tất cả phương hướng này đều liên quan đến tổ chức lao động khoa học. các nhân tố tổ chức nói chung và tổ chức lao động khoa học nói riêng đều tác động tới tăng giảm thời gian lao động. tổ chức sẽ rút gắn thời gian làm việc hay tiết kiệm thời gian, trên cơ sở đó năng suất lao động sẽ được nâng cao. Mức độ sử dụng giờ công và ngày công trong tháng hay trong năm cũng có ảnh hưởng tới năng suất lao động. việc tính toán khả năng nâng cao năng suất lao động do giảm tổn thất thời gian làm việc được biểu diễn theo công thức sau:
  13. hay trong đó: W: % nâng cao NSLĐ do giảm tổn thất thời gian làm việc T1: quỹ thời gian làm việc có được sau khi thực hiện các biện pháp tổ chức tính cho một công nhân T0: quỹ thời gian làm việc trước khi thực hiện các giải pháp Tnl: % thời gian làm việc còn lại theo kế hoạch Ttt: % hao phí thực tế thời gian làm việc trước khi thực hiện các giải pháp. Chiếm vị trí quan trọng trong nhân tố tổ chức là nhân tố hoàn thiện cơ cấu lao động, trong đó nâng cao tỷ trọng công nhân chính sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động bình quân của một ngưòi làm việc. công thức tính như sau: Trong đó: CN1 và CN0 là tỷ trọng (%) công nhân sản xuất trong tổng số cán bộ công nhân viên kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo. Các nhân tố kinh tế xã hội quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lao động bao gồm:  Mức độ đảm bảo lợi ích vật chất về tinh thần của cá nhân và tập thể  Trình độ lành nghề của công nhân, chất lượng đào tạo và trình độ văn hoá kỹ thuật lao động
  14.  Sự thay đổi hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất  Các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước  Môi trường kinh doanh và pháp luật trong nước  Mức độ ổn định kinh tế - chính trị trên thế giới và sự hợp tác kinh tế giữa các nước và môi trường đầu tư quốc tế… Các tài liệu khoa học và kinh tế hiện nay phân chia các nhân tố năng suất làm 3 nhóm. tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng hơn cách phân loại truyền thống, bổ sung thêm các nhân tố liên quan đến lao động quá khứ, như sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng Sử dụng tiết kiệm và hợp lý các yếu tố vật chất đầu vào, tăng tỉ lệ khấu hao đều làm tăng năng suất lao động xã hội. IV. Khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động. Khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động là những khả năng còn ẩn dấu trong từng con người hoặc trong từng bộ phận sản suất chưa được phát hiện và đưa vào sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động. Các khả năng tiềm tàng gắn chặt với các nhân tố nâng cao năng suất lao động., chúng đươc xem là như nguồn dự trữ và được thể hiện khi sử dụng chúng trong tương lai. Hiện nay có một số cách phân loại khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động như sau: Thứ nhất, phân theo hai nhóm lớn là nhóm khả năng tiềm tàng nâng cao trình độ sử dụng lao động sống (sức lao động) và nhóm khả năng tiềm
  15. tàng trong việc sử dụng có hiệu quả hơn lao động vật hoá (vốn cố định và vốn lưu động). Nhóm thứ nhất liên quan đến cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động, cơ cấu cán bộ, hoàn thiện tổ chức lao động bảo đảm lợi ích vật chất tinh thần cho công nhân theo kết quả lao động. Nhóm thứ hai bao gồm việc sử dụng hợp lý hơn các điều kiện vật chất ( máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng, …). Trong nhóm này còn bao gồm cả hao phí thời gian không lam việc và chi phí không sản suất của lao động. Hao phí thời gian không làm việc là thời gian ngừng máy hoặc nghỉ tự do trong ca làm việc. Thứ hai, theo thời gian sử dụng, người ta chia khả năng tiềm tàng trước mắt và khả năng tiềm tàng tương lai. Khả năng tiềm tàng trước mắt bao gồm việc thực hiện sự thay đổi thực tế quá trình công nghệ nhưng không bổ sung vốn, còn khả năng tiềm tàng tương lai đòi hỏi cải tiến sản suất , trang bị công cụ hoàn thiện hơn , hao phí vốn và thời gian đáng kể cho việc đào tạo công nhân. Theo vị trí ảnh hưởng và sử dụng, khả năng tiềm tàng chia ra là khả năng trong doanh nghiệp, khả năng trong ngành và khả năng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Mức năng suất lao động như đã nói, được xác định bằng số lượng sản phẩm được sản suất ra trong một đơn vị thời gian . Điều đó có nghĩa là khối lượng sản phẩm được sản suất ra tỷ lệ thuận với với tổng lượng thời gian hao phí để sản suất ra chúng và tỷ lệ nghịch với hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Nếu tăng quỹ thời gian làm việc do nâng cao trình độ tổ chức quản lý thì năng suất lao động sẽ được nâng cao, còn nếu tăng thời gian làm việc do giảm chi phí lao động do áp dụng tiết bị kĩ thuật mới, hoàn thiện
