intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân " MS4

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

93
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của dự án này là hướng dẫn áp dụng kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn thế giới trong trồng cây có múi ở Việt Nam và mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này. Việc áp dụng phương thức Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo các nguyên tắc và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) sẽ tạo ra lợi ích cả về kinh tế và môi trường, và sẽ giúp những người trồng cây có múi ở Việt Nam vượt lên hàng đầu trong sản xuất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Sản xuất cây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân " MS4

  1. Bộ Nông nghiệp vầPhát triển nông thôn _____________________________________________________________________ Báo cáo Tiến độ MS4: Báo cáo 6 tháng lần thứ hai (Từ tháng 10 đến tháng 3 /2008) 037/06VIE Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân Tháng 4 năm 2009 1
  2. Thông tin chung Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên Tên dự án cây có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân Đơn vị tham gia phía Việt Nam Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục BVTV Nh óm tr ưởng dự án phía Việt Nam Ông Ngô Tiến Dũng Trường Đại học Western Sydney Đơn vị tham gia phía Australia (University of Western Sydney) Ông Oleg Nicetic, Robert Spooner- Cán bộ tham gia phía Australia Hart 3 / 2007 Ngày bắt đầu 2 / 2010 Ngày kết thúc (theo kế hoạch ban đầu) Ngày kết thúc (theo kế hoạch sửa đổi) 3 – 9 / 2007 Thời gian báo cáo Cán bộ dự án Phía Úc: Đội trưởng Oleg Nicetic +61245701329 Tên: Telephone: Điều phối viên chương trình nghiên +61245701103 Chức vụ: Fax: cứu Đại học Western Sydney o.nicetic@uws.edu.au Cơ quan Email: Phía Úc: Cán bộ hành chính Gar Jones +6124736 0631 Tên: Telephone: Giám đốc, Dịch vụ nghiên cứu +6124736 0905 Chức vụ: Fax: Đại học Western Sydney g.jones@uws.edu.au Cơ quan Email: Phía Việt Nam +84-4-5330778 Ngô Tiến Dũng Tên: Telephone: Điều phối viên chương trình IPM +84-4-5330780 Chức vụ: Fax: quốc gia Cục BVTV ipmppd@fpt.vn Cơ quan Email: 2
  3. 1. Tóm tắt chung về dự án Mục đích chính của dự án này là hướng dẫn áp dụng kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn thế giới trong trồng cây có múi ở Việt Nam và mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này. Việc áp dụng phương thức Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo các nguyên tắc và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) sẽ tạo ra lợi ích cả về kinh tế và môi trường, và sẽ giúp những người trồng cây có múi ở Việt Nam vượt lên hàng đầu trong sản xuất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Sản xuất cây có múi theo tiêu chuẩn kiểm dịch xuất khẩu với mức dư lượng thuốc trừ sâu t ối thiểu quốc tế (MRL) sau khi có dự án này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội trong thị trường xuất khẩu cạnh tranh hiện nay và tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước. Dự án dựa trên mô hình học tập và nghiên cứu có trao đổi thông tin hai chiều, và sử dụng mô hình mở lớp huấn luyện nông dân (FFS). Các viện nghiên cứu hàng đầu của miền Nam và miền Bắc Việt Nam, cùng với các cán bộ khuyên nông của Cục BVTV và các tổ chức nông dân, bao gồm VACVINA và Hội nông dân, sẽ cùng nhau xây dựng một quy trình GAP có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các cán bộ sẽ cùng với nông dân kiểm tra Cẩm nang hướng dẫn GAP và huấn luyện giảng viên và nông dân về IPM và GAP thông qua các FFS. Hoạt động của dự án sẽ được tổ chức ở 5 tỉnh đồng bằng sông Mekong và 8 tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Hợp phần IPM sẽ dựa trên quy trình của dự án 036/04 VIE sẽ được điều chỉnh với sự tư vấn của các cán bộ chủ chốt của miền Bắc cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. 2. Tóm tắt các hoạt động Tất cả các hoạt động đã được đảm nhận trong 6 tháng của giai đoạn 2 của dự án đã đạt được kết quả tốt, hoàn thành tất cả kế hoạch huấn luyện lớp FFSs , hội thảo đánh giá các hoạt động và bố sung tài liệu huấn luyện cải tiến chương trình huấn luyện cho năm 2008 và hoàn thành khoá đào tạo nâng cao (R.ToT). Một số kết quả đã đạt được và đề cập trong báo cáo giai đoạn trước bao gồm bản dự thảo cẩm nang về GAP và bản dự thảo về cuốn tài liệu hướng dẫn đồng ruộng về dịch hại và thiên địch trên cây ăn quả có múi cho các tỉnh phía Bắc và thành lập nhóm nông dân ở Đồng Tháp tiến hành VietGAP. Trong khoảng thời gian báo cáo giai đoạn trước tổng số 24 lớp FFSs đã được hoàn thành ở 13 tỉnh kết quả 741 nông dân đã được huấn luyện. Cộng thêm 17 lớp FFSs đã được các GV tỉnh huấn luyện với nguồn kinh phí của địa phương. Có khoảng 1250 nông dân đã được huấn luyện về các nguyên tắc của GAP bao gồm cả vấn đề ghi chép sổ sách, IPM và những kiến thức về hệ sinh thái vườn CAQCM, hiệu quả của việc tỉa cành tạo tán, mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển của cây và năng suất. Hiểu biết về ảnh hưởng của phân hữu cơ, dinh dưỡng khoáng đến độ bền của đất, chất lượng và độ bền của sản xuất CAQCM. . Khoá đào tạo nâng cao (RToT) đã được tiến hành ở Vinh từ 26 đến 29 tháng 2 và từ 3 đến 6 tháng 3 năm 2008 và ở Mỹ Tho từ ngày 4 đến 7 tháng 3 năm 2008. Khoá đào tạo nâng cao đã tập trung thảo luận về GAP và phương cách tiến hành GAP ở Việt Nam và phương pháp nhận dạng, quản lý một số đối tượng sâu, bệnh và thiên đic hj chính trên vườn CAQCM. Phương pháp phun thuốc, cách tính toán lượng thuốc, lượng nước cần phun để đạt hiệu quả cao phòng trừ dịch hại trên vườn CAQCM. Tiến sỹ Nguyen Van Hoa và nhóm công tác của SOFRI đã thực hiện tốt quá trình viết dự thảo cẩm nang về GAP. Việc tiến hành thực hiện GAP ở HTX Mỹ Long, huyện cái Bè, Tiền Giang đã tiến hành rất chậm bởi vì thiếu hụt kinh phí cho những sự thay đổi cần thiết của 3
  4. nông dân cho phù hợp với yêu cầu của GAP. TS Vo Mai nhóm cộng tác từ VACVINA đã thực hiện tốt quá trình tiến hành thực hiện GAP ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, Đồng Tháp. 11 nông dân của xã đã tham gia thực hiện GAP. Họ có vườn Quýt Tiều với diện tích 3,42 ha. Tiến sỹ Phạm Văn Lầm Viện BVTV (PPRI) đã hoàn thành bản dự thảo (nháp) hướng dẫn đồng ruộng về sâu, bệnh và thiên địch trên CAQCM. TS Đức, Mr Dũng Cục BVTV cùng với các GV nguồn cùng nhau đọc đánh giá, bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể của các tỉnh phía Bắc. Thay đổi quản lý nguồn kinh phí từ Cục BVTV cho Trung BVTV khu 4 ở Vinh, Nghệ An đã mang lại hiệu quả tốt. Kế hoạch tốt làm tăng cường mối liên kết giữa những người quản lý tổ chức dự án và những cố gắng duy trì của tất cả stakeholders từ nông dân và chính quyền địa phương đến các nhân viên của Cục BVTV và các nhà khoa học của các Viện đạt được kết quả thành công trong năm thứ nhất của dự án hoàn thành tất cả các hoạt động, các chủ đề và hội họp đúng thời gian. 3. Giới thiệu và cơ sở của dự án Cây có múi là một trong số các loại cây ăn quả chủ lực của Việt Nam (Bộ NN&PTNT 2004) và là nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng và năng suất của cây có múi tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với Úc và các nước sản xuất cây có múi lớn trên thế giới như Brazil và Mỹ. Bộ NN&PTNT cho biết "nhìn chung, trong một số năm qua, công tác sản xuất cây có múi vẫn chưa phát triển, chủ yếu do tác hại của sâu bệnh, đặc biệt là bệnh greening (tên chính thức là HOANG LONG BINH). Do đó cần phải có nghiên cứu tìm ra các biện pháp phòng trừ kết hợp với quản lý vườn cây và sử dụng kỹ thuật tiên tiến chuyên sâu” (Bộ NN&PTNT 2004). Mục tiêu của dự án này là xây dựng quy trình sản xuất theo GAP cho cây có múi của Việt Nam thành một cuốn cẩm nang sẽ được xuất bản, và giới thiệu GAP, trong đó có mô hình FFS. Thông qua chương trình FFS, một nhóm cán bộ quốc gia bao gồm các giảng viên chính về IPM/GAP và các nhóm hướng dẫn viên FFS cấp tỉnh sẽ được thành lập. Phương pháp chính được sử dụng là học và nghiên cứu có sự tham gia trao đổi của nông dân. Mục tiêu của cả 2 phương pháp này là thu hút hoàn toàn người tham gia và cho phép người tham gia điều chỉnh việc học và nghiên cứu để đáp ứng tôt nhất nhu cầu của họ. Một hợp phần chính của dự án là đào tạo giảng viên và giảng viên chính về GAP trên cây có múi, bao gồm cả IPM. Giảng viên sẽ thực hiện FFS ở các tỉnh và cùng với những nông dân đã được huấn luyện sẽ trở thành những người đi đầu trong sản xuất cây có múi theo GAP. Các dự án trước đây cuả CARD về cây có múi đã cho nhiều kết quả, bao gồm: tăng quyền cho nông dân thông qua nâng cao hiểu biết về hệ sinh thái nông nghiệp; bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường thông qua giảm sử dụng thuốc trừ sâu nhờ hiểu biết tốt hơn về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn; tăng cường an ninh lương thực thông qua tăng năng suất; và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng làm nông nghiệp và người tiêu dùng quả có múi nhờ giảm thuốc trừ sâu. Ngoài các kết quả trên, dự án này dự kiến sẽ xây dựng một khung GAP phù hợp với địa phương và bắt đầu quá trình thực hiện GAP trong sản xuất cây có múi. Việc thực hiện GAP sẽ mở ra thị trường mới cả trong và ngoài nước. 4
  5. 4. Tiến độ 4.1 Các hoạt động chính đã thực hiện Các hoạt động được thực hiện trong 6 tháng tiếp theo của dự án đã đặt nền móng cho các quá trình giúp đạt được tất cả các mục tiêu và đưa ra kết quả đúng dự kiến. Các hoạt động đó bao gồm: 4.1.1. Đã tiến hành các lớp FFSs Đã tiến hành thực thành công chương trình đào tạo 98 giảng viên về IPM/GAP trên cây ăn quả có múi. Các giảng viến đã tiến hành huấn luyện 24 lớp FFSs ở 5 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và 8 tỉnh Phía Bắc Việt Nam. (bảng 1). Có 10 lớp FFSs ở đồng bằng Sông Cửu Long và 7 tỉnh Phía Bắc Việt Nam đã được thực hiện bằng nguồn kinh phí của địa phương. Nguồn kinh phí của địa phương có ý nghĩa rất lớn trong chương trình huấn luyện nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng GAP, chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong tiến hành GAP trên cây ăn quả có múi. Bảng 1. Các lớp FFSs đã thực hiện trong năm 2007 Tỉnh Số lượng lớp Số lượng nông Số lượng nông FFS dân (của các dân nữ (%) lớp do CARD tài trợ) Đồng bằng sông Cửu Long Tien Giang 2 + 2* 66 14% Dong Thap 1 + 1* 45 22% Vinh Long 2 60 2% Can Tho 2 + 2* 60 3% Ben Tre 1 + 5* 30 7% Sub-Total 8+10 261 9% Phía Bắc Việt Nam Ha Tinh 2 60 60% Nghe An 2+7 60 20% Hoa Binh 2 60 28% Ha Tay 2 60 38% Phu Tho 2 60 35% Yen Bai 2 60 20% Tuyen Quang 2 60 13% Ha Giang 2 60 20% Sub-Total 16+7 480 29% Tổng số 24+17 741 22% * Số lớp FFS bằng nguồn kinh phí của các tổ chức khác hoặc của địa phương Tổng số 741 nông dân đã được huấn luyệẩntong đó có 22% là nông dân nữ (bảng 1). Sự tham gia của nông dân nữ đã có ý nghĩa lớn hơn ở các tỉnh Phía Bắc, tỷ lệ trung bình là 29%, trong đó Hà Tĩnh tỷ lệ nữ chiếm 60%. Ở đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ nông dân nữ chỉ chiếm 9%, ở Đồng Tháp tỷ lệ nông dân nữ đạt cao nhất 22%. Danh sách nông dân tham gia lớp FFSs trong năm 2007 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được trình bày ở phụ lục 1a, ở các tỉnh Phía Bắc trình bày ở phụ lục 1b. Trong phần lớn các tỉnh các lớp FFSs bắt đầu học 5
  6. trước giai đoạn cây ăn quả có múi trước khi ra hoa và kết thúc vào giai đoạn sau khi thu hoạch. Tổng số 21 buổi học (tuần) đã thực hiện trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ăn quả có múi trong năm, nội dung của các buổi học trình bày ở phụ lục 2. 4.1.2. Hội thảo đánh giá và đào tạo nâng cao Trong thời gian báo cáo giai đoạn từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008 Hội thảo đánh giá đã được thực hiện ở Mỹ Tho ngày 27/11, ở Vinh ngày 30/11 và ở Hà tây ngày 7/12. Báo cáo của Hội thảo và danh sách các đại biểu tham dự được trình bày ở phụ lục 3 và 4. Hai khóa đào tạo nâng cao (R.ToT) cho các giảng viên đã được huấn luyện ở ToT trong năm 2007 của các tỉnh Phía Bắc đã được tiến hành ở Chi cục BVTV Nghệ An (Thành phố Vinh) từ 26 đến 29 tháng 2 và 03 đến 06 tháng 3 năm 2008. Cho các giảng viên ở đồng bằng sông Cửu Long đào tạo nâng cao (R.ToT) đã được tổ chức tại Trung tâm BVTV Phía Nam, Long Định, Tiền Giang. Chi tiết của khóa đào tạo được trình bày ở “Nội dung, chương trình huấn luyện” trong báo cáo này. 4.1.3. Cẩm nang về GAP và Hướng dẫn đồng ruộng về dịch hại trên cây ăn quả có múi cho các tỉnh Phía Bắc Trong kế hoach và tài liệu tiếp theo của dự án chúng tôi đã sử dụng các đề xuất về thủ tục thực hiện GAP và cuốn cẩm nang về GAP. Các thủ tục (Các bước) về GAP bao gồm sự kiểm tra việc thực hiện GAP và cuốn sổ tay về GAP đã cung cấp khung (mẫu biểu) chung quá trình tiến hành thực hiện GAP. Thảo luận với TS Hoà và TS Võ Mai chúng tôi đã quyết định soạn thảo cuốn tài liệu về GAP. Cuốn tài liệu này sẽ gồm có phần về lý thuyết sẽ giới thiệu về những nội dung của GAP và phần thực hành bao gồm các thủ tục để tiến hành thực hiện GAP. Nguyên bản của tài liệu này gồm hai phần riêng biệt (Sổ tay hướng dẫn và các bước thực hiện) bây giờ đã được xếp cùng nhau trong một cuốn tài liệu chung. Tiến sỹ Hoà đã đồng ý thay đổi một số vấn đề cần thiết trong tài liệu GAP của GlobalGAP dựa trên EurepGAP. Thời gian để viết cuốn tài liệu đã được thoả thuận và bản nháp đã hoàn thành và đã được bổ sung bởi CARD PMU vào cuối tháng 9 năm 2008. Tiến sỹ Phạm Văn Lầm Viện BVTV đã tiến hành viết cuốn Hướng dẫn đồng ruộng về dịch hại và thiên địch trên cây ăn quả có múi. Tiến sỹ lầm đã hoàn thành bản nháp và gửi Tiến sỹ Đinh Văn Đức, Ngô Tiến Dũng và một số giảng viên nòng cốt của dự án đọc, đánh giá, bổ sung chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp với điều kiện ở Phía Bắc. Cuốn tài liệu sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2008. 4.1.4. Tiến hành thực hiện GAP Kết quả 6 của dự án là tiến hành GAP ở tổ chức hợp tác xã (HTX) (Nhóm nông dân) tại đồng bằng sông Cửu Long và tiến hành thực hiện GAP là mục tiêu chính của năm thứ 3 của dự án (2009). Tuy nhiên, bơi vì do sự phức tạp của quá trình cấp giấy chứng nhận và tình trạng thực tế về sản xuất cây ăn quả có múi của Việt Nam và những yêu cầu của GlobalGAP, tiến hành GAP đã bắt đầu lựa chọn những nông dân tham gia vào quá trình thực hành GAP. Một nhóm từ Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam do TS Hoà lãnh đạo đã tiến hành bước đầu các nông dân của hợp tác xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Hơn 20 nông dân đã được tham gia và xây dựng kế hoạch tiến hành thực hiện GAP. Theo kế hoạch thực hiện GAP của HTX sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương về một phần kinh phí để thực hiện GAP. Một nhóm từ VACVINA do Ts Võ Mai lãnh đạo làm việc với 2 nhóm nông dân. Nhóm nông dân thứ nhất từ xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Mười một nông dân của xã 6
  7. tham gia các hoạt động trong thực hiện GAP. Nhóm này trồng Quýt Tiều là loại giông quýt rất phổ biến bán ở các chợ trong nước nhưng viễn cảnh xuất khẩu rất thấp. Quyết định thực hiện VietGAP cho nhóm nông dân này là rất thích hợp. Tại thời điểm này không có hệ thống (cơ quan, tổ chức)cấp chứng chỉ cho VietGAP nhưng biết trước rằng việc hệ thống cấp chứng nhận sẽ được thiết lập trước khi dự án kết thúc. Nhóm nông dân thứ hai, TS Võ Mai làm việc với các nông dân từ HTX Mỹ Hoà. Tất cả nhữngnông dân tham gia trong HTX đã tham gia lớp FFS năm 2007. Hợp tác xã nhận kinh phí giúp đỡ, hỗ trợ từ công ty Metro để tiến hành GAP. Hợp tác xã tiến hành sản xuất bưởi và bưởi này xuất khẩu sang Châu Âu từ đây GlobalGAP đã được thực hiện tại HTX này. 4.2 Nâng cao năng lực Cục BVTV có năng lực thể chế cao trong việc hướng dẫn huấn luyện có sự tham gia của nông dân và dự án này sẽ giúp tăng cường thêm thông qua việc thu hẹp khoảng cách về hiểu biết cụ thể về GAP. Trong năm thứ nhất của dự án các giảng viên đã trao đổi thảo luận và làm việc trực tiếp với các nông dân về các yếu tố của GAP liên quan đến: IPM, nông dân, môi trường an toàn và ghi chép sổ sách.Tại cuộc Hội thảo cuối năm các giảng viên đã hiểu rõ về GAP những vẫn còn một số boăn khoăn bối rối về khái niệm giữa IPM và GAP. Tại khoá đào tạo nâng cao (ToT) nội dung của GAP và khả năng thực hiện GAP đã được nghiên cứu thảo luận. Kết thúc khoá đào tạo nâng cao chiến lược tiến hành GAP đã được đưa ra. Xây dựng mối liên kết là một phần quan trọng trong nâng cao năng lực và tất cả các nỗ lực hiện này đều nhằm mục đích xây dựng mối liên kết giữa các tổ chức ở cả miền Nam và miền Bắc. Dự án đã thành công trong tạo điều kiện để chia sẻ về kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến GAP giữa những người nhiều kinh nghiệm và kiến thức về GAP ở đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh phía Bắc nơi đang thiếu kinh nghiệm về tổ chưứcthực hiện GAP. Mối liên kết cực kỳ quan trọng được thiết lập giữa Cục BVTV với các tổ chức phi chính phủ VACVINA đang tiến hành thực hiện GAP. 4.3 Các chương trình đào tạo Đào tạo là một phần chính của dự án và đã được thực hiện ở 2 cấp trong 6 tháng đầu của dự án. Ở cấp giảng viên, 10 giảng viên chính đã hoàn thành một hội thảo 4 ngày tại Hà Nội và 98 cán bộ khuyến nông, chủ yếu của Cục BVTV, một số cán bộ thuộc ARD và NGO, đã được huấn luyện về IPM và GAP trên cây có múi. Các giảng viên này sau đó hướng dẫn cho 24 lớp FFS do CARD tài trợ và 17 FFS do tỉnh tài trợ. Ở các lớp FFSs chương trình huấn luyện tập trung vào quản lý cây trồng tổng hợp bao gồm cả IPM, dinh dưỡng cây trồng, tỉa cành tạo tán. Đối với GAP tập trung vào ghi chép sổ sách. Tại cuộc hội thảo tháng 11 năm 2007 và ở khoá đào tạo nâng cao (R.ToT) trong tháng 2 và tháng 3 năm 2008 ở phía Bắc tập trung và ICM, ghi chép sổ sách trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long một số yếu tố khác của GAP có thể được đề cập trong nội dung huấn luyện ở các lớp FFS. Ở khoá đào tạo nâng cao (R.ToT), đã thảo luận về nguyên tắc (nguyên lý) của GAP và các cách có thể tiến hành thực hiện GAP ở Việt Nam. Thảo luận đã tập trung vào vai trò của HTX (nhóm nông dân) trong thực hiện GAP. Phần quan trong tiếp theo của (R.ToT) là nhận dạng các đối tượng dịch hại chính trên vườn cây ăn quả và thực hành bài về phương pháp tính toán lượng thuốc BVTV, (dầu khoáng) lượng thuốc nước cần phun cho cây ăn quả có múi. Kết thúc khoá đào tạo bài tập thực hành tại lớp FFS đã được xây dựng. 7
  8. 4.4 Tuyên truyền Một kết quả điều tra ban đâu cho thấy cách tốt nhất để phổ biến thông tin cho nông dân trên các phương tiện thông tin đại chúng là tivi, vì trên 90% hộ nông dân có tivi. Vì tỉnh nào cũng có đài truyền hình địa phương và 70% dân số sống ở nông thôn nên nội dung các chương trình truyền hình có liên quan nhiều tới các vấn đề nông nghiệp. Phóng viên truyền hình được mời tất cả các sự kiện lớn của dự án như họp, lễ khai giảng và bế giảng FFS. Chi tiết về tin tức do các đài truyền hình địa phương đưa tin sẽ được báo cáo trong báo cáo tiếp theo. 4.5 Quản lý dự án Qua các cuộc họp các bên tham gia tổ chức vào tháng 2 và tháng 3/2007 đã thành lập được khung quản lý dự án. Ông Ngô Tiến Dũng (Nh óm trưởng dự án phía Việt Nam) chịu trách nhiệm điều phối tất cả các hoạt động của dự án tại Việt Nam và tổ chức, quản lý các hoạt động ở 8 tỉnh phía Bắc. Ông Dũng và ông Oleg Nicetic sẽ chịu trách nhiệm trình báo cáo và các mốc quan trọng khác cho CARD-PMU. Ông Đinh Văn Đức cuả Cục BVTV và ông Nguyễn Tuấn Lộc, Phó giám đốc Trung tâm BVTV khu 4, đặt tại Vinh, sẽ hỗ trợ ông Dũng và có vai trò rất quan trọng trong quản lý thường nhật dự án. Ông Hồ Văn Chiến (Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam) chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động (đào tạo và các hoạt động liên quan đến GAP) tại 5 tỉnh dự án ở ĐB sông Mekong. Ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam có vai trò quan trọng trong thực hiện nghiên cứu ban đầu và hỗ trợ các hoạt động liên quan đến đào tạo. TS. Hoà của SOFRI chịu trách nhiệm soạn Cẩm nang GAP và xây dựng hệ thống sổ sách ghi chép. TS. Hoà cũng chịu trách nhiệm về thực hiện GAP tại HTX thí điểm ở Mỹ Long. TS. Võ Mai của VACVINA chịu trách nhiệm về thực hiện GAP ở tỉnh Đồng Tháp. Để giúp chuyển kinh phí hơn cho người sử dụng cuối cùng và đảm bảo tiến độ dự án, kinh phí của UWS đã được chuyển riêng cho Cục BVTV để chi cho các hoạt động tại miền Bắc và Trung tâm BVTV phía Nam để chi cho các hoạt động ở ĐB sông Mekong. Từ tháng 1 năm 2008, Trung tâm BVTV khu 4 có trách nhiệm nhận và phân phối kinh phí các hoạt động cho các tỉnh phía Bắc và Trung tâm BVTV phía Nam có trách nhiệm nhận và phân phối kinh phí cho các hoạt động ở các tinht phía Nam. Một điểm đáng lưu ý trong 6 tháng đầu của dự án là hệ thống kế toán tại Văn phòng Cục BVTV phức tạp hơn Trung tâm BVTV phía Nam. Nguyên nhân có thể do Văn phòng Cục quy mô tổ chức lớn hơn và đã đồng ý chuyển kinh phí hoạt động của dự án của các tỉnh phía Bắc cho Trung tâm BVTV khu 4 quản lý và phân phối. Trong 6 tháng cuối năm thứ nhất của dự án, bộ máy quản lý dự án đã được cải tiến và hoạt động rất tốt, tất cả các tổ chức và các nhân liên quan đều hoạt động độc lập với mức điều phối phù hợp nên tất cả các hoạt động đều được thực hiện đúng thời hạn theo Khung logic. Sự ủng hộ và giúp đỡ linh hoạt của CARD PMU đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công trong năm đầu của dự án. 8
  9. 5. Báo cáo các vấn đề xuyên suốt dự án 5.1 Môi trường Trọng tâm của FFS là nâng cao hiểu biết cuả nông dân về hệ sinh thái và tác động của con người lên hệ sinh thái. Phương pháp tiếp cận này có thể giúp giảm tác động bất lợi do con người gây ra với môi trường. Các chiến lược về IPM mà nông dân biết và việc thực hiện GAP sẽ giúp cải thiện môi trường sinh thái. Ở giai đoạn này của dự án vẫn còn quá sớm để kiểm tra bất kỳ bằng chứng nào về kết quả cải thiện môi trường. 5.2 Các vấn đề về giới và xã hội Khoảng 30% số người tham gia các lớp huấn luyện giảng viên chính và giảng viên là nữ. Tỉ lệ nam-nữ này phản ánh cân bằng giới trong đội ngũ giảng viên của Cục BVTV. Ở đồng bằng sông Mekong tỷ lệ nữ nông dân tham gia trong các lớp FFSs chỉ 9%, ở các tỉnh Phía Bắc tỷ lệ này là 29%, ở Hà Tĩnh tỷ lệ nông dân nữ chiếm 60%. Điều này cho thấy sự khác biệt về vai trò truyền thống của phụ nữ giữa các vùng. Tất cả các hoạt động của dự án đều được hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương và các tổ chức nông dân, bao gồm Hội nông dân và Liên hiệp hội phụ nữ. Học viên FFS được khuyến khích tham gia sinh hoạt tích cực với cộng đồng địa phương và chia sẻ kiến thức học được từ FFS. Các dự án trước đây của CARD có bằng chứng cho thấy thành viên FFS trở thành người sáng lập và là thành viên cốt lõi của các câu lạc bộ nông dân và HTX và có thể cho rằng thành viên FFS cũng sẽ tích cực tham gia vào việc phổ biến thông tin mà họ thu được trong dự án. 6. Các vấn đề thực hiện 6.1 Vấn đề và khó khăn Có hai vấn đề gây trở ngại nhỏ cho việc thực hiện dự án: Hạn chế kiến thức về các đối tượng dịch hại (sâu hai, bệnh hại, thiên địch,...) trên vườn cây ăn quả có múi của một số giảng viên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và tiêu chí chọn nông dân tham gia lớp FFS dựa trên điều kiện xã hội của vùng ưu tiên các hộ nông dân nghèo không đủ điều kiện về kinh phí đầu tư, kiến thức, mức độ vật tư phân bón,... cho sản xuất cây ăn quả có múi. 1. Ở một số tỉnh phía Bắc giảng viên không có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về dịch hại (sâu, bệnh,..) trên cây có múi. Mặc dù họ đã được tham gia khóa đào tạo giảng viên tại ToT năm 2007 và đào tạo nâng cao Re.ToT năm 2008 nhưng kiến thức của các giảng viên về dịch hại trên cây có múi vẫn còn rất hạn chế. Một khó khăn khác là các cửa hàng thuốc BVTV ở các làng xã rất nhỏ và không cung ứng đủ các loại thuốc BVTV thế hệ mới phù hợp chương trình IPM. 2. Mức độ hiểu biết khả năng sản xuất và phát triển về IPM trên cây ăn quả có múi của nông dân tham gia lớp FFS là rất thấp. Đó là kết quả (hậu quả) của việc lựa chọn nông dân tham gia lớp FFS. Ở đồng bằng sông Mekong giới tính và tình trạng xã hội của việc đề cử nông dân tham gia lớp FFS đã được chú ý quan tâm, rất nhiều nông dân tiến tiến trong cộng đồng sẵn sàng áp dụng kỹ thuật mới và có khả năng để áp dụng GAP trong thời gian tới đã được lựa chọn. Nhưng ở phía Bắc sự lựa chọn này hướng về nông dân nghèo do đó khả năng đầu tư và áp dụng theo GAP là rất hạn chế. Chính quyền địa phương sẽ đồng ý thay đổi lựa chọn những nông dân có năng lực về tài chính, có khả năng áp dụng GAP tham gia vào lớp FFS. 9
  10. 6.2 Phương án 1. Các chuyên gia của Cục BVTV, Trung tâm BVTV khu 4 sẽ tăng cường thăm các lớp FFSs và cung cấp các nội dung huấn luyện cho giảng viên và nông dân. Họ sẽ thảo luận với các Chi cục về lựa chọn một số loại thuốc BVTV thế hệ mới (ít độc hại) sử dụng trong chương trình IPM trên cây ăn quả có múi. Việc cung cấp các loại thuốc BVTV này từ tỉnh chứ không phải từ các cửa hàng thuốc của địa phương. 2. Ở các tỉnh mà nông dân không thể thực hành được các kỹ năng, kiến thức của họ trong thời gian học FFênsex được tiếp tục huấn luyện lại trong năm tiếp theo. 7. Các bước tiếp theo Trong 6 tháng tiếp theo 57 lớp FFSs mới sẽ tiếp tục triển khai. Trong tháng 6 Ban quản lý dự án sẽ thăm tất cả các tỉnh triển khai dự án và điều tra nông dân của lớp FFS huấn luyện trong năm thứ 2. Bản dự thảo cẩm nang về GAP sẽ được bổ sung đánh giá bởi CARD PMU và cuốn hướng dẫn đồng ruộng về sâu, bệnh và thiên địch trên CAQCM sẽ hoàn chỉnh và in. 8. Kết luận Trong năm thứ nhất của dự án hệ thống quản lý có hiệu quả đã được thiết lập. Kế hoạch tốt làm tăng cường mối liên kết giữa những người quản lý tổ chức dự án và những cố gắng duy trì đã mang lại kết quả trong huấn luyện thành công 1250 nông dân và 98 GV. Dự thảo cẩm nang về GAP đã được viết và thực hiện GAP đang được tiến hành tốt ở 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. Bản dự thảo cuối cùng của cuốn hướng dẫn đồng ruộng về sâu, bệnh và thiên địch trên CAQCM cho các tỉnh phía Bắc đã được hoàn thành và sẽ được in theo đúng tiến độ. Cuốn hướng dẫn sẽ rất quan trọng cho GV trong năm thứ 2 và năm thứ 3 của dự án. The good planning, open communication between project personnel and sustained efforts have resulted in successful training of 1250 farmers and 98 trainers. The GAP handbook draft was written and GAP implementation is progressing well in in Dong Thap and Vinh Long provinces. The final draft of Citrus Pest and Diseases Field Guide for Northern provinces of Vietnam was completed and the guide will be printed on time. The guide will be a very important reference book for trainers in the second and third years of the project. 10
  11. 11
  12. 12
  13. Danh mục các phụ lục Phụ lục 2. Tài liệu huấn luyện của lớp FFSs in 2007 Phụ lục 3. Báo cáo của Hội thảo tháng 11 năm 2007 Phụ lục 4. Chương trình (nội dung) đào tạo nâng cao TOT đã thực hiện trong tháng 2 đến tháng 3 năm 2008 13
  14. Phụ lục 2: Chương trình (nội dung) huấn luyện FFSs năm 2007 Tuần Nội dung 1 Chọn nơi học, các nghiên cứu đồng ruộng và nông dân 2 Khai giảng, Chuẩn bi lớp FFS, Kiểm tra đầu khóa, điều tra đánh giá nhu cầu trước khi học, bố trí các TNĐR về IPM. 3 Giới thiệu về sổ ghi chép và phát sổ ghi chép cho nông dân. Giới thiệu về các nguyên tắc của GAP. Hệ sinh thái vườn CAQCM: + Giới thiêu HST ở trong lớp + Đi ra vườn: Điều tra, thu thập mẫu + Trở về phòng: Vẽ và phân tích HST vườn CAQCM + Thực hành trên vườn và thảo luận - Hoạt động nhóm 4 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Giai đoạn phát triển của CAQCM (Yêu cầu về dinh dưỡng sau thu hoạch và trước giai đoạn ra hoa) - Sử dụng compost trong sản xuất CAQCM, làm thí nghiệm phân ủ - Nuôi côn trùng - Hoạt động nhóm, trò chơi 5 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Sinh lý CAQCM giai đoạn lộc hè và quả phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn này (đất, nước, dinh dưỡng, dịch hại,...) - Vai trò của kiến vàng trên vườn CAQC. - Hoạt động nhóm, trò chơi văn nghệ IPM 6 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Sử dụng dầu khoáng và một số thuốc BVTV thế hệ mới phòng trừ dịch hại trên vườn CAQCM: + Kỹ thuật phun thuốc + Tính toán lượng thuốc và lượng nước cần phun - Nuôi côn trùng - Trò chơi, hoạt động nhóm 7 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Quản lý côn trùng, nhện và thiên địch chính trên vườn CAQCM - Nuôi côn trùng - Trò chơi, văn nghệ, hoạt động nhóm 8 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Quản lý côn trùng, nhện và thiên địch chính trên vườn CAQCM (Tiếp) - Nuôi côn trùng - Hoạt động nhóm, trò chơi 9 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Quản lý bệnh - Nuôi côn trùng - Hoạt động nhóm, trò chơi 10 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Quản lý bệnh (tiếp) - Sinh lý CAQCM giai đoạn lộc thu và quả chín (Các yếu tố ảnh hưởng,..) - Trò chơi, văn nghệ, hoạt động nhóm 11 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM 14
  15. - Ảnh hưởng của thuốc BVTV và dầu khoáng đến côn trùng và thiên địch, sức khỏe con người và môi trường - Nuôi côn trùng - Hoạt động nhóm, trò chơi 12 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Giới thiệu về thuốc sinh hoọc - Nuôi côn trùng - Hoạt động nhóm, trò chơi 13 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Quản lý cỏ - Nuôi côn trùng - Hoạt động nhóm, trò chơi 14 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán - Nuôi côn trùng - Trò chơi, hoạt động nhóm 15 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Sử dụng một số bẫy, bả để phòng trừ sâu hại - Nuôi côn trùng - Trò chơi, hoạt động nhóm 16 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM -Thu hoạch và bảo quản - Nuôi côn trùng - Trò chơi, hoạt động nhóm 17 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Sinh lý CAQCM giai đoạn phân hóa mầm hoa (Các yếu tố ảnh hưởng,..) - Khắc phục vườn CAQCM sau khi lũ (áp dụng cho phía Nam) - Nuôi côn trùng - Trò chơi, hoạt động nhóm 18 - Điều tra, phân tích hệ sinh thái vườn CAQCM - Sinh lý CAQCM giai đoạn lộc xuân và ra hoa (Các yếu tố ảnh hưởng,..) - Vòng đời và chuỗi thức ăn - Trò chơi hoạt động nhóm 19 - Xem xét các tiêu chuẩn của GAP đã tiến hành ở lớp FFS. Thảo luận về tiến hành các tiêu chuẩn của GAP trên các vườn của nông dân - Điều tra nông dân sau học FFS 20 - Tổng hợp, phân tích đánh giá các TNĐR - Những khó khăn và thuận lợi khi tiến hành IPM trên CAQCM 21 - Kiểm tra cuối khóa - Bế giảng lớp học 15
  16. Phụ lục 3: Báo cáo kết quả hội thảo ở Mỹ tho 27/11, Vinh 30/11 và Hà Tây 7/12 /2007 (Báo cáo được viết bởi Dr Zina O’Leary) REVIEW MEETINGS At each of the three 2007 review meetings (held in My Tho on the 27th of November, Vinh on the 30th of November and Hanoi on the 7th of December) workshop participants were asked to come together to reflect on FFSs and GAP implementation processes in the first year of the project. To facilitate this process, working groups of 6-8 participants of varied stakeholder backgrounds were formed at each workshop and asked to brainstorm around the following themes: • Current GAP conceptions and most effective means of implementation in citrus farming • Successes in the 2007 FFSs program and potential improvements for the 2008 program. MY THO REVIEW MEETING 27/11 At the My Tho review meeting participants from five Mekong Delta provinces formed 4 working groups and brainstormed as follows: Current GAP conceptions Discussions at the My Tho review meeting centred on several macro issues related to the potential that GAP offers farmers. These include • a means for certification • a way to drive policy development • a way to leverage government support • a means for the development of cooperatives At a more micro level, participants refereed to gap as • a systematic step by step process to improve production • a standardized system for affecting practice Most effective means of implementation in citrus farming The clear focus of the My Tho participants was the need for cooperatives that could be certified. It was thought that such cooperatives would be able to leverage government support and subsidies. FFSs were seen as a good means for the development of cooperatives. Elements of the FFS that worked well in 2007 Participants stated that • IPM strategies were successfully developed with farmers • IPM was seen as easier to ‘get your head around’ than GAP. • there was some success in leveraging government support, i.e.) toilet subsidies What should be done differently in 2008 FFS At the micro level participants suggested that FFS should • continue developing IPM strategies to accommodate need to constantly update IPM skills but focus more on other aspects of GAP • provide better record keeping forms • provide more focus on market factors in order to increase profit margins 1
  17. • ensure that knowledge effects practice At a more macro level participants pointed to the for • a stronger push for cooperative development at early stages • a standard GAP framework such as VIETgap • the clear pursuit of certification (as early as 2009) • a need to visit provinces with certification • the need to seek more government support VINH REVIEW MEETING 30/11 At the Vinh review meeting participants from Nghe An and Ha Thin provinces formed 3 working groups and brainstormed as follows: Current GAP conceptions Participants brainstormed the importance GAP in helping farmers understand • nutrients • pests • disease • pesticide use • soils • fertilizers • record keeping • clean water • good health • ecology • the need to farm away from hospitals and residential areas At a more macro level participants pointed to GAP as • a community issue • a way to leverage government support • a means for the development of cooperatives Most effective means of implementation in citrus farming Participants suggested that knowledge of GAP was high but there was not enough available on the actual steps farmers need to go through to achieve GAP. Participants suggested that there needs to be a GAP manual that offers a step by step articulation of how it can be implemented. Elements of the FFS that worked well in 2007 Participants stated that farmer knowledge increase along several dimensions including • environmental concerns • appropriate pruning • pest identification • appropriate pesticide use • appropriate fertilizer use • beneficials/ natural enemies • timing for spraying • plant biology This in turn led to • decreased pesticide use 2
  18. • improved cultivation practice • decreased costs Mention was also made of the value of two-way communication and the value in one FFS leveraging the support of the Women’s Union. What should be done differently in 2008 FFS Participants were generally happy with the FFS curriculum but suggested the following • increase the financial support available for participating farmers and trainers • change criteria for selection of farmers for FFS. Currently social concideration is main factor for selection of farmers. In future more farmers that have higher potential for improvement should be selected • start the 2008 FFS much earlier in the year just after the harvest • provide record keeping materials • focus more on anderstending of market • encourage the development of cooperatives HANOI REVIEW MEETING 7/12 At the Hanoi review meeting participants from 6 Northern provinces formed 5 working groups and brainstormed as follows: Current gap conceptions Participants in Hanoi were the first to clearly articulate a difference between general good agricultural practice and GAP as a certification scheme. They also articulated several key elements in gap that they saw as integrated and part of a chain • IPM • nutrients • fertilizer use • disease control • post harvest • storage • clean production • record keeping/ traceability • soils • seeds • good water supply • choosing good varieties • the need to farm away from hospitals and residential areas • food safety Most effective means of implementation in citrus farming Participants argued that for gap to be effectively implemented any changes to practice needs to be constantly monitored. Also crucial is that the cost of implementing gap be recoverable through higher product returns. Farmers must be able to increase the marketability of their products to see that their efforts have been worthwhile. Elements of the FFS that worked well in 2007 Participants stated that 3
  19. • IPM was the most crucial knowledge to be shared - particularly related to leaf miners and the identification of both pests and natural enemies. • Knowledge of fertilizers increased • General ecosystem knowledge also enhanced • The sharing of knowledge amongst farmers was good • Fired trials were useful but need to be limited. What should be done differently in 2008 FFS Participant’s comments were more about how the FFSs run, rather than the curriculum the schools cover. Participants noted need for FFS to • start much earlier in the year • run for longer period (a full growing season) • consider criteria for farmers selection (should level of education, age or community influence be considered) • hold an orientation session to gage farmer interest • offer more financial support to participating farmers • provide record keeping materials • limit field studies to those that are specific to province/ community needs • understand the appeal of farmers using cheap illegal Chinese pesticides Participants also made suggestion directly related to trainers. They suggested that trainers have access to • more financial support • trips to other provinces • information on working with diverse groups of farmers • better references with colour printing for pest identification • more gap training • a template for report writing • a plan for 2008 FFSs as early as possible 4
  20. Phụ lục 4: NéI DUNG KHãA §µO T¹O N¢NG CAO CHO GI¶NG VI£N IPM TR£N C¢Y ¡N QU¶ Cã MóI T¹I VINH, NGHÖ AN (Tõ 26 th – 29th th¸ng 2 n¨m 2008) Ngµy Néi dung H−íng dÉn viªn - Khai m¹c - ¤ng Lª MËu Toµn côc phã Côc BVTV 26th - Th¶o luËn nhãm vÒ nh÷ng khã kh¨n thuËn lîi khi - Mr Loc, Dr Duc, Mr tiÕn hµnh tæ chøc c¸c líp FFS Binh - C¸c häc viªn chia sÏ nh÷ng kinh nghiÖm, th«ng - Mr Loc, Dr Duc, Mr tin vÒ IPM trªn c©y ¨n qu¶ cã mói Binh 27th - S¸ng - Giíi thiÖu vÒ VietGAP - Dr §øc - ChiÒu - Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng ccéng ®ång ®Ó thùc hiÖn - Mr Binh GAP 28th - S¸ng - Nguyªn lý phßng trõ tæng hîp dÞch h¹i (IPM) - Robert - Giíi thiÖu vÒ dÇu kho¸ng PSO - ChiÒu - Ph−¬ng ph¸p phun thuèc trõ dÞch h¹i trªn c©y ¨n qu¶ cã mói - Oleg - Giíi thiÖu chung vÒ GAP 29th - S¸ng - §i thùc tÕ v−ên c©y ¨n qu¶ cã mói c¸c häc viªn - Robert, Oleg, Dr Duc, th¶o luËn, nhËn d¹ng s©u, bÖnh vµ thiªn ®Þch trªn Mr Loc, Mr Binh v−ên - Mr Binh, Loc, Dr Duc - ChiÒu - TiÕp tôc th¶o luËn nhãm vÒ ho¹t ®éng céng ®ång - Mr Binh, Loc, Dr Duc, ®Ó thùc hiÖn VietGAP Robert, Oleg - BÕ gi¶ng 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0