intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Ảnh hưởng của 03 mức bón phân lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cỏ voi lai (VA06) trên vùng đất phèn tại Trà Vinh

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của báo cáo này là nghiên cứu những kỹ thuật, biện pháp nhằm áp dụng rộng rãi trên địa bàn Trà Vinh cũng như giải quyết cấp bách về thức ăn cho đàn bò nuôi tại Trại Chăn nuôi thuộc Bộ Môn Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Ảnh hưởng của 03 mức bón phân lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cỏ voi lai (VA06) trên vùng đất phèn tại Trà Vinh

  1. QT6.2/KHCN1-BM17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ISO 9001 : 2008 BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA 03 MỨC BÓN PHÂN LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CỎ VOI LAI (VA06) TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN TẠI TRÀ VINH Chủ nhiệm đề tài: KS. HỒ QUỐC ĐẠT Chức danh: Giảng viên Đơn vị: Bộ Môn Chăn nuôi Thú y, Khoa NN – TS, ĐHTV Đồng chủ nhiệm đề tài: ThS. LÂM QUỐC NAM Chức danh: Giảng viên Đơn vị: Trung tâm CRCS, Trường Đại học Trà Vinh Trà Vinh, ngày 17 tháng 07 năm 2016
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ISO 9001 : 2008 BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA 03 MỨC BÓN PHÂN LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CỎ VOI LAI (VA06) TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN TẠI TRÀ VINH Xác nhận của cơ quan chủ quản Chủ nhiệm đề tài Hồ Quốc Đạt Trà Vinh, ngày 17 tháng 07 năm 2016
  3. TÓM TẮT Cây cỏ voi (Pennisetum purpureum) là loài cỏ nhiệt đới có năng suất cao. Mục tiêu của thí nghiệm là đánh giá ảnh hưởng của các mức độ phân bón khác nhau, HH1 (Ure 150 kg/ha – Lân 250 kg/ha – Kali 100 kg/ha), HH2 (Ure 250kg/ha – Lân 500kg/ha – Kali 200kg/ha) và HH3 (Ure 350kg/ha – Lân 750kg/ha – Kali 300kg/ha) đến các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và thành phần dinh dưỡng của cây cỏ voi tại vùng đất nhiễm phèn Trà Vinh. Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein thô được xác định sau năm lần thu cắt bao gồm: lần cắt 1 (60 ngày sau gieo); lần cắt 2, 3, 4 và5 (45 ngày sau mỗi lần cắt). Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tăng lượng phân bón từ HH1 đến HH3 đã góp phần làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của cây cỏ voi đáp ứng nhu cầu chăn nuôi đang phát triển mạnh hiện nay. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi không chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố phân bón. Do đó, công thức phân HH3 được khuyến cáo dùng để bón cho cây cỏ voi. Từ khóa: thức ăn gia súc, phân bón, cỏ voi, năng suất, sinh trưởng, đất phèn i
  4. ABSTRACT Elephant grass (Pennisetum purpureum) is a perennial tropical species with high biomass production. In this study, a field experiment was carried out to evaluate the effects of three fertilizer formulas on the growth, yield and nutritious values of elephant grass in aluminium land in Tra Vinh province. The three fertilizer formulas, HH1, HH2 and HH3,had different N-P-K levels, 150 – 250– 100 kg/ha, 250 – 500 – 200 kg/ha and 350 – 750 – 300 kg/ha, respectively. Yield by fresh weight, dry weight and crude protein as well as growth parameters were determined at five cuttings: the first cutting (60 days after sowing), the second, third forth and fifth cuttings (45 days interval between cuttings). The results showed that the increase of fertilizer level from HH1 to HH3 was strongly correlated with the increase of the yield and the growth of P.purpureum to meet the demand of the animal husbandry development. However, nutritious parameters such as dry matter, total minerals, crude protein and crude fiber were not affected by the levels of fertilizer. Overall, the 350-750-300 kg/ha of N-P-K was recommended for P. Purpureum cultivation in Tra Vinh. Key words: cattle feed, fertilizer, Pennisetum purpureum, yield, growth, alminiumland ii
  5. MỤC LỤC Trang TÓM TẮT ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH SÁCH CHỮ VIÊT TẮT .................................................................................. iv DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................. 2 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài............................................................................................... 2 a. Đại cương về cỏ hòa thảo .......................................................................................... 3 b. Đặc điểm của cỏ voi .................................................................................................. 4 c. Chuẩn bị đất ............................................................................................................... 4 d. Giống .......................................................................................................................... 5 e. Cách trồng .................................................................................................................. 5 f. Chăm sóc..................................................................................................................... 6 g. Thu hoạch ................................................................................................................... 6 h. Thành phần dinh dưỡng ............................................................................................. 6 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................... 7 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .............................................................................. 9 3. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................... 10 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ....................................................10 4.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................10 4.2. Quy mô nghiên cứu................................................................................................... 10 4.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10 4.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................................. 10 4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 11 4.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 12 a. Phương pháp xác định hàm lượng vật chất khô (DM) ........................................12 b. Xác định hàm lượng khoáng tổng số (Ash) .........................................................12 c. Phương pháp xác định hàm lượng protein thô (CP) ............................................13 d. Phương pháp xác định hàm lượng chất xơ (CF)..................................................14 4.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................14 PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................... 15 Chương 1: Đặc tính sinh trưởng (cm) ........................................................................ 15 1.1. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều cao cây cỏ voi (cm) ....................................... 15 iii
  6. 1.2. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều dài thân chính cỏ voi (cm) ............................. 16 1.3. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều cao thảm cây cỏ voi (cm) ............................... 18 1.4. Ảnh hưởng của phân hóa học đến số chồi/bụi cây cỏ voi (chồi) ................................... 19 1.5. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều dài lá cỏ voi (cm) ........................................... 21 1.6. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều rộng lá cỏ voi (cm) ......................................... 22 Chương 2: Năng suất cỏ voi lai VA06 (tấn/ha) ........................................................... 24 1.1. Ảnh hưởng phân hóa học đến năng suất xanh (tấn/ha)................................................... 24 1.2. Ảnh hưởng phân hóa học đến năng suất khô (tấn/ha) .................................................... 25 1.3. Ảnh hưởng phân hóa học đến năng suất Protein (tấn/ha) ............................................... 26 Chương 3: Thành phần hóa học (%)........................................................................... 28 3.1. Ảnh hưởng phân hóa học đến thành phần hóa học cây cỏ voi ........................... 28 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 29 1. Kết quả đề tài và thảo luận ........................................................................................... 29 1.1. Chiều cao cây cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) ................................................... 29 1.2. Chiều cao thân chính cây cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) ................................. 30 1.3. Chiều cao thảm cây cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) .......................................... 31 1.4. Số chồi cây cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (chồi) ..................................................... 31 1.5. Chiều dài lá cây cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) ................................................ 32 1.6. Chiều rộng lá cây cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) ............................................. 33 1.7. Năng suất chất xanh (tấn/ha) ........................................................................................... 33 1.8. Năng suất chất khô (tấn/ha) ............................................................................................. 34 1.9. Năng suất Protein thô (tấn/ha) ......................................................................................... 35 1.10. Thành phần hóa học (TPHH) cỏ voi (%) ........................................................................ 36 1.11. Quy trình bón phân và chăm sóc cỏ voi lai (VA06) trên vùng đất phèn Trà Vinh........ 37 2. Kiến nghị ......................................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 39 iv
  7. DANH SÁCH CHỮ VIÊT TẮT ----oOo---- ADF (Acide detergent fiber): Xơ trung tính NDF (Neutral detergent fiber): Xơ acid Ash: Khoáng tổng số CP (Crude protein): Prôtein thô CF (Crude Fibre): Xơ thô DM (Dry Matter): Vật chất khô NSCX: Năng suất chất xanh NSCK: Năng suất chất khô NSCP: Năng suất Protein thô TPHH: Thành phần hóa học v
  8. DANHMỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1: Bảng đo kết quả đo pH của các nghiệm thức 3 Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của cây cỏ voi (Mtengetiet al, 2006) 7 Bảng 3: Thành phần hóa học của cỏ voi (FAO, 2009) 7 Bảng 4: Ảnh hưởng phân hóa học đến chiều cao cây cỏ voi (cm) 17 Bảng 5: Ảnh hưởng phân hóa học đến chiều dài thân chính (cm) 17 Bảng 6: Ảnh hưởng phân hóa học đến chiều cao thảm (cm) 18 Bảng 7: Ảnh hưởng phân hóa học đến số chồi (chồi/ bụi) 19 Bảng 8: Ảnh hưởng phân hóa học đến chiều dài lá cây cỏ voi (cm) 21 Bảng 9: Ảnh hưởng phân hóa học đến chiều rộng lá (cm) 22 Bảng 10: Ảnh hưởng phân hóa học đến năng suất xanh (tấn/ha) 24 Bảng 11: Ảnh hưởng phân hóa học đến năng suất chất khô (tấn/ha) 25 Bảng 12: Ảnh hưởng phân hóa học đến năng suất protein (tấn/ha) 26 Bảng 13: Ảnh hưởng của phân hóa học đến TPHH của cỏ voi (%) 28 Bảng 14: Chiều cao cây cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) 29 Bảng 15: Chiều cao thân chính cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) 30 Bảng 16: Chiều cao thảm cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) 30 Bảng 17: Số chồi/bụi cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (chồi/bụi) 31 Bảng 18: Chiều dài lá cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) 32 Bảng 19: Chiều rộng lá cỏ voi ở các thời điểm khác nhau (cm) 33 Bảng 20: Năng suất chất xanh cỏ voi tại các đợt thu hoạch (tấn/ ha) 33 Bảng 21: Năng suất chất khô cỏ voi tại các đợt thu hoạch (tấn/ ha) 34 Bảng 22: Năng suất Protein cỏ voi tại các đợt thu hoạch (tấn/ ha) 35 Bảng 23: Thành phần hóa học của cây cỏ voi: DM, CP, Ash, CF (%) 36 Bảng 24: Quy trình bón phân cỏ voi lai (VA06) trên vùng đất phèn 37 vi
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Tên các biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh Trang Hình 1: Chuẩn bị đất 5 Hình 2: Cách trồng cỏ voi bằng hom 6 Hình 3: Cỏ voi ươm 10 ngày tuổi trước khi gieo trồng 10 Hình 4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 11 Hình 5: Sơ đồ xác định hàm lượng vật chất khô (DM) 12 Hình 6: Sơ đồ xác định hàm lượng khoáng (Ash) 12 Hình 7: Sơ đồ xác định hàm lượng protein thô (CP) 13 Hình 8: Sơ đồ xác định hàm lượng vật chất xơ (CF) 14 Hình 9: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên chiều cao cỏ voi 29 Hình 10: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên chiều cao chính cỏ voi 30 Hình 11: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên chiều cao thảm cỏ voi 31 Hình 12: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên số chồi cỏ voi 32 Hình 13: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên chiều dài lá cỏ voi 32 Hình 14: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên chiều rộng lá cỏ voi 33 Hình 15: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên NSCX cỏ voi 34 Hình 16: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên NSCK cỏ voi 35 Hình 17: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên NSCP cỏ voi 36 Hình 18: Biểu đồ ảnh hưởng các mức phân bón lên TPHH cỏ voi 37 vii
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo về vị trí địa lý và địa hình, khí hậu ở Trà Vinh có những đặc trưng chính như sau: nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 27,10C), nắng nhiều (trung bình: 7,3 giờ/ngày) rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và kiến tạo nhiều tầng sinh thái trong vườn cây lâu năm. Lượng mưa thấp, đến muộn hơn so với các tỉnh ở phía Tây và phía Bắc của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lượng mưa ở Trà Vinh thấp hơn so với trung bình Đồng Bằng Sông Cửu Long và có xu thế giảm dần theo trục từ Bắc xuống Nam (Càng Long 1.600 mm/năm, Trà cú 1.500 mm/năm, Cầu Ngang 1.350 mm/năm, Thị xã Trà Vinh 1.223 mm/năm, Duyên Hải 1.200 mm/năm), mưa tập trung theo mùa (từ tháng 5 đến tháng 10) và thường không ổn định trong thời kỳ đầu và thời kỳ cuối của mùa mưa, để phát huy ưu thế về nhiệt độ, chiếu sáng với thâm canh tăng năng suất và tăng vụ, cần phải chủ động tưới nước trong mùa khô, đầu mùa mưa (Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trà Vinh cập nhật năm 2014) Theo Nghị quyết quy hoạch sử dụng sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh Trà Vinh được Chính phủ ban hành đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 175.551 ha, chiếm 74,98% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất phèn chiếm diện tích là 41.267 ha chiếm 17.63% tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố rãi rác ở các huyện. Nhóm đất phèn chiếm 17,63%, nhưng chỉ có 4,78% so với diện tích tự nhiên là đất phèn hoạt động, hiện được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; đại bộ phận diện tích là phèn nhẹ (tầng phèn sâu) có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nhưng mức độ đa dạng hóa cây trồng trên loại đất này hạn chế hơn nhiều so với đất phù sa. Đất phèn phân bố tập trung ở huyện Duyên Hải, xã Hiệp Thành, xã Trường Long Hòa, xã Dân Thành rải rác ở xã Long Toàn, Long Hữu và Đông Hải, có cao trình từ 0,6-0,8 m. Hình thành từ dạng trầm tích đầm mặn mới, bị ngập do triều lên xuống hàng ngày hoặc triều cường trong tháng. Đặc điểm tính chất lý hóa học đất phèn dưới rừng ngập mặn: tầng mặt sét đến thịt nặng, các tầng sâu thường sét pha thịt lẫn ít cát mịn Hàm lượng Carbon và Nitơ tổng số tầng mặt rất cao (carbon từ 5,43-8,86%, N tổng số từ 0,28-0,46%) P tổng số trung bình, từ 0,05 - 0,12%, P dễ tiêu nghèo đến trung bình 3,65-8,21 mg P2O5/100g (Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Trà Vinh).
