Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo chuyến thăm Trung Quốc "
lượt xem 10
download
Qua chuyến thăm thực tế, những bài học kinh nghiệm đã được ghi nhận nhưng vẫn còn những hạn chế. Nhiều lúc gặp khó khăn trong việc phiên dịch giữa tiếng Việt và tiếng Trung. Những khác biệt và sự đa dạng văn hoá có thể ảnh hưởng tới nhận thức của chúng tôi về triển vọng nghiên cứu. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đã được thực hiện để ghi lại được những thông tin chính xác: 1. Chúng tôi đã đi thăm hầu hết những vườn ươm chính bao gổm trại giống GXMac - 100.000 cây; Viện nghiên cứu nông...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo chuyến thăm Trung Quốc "
- Báo cáo chuyến thăm Trung Quốc Tháng 12/ 2006 Phần 1 Do Martin Novak (SFFA) báo cáo với sự hỗ trợ của Kim Wilson (công ty Gray Plantations) Part 2 Do Giáo sư Hoàng Hoè (CETD) báo cáo - Trang 17. Báo cáo này cùng chuyến thăm Trung Quốc là một phần trong Dự án Hỗ trợ Macadamia cho Việt Nam (037/05/VIE) – CARD được hỗ trợ bởi Chương trình Cộng tác cho sự phát triển nông thôn Sáng kiến hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính Phủ Australia Dự án keó dài trong 3 năm được thực hiện bởi Trung tâm Môi trường, Du lịch và Phát triển (CETD) và Hiệp hội Lâm nghiệp Trang trại Á nhiệt đới (SFFA) Phần 1 Giới thiệu Vào tháng 3 năm 2006, chuyến đi thực tế Trung Quốc với 11 thành viên là một phần của dự án Macadamia CARD đã diễn ra. Trong chuyến đi này đoàn đã xem xét quá trình phát triển của ngành công nghiệp Macadamia của Trung Quốc và những bài học kinh nghiêmj cho Việt Nam. Đoàn đã dành 10 ngày ở Trung Quốc để tham gia vào những chỉ dẫn, trình bày và đi thực địa, chụp ảnh, quay phim và ghi chép chi tiết. Thành viên đoàn bao gồm: - Martin Novak, Chủ tịch SFFA, Giám đốc Dự án phía Australia - Kim Wilson, Phó Chủ tịch AMS Manager Gray Plantations. Tư vấn dự án - Hoang Hoe, Giám đốc Dự án trong nước, Dự án 037/05/VIE - Nguyễn Hữu Lộc, Chủ tịch CLB Macadamia Việt Nam, phiên dịch. - Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch Hội Lâm Nghiệp Việt Nam. - Hoàng Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Long Phượng. - Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Á Châu. - Đặng Văn Xuân, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Yên Thuỷ. - Chen Xenguo, Chuyên gia Trung Quốc, Viện Nông sản Á nhiệt đới Quangxi kiêm hướng dẫn viên. Những vùng thăm quan chính bao gồm - Nam Ninh, Quảng Châu - Zhangjiang, Quảng Đông - Côn Minh và Jinghong, Vân Nam - Long Châu, Quảng Đông Những điểm thăm quan chính: 1
- - Công ty GXMac, thành phố Chongzua, quận Fusui, tỉnh Quảng Châu - Viện Nghiên cứu nông sản Á nhiệt đới Quảng Châu - Trung tâm Nghiên cứu nông sản Á nhiệt đới Quảng Châu - Viện nghiên cứu nông sản Á nhiệt đới phía nam Zhangjiang - Ban Quản lí rừng Vân Nam tạI Côn Minh - Viện nông sản nhiệt đới Vân Namtại Jing hong - Nông trường quốc doanh Jing Hong - Nông trường và vườn ươm quốc doanh Long Châu Tóm tắt bài học kinh nghiệm Qua chuyến thăm thực tế, những bài học kinh nghiệm đã được ghi nhận nhưng vẫn còn những hạn chế. Nhiều lúc gặp khó khăn trong việc phiên dịch giữa tiếng Việt và tiếng Trung. Những khác biệt và sự đa dạng văn hoá có thể ảnh hưởng tới nhận thức của chúng tôi về triển vọng nghiên cứu. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đã được thực hiện để ghi lại được những thông tin chính xác: 1. Chúng tôi đã đi thăm hầu hết những vườn ươm chính bao gổm trại giống GXMac - 100.000 cây; Viện nghiên cứu nông sản Á nhiệt đới Guangxi - 50.000 cây và gốc ghép; Zangzhiang - 100.000 cây, gốc ghép và giâm hom; Công ty phát triển Macadamia Yunnan - 200.000 cây ghép trưởng thành (lớn nhất tại Châu Á). Mỗi cây trị giá tự 12, 15 đến 18 Tệ. 2. Công ty liên doanh GXMac tại Quảng Châu và Công ty TNHH Phát triển Macadamia Vân Nam tại Vân Nam là những công ty giống cây trồng lớn nhất ở Trung Quốc. Cả hai công ty này đều là đối tác của Australia, dưới sự hỗ trợ của nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân. 3. Tỉnh Vân Nam là nơi có khí hậu và đất đai thích hợp nhất cho cây Macadamia. Đây là nơi có diện tích trồng lớn nhất với xấp xỉ 3.300 . 4. Những giống tốt nhất tại tất cả các điểm thăm quan bao gồm 695, 788, OC, 741, 900, 800 và một số giống chọn lọc của Trung Quốc. 5. Những giống này bao gồm một số dòng chọn lọc từ các cây cao lớn, tuy nhiên vẫn có nhiều giống không được như mong đợi và những giống nhận dạng nhầm nhãn hiệu hoặc không chính xác căn cứ trên kiến thức hiểu biết của Australia. 6. Vường ươm và nông trường quốc doanh Long Châu, gần biên giới Lạng Sơn, cũng có một số giống chọn lọc tốt. Những giống này sẽ có mặt trong mẫu thử nghiệm của dự án. 7. Mô hình cánh đồng căn cứ vào những cây cho năng suất cao nhất nhưng những cây này khá ít, ở một số nơi chỉ đạt được 11 cây. Vì vậy, đa dạng gien thấp nếu những cây này trở thành những cây công nghiệp chủ đạo. Nguồn gốc của những cây mẹ ban đầu nhiều khi cũng không xác định được rõ ràng. 8. Chất lượng cây ghép lúc tốt lúc không ở tất cả các vườn ươm. Tỉ lệ thành công 95% tại vườn ươm không chính xác với những gì được nhìn thấy. Nói chung, tỉ lệ thành công tại vườn ươm và tỉ lệ sản xuất dựa trên mô hình tốt nhất đạt ở mức khá là trung bình. Những điều này có thể thấy chính xác hơn trong các bức ảnh chụp được. 9. Công thức hỗn hợp đất cho Eucalyptus vô tính tại Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp (không được chụp hình tại đó) có thể có hứa hẹn cho việc pha đất trồng cho Macadamia. Công thức này bao gồm vỏ trấu, mùn cưa hỗn hợp, cát và phân bón. 10. Có ít minh chứng về ngành công nghiệp cơ cấu tốt. Hợp tác giữa các tổ chức thiếu còn thiếu một cơ cấu quản lí phát triển tốt trong lịch sử phát triển 20 năm của Macadamia tại Trung Quốc. 2
- Báo cáo về các vùng chính, các trung tâm nghiên cứu, các vườn ươm - giống cây trồng ở Nam Trung Quốc Chuyến đi với chiều dài trên 5.000 km suốt miền Nam Trung Quốc kéo dài từ bờ biển phía đông tới khu vực biên giới tây nam. Chuyến đi bắt buộc di chuyển bằng xe 4WD, xe buýt, tàu lửa và máy bay. Một cuốn băng phim DVD và một đĩa CD ảnh đã được thiết kế để làm sáng tỏ hơn chuyến đi nghiên cứu này. Bản báo cáo về nghiên cứu ban đầu cây Macadamia được cung cấp bởi Tiến Sĩ Trần (chi tiết tại phụ lục 4 của Báo cáo lần 2 cho CARD). Tỉnh Quảng Tây Gxmac 19 tháng 3, 2006 Từ Nanning, đoàn nghiên cứu bắt đầu lịch trình bằng việc thăm quan công ty GXmac, gần thành phố Chongzua, quận Fusui district, tỉnh Guangxi. Giám đốc Quản lí chung Li Ri Quiang đã giới thiệu cho chúng tôi nhà máy chế biến và khu trồng trọt và giới thiệu vắn tắt quá trình phát triển của cây Macadamia tại miền Nam Trung Quốc nói chung và tại công ty GXmac nói riêng. Ông đã chỉ ra một số điểm chính sau đây: Địa bàn Khu vực này được coi là khu vực chính cho phát triển cây Macadamia ở miền Nam Trung Quốc. Lượng mưa trung bình thuận lợi cho trồng trọt trong khu vực dao động trong khoảng 1200mm. Lượng mưa ít hơn vào những năm khô hạn. Tại quận Fusu có 200 ha đất trồng cây Macadamia. Theo quy hoạch cho tỉnh Vân Nam, tỉnh này sẽ đạt 1.500 ha trồng cây Macadamia. Thông tin về công ty Công ty bắt đồng trồng cây từ 28 năm trước và nước Úc là quốc gia tham gia cung cấp cây trồng từ đầu. Công ty John Stock và John Wilke của Úc cũng đã tham gia vớI vai trò tư vấn. Ban đầu, tài sản do nông trường quốc doanh sở hữu nhưng hiện nay đặt dướI sư hợp tác vớI Agrimac và John Wilke. John Wilke làm nhiệm vụ điều hành công ty. Ở thờI điểm hiện tạI, nhà máy đang được mở rộng vớI tổng chi phí đầu tư là $80.000. Sự hình thành công ty cổ phần sẽ có khả năng thự hiện hoạt động mở rộng. Công ty này hiện đang sử dụng hầm, giá và các máy móc khác sản xuất hoặc thiết kế tạI Úc bởI công ty Thép Alstonville. Ông chủ của công ty, Terry Burnett, đã từng thăm quan thực địa hai lần. Phương pháp Phần lớn cây có độ tuổI từ 12 đến 15. Họ có 9.000 cây 9 tuổI phần lớn là dòng 695. Thân rễ dòng H2 trước kia sử dụng nhiều nhưng nay dòng 695 được ưa chuộng hơn. Hiện họ đang có 10 dòng chọn lọc từ các dòng 246, OC, 344, 788, 333, 695 và 900. Cũng có một vài nhóm mớI được xem là tôt nhất bao gồm dòng 695, 788, 900 và OC. Tuy nhiên, việc xác định và chọn dòng còn là một vấn đề cần xem xét. 3
- Ở thờ điểm hiện tạI, vườn ươm có 20.000 cây ghép và 100.000 hạt giống. Chúng tôi đã được cho biết, quá trình nhân giống đã tăng từ 10% lên 95% nhờ chỉ dẫn của John Wilke. Hạt đâm rễ vào cát và bắt đầu nảy mầm sau khoảng 15 ngày, sau đó nó sinh trưởng đến giai đoạn 3 lá mầm và được trồng lạI vào túi 3 lít. Những cây này được được trồng vào những chiếc túi trong đồng gần xưởng. Những cái túi này sau đó được trồng cho cây 6 đến 9 tháng, cành ghép và chuyển ra sau 5 tháng. Kỹ thuật ghép cây cũng tương tự như kỹ thuật được sử dụng tạI Úc. Sử dụng kỹ thuật ghép cây, băng dán trắng và băng vết ghép trắng. Chiều dài của chồi thì ngắn hơn (1 chồI). ChồI đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và Úc. Hiện giờ, họ đã có những dòng chọn lọc riêng của mình. Sản xuất Trong năm 2005, 1 cây đã tạo ra được 60 kg quả. Họ không đảm bảo về dòng cây. Họ đã lựa chọn 6 cây trong những cây tốt nhất. Tỉ lệ có quả là 60, 50, 40 và 30 kg từ những cây này vào năm ngoái. Mục tiêu của trang trạI là trồng ngày càng nhiều hơn để đạt được sự thay thế nguồn giống không phát triển tốt. Thị trường tiêu thụ Họ xuất khẩu dầu vớI giá 70 USD/ kg tới Pháp (Fargua) cho sản xuất kem dưỡng da. Đôi khi, họ có thể bán tớI giá 90 USD/ kg dầu. Có 6 loạI hàng hoá được tạo ra từ hạt hạnh nhân trong đó có dầu. Những mặt hàng khác vẫn chưa rõ ràng. Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu 3000 tấn NIS nhưng đến năm 2005 họ chỉ phảI nhập 120 tấn NIS. Một vài câu hỏI được các thành viên trong đoàn đặt ra bao gồm: 1. Có những sản phẩm nào khác ngoài dầu đang được bán? – Vì dầu chỉ chiếm phần nhỏ trong thành phẩm chính. Một số hạt được bán sang Mianma và Việt Nam dướI dạng hạt giống. 2. Bã hạt hạnh nhân sau khi lấy dầu được xử lí như thế nào? Có được dùng làm phân bón không? 3. Cây chồI được nhập từ đâu? Chúng được nhập từ các công ty lựa chọn cây giống. Cũng có một số được nhập khẩu từ Úc. Những cây già nhất được đem về từ dòng chọn lọc Hawaii. 4. Tỉ lệ nhân giống thành công là bao nhiêu? - 95% (Đã có một số nghi vấn khi tỉ lệ thành công đạt cao như vậy. Điều này được cho là có thể những cành ghép lạI cũng được tính vào). 19-20 tháng 3, 2006 – Ngày thứ 2 và thứ 3 Thăm Viện Nông sản Á nhiệt đới, tổ chức chủ yếu thực hiện nghiên cứu về cây Macadamia: Cơ sở nền tảng Viện đã tạo điều kiện thực hiện một buổI thảo luận cho đoàn nghiên cứu Macadamia của Việt Nam. Đoàn nghiên cứu này hiện nay được xem như hình thành đốI tác chính của Trung Quốc. Giáo sư Trần đã đi cùng đoàn Việt Nam trong suốt chuyến thăm Trung Quốc. Ông đã giới 4
- thiệu với những vị khách về trung tâm nghiên cứu của mình và sau đó đóng vai trò là người hướng dẫn và phiên dịch cho đoàn trong những ngày còn lại. Phương pháp Viện hiện có 600 cây trong vườn bao gồm 11 cây được chọn lựa từ dòng không tin cậy. Một số thể hiện dòng tạp giao giữa Tetraphylla và Intergrifolia Macadamia. Ông Kim nghĩ chúng giống như một số trong dòng A. Năng suất cũng rất khác nhau trong 600 cây. Những cây được lựa chọn có năng suất tốt hơn vớI khoảng 20 kg quả ở tuổI 16. Đất có độ sét rất cao và có xu hướng úng nước ở giữa. ThờI tiết ẩm ướt khoảng tháng 3, tháng 4 trong giai đoạn ra hoa là một vấn đề lớn làm cho tỉ lệ đậu quả thấp vì nấm tấn công cành hoa.. Vườn ươm có 50.000 cây ghép được đặt trong túi nhỏ 3 lít. Hỗn hợp trồng cây là bằng đất trồng và chất lượng hạt giống và cây ghép rất khác nhau. Kết quả Một cuộc họp đã diễn ra vớI Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông sản Á nhiệt đớI Quảng Tây Huang Qiang và Phó giám đốc Wang (một nhà Nông học). Ông Huang đã giớI thiệu về Trung tâm của mình và đề xuất một sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông đã đề nghị Giáo sư Trần giúp đỡ để dẫn chúng tôi đi thăm Trung Quốc trong quãng thờI gian còn lạI của đoàn và giớI thiệu ông Trần là một trong những ngườI có kiến thức hiểu biết nhất về cây Macadamia tạI Trung Quốc. Ông Giám đốc đã mờI đoàn Việt Nam dùng bữa trưa tạI nhà hàng ưa thích của ông. Trưởng phòng kế hoạch và phát triển, Cục Trang trạI nhà nước Quảng Tây – nhà hỗ trợ tài chính hàng đầu cũng được mờI tớI dự. Ông Xu và phái đoàn đã được sắp xếp và lên kế hoạch tớI thăm Việt Nam để xem xét phát triển quan hệ đốI tác theo lờI hứa về những sáng kiến trong nông nghiệp bao gồm cả việc trồng cây Macadamia. Zhanjiang 21-3-06 Ngày thứ tư Thănm quan Viện nghiên cứu Nông sản Á nhiệt đớI phía Nam tại Zhangjiang: Thông tin về công ty Đây là Vườn ươm thuộc sở hữu nhà nước cung cấp nguồn giống cho cả trang trạI nhà nước và tư nhân. Vườn ươm bắt đầu hoạt động từ năm 1979 và nhận cây từ cha của ông Kim Wilson vào năm 1980. Năm 1998, có 2,5 ha trồng cây từ Úc. Những cây này là của công ty Gray Plantations.. 5
- Địa bàn Chúng tôi đã ghi nhận được những thiệt hạI do bão. Khu vực này hiện được xem là không thích hợp cho việc trồng cây Macadamia. Đất đai ở đây sâu và màu mỡ. Khí hậu rất ẩm ướt. Có xuất hiện nấm trên hoa. Một số rễ cây cũng bị nấm, có thể là loạI phytophora. Giáo sư Hoè đã đưa ra thống kê cho cả 3 vườn ươm tạI Trung Quốc vớI khoảng 200.000 cây được tạo ra. Vì vậy, mỗI năm có 500 ha được trồng cây chủ yếu ở Vân Nam. Con số này có thể vẫn tiếp tục và tăng lên trong vòng 10 năm nữa. Năm 2004 thống kê như sau: Tổng cộng 3700 ha trên toàn Trung Quốc; 3400 ha tạI tỉnh Vân Nam Phương pháp Đã có 40.000- 50.000 cây từ vườn ươm và 9 dòng chính bao gồm: OC, H2, 344, 333 và 246. Trong 2 năm tớI sẽ có 100.000 cây tạI tỉnh Vân Nam Cây ghép có giá 15 Tệ Đất được dùng cho hỗn hợp trồng Hạt trồng sau 18 tháng sẽ được đem bán Họ đã cho biết tỉ lệ ghép thành công là 80% vớI việc sử dụng vảI tốI hiệu quả đến 75%. Thị trường tiêu thụ Giáo sư Trần cho chúng tôi biết 1 kg NIS có giá 20 Tệ 1 kg hạt Hạnh nhân có giá 150 Tệ Ông cũng khẳng định Trung Quốc đã có 8.000 ha được trồng (khoảng 7.000). Điều này có thể là sự hiểu lầm về cái được gọI là quy hoạch. Tỉnh Vân Nam Ban Quản lí rừng Vân Nam tạI Côn Minh, thăm ngày 24 –3-06 Chúng tôi đã tớI thăm HộI Lâm nghiệp Vân Nam, HộI Kinh tế và Sinh thái Vân Nam để gặp mặt cả ngườI trồng Macadamia và ngườI trồng rừng. NgườI tiếp chúng tôi là Kỹ sư cao cấp Wang Lizhen, ngườI có thể nói được tiếng anh. Khách mờI là ngườI đạI diện khu vực của công ty Macadamia về hỗ trợ, quản lí và nghiên cứu Macadamia. GiớI thiệu về HộI Lâm nghiệp tỉnh Vân Nam – Giáo sư He, chuyên gia Macadamia Cơ sở nền tảng HộI Lâm nghiệp có một lịch sử lâu dài vớI 50 năm phát triển và tiếp đà tăng trưởng. HộI có 4 tiểu ban: - Nghiên cứu 6
- - Mở rộng - Tư vấn - Đào tạo HộI có 3400 thành viên bao gồm cả những thành viên ngoài lâm nghiệp. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, hộI đã có những trao đổI vớI các nước như Hoa Kì, Australia, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Phương pháp Đây là những nghiên cứu rất chung. Viện Nông sản Nhiệt đớI Vân Nam đang làm tất cả những nghiên cứu này vớI việc chú trọng vào 3 lĩnh vực: 1. Nghiên cứu để cảI thiện năng suất 2. Môi trường 3. Công nghệ trồng trọt Vân Nam là tỉnh có tớI 97% diện tích đồI núi. Năm 1981, tỉnh Gauton chỉ có 6 cây. Đến năm 1988 quy mô được mở rộng vớI những giống đầu tiên là H2 và 246. Có 10 điểm khảo thí sử dụng các dòng 333, 660, 741 OC, 344, 508 vào năm 1991. Phần lớn là ở vùng phía nam tỉnh Vân Nam. Có 1000 cây được đưa vào chương trình thử nghiệm các dòng hỗn hợp bao gồm: 294,344,508,695,741,778,790,800,814,816,820, 856,911,924,948 và 951 Năm 1996, cây được đưa trực tiếp về từ Hawaii mà không phảI từ Úc. Các dòng bao gồm: 767,783,789,794,842,849,863,792,915,921,922 và 932. Kết luận về điều kiện then chốt cho cây Macadamia 1. Nhiệt độ mùa hè lớn hơn 21 0C. Độ ẩm dướI 5%. Vào những tháng lạnh, nhiệt độ xuống dướI 4 0C . 