  16. công nghệ, tổ chức sản suất thì năng suất lao động cũng được nâng cao, nhưng đó mới là con đường lâu dài cơ bản nhất cần hướng tới. Việc sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian làm việc có thể đạt dược bằng hai cách, hoặc giảm tổn thất thời gian làm việc hoặc hoàn thiện cơ cấu cán bộ theo hướng nâng cao tỷ trọng công nhân chính trong tổng số người làm việc. Để khai thác khả năng tiềm tàng cần phân tích mức và sự biến động của mức NSLĐ trong từng bộ phận hoặc theo loại công việc trong thời kì hiện tại hay kì dự báo bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiện tại với kế hoạch , trong đó cần luận chứng rõ các nhiệm vụ, tính toán đầy đủ các đặc điểm và điều kiện sản suất trong kì kế hoạch. Ngoài ra, trong quá trình phân tích cần đánh giá hao phí lao động để sản suất ra các sản phẩm chủ yếu hoặc các công việc cơ bản: Hao phí lao động để sản suất ra một sản phẩm i theo kế hoạch hoặc thực tế chia cho tổng hao phí lao động để sản suất ra nó. Hao phí lao động có thể tính riêng cho từng loại sản phẩm hoặc tính chung cho tất cả các sản phẩm ( kế hoạch sản suất sản phẩm). Hao phí lao động được đo lường hoặc bằng giờ - mức (hoặc ngày công) theo kế hoạch hoặc giờ ( ngày) thực tế hao phí. Sự khác nhau giữa chúng được xác định ở mức độ hoàn thành mức. Ví dụ, nếu hao phí lao động theo định mức 180 ngàn giờ và thực tế là 150 ngàn giờ thì điều đó có nghĩa là thực hiện mức trung bình là 120% (=18000/15000* 100). Mức tăng NSLĐ do giảm lượng lao động có thể xác định trực tiếp theo tỷ lệ của mỗi nhóm công nhân hoặc theo sự tiết kiệm sức lao động. NSLĐ và giảm lượng lao động co tỷ lệ nghịch với nhau và được thông qua công thức sau: W= 100*L/(100-L) và L=100*W/(100+W) trong đó W: % tăng năng suất lao động do giảm lượng lao động
  17. L: % giảm lượng lao động do nâng cao năng suất lao động Việc tính toán số lao động tiết kiệm được thực hiện bằng cách so sánh chi phí lao động trong việc thực hiện loại công việc nào đó (hoặc hoàn thành sản phẩm nào đó) trước và sau khi áp dụng những biện pháp hạ thấp chi phí. Mức tiết kiệm lao động được xác định theo công thức. TK = (TLĐ / QLĐ*k) * M Trong đó: TK Số lao động tiết kiệm được do các nhân tố TLĐ: Số giờ tiết kiệm được của từng công việc hoặc sản phẩm QLĐ: Quỹ thời gian làm việc bình quân của công nhân trong năm (giờ) K: Hệ số hoàn thành mức M: Tổng số công việc hoặc sản phẩm Ví dụ, Thực hiện một công việc A giảm 40 phút nhờ thực hiện các biện pháp kỹ thuật tổ chức, có 10.000 công việc A như vậy trong năm, quỹ thời gian làm việc bình quân trong năm là 1800 giờ; % hoàn thành mức là 120.Số người tiết kiệm được là: TK = (40*10000 / 1800*1,2*60) = 3 người Việc tiết kiệm lao động do kết quả các biện pháp không phải được áp dụng từ đầu năm thì có thể tính theo công thức: TK = (Ttt – Tkh)*M*B Trong đó: Ttt: hao phí thời gian của khối lượng công việc được khảo sát thực tế Tkh: hao phí thời gian của khối lượng công việc theo kế hoạch M: Khối lượng công việc (sản phẩm) trong năm kế hoạch. B: hệ số thời gian áp dụng biện pháp kỹ thuật
  18. Ví dụ: Nếu Ttt và Tkh tương ứng là 3 và 2,5 giờ, M là 4000, thời gian áp dụng biện pháp từ 1/5 thì: TK = ( 3 – 2,5) x 4000 x 8/12 = 1330 giờ người Trong trường hợp lao động thủ công, cơ khí hoá lao động v.v…, việc tiết kiệm số lượng công nhân được xác định bằng cách so sánh trực tiếp số lượng công nhân trước và sau khi cơ khí hoá công việc theo công thức sau: TK = (1 – Mkh/Mcs)*100% Hay TK = Mcs – Mkh Trong đó: Mcs và Mkh là số công nhân trước và sau khi cơ khí hoá công việc: Trong việc khai thác khả năng tiềm tàng tăng năng suất cao lao động việc giảm bớt hao phí lao động của từng người công nhận được đặc biệt quân tâm. Để phát triển các khả năng tăng năng suất lao động do khắc phục tổn thất thời gian làm việc của họ cần tiến hành chop ảnh và tự chop ảnh ngày làm việc, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để khắc phục chúng. Ngoài ra, thông qua phân tích, so sánh quỹ thời gian làm việc thực tế so với kế hoạch, tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự khác biệt giữa chúng cũng có thể pháp hiện ra các khả năng giảm tổn thất thời gian đề tăng năng suất lao động chẳng hạn, trong tổng thời gian nghỉ của công nhân có thời gian nghỉ ốm đau chiếm tỷ trọng lớn. Phải tìm hiểu nguyên nhân ố m đau và để xuất các giải pháp để hạn chế thông qua kiểm tra chế độ làm việc nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh v. v … Việc tăng quỹ thời gian làm việc nhờ rút ngắn thời gian vắng mặt do ốm đau sẽ làm tăng năng suất lao động. Trong khi phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc cần so sánh sự buiến động của mức sản lượng của công nhân. Thông qua so sánh mức sản lượng ngày với mức sản lượng giờ hoặc mức sản lượng năm với mức
  19. san lượng ngày cũng có thể thấy được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong ngày và trong năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0