  11. Tổng đàn gia súc năm 2012 của tỉnh là 124.591 con, trong đó đàn bò 122.992 và đàn trâu 1.599 con. Nhu cầu thức ăn cần thiết cho tổng đàn bò của tỉnh năm 2013 là 909.514 tấn/ năm, trong khi diện tích đất nông nghiệp 41.267 ha trồng rau màu, cây lâu năm do đó diện tích trồng cỏ ngày càng giảm trong khi diện tích trồng cỏ nuôi bò rất đa dạng các loài cỏ vì vậy việc trồng loại cỏ voi này trên vùng đất phèn đạt năng suất cao thay thế các loại cỏ khác cũng là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên, tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng gia tăng; giá cả thị trường luôn biến động; hạ tầng kỹ thuật một số nơi chưa thật sự đồng bộ; nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn hạn chế... sẽ là những khó khăn, thách thức trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, thôn thôn của tỉnh năm 2013 (Niên giám Thống kê (2008 – 2012) của Chi cục Thống kê Thành phố Trà Vinh). Việc nuôi bò hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nhưng việc giá cả các nguyên liệu chế biến thức ăn tinh cho gia súc ngày càng tăng cao đã thúc đẩy người dân tìm kiếm nguồn thức ăn nhiều chất dinh dưỡng, rẻ tiền, tiết kiệm được thức ăn tinh, hạ giá thành sản xuất nhưng vẫn đảm được chất lượng thịt và tăng sản lượng sữa. Cỏ voi (pennisetum purpureum) là một trong những cây cỏ thuộc họ hoà thảo được xếp vào giống cỏ cao sản hiện nay, việc trồng và bón phân cho cây cỏ voi trên vùng đất phèn tại tỉnh Trà Vinh sao cho thích hợp để đạt năng suất cao nhất hiện cũng là vấn đề cần được quan tâm. Cỏ voi (Pennisetum purpureum) với đặc điểm thân cao từ 2 – 4 m, thân có lóng đốt như thân cây mía nhưng đường kính nhỏ hơn (1 – 2 cm), nhiều lá và còn giữ được lá xanh khi cây đã cao thích hợp cho việc thu cắt cho gia súc ăn hay ủ ướp dự trữ cho gia súc trong mùa thiếu thức ăn. Với mô hình trồng cỏ thử nghiệm trên vùng đất phèn tại Trà Vinh nhằm áp dụng rộng rãi trên địa bàn Trà Vinh cũng như giải quyết cấp bách về thức ăn cho đàn bò nuôi tại Trại Chăn nuôi thuộc Bộ Môn Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp Thủy sản chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của 03 mức bón phân lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cỏ voi lai (VA06) trên vùng đất phèn tại Trà Vinh” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài Thí nghiệm đề tài đưa ra 03 mức bón phân HH1 (Ure 150kg/ha – Lân 250kg/ha – Kali 100kg/ha), HH2 (Ure 250kg/ha – Lân 500kg/ha – Kali 200kg/ha), HH3 (Ure 350kg/ha – Lân 750kg/ha – Kali 300kg/ha) thử nghiệm bón chung cho cỏ thuộc họ hòa thảo trồng trên vùng đất phèn tại Trà Vinh để tìm ra công thức bón phân cho phù hợp với cây cỏ voi lai (VA06). Đồng thời thí nghiệm cũng tham khảo mức bón phân dựa trên thuyết bón phân của (GS. Tiến sĩ Tôn Thất Tình) sử dụng cố định các mức bón 2
  12. phân để thử nghiệm về đặc điểm sinh học, năng suất và thành phần hóa học từ đó chọn ra công thức cho phù hợp. Sử dụng máy test pH đo tại các vị trí của 4 nghiệm thức HH1, HH2, HH3, HH4 trước khi tiến hành để xác định pH trung bình trước khi tiến hành thí nghiệm bón phân hóa học. Bảng kết quả đo pH như sau: Bảng 1: Bảng đo kết quả đo pH của các nghiệm thức Nghiệm thức pH lần 1 pH lần 2 pH lần 3 pH Trung bình HH1 4,2 3,8 4,6 4,20 HH2 3,9 4,0 3,9 3,93 HH3 4,5 4,3 4,4 4,40 HH4 4,7 4,6 4,7 4,66 Đề tài có bước đánh gia sâu hơn các đặc tính sinh lý của cây cỏ voi so với nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước đó như: Lê Xuân Tiên (2011), Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ voi (Pennisetum purpureum) với các mức bón phân khác nhau. Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ. Bùi Văn Nhí (2012), Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ voi (Pennisetum purpureum) trên vùng đất phèn xã Hòa an, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Các thí nghiệm của các tác giả đánh giá được các đặc tính sinh lý, năng suất và thành phần hóa học của cây cỏ voi tuy nhiên chưa nghiên cứu sâu về chiều dài và chiều rộng của lá cỏ voi qua các đợt cắt để tìm ra chiều dài trung bình và rộng trung bình của lá cỏ voi. a. Đại cương về cỏ hòa thảo Có nguồn gốc từ Nam Phi, được phân bố rộng rãi ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Quê hương lâu đời của cỏ voi từ Uganda nhập vào Mỹ (1913), Autrallia (1914), Cuba (1917), Brazil (1920), cỏ được nhập vào Việt Nam (1908) và là giống cỏ cao sản đầu tiên được trồng ở nước ta. Cỏ voi là một trong những giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam. Cỏ voi có nhiều giống như: Napier, Bela vista, King grass hay Merkeron, selection 1…,Ở Việt Nam thấy có hai giống lá xanh, thân láng và giống có thân và lá phủ lông mịn. (Lê Đức Ngoan et al, 2006). Họ hoà thảo hay hoà bản (Graminae, Paoceae) có khoảng 700 chi, 10000 loài trong đó ở nước ta có khoảng 124 chi và 400 loài. Đây là họ thực vật bao gồm những cây lương thực chính của con người như lúa, lúa mì, bắp, lúa miến và những cỏ làm thức ăn nuôi gia súc chủ yếu. Các cỏ hoà thảo lâu năm có vai trò chính trong cân bằng thức ăn xanh cho gia súc, Cỏ sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào mùa thu và gần như ngừng sinh 3
  13. trưởng vào mùa đông. Cỏ có ưu điểm là cho năng suất cao nhưng lại hạn chế về giá trị dinh dưỡng (prôtein thấp, xơ cao), tỉ lệ thân tương đối cao, thời gian ra hoa không ổn định và kéo dài, đặc biệt trong mùa ẩm (Nguyễn Đăng Khôi, 1979). Cây cỏ có thân rỗng, tròn hay dẹp, phiến lá mỏng. Bẹ lá là phần dưới của lá thường ôm lấy thân như một cái ống và thường xẻ dọc dài suốt bẹ lá. Mép lá là phần nằm giữa phiến lá và bẹ lá có thể là một miếng bao lấy thân hay một lóng ngắn. Hoa: đặc sắc của hoa hoà thảo là ở phát hoa. Đơn vị phát hoa ở đây là một gié hoa thu ngắn lại gọi là epillet (gié hoa). Mỗi gié hoa có hai vẩy ngoài gọi là đỉnh (glumes), kế đến là hai vẩy khác gọi là trấu (glumelles). Trong trấu có nhiều hoa mọc theo hai hàng. Hoa gồm có hai vẩy gọi là Iodicule, ba tiểu nhụy và noãn với hai vòi nhụy. Ở nhiều loài hoà thảo đỉnh hay trấu mang một lông tơ gọi là lông gai (arete). Trái: thường không có vỏ và dính vào trấu đặc biệt gọi là đỉnh quả. Rễ: thuộc loại rễ chùm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng phát triển của cỏ hoà thảo. Hầu hết cỏ hoà thảo đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu và gần như dừng sinh trưởng vào mùa đông. Đến mùa xuân cỏ hoà thảo lại phát triển nhanh và cho nhiều lá. Chúng có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhưng nhược điểm cơ bản là nhanh hoá xơ, giá trị dinh dưỡng theo đó cũng giảm nhanh (Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005), Giáo trình thức ăn gia súc phần II và III, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ). b. Đặc điểm của cỏ voi - Thân cao từ 2 - 4 m, thân có lóng đốt như thân cây mía nhưng đường kính nhỏ hơn (1 - 2cm), nhiều lá và còn giữ được lá xanh khi cây đã cao. - Cây sinh trưởng nhanh, nếu đủ phân bón và nước tưới vào mùa khô thì cắt quanh năm và năng suất rất cao có thể đạt 400 - 500 tấn/ha/năm. Phát triển rất mạnh ở những vùng đất tốt và đủ ẩm, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng mạnh 25- 40 0 C, thấp nhất là 150C. Ở độ cao 1800 - 2400 m cỏ voi sinh trưởng tốt, khi độ cao tăng lên thì năng suất chất xanh giảm dần, Ở những vùng có ẩm độ cao, lượng mưa khoảng 1500 mm/năm cỏ phát triển mạnh (Lê Đức Ngoan et al, 2006). - Cỏ voi cần lượng nước cao và ưa đất tốt, màu mỡ, có tầng canh tác sâu, pH từ 6- 7, đất không bùn, úng, đất cát, không thích hợp với chân ruộng chua, phèn, mặn và đất nghèo dinh dưỡng. Cỏ Voi có thể sống và phát triển bình thường trên môi trường bùn nạo vét bị ô nhiễm các kim loại nặng (Cr, Cu, Zn). - Không chịu được ngập úng, không chịu được hạn nặng và mùa khô kéo dài. - Không chịu được bóng râm, trồng một lần khai thác được nhiều năm. - Chất lượng cỏ rất tốt, bò thích ăn vì đường nhiều, ngọt. Tuy nhiên, nếu không thu cắt kịp thời thân hoá gỗ cứng, giảm độ ngon miệng và tỉ lệ tận dụng thấp. 4
  14. - Điểm bất lợi nữa của cỏ voi là không sử dụng máy cắt cỏ thông thường để cắt mà phải chặt bằng tay như chặt mía. Khi cho bò ăn cỏ phải băm chặt ngắn. c. Chuẩn bị đất - Cỏ voi trồng được ở các tháng trong năm, nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa - Chọn nơi đất cao, không ngập úng; đất không chua, phèn, đủ ánh sáng, không bị râm rợp dưới tán những cây khác - Có thể trồng dưới rãnh sâu như trồng mía để mùa khô dễ tưới hay có thể trồng trên ruộng phẳng thành hàng như trồng khoai mì. - Cày sâu, bừa kỹ để diệt cỏ dại, bón nhiều phân chuồng trước khi trồng, Nếu những chân ruộng đất chua thì phải bón thêm vôi. Bón phân tuỳ theo đất, trung bình cho 1 ha đất như sau: + Phân chuồng 20 – 25 tấn, + Super lân: 250 - 300 kg, + Sulfat kali: 200 - 250 kg, + Urê: 500 kg, vôi: 500 kg. Hình 1: Chuẩn bị đất (Nguồn TT khuyến nông An Giang) - Phân chuồng, vôi, lân và kali bón lót toàn bộ theo hàng hay rãnh vào lúc trồng. Phân vô cơ chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch khoảng 15 ngày và mỗi tháng. d. Giống Trồng bằng hom, hom lấy từ cây giống tốt, độ già vừa phải (70 - 90 ngày). Chặt hom dài 25 - 30 cm, mỗi hom có 3 - 4 mắt mầm, ước tính 8 tấn hom cho 1 ha. e. Cách trồng - Nếu trồng theo hàng, thì hàng cách hàng 50 - 60 cm. Sau khi bón phân lót đặt dọc hom theo hàng, hom nọ nối tiếp hom kia. Đầu gốc của hom đặt sâu dưới đất còn đầu ngọn thì nhô lên trên mặt đất. Có thể đặt hom chìm hẳn xuống đất sâu 10 cm, lấp kín. Nếu trồng theo rãnh sâu, thì đào rãnh sâu 50 cm rộng 80 cm, rãnh nọ cách rãnh kia 50 cm. 5
  15. - Phân bón lót cho xuống lòng rãnh trộn xáo đều với đất rồi đặt hom cỏ xuống rãnh, 2 hàng hom cách nhau 50 cm, hom nọ nối tiếp hom kia. Lấp đất để hom nằm chìm sâu dưới đất 10 cm. Hình 2: Cách trồng bằng hom (Nguồn TT khuyến nông An Giang) f. Chăm sóc - Sau 10 - 15 ngày, mầm cỏ mọc cao lên trên mặt đất thì trồng dặm vào những chỗ mất, xới xào cỏ dại. Khi cỏ mọc thấy cây cách cây 40 - 50 cm là vừa. Mỗi cây sau này phát triển thành một bụi. Chăm sóc tốt thì bụi to đường kính có thể đạt từ 40 - 50 cm và các bụi liền lại kín mặt đất. - Khi cỏ cao tới bụng thì bón thúc 100 kg urê/ha, có thể bón thêm phân NPK khoảng 100 kg/ha nếu thấy cỏ xấu. g. Thu hoạch - Lứa đầu thu hoạch khi cỏ được 80 - 90 ngày tuổi (không thu hoạch non đợt đầu) ảnh hưởng tới khả năng tái sinh các lứa sau cách nhau khoảng 30 - 45 ngày. Cắt sát gốc (cách mặt đất 3 - 5 cm). Cắt non quá cỏ nhiều lá, mềm, bò thích ăn nhưng chất khô của cỏ rất thấp (có thể dưới 10%), vì vậy bò ăn no bụng nhưng vẫn thiếu chất khô. Cắt già quá phần thân dưới hoá gỗ cứng, bò ăn không hết trở nên lãng phí. Cỏ voi không được chăm sóc sẽ phát triển chậm, thân già cứng sớm bò cũng không thích ăn. - Mỗi lần cắt xong phải làm sạch cỏ dại, cắt sạch lá khô dưới gốc, xới xáo đất. Mùa khô phải tưới cho cỏ, cách 3 - 5 ngày tưới đẫm nước 1 lần. Đủ nước tưới thì mùa khô cỏ phát triển nhanh hơn và cho năng suất cao hơn mùa mưa. - Cỏ voi có ưu điểm là dù bị cắt liên tục nhưng vẫn ít bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, Tuỳ vào điều kiện đất đai, chăm sóc, phân bón, thời gian thu hoạch… Cỏ voi có thể cho năng suất xanh từ 100 - 300 tấn/ha/năm (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 6
  16. 2005) còn theo Duke (1983) suất cỏ voi có thể lên tới 500 tấn/ha/năm. - Năng suất cỏ voi ở đất không tưới trong ba năm liền cắt với độ tuổi 40 ngày không hề giảm năng suất là 12,8-16 tấn/ha/lứa tương đương 240 - 350 tấn/ha/năm. Trong khi đó một nghiên cứu ở Madagaxca cho biết năng suất bình quân một lứa cắt từ 57 - 190 tấn/ha cỏ tươi tuỳ điều kiện đất đai, phân bón và kỹ thuật chăm sóc (Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời,1981). h. Thành phần dinh dưỡng Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của cây cỏ voi (Mtengetiet al, 2006) DM(%) CP (%) WSC (%) Ash (%) NDF (%) ADF (%) 19% 9,60% 3,10 12,80 74,60 46,30 (Mtengeti et al, 2006) Bảng 3: Thành phần hóa học của cỏ voi (FAO, 2009) DM (%) 15,90 CP (%) 11,00 ADF (%) 39,70 NDF (%) 75,20 WSC (%) 4,30 Ash (%) 8,50 Hemicellulose (%) 35,50 Cellulose (%) 35,4 Năng lượng (Mcal/kg) 3,20 (FAO, 2009) 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trà Vinh là tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long có vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp với số lượng đàn bò 122.992 con và trâu 1.599 con [3]. nhiều địa phương đã trồng được một số loại cỏ cao sản cho năng suất rất cao trong số đó điển hình là cây cỏ voi (pennisetum purpureum). Tuy nhiên loại cỏ này được trồng trên vùng đất phèn tại một số nơi chưa phát huy được năng suất tối đa. Vì vậy vấn đề trồng cỏ trên vùng đất phèn còn hạn chế và chưa được chú ý tới như một mô hình chủ chốt quyết định sự thành công trong chăn nuôi bò của các trang trại và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Chính vì vậy mô hình trồng cỏ trên vùng đất phèn hiện nay đã và đang nghiên cứu để ứng dụng vào thực tế. 7
  17. Đây là một loại cỏ thích nghi với thâm canh cao độ, nếu được tưới nước đủ trong mùa khô cùng với việc bón phân hợp lí, năng suất có thể đạt 300 – 500 tấn xanh/ha/năm, trung bình từ 100 – 200 tấn. Cỏ voi chịu dẫm đạp kém nên chỉ trồng làm đồng cỏ cho ăn tươi hay ủ chua và có thể lên đến 500 tấn/ha/năm (Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005). Giáo trình thức ăn gia súc phần II và III, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ) Theo Nguyễn Thiện (2003) và Đào Lệ Hằng (2008), cỏ voi thuộc họ hòa thảo (Poaceace), là cây lâu năm có thân đứng cao từ 4 – 6 m, nhiều đốt như mía mọc thành bụi, những đốt gần gốc thường ra rể và hình thành cả thân ngầm phát triển thành bụi to, rể phát triển mạnh, ăn sâu có khi tới 2 m. Lá hình dải có muỗi nhọn ở đầu, nhẳn, bẹ lá dẹp, ngắn và mềm có khi dài tới 30 cm, rộng 20 cm. Hoa chùm hình chùy giống đuôi chó màu vàng nhạt (Nguyễn Thiện (2003). Trồng cỏ nuôi bò sữa, NXB Nông nghiệp Hà Nội). Cỏ voi không chịu được khô hạn quá lâu, giai đoạn sinh trưởng chính trong mùa hè khi nhiệt độ và ẩm độ cao, sinh trưởng chậm vào mùa đông và mẫn cảm với sương muối. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng 25 – 400C thấp nhất là 150C. Ở độ cao 1800 – 2400 cỏ voi sinh trưởng tốt khi độ cao tăng lên thì năng suất giảm dần. Ở những vùng có độ ẩm cao, lượng mưa khoảng 1500 mm/năm, cỏ phát triển mạnh (Dương Hữu Thời và Nguyễn Đăng khôi (1981). Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam tập II – những cây họ Hòa thảo (poaceae). Hà Nội: NXB Khoa Học Kỹ Thuật). Trồng thâm canh và thu cắt kịp thời năng suất gấp đôi, thậm chí có thể đạt 400 tấn/ha/năm như ở Gia Lâm, Hà Nội, Củ Chi, Hooc Môn – TP. Hồ Chí Minh. Nếu trồng không tưới trong ba năm liền, cắt với độ tuổi 40 ngày trên lứa, năng suất tương đương 115 – 150 tấn /ha/năm, theo Nguyễn Cát Tường (2005). Thành phần hóa học của cây cỏ voi được ghi nhận như sau: 13,99 % DM; 14,91% Ash; 28,2% CF và 8,79% CP (Nguyễn Cát Tường (2005). Khảo sát đặt tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ sả (Penticum maximu), cỏ voi (penisetum purpureum) và cỏ Paspalum (Paspalum atratum). Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ). 8
  18. Cỏ voi có thành phần hóa học của cây cỏ voi được ghi nhận như sau: 15,70 % DM; 13,57% Ash; 32,75% CF và 8,62% CP (Nguyễn Văn Lộc (2008). Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ voi (Pennisetum purpureum) với các mức bón phân khác nhau. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ). Theo Lê Văn Chiển (2009) tỉ lệ bón phân hóa học cho cây cỏ voi: (250kg Ure 500kg Lân; 250kg Kali)/ha/năm; mức độ bón phân hữu cơ 30 tấn/ha/năm cho hiệu quả cao nhất tại vùng đất Thành Phố Cần Thơ. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Theo Chippendall (1955), cỏ voi (pennisetum purpureum) có bộ rễ phát triển mạnh, thân cây thường cao từ 180 – 360 cm. Lá vỏ nhẵn hoặc có lông, lá lưỡi rộng từ 20 – 40 mm. Cụm hoa dài, dày thường có màu vàng nâu, hiếm khi hơi tím. Theo Bogdan (1977) cỏ voi (pennisetum purpureum) được trồng thành hàng và trồng cho năng suất cao nhất với mức bón phân urê từ 100-150 kg/ha sau mỗi vụ thu hoạch cho năng suất tốt nhất. Theo Farinas (1970) phương pháp trồng bằng cách cắt gốc hoặc lấy mẫu thân ít nhất ba nút được trồng phủ đất phải 2 nút và nút thứ 3 được tiếp xúc với mặt đất. Một hecta cỏ có thể cung cấp vật liệu nhân giống cho 15 – 25 ha. Tại Sri Lanka (1999), cỏ voi (pennisetum purpureum) được đánh giá rất cao đặc biệt là về khả năng đẻ nhánh, sản lượng thức ăn xanh, khả năng tái sinh, hàm lượng protein thô, khả năng kháng sâu bệnh và không tốn kém chi phí nhiều so với các loại thức ăn khác. Năng suất xanh trung bình 250 - 350 tấn/ha/năm trong điều kiện địa phương. Khi thu hoạch ở giai đoạn 45 ngày tuổi cỏ voi chứa 18 -20 % chất khô và protein thô 15 -16% , 9,8 - tro 12,8% , 34 - chất xơ thô 37% và 74-78 % sợi chất tẩy rửa trung tính trên cơ sở chất khô. Napier hoặc cỏ voi (Pennisetum purpureum Schum) là một loại cỏ quan trọng nhất dùng làm thức ăn cho gia súc tại Đông Phi. Đặc biệt là ở Kenya, nơi nó được sử dụng hầu như chỉ làm thức ăn cho bò sữa. 9
  19. 3. Mục tiêu của đề tài: Xây dựng quy trình bón phân và chăm sóc cây cỏ voi lai (VA06) trên vùng đất phèn tại tỉnh Trà Vinh. 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Cây cỏ voi lai (VA06) được thu gom tại Trà Vinh ươm trước 10 ngày trước khi gieo trồng. Hình 3: Cỏ voi ươm 10 ngày trước khi trồng Thí nghiệm đươc tiến hành vào đầu mùa mưa (từ 05/2014 – 06/2015) tại Trại Thực Nghiệm Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh (Khóm 1, Phường 9, Thành Phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh). 4.2. Quy mô nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện với quy mô cấp Trường và được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Chăn nuôi thuộc Bộ Môn Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả của đề tài sẽ được ứng dụng vào Trại Thực nghiệm Chăn nuôi Thú y của Trường Đại học Trà Vinh. 4.3. Phương pháp nghiên cứu 4.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm - Đề tài được được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, tổng cộng là 12 nghiệm thức thí nghiệm. Tổng diện tích thí nghiệm là 192 m2, mỗi nghiệm thức có diện tích 16 m2, phân thành 4 hàng, mỗi hàng cách nhau 60cm. - Đào mỗi hàng rộng 20cm, sâu 15cm bón phân bò làm nền trước khi đặt hom xuống, mỗi hom từ 20 – 30cm và có từ 3 – 4 mắt mầm. 10
  20. LẶP LẠI LẦN 1 (LÔ 1) LẶP LẠI LẦN 2 (LÔ 2) LẶP LẠI LẦN 3 (LÔ 3) Nghiệm thức Nghiệm thức Nghiệm thức HH1 HH2 HH4 HH3 HH4 HH1 HH4 HH1 HH3 HH2 HH3 HH2 Hình 4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên HH1: Ure 150kg/ha – Lân 250kg/ha – Kali 100kg/ha HH2: Ure 250kg/ha – Lân 500kg/ha – Kali 200kg/ha HH3: Ure 350kg/ha – Lân 750kg/ha – Kali 300kg/ha HH4: Không bón phân hóa học. 4.3.2 Phương pháp thu thập số liệu * Đo chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến chổ tận cùng khi vuốt thẳng lá, số lượng là 30% số cây trên một nghiệm thức * Đo chiều cao thân chính (cm): Đo từ mặt đất đến điểm sinh trưởng của cây cỏ voi số lượng 30% số cây trên một nghiệm thức * Đo chiều cao thảm (cm): Đo từ mặt đất đến chổ tận cùng khi vuốt thẳng lá, đo 5 điểm trong mỗi nghiệm thức theo phương pháp đường chéo hình chữ nhật * Số chồi/ bụi (chồi): Đếm tổng số chồi trên một bụi, số lượng 30% số chồi/ nghiệm thức * Đo chiều rộng lá (cm): Đo các lá đại diện của cây cỏ, đoạn lá khoảng giữa thân cây, đoạn rộng nhất từ nách lá đến tận cùng của lá, số lượng 30% số cây trên một nghiệm thức * Đo chiều dài lá (cm): Đo các lá đại diện của cây cỏ, đoạn lá khoảng giữa thân cây, từ nách lá đến tận cùng vuốt thẳng lá, số lượng 30% số cây trên một nghiệm thức. * Năng suất chất xanh (NSCX): Cân toàn bộ số cỏ sau khi thu hoạch của mỗi nghiệm thức sau đó quy về tấn/ha cho mỗi lứa * Năng suât chất khô (NSCK): Lấy 1 kg mẫu cỏ tươi ngẫu nhiên trong phần cỏ đã cân tính năng suất, xử lý mẫu này để lấy 300g mẫu phân tích hàm lượng vật chất khô (VCK), Năng suất chất khô = %VCK * Năng suất chất xanh (tấn/ha). * Năng suất Protein thô (NSCP): Năng suất Protein thô = Năng suất chất khô * CP 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2