2. 4 loài được khuyến nghị là 4, 8, 10 và 13. Đây là những khuyến nghị cho những loài đầu tiên nhưng không phảI cuốI cùng. 3. Điều tra bệnh hạI cho thấy có 151 loài có hạI được tìm thấy 4. 2 loài gặm nhấm 5. Có hơn 10 loạI dịch. Dịch nấm hoa là dịch phổ biến nhất trong số các nấm. 6. Tính toán sản xuất dựa trên 3333 ha tạI tỉnh Vân Nam. Guanxi có 400 ha. Những trang trạI ở phía nam lớn hơn bất kì nơi nào khác. Các quận Lincang, Xishmang và Banna mỗI nơi trồng 600 ha. Mô hình trồng = tổng công ty + nông dân. Sản phẩm từ cây tạI Trung Quốc cũng tốt như ở các nước khác. Nếu so vớI hạnh nhân của Úc thì sự thiếu hụt dinh dưỡng như sau: Úc tỉ lệ dầu 78%, Trung Quốc là 76%. Ở vùng phía nam Vân Nam, nhiệt độ lạnh nhưng tớI nay vẫn chưa gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Nhiệt độ vào mùa hè thì tốt hơn. Một số loài có thể quen vớI môi trường lạnh hơn và độ cao lớn hơn. Chưa có một chương trình chính thức nào để phát triển cây Macadamia thành một ngành công nghiệp. Năm ngoái, HộI đã phát triển 8 chương trình nhưng không có chương trình phát triển cây Macadamia. Vấn đề là ở chỗ, phát triển Macadamia là kế hoạch dài hạn và đây không phảI là mục tiêu của Trung Quốc vì họ phảI phát triển xuất khẩu. Vì không có chương trình phát triển chính nên rất khó để tìm được nguồn quỹ. Tuy nhiên, vấn đề chính lạI là tìm cách cảI thiện công nghệ. Triển vọng của HộI Lâm nghiệp 7
- Đã có rất nhiều nỗ lực bỏ ra để chuẩn bị cho việc giớI thiệu loài Macadamia. Cây Macadamia là cây có giá trị cao vì thế chính quyền địa phương tỏ ra rất quan tâm tới. Năm 2004, phòng lâm nghiệp đã chuẩn bị nhiều khu đất như là một phần của chương trình cây ăn quả vùng khô hạn. Họ đang dự kiến trồng 10.000 ha. Khu vực trồng trọt bị giớI hạn bởI khí hậu. Việc trồng 10.000 ha trong 10 năm tạI Vân Nam là quy hoạch tổng thể của tỉnh. Để hỗ trợ cho việc phát triển cây Macadamia, HộI lâm nghiệp sẽ cung cấp chính sách và quỹ. Phòng tài chính sẽ cung cấp quỹ cho các tổng công ty và các trang trạI cộng đồng. Trước đó, 6 triệu Tệ đã được đầu tư để hỗ trợ các khu đất hiện có. Hiện tạI, họ có một tổng công ty để trợ giúp. Đầu vào chính sẽ là từ các tổng công ty này. Quỹ của chính phủ là để dành cho việc thu hút các tổng công ty này. Phòng Lâm nghiệp dành một sự quan tâm lớn tớI cây Macadamia mặc dù ở thờI điểm hiện tạI quả Walnut đang là sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất. Chính quyền đang sử dụng quỹ cho việc thúc đẩy phát triển công nghệ vớI việc đề nghị các tổng công ty hỗ trợ cho đào tạo nhiều hơn trong việc trồng và quản lí cây cũng như lựa chọn dòng. Phần trình bày của Tổng công ty Yun ao da Vân Nam (Công ty TNHH Phát triển công nghiệp Macadamia Vân Nam) – Ông Chen trình bày vớI tư cách trợ lí quản lí Cơ sở nền tảng Tổng công ty Vân Nam đang tập trung để trả lờI câu hỏI từ triển vọng của liên hiệp. Họ là công ty lớn nhất và tốt nhất về Macadamia tạI Trung Quốc. Trợ lí quản lí liên hiệp cảm ơn Việt Nam về sự quan tâm đến liên hiệp cũng như Phòng Lâm nghiệp. Vườn ươm của họ là vườn ươm lớn nhất tạI Trung Quốc vớI việc tạo ra 200.000 cây một năm. Bài phát biểu của ông gồm hai phần: 1. Vấn đề quản lí - đặt đề án cho vị trí của liên hiệp. Cũng là để chia sẻ kinh nghiệm và bài học của họ. 2. Làm cách nào để phát triển theo mô hình công nghiệp cho Việt Nam vì hiện nay Việt Nam cũng đang ở vào tình trạng tương tự. Triển vọng của tổng công ty Loài này được biết đến từ những năm 1980. Kích thước của những cây trồng đầu tiên không quá lớn. Những năm đầu quy mô nghiên cứu còn nhỏ. Nhưng hiện nay, từ những nghiên cứu gần đây nhất họ biết được họ có thể đạt được sản lượng tốt thậm chí còn có thể nâng lên cao hơn. Trong giai đoạn 1981 – 1992, nhiều loài đã được trồng thử nghiệm và gần 60 loài đã được biết đến trong đợt này. Nhiều cuộc thử nghiệm và các chương trình thử nghiệm đã được tiến hành. Giai đoạn 1993 – 2002 bắt đầu trồng trên diện rộng. Vào thờI điểm hiện tạI, Chính phủ đã bố trí và hỗ trợ cho tổng công ty hoạt động. Tổng công ty cũng nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền quận uỷ địa phương và tổng công ty xuất nhập khẩu hỗ trợ phát triển. Tổng công ty này đã không còn tồn tạI ở thờI điểm hiện nay. 8
- Sau khi thành lập tổng công ty, năm 2003 Nhà nước đã yêu cầu tổng công ty cung cấp giống và công nghệ cho nông dân cho 43.000 mẫu (3000 ha). Từ năm 2003, cây Macadamia đã trở thành cây trồng thương mại của phòng Lâm nghiệp. Chính phủ đang khuyến khích các tổng công ty nâng mô hình phát triển cây Macadamia thành mô hình cây công nghiệp. Năm 2005, 55.000 mẫu (3.700 ha) đã được dùng để trồng cây Macadamia. Sản lượng tạI các quận của Vân Nam Lincong 25000 mu Banna 11000 Dehong Simono 3000 Một số quận khác đang trồng theo mô hình thử nghiệm nhỏ Ghi nhận về hoa quả tươi: 518 kg / mu Sản lượng trung bình 112/ kg / mu (1.68 tấn / ha?) Trong hạt hạnh nhân còn tìm thấy sự thiếu hụt một số dinh dưỡng. GiớI thiệu về Tổng công ty Yunaoda Đây là tổng công ty liên doanh vớI các công ty nước ngoài là Australia, Hồng Công và Tổng công ty Vân Nam đầu tiên. Ông Wilke mô tả những nét nổI bật trong cuốn sách giớI thiệu của họ. 250.000 cây giống đã được trồng trong năm nay và thành lập một ngân hàng nguồn gen. Một số giống còn có cả IP. Vài năm vừa qua, 6 loài đã được định dạng để góp phần thúc đẩy thành các cây có giá trị dựa trên sự mở rộng công nghệ từ Lincong. Họ đã có khu đất 5.000 mu để làm mô hình trình diễn (gần Burma). Dehong cũng có một khu trình diễn khác vớI 600 mu phục vụ mục đích tăng năng suất, sinh trưởng và hàm lượng dầu. Trong 2 năm gần đầy, Phòng Lâm nghiệp Vân Nam đã nhận được nhiều sự hỗ trợ liên quan đến các loài để chọn lọc và phát triển các chuẩn mực cho cả ngành công nghiệp trồng trọt. Mục đích của việc cảI thiện các vùng đất trồng là nhằm thu hoạch được trong vòng 4 năm. Để đạt được vậy, những cây này phảI cho thu hoạch lúc 3 năm tuổI trong vườn ươm và 4 năm tuổI ngoài đồng trước khi cho thu hoạch thật. Việc cảI thiện là kết quả đầu vào từ nước Úc và kinh nghiệm thực tế của Trung Quốc. Chế biến và Thị trường tiêu thụ Nhà máy chế biến tạI Dehong có công suất chế biến được 200 tấn hạnh nhân. Năm ngoái, họ đã xuất khẩu 20 tấn đến Úc. Năm nay, sẽ có khoảng 25 – 30 tấn được xuất khẩu đi khắp nơi cũng như sang cả Australia. Tổng công ty cũng đã thành lập trung tâm đào tạo để đào tạo cho các công nhân, bao gồm cả về công nghệ của các xưởng chế biến nhỏ. Công nghệ này bao gồm chủ yếu về cây giống, trồng trọt và chế biến. Cũng có khách quốc tế đến quan sát hoạt động phát triển của tổng công ty. John Wilke trở thành một chuyên gia cho tỉnh Vân Nam. 9
- Mô hình tổng công ty đó chính là tổng công ty mà sẽ phát triển đất trồng trước tiên sau đó giớI thiệu cho những ngườI nông dân. Ngành công nghiệp Macadamias là một chuỗI dài từ khâu nhân giống đến khâu tiêu thụ. Suy nghĩ về sự phát triển theo cách tốt nhất rất quan trọng. Mô hình được ưa thích là các tổng công ty cung cấp cây giống và thông tin cho ngườI nông dân bao gồm cả các hợp đồng kí kết vớI tiêu chuẩn, giá cả và phân phốI được đảm bảo. Đồng thờI cũng cung cấp cây giống cho bất kì khu vực nào khác ví dụ như Ganxi Zanz. Những tồn tại Làm thế nào để tìm ra đựoc mô hình công nghiệp tốt cho sự phát triển ngành công nghiệp Macadamia. Những vấn đề như sự thất bạI trong trồng trọt tạI các khu vực nhỏ do thiếu vốn và kiến thức. Một vài nơi năng suất nghèo nàn (ví dụ ở Simo có 3.000 mu nhưng chỉ thu hoạch được 50 tấn). Những khó khăn trong việc chọn giống – khí hậu phức tạp, điều kiện vi khí hậu ở các vùng đất thay đổI mạnh theo độ cao, độ dốc và hướng. Quá trình lựa chọn giống cần nhiều sự quan tâm và việc làm hơn. Nghành công nghiệp này (cả một chuỗI dài) thì vẫn đang trong tình trạng kém phát triển. Ông này đã đề xuất một kế hoạch trao đổI giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như giữa VIFA và HộI Lâm nghiệp Vân Nam. Câu hỏI của Giáo sư Hoàng Hoè VớI mô hình của các ông có bao nhiêu ngườI nông dân quan tâm và tham gia vào mô hình này? Vấn đề là những ngườI nông dân không có vốn để tham gia. Tổng công ty sẽ trả tiền cây giống nhưng họ không có nhiều vốn hơn vì khoản thu nhập dài hạn đã bị trì hoãn. Chi phí cho đất đai (theo ha); Chi phí cho cây giống cho 1 mu là 360 Tệ; Chi phí duy trì là 200 Tệ/ mu. Tổng cộng hết khoảng 800 Tệ cộng vớI chi phí thu hoạch. Jinghong 25-3-06 Các thành viên trong đoàn đã tớI thăm Viện Nông sản Nhiệt đớI Vân Nam tạI Jing hong và có một cuộc gặp tạI Viện vớI Tiến sĩ Ni Shubang, Phó giám đốc viện – Chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Viện. Phần trình bày của Tiến sĩ Ni bao gồm những điểm chính sau: Cơ sở nền tảng Năm 1983, Viện có 407 nhân viên làm việc cho viện gồm: 92 nhà nghiên cứu ở 5 bộ phận Viện có 1000 ha đất 70% ngân sách được chi cho việc trồng cây cao su. Những nghiên cứu khác bao gồm cây Macadamia, hoa và các loạI cây ăn quả khác nhau. 10
- Rừng cao su Đât trồng cao su có tổng diện tích 270000 ha ở Jinghong. Năng suất bình quân là 2 tấn / ha Giá cao su 20.000 Tệ / tấn 50% rừng cao su thuộc sở hữu nhà nước và 50% thuộc sở hữu tư nhân. Đất cho trồng rừng cao su ở Jing hong là giớI hạn vì điều kiện thờI tiết. Cần phảI cảI thiện dòng cây thích hợp vớI sự chịu đựng thờI tiết lạnh hơn. Độ cao trung bình của khu vực là 560 m Nhóm tư nhân trồng cao su ở độ cao lớn hơn. Các nhà đầu tư tư nhân cũng trồng ở Burma (tây nam Jing hong) Các yếu tố khí hậu bao gồm: Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 Mùa ẩm ướt từ tháng 6 đến tháng 10 Lượng mưa trung bình năm là 1300 mm Mùa ra hoa bắt đầu từ tháng 12 và ra hoa rộ vào tháng 3 Nhiệt độ trung bình vào tháng giêng là 15.8 0C Nhiệt độ trung bình năm là 22 0C. Môi trường Đất Hầu hết đất ở đây đều là đất sét vớI hàm lượng sét cao. Trong đất Basalt : N là 0.2 P 0-20 K 60-100 Ph4.5 – 5.8 Những đất trước đây được sử dung bao gồm đất cây bụI hoặc đất rừng cao su lá rộng. ĐốI vớI cây Macadamia Việc trồng cây Macadamia được bắt đầu từ năm 1981 nhưng tớI năm 1993 nó mớI được nhân rộng cho mục tiêu nghiên cứu. 50 dòng từ Úc, Hawaii và các nguồn khác đã được giớI thiệu. Hiện tạI, Vân Nam có 4.000 ha trồng cây Macadamia. Sự đa dạng của khí hậu khiến cho việc trồng Macadamia gặp khó khăn vì thế sự thích nghi và chọn lọc giống cần được nghiên cứu nhiều hơn. Những cây được trồng ban đầu bao gồm các dòng 246, H2, 800, 344 và OC. Năng suất thấp hơn so vớI tỉnh Quảng Tây. VớI những cây 8 đến 10 tuổI thì năng suất đạt được là 5 –6 kg/ cây Quá trình nhân giống Hỗn hợp trồng bao gồm đất, cát, phân bón hữu cơ, phân bón hoá học. Nhân giống cây mất khoảng 2 năm Tỉ lệ ghép thành công đạt 90% trong vườn ươm. Ghép cây được thực hiện khi thân cây có đường kính 0.6 cm. Chiều cao trung bình của cành ghép là 25 cm. 11
- Hoạt động nghiên cứu Có 5 đợt thử nghiệm vớI hơn 40 dòng. MỗI đợt thử nghiệm dùng 21 cây. 1 đơn vị 1/5 3x3x3 lặp lạI 3 lần, 7 cây x 3 lần x 47 dòng/ mỗI địa điểm Những địa điểm này nằm ở các quận, huyện khác nhau, cứ 150 km thì có 3 ha trồng vớI 47 dòng. TuổI của cây thử nghiệm được lấy từ những cây trồng trong thờI gian từ 1985 -2003. Các quận, huyện thực hiện trồng thử bao gồm: • Simao • Jinghong • Lancang • Dehong • Mengla Nghiên cứu về kỹ thuật ghép cành không tương thích vớI nhiều loạI thân rễ cũng đang được thực hiện nhưng vẫn chưa có kết luận. Những nghiên cứu về độ dãn cách được ghi nhận như sau: Khoảng cách 4x6 m thì quá gần 8x4 m vẫn bị coi là dày 8x6 m là khoảng cách thích hợp của chúng tôi 8x5 m cũng khá tốt Việc trồng xen canh vớI cây dứa và cây cà phê cũng đang được thử nghiệm Chi phí cho nghiên cứu cây Macadamia mất khoảng $100,000 Tồn tại Vẫn còn những tồn tạI trong việc thu thập số liệu vì việc trộm hạt vẫn diễn ra bởI ngườI dân địa phương và mất mát do chuột. Những cây này phảI chịu đựng sự khan hiếm nước do giai đoạn khô hạn diễn ra đúng vào thờI gian ra hoa. Họ đang cố gắng gắn kết thông tin về khí hậu thích hợp vớI các dạng khác nhau. Thông tin về nguyên sinh bào cũng đang được kiểm tra và lựa chọn để nhằm cố gắng tìm ra được những dòng có độ sinh trưởng cao. Họ cũng đã đang đo độ dinh dưỡng và quan sát kết quả. Đã bắt đầu thực hiện các thí nghiệm về việc sử dụng biện pháp cắt tỉa như là một giảI pháp cho sự tăng trưởng. Những kết quả nghiên cứu về việc khan hiếm nước hầu như cũng tương tự như kết quả nghiên cứu tạI Úc (Rus Stephanson DPI Queensland). Hai năm trước, các công việc về nghiên cứu ADN đã được triển khai nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận cuốI cùng. Tỉnh Vân Nam 26-3-06 Trang trạI quốc doanh Jing hong, 40 Km về phía bắc của thành phố Jinghong. 12
- Cơ sở nền tảng Trang trạI trước đây bao gồm rừng cao su và vườn cam quýt Nhân viên 22 nhân viên gồm cả công nhân 1 nhân viên gia hạn 1 quản lí toàn thờI gian Khu đất trồng Trong tổng số 200 ha của trang trạI bao gồm có 60 ha cây Macadamias, rừng cao su và ao cá. Những cây cao su 1 năm tuổI có chiều cao 4 m. Trang trạI có độ cao 700-800 m so vớI mực nước biển. Phương pháp Những cây Macadamias đầu tiên được trồng vào năm 1986 trong đó có 70 cây được mang về từ Zhanjiang. Những cây trồng lớn nhất là từ 150 mu của năm 1994-1995 và 700 mu của năm 1999-2001. Các dòng được trồng bao gồm OC 344, 788 và 660. Những cành giâm cũng được trồng trong giai đoạn 1999-2001. 1600 cành giâm vớI các dòng 344, OC, H2 và 788 đã được trồng theo khoảng cách 4x7 m. Những cành giâm này đã cho 10 tấn NIS trong năm 2005. Sản phẩm Tổng sản phẩm của trang trạI bao gồm 2003 13 tấn NIS 2004 17 tấn NIS 2005 24 tấn NIS Quản lí khu đất trồng 4 năm trở về trước không hề có sự quản lí ở đây Hiện tạI, tỉ lệ phân bón được áp dụng là trung bình 0.8 kg / cây. Năm 2005 và 2006, 12 tấn NPK đã được sử dụng vớI tổng chi phí là 120 Tệ / mu Tồn tại Trong những tháng khô hạn, từ tháng giêng đến tháng 5, thiếu nước là một vấn đề trong hoạt động trồng trọt. Điều này lạI xảy ra đúng vào thờI điểm ra hoa và tạo quả. Chúng tôi khuyến nghị nên tướI nước cho cây trong giai đoạn tạo quả. 13
- Tương lai Một kế hoạch tổng thể bao gồm cả mục tiêu trồng trọt tớI 2010 là đạt được 2.200 ha. Long Châu 28-3-06 Trang trạI quốc doanh Long Châu Đoàn đã thăm quan Trang trạI quốc doanh Long Châu và vườn ươm phía Nam Trung Quốc, gần vớI tỉnh biên giớI Lạng Sơn của Việt Nam. TạI đây, chúng tôi cũng được chứng kiến những dòng cây chọn lọc tốt mà một trong số đó nằm trong mẫu thử nghiệm của dự án. Trang trạI này cũng đang phát triển các dòng chọn lọc riêng của họ. Xuất phát từ cây mẹ dòng H2, họ đã chọn lọc được dòng mớI gọI là Quảng Yên. Hiện giờ, trang trạI đang có 7.5 ha cây 10 năm tuổi. 4000 cây 1 năm tuổI đã được trồng cho việc chọn giống xa hơn (Xem trên ảnh và phim). Công tác quản lí Họ đã bón phân cho cây 2 lần trước khi ra hoa vớI 3 kg NPK (Họ không sử dụng phân hữu cơ ở đây). Sau khi ra hoa, họ bón tiếp 4 kg NPK làm 2 lần. Cắt tỉa phần những cành trên của cây 10 năm tuổI để thúc đẩy tăng trưởng bên vớI mục đích tăng năng suất toàn diện. Ông Kim Wilson băn khoăn về cách thức này vì theo ông đây không phảI là cách có thể tăng năng suất. Những tồn tại Có những dấu hiệu về việc thiếu các nguyên tố vi lượng do các chóp cây dài và mỏng. (Alyptical) Nạn chuột phá cũng là một vấn đề. Họ đang sử dụng túi plastic để ngăn chặn chuột ăn hạt trên cây. Sản phẩm Quảng Yên 1 đã tạo ra được 46 kg ở tuổI lên 10 vào năm ngoái. Đây là dòng chọn lọc tốt nhất từ dòng H2 và là dòng thích hợp nhất cho ghép cành vớI dòng H2. Ghi chú: Lạng Sơn NESE có quan hệ tốt trong công việc vớI công tác quản lí của trang trạI này. Họ đang dự trữ hạt giống và chồI giống từ những dòng đó. Kết luận Chuyến thăm quan kết thúc vào chiều ngày 28 tháng 3 14
- Giáo sư Hoàng Hoè đã chuẩn bị báo cáo tổng hợp bằng tiếng Việt. Vì ông có khả năng nói, viết và đọc tiếng Trung nên ông có thể dịch sang tiếng Anh trong suốt chuyến đi cho tôi và ông Kim Wilson. Chúng tôi cảm ơn ông về những nỗ lực của ông và không muốn ông chịu trách nhiệm về bất kì thông tin nào không chính xác trong bản báo cáo này. Chúng tôi muốn khuyến cáo những ngườI đọc bản báo cáo này cũng nên dựa vào bản báo cáo bằng tiếng Việt của giáo sư Hoàng Hoè, đó mớI là bản báo cáo rất tổng hợp. Phần 2 của bản báo cáo này là bản tóm tắt được dịch sang tiếng Anh. Chúng tôi cũng khuyến cáo ngườI đọc cần dựa vào các bản phim DVD và các ảnh trong đĩa CD về chuyến đi thăm để trảI qua không khí của quá trình khai phá cây Macadamia tạI Trung Quốc và tiếp cận những thông tin thực tế cũng như thông tin về kỹ thuật mớI có. Tất cả những tài liệu này đều có tạI văn phòng CETD tạI Hà Nội. Phần 2 Tóm tắt Báo cáo Khảo sát Măc ca tại các tỉnh Quảng tây, Quảng đông và Vân Nam (Trung Quốc) (Từ 18/3 đến 28/3/2006) G.S. Hoàng Hoè (1/4/2006) I. Các đơn vị nghiên cứu: Viện nghiên cứu cây trồng á nhiệt đới Quảng Tây Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới Nam á Trạm giang ( Quảng Đông) Trung tâm nghiên cứu Bạch đàn Trạm giang Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới Vân nam tại Cảnh hồng II. Các Đơn vị sản xuất: Nông trường Kim Cương, Quảng tây Đội Quả Nông trường Mường Dưỡng, Châu Ban na, Công Ty Vân úc Đạt, Vân nam Huyện Long châu , Quảng Tây III. Các cơ quan quản lý: Cục Lâm nghiệp, Cục Nông khẩn tỉnh Quảng Tây Cục Lâm nghiệp, Cục Nông khẩn Tỉnh Vân Nam IV. Một số bài học kinh nghiệm của TQ cần phân tích, tham khảo: 1. Dẫn giống, khảo nghiệm Từ năm 1979 đến nay TQ đã nhập về trên 65 giống từ Australia, Hawaii và đã trồng tại các Viện nghiên cứu từ 1979 và làm khảo nghiệm tai một số nơi, nhưng chưa bài bản. Qua phân tích năng suất, sản lượng và chất lượng nhân hạt (nghiên cứu từ 1995- 1998), Quảng Tây đã lựa chọn ra được một số giống phù hợp với điều kiên Quảng Tây, cụ thể, đề nghị trồng 3 giống: 695, 900,788; thận trọng sử dụng giống: 660, 344; không nên sử dụng giống: 246, 741. Gần đây, Quảng Tây phát hiện thêm giống Quế nghiên tại Long Châu có sản lượng khá, bình quân đạt 30 Kg/cây lúc 11 tuổi, là cây gốc ghép H2, ghép mầm cây giống 741(?) chưa rõ nguồn gốc lắm. 15
- Sản lượng: 695: 4, 5 Kg/cây (A 5-8 bq), 2,050 kg/ha 900: 3, 6kg/cây - 1,635 kg/ha 788: 1, 9 Kg/cây - 855 kg/ha Năm 1997, Quảng Tây đã trồng 6 ha (Hợp Xơng Liễu Châu), năm thứ 5 đã thu hoạch 750 Kg/ha năm thứ 6 thu hoạch 1600 Kg/ha. Đến nay đã trồng được 100 Ha tại Liễu Châu là vùng phía bắc của Nam Ninh. Tại Trạm giang (Quảng Đông) có vườn cây mẫu tại Viện cây trồng Nam á nhiệt đới rộng 70 mẫu TQ, trong đó có 2,5 mẫu trồng từ năm 1980, lấy từ Haoai về. Tại Tram Giang một số cây trong vườn mẫu đã bị bão làm đổ, gẫy… Trạm Giang hiện nay không phát triển Măcca, Viện này đang có một vườn ươm cây ghép khoảng 5 vạn cây giống/năm, bán cây giống sang Van Nam, vừa qua đã bán cây giống cho Vân nam 10 vạn cây chủ yếu là O.C. H2, 344, 333, 246, 788. Cộng tác với Vân nam sản xuất 15 vạn cây giống (chủ yếu là hom) Tại Vân Nam: từ năm 1988 đã nhập từ Ha oai về 1100 cây H2, 246 để trồng khảo nghiệm Năm 1991 đẫn giống từ Trạm Giang về trồng khảo nghiệm 1000 cây: 333, 741, OC, 334, 503, 660 Năm 1995: GS Ha oai đa sang trồng 17 giống gồm: 334, 294, 344,508,695,741, 778, 790, 800,778, 771, 814, 816, 820, 900, 924, 948, 951. Cùng năm đó Công ty lại sang Ha oai đa về: 767, 783, 789,794, 797, 842, 849, 863, 792, 915, 921, 922, 932. 767, 783, 789, 794, 812, 849, 863, 793, 915, 921, 922. Đã trồng khảo nghiệm tại 5 điểm: Bana, Hồng Hà, Tư mao, Đức hồng, Lâm Xương. Khảo nghiệm 47 giống, bình quân 1 mẫu (333 m2) /1 giống, lặp lại 3 lần, 3 Ha/điểm khảo nghiệm. Nhìn chung các điểm khảo nghiệm được bảo vệ theo dõi, nhưng còn nhiều cây chưa rõ tên, có nhiều lẫn lộn, nhiều cây không rõ thuộc giống nào. Mặc dù, Vân Nam đã đưa về trồng nhiều giống, nhưng chỉ chọn được khoảng 4 đến 5 giống có triển vọng phát triển là: 246, H2, 800, 344, OC. Do điều kiện sinh thái rất khác nhau, nên biến động về sản lượng rất lớn. Tại Cảnh Hồng chỉ đạt 5- 6 Kg/cây lúc 8-10 tuổi. 2. Nghiên cứu khoa học Các Viện đều có đề tài nghiên cứu về Măc ca, tập trung vào việc khu vực hoá, quy hoạch vùng trồng, chọn giống thích hợp với các điều kiện sinh thái, chú trọng mở rộng vùng trồng, chọn cây trội, các kỹ thuật hom, ghép, chăm sóc, quản lý, sâu bệnh… Hiện nay, một số Viện đạng có đề tài khuyến lâm, đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất, tạo cây giống (ghép, hom...) đa trồng tại Vân Nam, bán cây giống, các Viện đều làm các vườn ươm lớn, quy mô 5- 10 vạn cây/năm. Hiện nay các Viện đều có đề tài nghiên cứu mở rộng triển khai làm cây giống bán cho nông dân. Trạm Giang có đề tài giúp Nông trường Mường Dưỡng kỹ thuật chăm sóc cây để nâng sản lượng lên gấp đôi nhờ bón phân, tưới nớc. 3. Vườn ươm Có 4 vườn ươm đã được xem, quy mô từ 5- 10 vạn cây. Nói chung, về kỹ thuật cây ghép chưa thật tốt, bầu chưa đạt tiêu chuẩn, thành phần ruột bầu nhìn chung chưa tốt, tiêu chuẩn chưa rõ 16
- ràng. Chất lượng cây giống nhìn chung còn kém. Giá bán cây giống ghép tại 3 nơI khoảng 15- 18 NDT/cây. Công Ty Vân úc Đạt đã xây dựng một vườn ươm lớn tại Lâm Xương quy mô sản xuất 20- 30 vạn cây năm, nhưng vì khá xa, nên đoàn chưa đến tham quan. Theo báo cáo của Giám đốc công ty thì đây là vườn ươm Măc ca lớn nhất thế giới, có sự giúp đỡ của chuyên gia úc . Kỹ thuật dâm hom của Viện á nhiệt đới Trạm Giang tại Vân Nam đạt kết quả khá, có thể đạt đến 80-90%. Viện cũng đã trồng một diện tích cây hom khoảng 50 ha tại Đội quả Nông trường Mường Dưỡng, Châu Bana, Vân Nam trên độ cao 800 m, (khoảng 16.000 cây hom) 4 tuổi, sinh trưởng bình thường, cây 4 tuổi thu hoạch 10 tấn hạt. 4. Trồng Hiện nay hướng mở rộng diện tích trồng Măc ca chủ yếu là 5 Châu phía nam tỉnh Vân nam, điều kiện khí hậu nơI đây hơI nóng, nên đã chọn vùng có cao độ 700-1200m, nhiệt độ 13- 23 độ, nơI có nhiệt độ bình quân 20- 25 độ, lượng ma trên 1500 mm. Theo Viện cây nhiệt đới Vân Nam thì biến động khí hậu các Châu nam Vân nam cũng rất lớn, cần thận trọng xác định tiểu vùng trồng thích hợp. Theo Quy hoạch của Công Ty Vân úc thì có thể có khoảng 2 vạn Ha có thể trồng Măcca tại 5 Châu phía nam Vân Nam. Phương thức trồng hiên nay là Công ty sản xuất cây giống tốt tại vườn ươm tập trung, ký hợp đồng với nông dân trồng, Nhà nước hỗ trợ, Công Ty thu mua sản phẩm của nông dân. 5. Chăm sóc, quản lý Nhìn chung vườn cây quản lý chưa được tốt lắm, gần đây nhờ có liên doanh với Hồng Kông và úc nên đã cải thiện hơn. Nhờ bố trí mỗi phân khu có người phụ trách cụ thể, có đầu tư phân bón, tưới nước lúc cần thiết nên có thể cho sản lượng cao hơn. Tuy nhiên, chưa thấy nơi nào có chăm sóc tỷ mỉ, tạo tán, tỉa cành. Tình hình sâu bệnh hại rất ít thấy. Bón phân hoá học 2kg/cây (Mường Dưỡng 7kg/cây), tại Long Châu (trước mùa hoa bón phân 3 kg/cây, sau khi đậu quả 4 kg/cây.) 6. Chế biến Tại Nông trường Kim Cương Quảng Tây, có diện tích Măc ca khoảng 200 Ha với tổng số cây Măcca là 25.000 cây, trong đó có 20 Ha giống 695 trồng năm 1997, đạt 9 tuổi. Năm 2005, thu hoạch được 120 tấn hạt. Quảng Tây cũng đã xây dựng được một xởng chế biến quy mô nhỏ, hiên nay chỉ mới ép dầu bán sang thị trường Pháp.với giá 1,4 triệu VND /lít đầu Măc ca. Đầu tư nhà máy khoảng 80.000 USD Tại tỉnh Vân nam (Châu Đức Hùng, Thị Lộ Tây) đã xây dựng một xưởng chế biến với diện tích 1000M2, nhập 2 dây chuyền máy chế biến từ Australia. 7. Xuất khẩu Hiện nay chưa có con số thống kê chính xác về sản lượng toàn TQ, có vẻ còn ít, theo một số người thì toàn TQ hiện nay mới sản xuất đợc 400 tấn, trong đó tỉnh Vân Nam đợc 250 tấn (2005), xuất khẩu 23 tấn, trong đó có 20 tấn hạt, 3 tấn nhân. Có sử dụng hạt để làm cây giống, cung cấp cho nông dân trồng theo quy hoạch phát triển. Có xuất khẩu một số dầu măc ca sang Pháp, một số hạt cho Mianmar và Việt nam. 8. Dây chuyền ngành hàng sản xuất Măc ca (Sản nghiệp Măc ca) Hiện nay đang mò mẫm mô hình phát triển thích hợp gắn kết chặt chẽ 4 nhà: Công Ty - nông dân – nhà nước – Nhà khoa học. Cần chú trọng tất cả các khâu, không thể coi nhẹ khâu nào. Tạo thành một Ngành hàng, một Sản Nghiệp, có sức cạnh tranh, xuất khẩu hàng hoá có chất lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn. 17
- Kỹ thuật hiện nay còn chưa đủ, đầu tư còn thiếu. Tại Tứ Mao trồng 500 mẫu vì đầu tư không đủ nên không thành công. Việc chọn trồng giống trồng cho từng điều kiện lập địa cũng còn nhiều vấn đề, vì tiểu khí hậu khác nhau rất nhiều, nên phải thận trọng xác định chọn trồng giống cho thích hợp. 9. Chính sách hỗ trợ nông dân trồng Măc ca Từ năm 2004 Chính quyền Tỉnh Vân Nam đã chú trọng phát triển Măc ca. Tỉnh giao cho Ty Lâm nghiệp quản lý, đưa vào Chương trình phát triển Lâm sản ngoài gỗ. 10. Chính sách hỗ trợ cho Công ty: Công tác quy hoạch, chọn giống, đào tạo huấn luyện. Hỗ trợ nông dân 60-80 NDT/mẫu. Chính phủ đã cấp 6 triệu NDT/năm (tương đương 12 tỷ VND) để hỗ trợ nông dân trồng. Công Ty Vân úc Đạt hiện nay đang thực hiện kế hoạch trồng 300 Ha mô hình tại Huyện Trấn khang, Thị Lâm xương, tỉnh Vân Nam, đồng thời phát động nông dân trong vùng trồng 2- 3 vạn mẫu (khoảng 2000 Ha) xây dựng một trung tâm giống uư việt 10 Ha, một xưởng chế biến thô 1000 tấn năm, để tạo thành một mô hình với quy mô lớn. 11. Quy hoạch tổng thể phát triển Măc ca tại tỉnh Vân nam Trung Quốc Tỉnh Vân Nam có dự kiến sẽ trồng 10.000 Ha ( Bana, Đức hồng, Lâm Xương, Tứ Mao, Hồng Hà). Nay đã có 3400 Ha, đến 2010 sẽ trồng xong 10.000 Ha . Trong đó: Lâm Xương 10 vạn mẫu, Đức Hùng 10 vạn mẫu, Bảo Sơn 10 vạn mẫu Trung Quốc. Dự kiến khi hoàn thành xong việc trồng toàn bộ diện tích này, thì sẽ tiến hành chế biến tinh, có thể xuất khẩu đạt 430 triệu USD/năm, trong đó 70% lợi nhuận thuộc về người trồng Măc ca. Theo Cục Lâm nghiệp Vân Nam thì Măc ca sẽ là cây đứng thứ hai sau cây Ngân hạnh. Theo ý kiến của chuyên gia Australia (John Wilkie) rất có thể Vân Nam sẽ là một vùng trồng, chế biến xuất khẩu Măc ca lớn nhất thế giới trong tương lai (?) Ghi chú: Theo thống kê năm 2005 tại Vân Nam đã có 54.000 mẫu (3400 Ha) Trong đó: - Lâm Xương 25.000 mẫu - Đức Hồng 12.500 - Bana 11.000 - Tứ Mao: 3000 - Bảo Sơn 1.000 - Hồng Hà 1700 - Văn Sơn 50 - Lũ Giang 50 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 380 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 170 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 362 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 124 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 138 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 129 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 109 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 110 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 122 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn