intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nâng cao năng lực khuyến nông viên các tỉnh trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất đến sức sản xuất thông qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các câu hỏi trước và sau khóa học được khảo sát trên 55 học viên tham dự tại khóa tập huấn. Những câu hỏi trước khóa học được thiết kế nhằm xác định những gì mà các học viên xem là các mặt hạn chế chính của đất đối đến sức sản xuất của đất trong khu vực họ phụ trách (Bảng 1). Các câu hỏi sau khóa học được xây dựng nhằm đánh giá bất kỳ thay đổi nào trong nhận thức về các mặt hạn chế chính của đất và xác định những hoạt động tiếp theo mà các học viên dự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nâng cao năng lực khuyến nông viên các tỉnh trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất đến sức sản xuất thông qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP "

  1. VIE 009/06 Báo cáo 6 tháng, tháng 10 năm 2008 Phụ lục 3 VIE 009/06: Nâng cao năng lực khuyến nông viên các tỉnh trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất đến sức sản xuất thông qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP Khóa tập huấn SCAMP ở Ninh Thuận từ 25-27 tháng 6 năm 2008 Khảo sát trước và sau khóa học Các câu hỏi trước và sau khóa học được khảo sát trên 55 học viên tham dự tại khóa tập huấn. Những câu hỏi trước khóa học được thiết kế nhằm xác định những gì mà các học viên xem là các mặt hạn chế chính của đất đối đến sức sản xuất của đất trong khu vực họ phụ trách (Bảng 1). Các câu hỏi sau khóa học được xây dựng nhằm đánh giá bất kỳ thay đổi nào trong nhận thức về các mặt hạn chế chính của đất và xác định những hoạt động tiếp theo mà các học viên dự định thực hiện khi họ trở về từ khóa học (Bảng 2). Khảo sát trước khóa học Một trong số những nhóm đất chính ở Ninh Thuận là nhóm đất cát (Arenosols). Nhóm đất này có cấu trúc yếu và lỏng lẻo, dẫn đến khả năng giữ nước kém và độ phì thấp. Hậu quả là tiềm năng sản xuất của đất thấp. Các hệ thống cây trồng mà các học viên đề cập bao gồm các hệ thống luân canh với cây lúa và cây lưu niên. 1
  2. VIE 009/06 Báo cáo 6 tháng, tháng 10 năm 2008 Bảng 1. Câu hỏi khảo sát trước khóa học và câu trả lời của học viên Trả lời Câu hỏi (%) 1. Những cây trồng chính tại địa phương? Lúa 69 Đậu phộng 49 Bắp 41 Nho 39 Thanh long 35 Điều 33 Mía 29 Cây ăn trái 27 Rau 27 Sắn 25 Thuốc lá 14 2. Những mặt hạn chế đến sản lượng cây trồng? Đất thích hợp cho nông nghiệp 74 Độ phì thấp 41 Xói mòn đất trầm trọng và chảy tràn 31 Biện pháp quản lý đất kém 27 Thiếu kiến thức về kỹ thuật bón phân 25 Làm đất không kỹ do thời điểm canh tác không thích hợp 25 Không có bản đồ nông hóa 10 Thiếu hệ thống tưới tiêu 10 Không canh tác theo đường đồng mức 8 3. Những đặc tính nào của đất cần được cải thiện? pH 31 Thành phần cơ giới 27 Độ phì đất 25 Đặc tính lý và hóa học đất 25 Hàm lượng chất hữu cơ đất 22 Áp dụng canh tác theo đường đồng mức 22 Cấu trúc đất 20 Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng 14 Độ kết dính 8 2
  3. VIE 009/06 Báo cáo 6 tháng, tháng 10 năm 2008 Khảo sát sau khóa học Điều nhận thấy rõ ràng nhất sau khóa tập huấn (Bảng 2) là nhận thức của các học viên về ảnh hưởng của những đặc tính cơ bản của đất đến sức sản xuất được nâng lên một cách đáng kể so với trước khóa học. Các học viên đã thể hiện sự gia tăng trong nhận thức về vai trò của thành phần cơ giới, chất hữu cơ, phân xanh và luân canh cây trồng để duy trì độ phì nhiêu đất và sản lượng cây trồng. Các buổi thảo luận trong suốt khóa tập huấn cho thấy nhiều học viên tin tưởng rằng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đất, sản lượng cây trồng và là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường. Bảng 2. Câu hỏi khảo sát sau khóa học và ý kiến phản hồi từ học viên 1. Những đặc tính đất nào là quan trọng và cần được cải thiện? Thành phần cơ giới của đất (và ghi nhận xét về ảnh hưởng của thành phần cơ giới 52 đến việc quản lý đất) Độ tơi xốp và khả năng thấm nước 31 Cấu trúc đất 29 Độ phì đất (pH, EC và N, P, K) 26 Chất hữu cơ 22 Xói mòn 16 Tầng dí dẻ (phát hiện) 6 2. Những đề nghị gì để cải thiện độ phì đất và năng suất cây trồng tại địa phương sau khi tham dự khóa tập huấn này? Cần bón bổ sung chất hữu cơ 46 Luân canh và xen canh với cây họ đậu và cây phân xanh 22 Tổ chức các lớp tập huấn về SCAMP cho đồng nghiệp và nông dân 20 Nâng cao hiệu quả sử dụng nước 16 13 Sử dụng vôi để cải thiện pH 3. Sau khóa tập huấn anh/ chị có ý định truyền đạt những hiểu biết về SCAMP cho đồng nghiệp và nông dân? Sẽ tổ chức bao nhiêu khóa? Số lượng người sẽ được tập huấn? Tổ chức khóa huấn luyện SCAMP cho đồng nghiệp và nông dân 95 Tổ chức ít nhất một khóa tập huấn cho mỗi xã trong huyện 76 Trung bình 20-30 nông dân cho mỗi lớp tập huấn 64 Đa dạng hóa hệ thống cây trồng dựa trên thành phần cơ giới đất 11 3
  4. VIE 009/06 Báo cáo 6 tháng, tháng 10 năm 2008 Bổ sung chỗ hổng trong kiến thức Từ khóa tập huấn, các học viên tham dự đã nhận ra những ảnh hưởng quan trọng của thành phần cơ giới đất đến việc quản lý đất và sức sản xuất của đất. Các học viên đã nhận thức được rằng việc quản lý đất theo từng vùng chuyện biệt thì rất cần thiết và quan trọng hơn là áp dụng các khuyến cáo của địa phương cho tất cả những loại đất. Đặc biệt, họ nhận ra tầm quan trọng của các đặc tính hóa học đất trong tập huấn SCAMP cấp 3 (Carbon hữu cơ, kali dễ tiêu, lân dễ tiêu). Sau khóa tập huấn, 87% học viên mong muốn được tham gia trong chương trình phòng phân tích lưu động và hầu hết học viên mong muốn được đào tạo nâng cao ứng dụng SCAMP cấp 3. Bảng 3. Những nội dung mà các học viên cho là cần thiết cho khóa tập huấn kế tiếp STT Nội dung (%) 1 Tập huấn SCAMP cấp 3 95 2 Cần thiết phòng phân tích lưu động 87 3 Thêm nhiều lớp tập huấn SCAMP cho nông dân / khuyến nông viên khác 47 4 Làm thế nào xây dựng một hệ thống cây trồng thích hợp trên đất của họ 33 Những kế hoạch dự kiến thực hiện trong tương lai Sau lớp tập huấn này các học viên cho biết sẽ phổ biến SCAMP cho các cán bộ khuyến nông, hội nông dân và nông dân ở mức độ xã (Bảng 4). Nội dung nhấn mạnh vào biện pháp canh tác, cách xác định thành phần cơ giới đất và việc sử dụng phân bón và bổ sung chất hữu cơ để cải thiện độ phì đất. Thí dụ như việc bón chất bổ sung hữu cơ dạng cây phân xanh họ đậu hoặc phân bò là biện pháp cung cấp đạm, thay thế phân hóa học và cải thiện pH cũng như cấu trúc đất. Thêm vào đó, cách tiếp cận này cũng giúp giảm chi phí sản xuất. Bảng 4. Những hoạt động mà các học viên dự định đảm nhận trong mạng lưới khuyến nông địa phương sau khi trở về từ tập huấn này STT Nội dung (%) 1 Sẽ tổ chức các khóa tập huấn SCAMP cho đồng nghiệp và nông dân 95 2 Áp dụng biện pháp cày bừa thích hợp để nâng cao độ phì đất 11 3 Cần có thêm tài liệu tập huấn 11 4 Thiết kế lại các hệ thống cây trồng 6 Kết luận Các câu hỏi trước và sau khóa học đã cho thấy những chuyển biến trong cách nhận thức của các cán bộ khuyến nông kết quả của việc tham gia khóa học. Đặc biệt là, việc quản lý đất đặc thù và sự hiểu biết tốt hơn về sự thiếu hụt những chất dinh dưỡng chuyên biệt phải đi đến việc quản lý đất tốt hơn ở mức độ nông trại. Một điều rõ ràng là các khuyến nông viên luôn mong muốn truyền đạt kiến thức của họ đến các nông dân khác. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2