Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2011-2020 "
lượt xem 9
download
Trong thập niên qua, ngành thuỷ sản đã đạt được những thành tựu nổi bật tăng trưởng nhanh sản lượng , và kim ngạch xuất khẩu, cũng như góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm cho nhân dân. Tuy vậy, mỗi một lĩnh vực có tốc độ phát triển khác nhau và đạt những kết quả không giống nhau. Thí dụ, sản lượng của ngành nuôi trồng thuỷ sản đã tăng tới 4 lần từ 600.000 tấn năm 1999 tới 2,4 triệu tấn trong năm 2008, nhờ tăng năng suất, đa dạng hoá các đối tượng nuôi và hệ thống canh tác. Năng suất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2011-2020 "
- CÁC NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2011-2020 Lê Thanh Lưu Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh 1. Hiện trạng của nuôi trồng và khai thác thuỷ sản Trong thập niên qua, ngành thuỷ sản đã đạt được những thành tựu nổi bật tăng trưởng nhanh sản lượng , và kim ngạch xuất khẩu, cũng như góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm cho nhân dân. Tuy vậy, mỗi một lĩnh vực có tốc độ phát triển khác nhau và đạt những kết quả không giống nhau. Thí dụ, sản lượng của ngành nuôi trồng thuỷ sản đã tăng tới 4 lần từ 600.000 tấn năm 1999 tới 2,4 triệu tấn trong năm 2008, nhờ tăng năng suất, đa dạng hoá các đối tượng nuôi và hệ thống canh tác. Năng suất nuôi trung bình của ao nuôi nhóm cá chép đã được tăng lên từ 900kg/ha.năm lên 2000kg/ha.năm, cùng thời, năng suất nuôi rô phi đã tăng từ 3-4 tấn/ha.năm lên thành 20 tấn/ha.năm. Năng suất nuôi cá tra đã tăng lên một cách đáng kinh ngạc, từ 30-40 tấn lên 400-500tấn/ha.năm. Trong nuôi tôm cũng ghi nhận được mức độ tăng năng suất đáng kể từ 400-500kg lên 2000-2500kg/ha.vụ của các mô hình bán thâm canh, và từ 1500-2000 kg/ha.vụ lên thành 4000-5000kg/ha.vụ trong mô hình thâm canh. Đồ thị dưới đây thể hiện mức độ tăng sản lượng của ngành nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành trong giai đoạn 1999-2008. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của nuôi trồng trong thập niên qua thường đạt trên 10%., trong lúc đó tăng trưởng của ngành khai thác chỉ trong giới han 1,0-1,2% Hiện nay có hơn 40 loài cá, nhuyễn thể, giáp xác được gia hoá phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản trong các môi trường nước ngọt, nước lợ và biển. Mặc dầu quy mô nuôi nông hộ vẫn chiếm ưu thế, nhưng nuôi trồng thuỷ sản đã dịch chuyển từ hệ thống canh tác chủ yếu đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp, sang mô hình nuôi thương phẩm. Do vậy, phương thức canh tác kết hợp vườn –ao- chuồng trước đây chỉ sử dụng nguồn thức ăn phân bón tự có trong gia đình thì ngày nay đã chuyển sang sử dụng đầu tư như thức ăn, hoá chất, năng lượng … từ ngoài trang trại. Các hệ thống canh tác khác nhau như cá/tôm-lúa, nuôi tôm thâm canh, nuôi cá tra thâm canh, nuôi lồng bè và nuôi lồng bè biển mở đã được nghiên cứu và giới thiệu cho sản xuất. Những công nghệ mới trong khai thác thuỷ sản biển sâu kể cả lưới khai thác chọn lựa cho các đối tượng cá nổi cũng như phương tiện khai thác cá ngừ là những thành công nôit bật trong thời gian qua. Trong thập niên qua, tăng trưởng của ngành khai thác thuỷ sản đạt từ 1,0-1,2%/năm, chủ yếu nhờ tăng sản lượng khai thác xa bờ. Hiện nay, theo tính toán sản lượng khai thác xa bờ chiếm khoảng 30% tổng sản lượng hải sản khai thác biển. Những thiết kế về tàu thuyền và phương tiện khai thác cũng đã được cải tiến để nâng cao hiệu khai thác và đảm bảo an toàn lao động cho các tàu khai thác xa bờ. 1
- Total fisheries production period 1999‐2008 5 5 4.5 4.5 4 4 3.5 3.5 Production (mln tonne) 3 3 Export turn‐over (bil. USD) 2.5 2.5 2 2 1.5 1.5 1 1 0.5 0.5 0 0 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Year Total fisheries production Capture production Aquaculture production Fisheries ex port turn‐over Đồ thị 1. Tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1999-2008 Nguồn : Báo cáo thống kê ngành nông nghiệp 2009 2. Những nghiên cứu được ưu tiên trong lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản giai đoạn 1999-2010 Tháng 12 năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình Phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1999-2010. Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành một số chính sách để phát triển nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt nhấn mạnh công tác giống, mở rộng diện tích nuôi trồng trong các vùng trũng. Vùng sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả. Nhờ vậy, nhiều đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản trong thập niên qua đã được tiến hành với sự chú ý đặc biệt đối với công nghệ sản xuất giống , các hệ thống canh tác đối với tất cả các đối tượng cá, nhuyễn thể và giáp xác. Những nghiên cứu về đa dạng hoá hệ thống canh tác cũng đã được triển khai một cách tích cực. Nhờ vậy, năng suất nuôi trong các hệ thống canh tác truyền thống như hệ thống vườn ap chuồng, hệ thống nuôi ghép, hệ thống nuôi cá/tôm-lúa đã tăng đáng kể, trong lúc đó những hệ thống canh tác mới như nuôi tôm thâm canh , nuôi cá thâm canh ( cá tra, cá rô phi , nuôi lồng bè trong hồ chứa và vùng biển hở ), nuôi nước chảy và trong hệ tuần hoàn đã được triển khai và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Các hệ thống canh tác mới cho các đối tượng nhuyễn thể như hàu, trai ngọc, hoặc cho nhóm giáp xác như tôm hùm cũng đã được đề xuất và áp dụng trong sản xuất. 2
- Cùng lúc một số nghiên cứu về dịch bệnh và các biện pháp phòng trừ và điều trị cũng như quản lý môi trường đối với một số đối tượng có giá trị kinh tế như cá tra, tôm sú, tôm hùm đã được triển khai một cách tích cực Trong lĩnh vực dinh dưỡng và kỹ thuật cho ăn đối với các đối tượng nuôi khác nhau trong giai đoạn nuôi thương phẩm cũng đã được triển khai. Chương trình chọn giống đối với cá rô phi , cá tra và một vài loài cá chép cũng đang được triển khai tại các trung tâm cuar các viện nghiên cứu 1,2,3. Một số nghiên cứu về xã hội học , kinh tế xã hội để đánh giá tác động của ngành thuỷ sản đối với phát triển nông thôn cũng như những điều tra thị trường và phân tích chuỗi giá trị của ngành thuỷ sản đã được một số trường, viện triển khai. . Các nghiên cứu điều tra nguồn lợi một số loài cá có giá trị kinh tế cao, đặc biệt nhóm cá ở vùng xa bờ đã được thực hiện. Công nghệ khai thác đối với nhóm cá nổi và cá rặng san hô cũng đã được xxây dựng. Đặc biệt công nghệ câu cá bằng dây câu dài để câu cá ngừ đại dương cũng như bẫy ghẹ xanh biển mở đã được nghiên cứu và hình thành và được giới thiệu rộng rãi cho các ngư dân. 3. Tác động của nghiên cứu và khuyến ngư đối với sự phát triển ở cấp trang trại Chuyển đổi từ hệ thống canh tác tự cung tự cấp sang hệ thống canh tác thương mại được xem là một sự thay đổi to lớn trong đặc tính của người nông dân/ nhà sản xuất và cộng đồng. Các chính sách hỗ trợ ngành thuỷ sản kết hợp với hang loạt nghiên cứu khoa học và hoạt động khuyến ngư đã dẫn tới sự thay đổi lớn lao đấy của người nông dân/nhà sản xuất. Thông qua hệ thống khuyến ngư , các kết quả nghiên cứu được chuyển tải tới nông dân/ người sử dụng cuối cùng một cách thường xuyên. Quá trình chuyển tải các công nghệ đã được chứng minh được các cơ quan nghiên cứu các trường đại học hoặc các trung tâm khuyến ngư trung ương hoặc địa phương sẽ thực hiện. có rất nhiều cách chuyển giao công nghệ cho nông dân /cho các nhà sản xuất. Chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện bằng các chương trình đào tạo, các chương trình trình diễn, các thực nghiệm thực địa, các hội thảo, hội nghị. Các kênh thông tin đại chúng như TV, radio cũng được xem là hình thức chuyển giao công nghệ hữu ích cho nông dân. Các phương thức tiếp cận khoa học như nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm thực địa, phân tích trong phòng thí nghiệm hoặc thử nghiệm thực địa đã được sử dụng để minh chứng cho các công nghệ được hình thành. Bằng cách đó, nhiều nông dân/nhà sản xuất đã trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các đề tài nghiên cứu và phát triển và thong qua quá trình này, người dân sẽ có khả năng nâng cao nhận thức và kiến thức và kinh nghiệm của họ. Điều này sẽ tiếp tục giúp cho họ nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Ngày nay, nông dân và các nhà sản xuất trong ngành thuỷ sản không chỉ tiếp thu được kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ, mà họ còn quan tâm tới các vấn đề quản lý môi 3
- trường và dịch bệnh , có nhận thức rỏ rang về các vấn đề an toàn và chất lượng thực phẩm cũng như học hỏi để biết về thị trường và những vấn đề của thị trường. 4. New development trends and the challenges Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2011-2020. Một số mục tiêu của chiến lược là: a) Ngành thuỷ sản cơ bản được công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả , có thương hiệu uy tín , có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới… b) Kinh tế thuỷ sản đóng góp 30-35% GDP trong khối nông-lâm-ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản từ 8-10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 8-9 tỷ US$. Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 6,5-7,0 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65-70% tổng sản lượng. Rỏ ràng để thực hiện được mục đích của chiến lược trong thập niên mới, nhu cầu thay đổi để tiếp tục thúc đẩy phát triển toàn ngành là một điều cần thiết. Liên quan đến vấn đề này, khoa học và công nghệ được xem là các yếu tố then chốt có thể làm thay đổi đáng kể ngành thuỷ sản. Phát triển trong giai đoạn mới yêu cầu không chỉ tăng sản lượng, mà cần phải tập trung vào giá trị của sản phẩm. Điều này cũng có nghĩa không cần thiết phải mở rộng diện tích nuôi trồng hoặc khai phá vùng khai thác mới mà cần tập trung nuôi thâm canh và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Cần tập trung các nổ lực cho phát triển bền vững của toàn ngành trong đó cân đối giữa các yếu tố môi trường, kinh tế xã hội. Vì vậy, các công nghệ an toàn môi trường, hiệu quả kinh tế và xã hội cần phải được phát triển, đề xuất và giới thiệu cho sản xuất nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Dưới đây là những thách thức đối với xu thế phát triển mới của ngành thuỷ sản trong thập niên tới. a) Mặc dầu các công nghệ và kiến thức hiện nay đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển của ngành trong thập niên qua, tuy vậy, các phát triển này chưa bền vững, còn bất ổn (thí dụ hiện tượng phát triển nóng cá tra, tôm sú..), bởi sự phát triển này chủ yếu dựa vào việc mở rộng diện tích vùng nuôi trồng hoặc mở rộng ngư trường khai thác bằng một lực lượng lao động rất lớn và sử dụng rất nhiều nguồn lợi. b) Tăng trưởng về giá trị và chất lượng chưa tương xứng với tốc độ tăng sản lượng c) Chất lượng con giống của nhiều đối tượng nuôi kể cả cá, giáp xác, nhuyễn thể bị suy giảm đáng kể do lai cận huyết của các thế hệ của đối tượng nuôi. Mặc dầu vậy, chương trình chọn giống được thực hiện hiện nay rất hạn chế chỉ đối với một vài loài d) Giá cả thức ăn cho các đối tượng nuôi rất cao và tăng từng ngày, trong lúc đó chất lượng thức ăn và hàm lượng các chất dinh dưỡng thì lại không kiểm soát được. Việc 4
- sử dụng bột cá –là nguyên liệu quan trọng cho thức ăn của nhiều đối tượng đã gây ra những phản ứng tiêu cực của xã hội. e) Ô nhiễm môi trường và dịch bệnh vẫn gây tính bất ổn cho ngành nuôi trồng thuỷ sản mà khó có thể tiên đoán kết quả trong tương lai. f) Hiệu quả kinh tế của khai thác biển và khai thác xa bờ vần chưa hoàn toàn minh chứng một cách rỏ rang. g) Thiếu công nghệ hiệu quả bảo quản cá cho các tàu khai thác xa bờ h) Chưa thực hiện thường xuyên điều tra nguồn lợi hải sản xa bờ i) Thay đổi khí hậu và những tác động tiềm tang đối với ngành thuỷ sản và nuôi trồng là rỏ rang, tuy vậy thiếu kinh nghiệm và năng lực đánh giá rủi ro và xác định các giải pháp để khắc phục các hậu quả sẽ là những vấn đề tồn tại lớn cho ngành thuỷ sản và nuôi trồng. 5. Các nghiên cứu ưu tiên trong thập niên tới Phát triển của ngành thuỷ sản trong thập niên tới cần phải đảm bảo sự tăng trưởng liên tục về sản lượng bằng phương thức thâm canh nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm và đáp ứng nhu cầu tăng của dân số. Mặt khác, phát triển của ngành thuỷ sản cần phải đặt trọng tâm về chất lượng và mức độ an toàn, từ đó sẽ tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hoá thuỷ sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Những công nghệ và kỹ thuật hiện tại cần phải tiếp tục cải tiến nhằm đảm bảo quá trình phát triển lien tục, còn những công nghệ mới cân đối các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường sẽ phải tiếp tục nghiên cứu và đề xuất để giảm giá thành sản xuất bằng cách giảm đầu tư đầu vào như thức ăn, năng lượng, hoá chất. Các nghiên cứu và phát triển sắp tới cần phải tập trung vào các hướng nâng cao chất lượng di truyền của những đối tượng nuôi quan trọng, sử dụng hợp lý nguồn lợi như nước, năng lượng (kể cả lĩnh vực nuôi và tàu khai thác) trong bối cảnh thay đổi khí hậu toàn cầu, xác định và tạo dựng những thành phần thức ăn mới, hình thành các công thức thức ăn kinh tế và thân thiên môi trường, quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh, phát triển công nghệ mới để bảo quản sản phẩm tươi (cho các tàu khai thác biển )… Hội thảo gần đây về các nghiên cứu ưu tiên trong lĩnh vực thuỷ sản đã xác định những đối tượng đang có ý nghĩa kinh tế hoặc sẽ có tiềm năng lớn cho ngành nuôi trồng thuỷ sản trong tương lai ( bảng 1). Tuy vậy, hội thảo đã không xác định các lĩnh vực khoa học công nghệ cần phải được thực hiện trong thập niên tới. Dựa vào mục tiêu của chiến lược phát triển ngành thuỷ sản và phân tích các thách thức mới, mục này đề xuất một số nghiên cứu ưu tiên của ngành thuỷ sản giai đoạn 2011-2020. Các hướng nghiên cứu này được xem như là các chương trình nghiên cứu liên ngành mà có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng quan trọng liệt kê trong bảng 1. Ngoài ra mối tương quan hoặc mối quan hệ giữa các lĩnh vực nghiên cứu là rất cần thiết cho việc đề xuất các dự án nghiên cứu trong tương lai. 5
- Đề xuất một số hướng nghiên cứu sau đây: Lĩnh vực giống và chọn giống a) Tăng cường các chương trình chọn giống cho tất cả các đối tượng quan trọng và tiềm năng cho nuôi trồng thuỷ sản theo các tiêu chí lớn nhanh, kháng bệnh tốt hơn, tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và thích nghi với các điều kiên khí hậu mới b) Tiếp tục gia hoá các đối tượng thị trường có nhu cầu để sản xuất giống đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất c) Xây dựng và phát triển các nguyên tắc an toàn sinh học cho các trại giống và các vungc nuôi đảm bảo có con giống ạch bệnh (SPF) và sản phẩm thương phẩm có chất lượng cao d) Xây dựng đàn bố mẹ sạch bệnh để sản xuất con giống sạch bệnh và cấp chứng chỉ về chất lượng con giống Lĩnh vực bệnh và môi trường e) Các nghiên cứu về cơ chế miễn dịch học của các động vật thuỷ sản và phát triển công nghệ sản xuất vac xin để sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm loại bỏ việc sử dụng kháng sinh và giảm sử dụng hoá chất f) Cải tiến các phương pháp quản lý dịch bệnh và môi trường kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học để tạo ra môi trường sinh thái cân bằng cho các hệ thống canh tác nhằm đảm bảo sản phẩm nuôi trồng có chất lương cao và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt. g) Phát triển và xây dựng công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học cho các môi trường nuôi khác nhau h) Xây dựng và áp dụng rộng rải quy phạn thực hành tốt của Việt Nam (ViGAP) hoặc quy phạm quản lý tốt của Việt Nam (ViBMP) cho các đối tượng nuôi quan trọng trong các hệ thống canh tác khác nhau hoặc các khu vược nuôi trồng khác nhau. i) Chứng chỉ sản phảm thuỷ sản trên cơ sở áp dụng ViGAP, ViBMP hoặc chứng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm nuôi trồng. In area of quality, safety food j) Xây dựng các tiêu chí về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng trong đó có các chỉ số môi trường nuôi, chất lượng con giống, thức ăn, sử dụng hoá chất và giới thiệu rộng rải các tiêu chí này cho sản xuất . Lĩnh vực dinh dưỡng và cho ăn k) Xây dựng các công thức thức ăn có hiệu quả kinh tế và môi trường trong đó cân đối các chất dinh dưỡng quan trọng như đạm: mỡ: đường và các vi dinh dưỡng và các vitanmin để giảm việc sử dụng bột cá và các lãng phí các chất dinh dưỡng 6
- l) Phát triển các nguyên liệu làm thức ăn trong đó sử dụng công nghệ sinh học để chuyển đổi các phế liệu nông nghiệp hoặc thuỷ sinh vật thứ cấp thành nguyên liệu làm thức ăn mới. Các công nghệ mới m) Phát triển và giới thiệu công nghệ tuần hoàn và các nguyên tắc an toàn sinh học cho các trang trại giống và các trang trại nuôi thương phẩm n) Phát triển các hệ thống canh tác mới với các đối tượng mới phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu o) Phát triển công nghệ nuôi cá lồng biển Lĩnh vực khai thác biển p) Xácđịnh các đối tượng quan trong vùng biển xa bờ và tần suất xuất hiện có khả năng khai thác q) Cải tiến công nghệ khai thác và công nghệ bảo quản các loài cá khai thác biển khơi r) Tinh chế các hoạt chất sinh học từ các phế liệu có nguồn gốc thuỷ sản làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác Các Phương pháp công nghệ sinh nhọc cần phải được sử dụng trong tất cả các đề xuất nghiên cứu trên, nên mỗi kết quả nghiên cứu đều có giá trị trí tuệ cao. Thực sự, thiếu các ứng dụng công nghệ sinh học các nhốm đề tài nghiên cứu này sẽ không đạt được kết quả mong đợi, Các đề tìa nghiên cứu chi tiết ttrong khuôn khổ của các nhóm chuyên đề trên có thể hình thành cho bất kỳ một đối tượng hoặc nhóm đối tượng được liệt kê trong danh sách những đối tượng ưu tiên hoặc các đối tượng tiềm năng cho nuôi trồng trong tương lai (bảng 1). Những đánh giá hoặc tác động kinh tế, xã hội đều được kết hợp vào từng đề tài cụ thể. Table 1: Priority Programs within Priority ARDOs (First Draft)1 Bảng 1. Các ưu tiên theo cách phân tích “cơ hội ưu tiên của các nghiên cứu & phát triển” Các ưu tiên theo cách phân tích “cơ hội Các chương tình ưu tiên (theo thứ tự) ưu tiên nghiên cứu & phát triển” 1 Recent workshop on research priority has identified the species which are or will be important for aquaculture in the future. 7
- ARDO No Giáp xác Tôm sú 3 Tôm hùm Cua bùn (cua xanh) Tôm càng xanh Cá nước ngọt Cá tra 5 Cá rô phi Cá biển Nhóm cá song 1 Nhóm cá hồng cá giò cá vược cá măng biển fish cá dìa cá tráp Nhuyễn thể hàu 4 sò ngao bào ngư ốc hương điệp Công nghệ sau thu hoạch và chế Bảo quản sau thu hoach hoạch để giảm thất 6 biến thoát Công nghệ bảo quản có hiệu quả và an toàn Đa dạng hoá sản phẩm chế biến và giá trị gia tăng Sử dụng các phế thải từ chế biến Quản lý và bảo tồn nguồn lợi Đánh giá và phân tích nguồn lợi thuỷ sản 8 Bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái biển Chính achs quản lý nguồn lợi thuỷ sản Phương tiện thiế bị khai thác giảm thiểu lượng cá tạp Đa dạng dinh học biển Chiết tách các hoạt chất sinh học Tinh chế chitosan và sử dụng chúng 7 Tinh chế các loại tảo và sử dụng chung Tinh chế các hoạt chất sinh học từ cá và sử dụng chúng Tinh chế và sử dụng các độc tố cho y học Nhóm cá nước lạnh Cá hội vân 2 Cá tầm Cá trắng Các loài cá nước lạnh khác Cơ khí Các thiết bị đánh cá và công nghệ khai thác. 9 8
- 6. Năng lực nghiên cứu Hiện nsy, có 14 viện nghiên cứu và trường đại học có hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản cùng phối hợp trong mạng lưới Các Viện trường thuỷ sản Việt Nam (VìINET). Các trường viện này hợp tác chặt chẽ với nhau để phát triển công nghệ và xây dựng năng lực cho ngành. Phần lớn các nhà khoa học các cán bộ chuyên ngành đều làm việc trong các viện các trường này đều có năng lực triển khai các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Mặc dầu đã có sự nâng cấp đáng kể về phương tiện thiết bị nghiên cứu trong thập niên qua tại các Viện các Trường, nhưng vẫn cần có sự nâng cấp tiếp tục để các trường, viện có them năng lực triển khai các đề tài nghiên cứu. Tuy vậy, các trường đại học thường thiếu nguồn tài chính cho nghiên cứu và phát triển. Các viện nghiên cứu có kinh phí nhưng lại thiếu các cán bộ khoa học đầu ngành. Đấy là những thách thức lớn đối với các trường cà các viện. Vì vậy việc hợp tác giữa các trường và viện là bức thiết để có thể sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và nguồn tài chính hiện có. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 378 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 169 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 359 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 123 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 128 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 108 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 109 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 121 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn