intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN ĐẤT CÁT CỦA HỆ THỐNG CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NỀN LÚA "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

102
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Acrisols (đất cát) là nhóm đất nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Tây Ninh và được sử dụng cho các hệ thống cây trồng lấy cây lúa làm nền và có một vụ trồng cây trồng cạn (như cây bắp). Đánh giá theo SCAMP cho đất Acrisols vùng Đông Nam Bộ (Phụ lục 2, báo cáo 6 tháng lần 3 vào tháng 10 năm 2008) đã xác định những hạn chế chính của nhóm đất này là hàm lượng chất hữu cơ thấp, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng (đặc biệt là lân và kali), đất có xu hướng bị dí dẻ và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN ĐẤT CÁT CỦA HỆ THỐNG CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NỀN LÚA "

  1. 009/06 VIE Completion Report 2009 Attachment 1 Phụ lục 1 009/06 VIE: Nâng cao năng lực khuyến nông viên các tỉnh trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất đến sức sản xuất thông qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hổ trợ SCAMP NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN ĐẤT CÁT CỦA HỆ THỐNG CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NỀN LÚA 1. Thông tin chung Acrisols (đất cát) là nhóm đất nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Tây Ninh và được sử dụng cho các hệ thống cây trồng lấy cây lúa làm nền và có một vụ trồng cây trồng cạn (như cây bắp). Đánh giá theo SCAMP cho đất Acrisols vùng Đông Nam Bộ (Phụ lục 2, báo cáo 6 tháng lần 3 vào tháng 10 năm 2008) đã xác định những hạn chế chính của nhóm đất này là hàm lượng chất hữu cơ thấp, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng (đặc biệt là lân và kali), đất có xu hướng bị dí dẻ và đóng váng. Việc thoát nước kém dẫn đến ngập úng và đọng nước là hiện tượng khá phổ biến. Biện pháp kỹ thuật bón phân cho bắp của nông dân tỉnh Tây Ninh bao gồm bón lót đạm (dạng ammonium sulfate) và lân (dạng super lân) mà không dựa trên bất cứ thông tin đánh giá đất nào cả. Tro dừa cũng được bón như một nguồn dinh dưỡng (chủ yếu là kali) và được coi là có tác dụng cải thiện độ tơi xốp đất. Mục đích của nghiên cứu ngoài đồng này là thực hiện thí nghiệm trên đồng ruộng trên nhóm đất Acrisol ở tỉnh Tây Ninh để minh hoạ cho kết quả đánh giá đất. Nghiệm thức được xây dựng dựa trên đánh giá đất của SCAMP và so sánh với nghiệm thức của nông dân địa phương. 2. Vật liệu và phương pháp 2.1. Địa điểm Thí nghiệm được thiết kế tại xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. 2.2. Thời gian thực hiện Thí nghiệm được thực hiện từ 01 tháng 12 năm 2008 đến 10 tháng 2 năm 2009. 2.3. Giống bắp Giống bắp nếp ngắn ngày Wax 44 (75-80 ngày) 1
  2. 009/06 VIE Completion Report 2009 Attachment 1 2.4. Những mặt hạn chế của đất và các nghiệm thức thí nghiệm Đất nghiên cứu thuộc nhóm Acrisol (hệ thống phân lọai đất theo FAO/UNESCO). Một số đặc tính đất được liệt kê ở Bảng 1. Đất là đất thịt pha cát chứa 66% cát. Khả năng giữ dinh dưỡng trong đất thấp. Đất hơi chua. Độ dẫn điện (tỉ lệ đất:nước 1:5) của tầng 1 và tầng 2 tương ứng là 0.045 dS m-1 và 0.055dS m-1, cho thấy độ mặn thấp theo tài liệu SCAMP (Moody và Phan Thị Công, 2007). Hàm lượng lân ở tầng đất 0-25 cm, được trích bằng NaHCO3, pH 8.5 (phương pháp Olsen) là 82 mg kg-1 , cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu rất cao. Bảng 1. Một số đặc tính đất trước thí nghiệm Đặc tính Tầng đất Chỉ số (cm) Thành phần cơ giới đất 0-25 Đất thịt pha cát Cát (%) 66 Bùn (%) 9 Sét (%) 25 pHH2O (1:5) 0-25 5.40 pHKCl (1:5) 4.11 CEC (cmolc kg-1) 2.7 Lân dễ tiêu, Olsen P (mg kg-1) 81 EC (dS m-1) (1:5) 0.045 pHH2O 25-45 5.10 pHKCl 4.20 Lân dễ tiêu, Olsen P (mg kg-1) 10 EC (dS m-1) 0.055 Dựa trên kết quả phân tích đất, theo phương pháp SCAMP những mặt hạn chế của đất là nghèo kali, khả năng giữ nước kém, có khuynh hướng đất bị dí dẻ chặt và úng nước. Đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao. Việc thấm rút nhanh là nguyên nhân làm mất đạm nitrate và kali, và đất dễ bị khô hạn do việc tháo nước thoải mái Tuy nhiên, ở vụ trồng lúa, tầng bên dưới đất có tầng đế cày gây ra hiện tượng úng ngập nước trong mùa mưa. Do đó, biện pháp kỹ thuật là lên líp để cải thiện độ thông thoáng cho vùng rễ ở vụ trồng cây trồng cạn. Như đề cập ở trên, khả năng giữ dinh dưỡng và nước kém là những hạn chế chính của nhóm đất Acrisols. Bentonite, sét hoạt tính cao có ở miền Nam Việt Nam, được bón cho một trong số các nghiệm thức ‘bón phân cân đối’ để cải thiện khả năng trao đổi cation và khả năng giữ nước. Mặc dù lượng sét cần thiết rất lớn để có thể ảnh hưởng đến các đặc tính đất, trong thí nghiệm này bentonite được bón ở mức 5 tấn/ ha để tránh chi phí đầu tư ban đầu quá cao. Bởi vì hiệu lực của bentonite bón vào tồn tại lâu dài, do đó chi phí đầu tư có thể được trang trải qua nhiều năm liên tiếp. Do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, đề nghị của phương pháp SCAMP là bón phân xanh. Eupatorium odoratum là một lọai cỏ địa phương phát triển trên đất bỏ hoang. Nó được quyết định đưa vào khảo sát sự hữu dụng như nguồn bổ sung hữu cơ trong thí nghiệm này. 2
  3. 009/06 VIE Completion Report 2009 Attachment 1 Biện pháp kỹ thuật bón phân tiêu biểu của nông dân địa phương, sử dụng phân bón hóa học với liều lượng 108 kg N, 180 kg P2O5 và 75 kg K2O gồm sulphate amôn (AS), super lân (SSP) và tro dừa (Bảng 2a, 2b). Do hàm lượng lân dễ tiêu trong đất khá cao (Bảng 1) và lượng đạm trong công thức của nông dân bón được cho là dư thừa, liều lượng đạm và lân ở các nghiệm thức “cân bằng dinh dưỡng” được sử dụng thấp hơn so với nghiêm thức đối chứng nông dân (Bảng 2a, 2b). Dạng phân bón cũng được thay đổi trong các nghiệm thức ‘cân bằng dinh dưỡng’ bởi vì sử dụng phân sulphate amôn sẽ làm chua đất trên nền đất cát, và phân lân nung chảy (FMP) tốt hơn so với lân super do nó có khả năng trung hoà độ chua. Ở nghiệm thức 3, Eupatorium odoratum được sử dụng như một nguồn bổ sung cho đất và nghiệm thức 4, bentonite, sét hoạt tính cao được bón ở mức 5 tấn/ ha nhằm cải thiện khả năng trao đổi cation (Bảng 2a, 2b). Bảng 2a. Thành phần hóa học của phân bón và các chất bổ sung trong thí nghiệm. N P2O5 K2 O CaO MgO S C (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) SA 21.2 24.3 SSP 16 28 12 FMP 15 38 18 KCl 60 Tro dừa 0.14 1.56 5.84 36.7 3.24 1.20 2.84 Eupatorium spp (lá cỏ hôi) 1.44 0.74 1.94 Eupatorium spp (thân cỏ hôi) Bentonite 8-9 8 Bảng 2b. Dạng loại và tỷ lệ phân bón được sử dụng Ký Nghiệm thức Lượng phân bón Liều lượng Liều lượng (kg ha-1) (kg ha-1) hiệu chất bổ sung T1 Đối chứng 108 N-180 P2O5 - 500 kg SA Tro dừa (1280 kg ha-1) nông dân 75 K2O 1000 kg SSP 280 CaO- 242 S T2 Bón phân cân đối. 69 N– 46 P2O5 – 146 kg Urea Tro dừa (1280 kg ha-1) 75 K2O 200 kg FMP 76 CaO – 36 MgO T3 Bón phân cân đối và sử 69 N – 46 P2O5 – 70 kg Urea Thân lá cây cỏ dụng cỏ rác để làm tăng 75 K2O 200 kg FMP hôi Eupatorium độ thông thoáng cho đất 76 CaO – 36 MgO 65 kg KCl (chất tươi) (5 tấn ha-1)A và cung cấp dinh dưỡng T4 Bón phân cân đối và cải 69 N – 46 P2O5 – 150 kg Urea Sét hoạt tính thiện thành phần cơ 75 K2O 200 kg FMP cao: Bentonite (5 tấn ha-1) giới đất 504 CaO – 436 MgO 100 kg SSP 125 kg KCl A 5 tấn Eupatorium (chất tươi) sau phơi khô gồm 789 kg (lá khô) + 752 kg (thân khô) 3
  4. 009/06 VIE Completion Report 2009 Attachment 1 2.5. Cách thức bón phân và chất bổ sung Phân lân (FMP và SSP), tro dừa, cỏ hôi và bentonite được bón trước khi gieo hạt và được trộn đều trên luống ở tầng đất mặt 10 cm. Phân đạm, lân và kali được chia theo các giai đoạn như sau: Lần 1 bón lót lúc gieo 20% N + 100% P2O5 + 20% K2O Lần 2 bón lúc 20 ngày sau gieo 40% N + 40% K2O Lần 3 bón lúc 36 ngày sau gieo 40% N + 40% K2O 2.6 Kỹ thuật trồng Hạt được gieo trên luống, mỗi lỗ gieo một hạt. Mật độ trồng 57.142 cây ha-1 (hàng cách hàng 70 cm; cây cách cây 25 cm). Kích thước ô 4,0 m x 5,6 m. 2.7 Bố trí thí nghiệm và phân tích thống kê Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Phân tích biến thiên và xếp hạng bằng phần mềm ‘GenStat’. 3. Kết quả và thảo luận 3.1 Chiều cao cây Ở các nghiệm thức bón phân cân đối, mặc dù giảm lượng đạm hơn 30% và lân hơn 70%, nhưng không có sự khác biệt về chiều cao cây so với nghiệm thức đối chứng của nông dân (Bảng 3). Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón và chất bổ sung lên chiều cao cây Ký hiệu Nghiệm thức Chiều cao cây (cm) T1 Đối chứng nông dân 157 Tro dừa T2 Bón phân cân đối 153 Tro dừa T3 Bón phân cân đối 149 Cỏ hôi (Eupatorium) T4 Bón phân cân đối 164 Bentonite LSD (0.05) 13,1 CV% 5,3 3.2 Khối lượng thân lá Mặc dù giảm lượng đạm và lân một cách đáng kể ở nghiệm thức T2 so với nghiệm thức T1 của nông dân, nhưng vẫn không có sự khác biệt về khối lượng thân lá giữa các nghiệm thức (Bảng 4, Biểu đồ 1). Điều này cho thấy việc giảm hàm lượng phân bón không làm ảnh hưởng đến năng suất thực vật. Nghiệm thức 3 có trọng lượng chất khô thấp nhất, cho thấy khả năng cung cấp chất dinh dưỡng ở cây cỏ hôi (Eupatorium) kém hơn so với sử dụng phân vô cơ trên cùng một lượng chất dinh dưỡng chứa. Bón bentonite (T4) làm tăng một cách 4
  5. 009/06 VIE Completion Report 2009 Attachment 1 có ý nghĩa khối lượng chất khô thân lá. Khối lượng chất khô thân lá ở nghiệm thức T4 cao hơn 26% so với đối chứng nông dân (T1) và cao hơn nghiệm thức bón phân cân đối (T2). Kết quả này nhấn mạnh hơn nữa hiệu quả của việc tăng hàm lượng sét trong đất cát trên sự phát triển của cây trồng. Bảng 4. Ảnh hưởng phân bón và chất bổ sung đến trọng lượng khô thân lá Ký hiệu Nghiệm thức Trọng lượng thân lá (tấn ha-1) T1 Đối chứng nông dân 2,611 b Tro dừa T2 Bón phân cân đối 2,673 b Tro dừa T3 Bón phân cân đối 2,259 c Eupatorium T4 Bón phân cân đối 3,303 a Bentonite 0,006 P LSD (0.05) 0,487 CV% 1,.2 trong cùng một cột, số trung bình có cùng một ký tự đi kèm không khác biệt ý nghĩa ở mức P
  6. 009/06 VIE Completion Report 2009 Attachment 1 Ở nghiệm thức đối chứng của nông dân (T1), năng suất bắp đạt 1,67 tấn ha-1. Năng suất bắp giảm có ý nghĩa thống kê đến 144 kg ha-1 tại nghiệm thức T2 khi giảm lượng phân bón. Nghiệm thức 3, khi thay thế một phần phân vô cơ bằng những dinh dưỡng có nguồn gốc hữu cơ thì năng suất hạt đạt thấp nhất.. Nghiệm thức 4, khi bón bentonite 5 tấn ha-1 thì năng suất đạt cao nhất. Năng suất tăng đến 30% so với nghiệm thức T2, khi nhận cùng một lượng phân vô cơ. Một lần nữa cho thấy vai trò tích cực của việc bổ sung sét trên đất cát. Bảng 5. Ảnh hưởng phân bón và chất bổ sung đến năng suất bắp. Ký hiệu Nghiệm thức Năng suất hạt (tấn ha-1) T1 Đối chứng nông dân 1,670 b Coconut ash T2 Bón phân cân đối 1,526 c Tro dừa T3 Bón phân cân đối 1,271 d Eupatorium litter T4 Bón phân cân đối 1,981 a Bentonite Prob 0,001 LSD (0.05) 0,120 CV% 4,6 trong cùng một cột, số trung bình có cùng một ký tự đi kèm không khác biệt ý nghĩa ở mức P
  7. 009/06 VIE Completion Report 2009 Attachment 1 3.4 Tổng năng suất thực vật Tổng năng suất thực vật không giảm đáng kể khi giảm lượng phân bón vô cơ ở nghiệm thức T2 so với T1 (Bảng 6). Tổng năng suất thực vật ở T3 thấp hơn T2, cho thấy sự suy giảm cả về năng suất thân lá và năng suất hạt của T3 so với T2. Nghiệm thức 4 cho năng suất thực vật cao nhất cả về năng suất thân lá và năng suất hạt. Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón và chất bổ sung đến tổng năng suất thực vật Ký hiệu Nghiệm thức Tổng năng suất thực vật (tấn ha-1) T1 Đối chứng nông dân 5,789 b Coconut ash T2 Bón phân cân đối 5,444 b Tro dừa T3 Bón phân cân đối 4,497 c Eupatorium T4 Bón phân cân đối 6,786 a Bentonite 0,001 P LSD (0.05) 0,709 CV% 7,9 trong cùng một cột, số trung bình có cùng một ký tự đi kèm không khác biệt ý nghĩa ở mức P
  8. 009/06 VIE Completion Report 2009 Attachment 1 3.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế Bảng 8 và 9 thể hiện tỷ lệ và chi phí phân bón cũng như các chất bổ sung. Chi phí ban đầu của bentonite có hiệu lực trong suốt 5 năm. Bảng 8. Lượng phân bón và chất bổ sung được sử dụng trong mỗi hecta (mỗi vụ). Nghiệm Urea KCl SA SSP TP Bentonite Tro dừa Cỏ hôi Thức (kg ha-1) T1 500 1000 1280 T2 146 200 1280 T3 70 65 200 5000 T4 150 125 100 200 1000 Bảng 9. Chi phí đầu tư của mỗi nghiệm thức khác nhau (x1000 VND) Urea KCl SA SSP TP Bentonite Tro dừa Cỏ Chi phí đầu tư hôi Giá 7.5 12 7 4 3.5 1.2 1.328 0.2 (VND/kg) T1 3,500 4,000 1,700 9,200 T2 1,095 700 1,700 3,495 T3 525 780 700 1,000 3,005 T4 1,125 1,500 400 700 1,200 4,925 Lợi nhuận ròng được tính bằng tổng thu nhập trừ chi phí đầu vào (Bảng 10). Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí từ việc giảm hàm lượng dinh dưỡng đầu vào, bổ sung chất hữu cơ, hoặc bổ sung bentonite là 1,6 đến 1,7; nghiệm thức đối chứng nông dân không đem lại lợi nhuận. Bảng 10. Lợi nhuận ròng từ những nghiệm thức khác nhau trên mỗi hecta Nghiệm Năng suất Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Lợi nhuận/ thức hạt (VND) phân bón ròng chi phi (tấn ha-1) (VND) (VND) T1 1.670 6,680,000 9,200,000 -2,520,000 0.7 T2 1.526 6,104,000 3,495,000 2,609,000 1.7 T3 1.271 5,084,000 3,005,000 2,079,000 1.7 T4 1.981 7,924,000 4,925,000 2,999,000 1.6 8
  9. 009/06 VIE Completion Report 2009 Attachment 1 4. Thảo luận chung Đánh giá đất theo SCAMP tại điểm thí nghiệm cho thấy các mặt hạn chế đến việc sản xuất bền vững: khả năng giữ nước kém, nguy cơ đất bị dí dẻ, đất có khả năng bị đọng ngập nước nếu có xuất hiện tầng dí dẻ, hàm lượng chất hữu cơ thấp và nghèo kali dễ tiêu. Đất thí nghiệm có hàm lượng lân dễ tiêu cao. Các biện pháp quản lý để khắc phục các mặt hạn chế này gồm bổ sung N và K bằng phân vô cơ và phân hữu cơ, gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất bằng cách bổ sung thêm chất hữu cơ, gia tăng độ tơi xốp/khả năng giữ nước của đất và hàm lượng dinh dưỡng bằng cách bổ sung sét có họat tính cao, gia tăng độ thoáng khí cho hệ rễ bằng cách lên liếp. Biện pháp kỹ thuật này đã được tiếp thu thực hiện bởi nông dân, do đó các nghiệm thức đã áp dụng cho đất là giảm lượng N và P đầu vào, bổ sung chất hữu cơ địa phương và sét có họat tính cao. Năng suất bắp (không phải năng suất thân lá) giảm khi giảm lượng phân N và P cho đất từ lượng bón 108 kg N/ha và 180 kg P2O5 /ha (đối chứng nông dân) đến 69 kg N/ha và 46 kg P2O5/ha. Tuy nhiên, lợi nhuận từ việc giảm dinh dưỡng bón vào đã làm tăng thu nhập rất nhiều so với các nghiệm thức sử dụng nhiều phân bón hơn (thực chất là do mất đi). Bón bổ sung chất hữu cơ có nguồn gốc từ cây cỏ hôi có thể không cung cấp lượng dinh dưỡng ở cùng tỷ lệ như phân vô cơ và mặc dù chi phí đầu vào là thấp hơn, vì thế nó vẫn có hiệu quả kinh tế. Bổ sung bentonite, trên cơ sở chi phí ban đầu chia đều cho hiệu lực suốt 5 năm, cho lợi nhuận ròng cao nhất. Hiệu quả của việc bón sét họat tính có lẽ do khả năng cải thiện độ tơi xốp và khả năng giữ dinh dưỡng của đất. Tóm lại, đánh giá đất theo SCAMP cho phép đưa ra các quyết định về các biện pháp quản lý thích hợp cho đất Acrisol. Kết hợp việc bón sét họat tính cao và giảm phân bón vô cơ làm tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng nông dân và sẽ là giải pháp bền vững cho cây trồng cạn ở hệ thống lấy cây lúa làm nền của địa phương. 9
  10. Phụ lục 2 009/06 VIE: Nâng cao năng lực khuyến nông viên các tỉnh trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất đến sức sản xuất thông qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hổ trợ SCAMP Khóa tập huấn SCAMP ở Tây Ninh tháng 12 năm 2008 Khảo sát trước và sau khóa học Các câu hỏi trước và sau khóa học được khảo sát trên 36 học viên tham dự tại khóa tập huấn. Những câu hỏi trước khóa học được thiết kế nhằm xác định những gì mà các học viên xem là các mặt hạn chế chính của đất đến sức sản xuất của đất trong khu vực họ phụ trách . Các câu hỏi sau khóa học được xây dựng nhằm đánh giá bất kỳ thay đổi nào trong nhận thức về các mặt hạn chế chính của đất và xác định những hoạt động tiếp theo mà các học viên dự định thực hiện khi họ trở về từ khóa học . Khảo sát trước khóa học Một trong số những nhóm đất chính ở Tây Ninh là nhóm đất cát. Nhóm đất này có cấu trúc yếu và lỏng lẻo, dẫn đến khả năng giữ nước kém và độ phì thấp. Hậu quả là tiềm năng sản xuất của đất thấp. Câu hỏi Trả lời (%) 1. Những cây trồng chính tại địa phương? Đậu phụng 44 Cây ăn trái 44 Bắp 41 Rau 41 Mía 33 Cao su 30 Điều 26 Hoa 26 Sắn 26 Thuốc lá 15 Tiêu đen 11 Cà phê 9 Cỏ 7 1
  11. 2. Các nhóm đất chính? Trả lời (%) Nhóm đất phù sa 96 Đất phèn 77 Nhóm đất xám 44 Nhóm đất đỏ 19 Đất sét pha thịt 26 Đất thịt 22 Đất sét 11 Đất cát 4 3. Những mặt hạn chế ảnh hưởng đến các hệ thống sản xuất nông nghiệp? Trả lời (%) Đất có cấu trúc yếu, dễ bị xói mòn 26 Tầng đất mặt mỏng 26 Không được bón chất hữu cơ thấp 26 Hệ thống cây trồng không thích hợp 26 Sử dụng phân vô cơ qua nhiều năm làm thoái đất 22 Đất xám nghèo dinh dưỡng chiếm diện tích lớn 22 Các biện pháp quản lý đất không bền vững 15 Hệ thống tưới tiêu không phù hợp 11 Không có kế hoạch sử dụng đất và sử dụng đất không hợp lý 11 Các biện pháp kỹ thuật canh tác không phù hợp 11 Không có bản đồ đánh giá chất lượng đất 11 Chính sách địa phương 7 Đô thị hoá làm giảm diện tích đất trồng trọt 4 Đất phèn gây khó khăn cho sự phát triển cây trồng 4 2
  12. Theo khảo sát trước khoá học, nhiều thành viên cho rằng đất ở đây nghèo dinh dưỡng và việc sử dụng phân hoá học cũng là nguyên nhân chính gây ra hậu quả trên. Cấu trúc đất yếu cũng là nguyên nhân làm đất dễ xói mòn. Chất hữu cơ không được sử dụng phổ biến ở vùng này. 4. Những đặc tính nào của đất ảnh hưởng đến độ phì và sức sản xuất của Trả lời đất cần được cải thiện? (%) Đặc tính lý và hóa học đất 48 pH 41 Cấu trúc đất 26 Hàm lượng chất hữu cơ đất 22 Tính thấm và sự tiêu thoát nước 15 Hiểm họa bị xói mòn 11 Chất lượng nước tưới 11 Khả năng đệm của đất 11 Độ dốc 7 Đóng váng bề mặt 7 Đặc tính khử của đất 4 Trên 40% thành viên tham gia khoá học đồng tình rằng việc cải thiện pH đất và đặc tính lý hoá học đất giúp nâng cao sức sản xuất. Khoảng 22-26% học viên cho rằng cấu trúc đất và chất hữu cơ đất cần được cải thiện. 5. Những phương pháp nào để cải thiện sức sản xuất đất? Trả lời(%) Sử dụng phân bò, các tàn dư hữu cơ 33 Sử dụng phân vi sinh vật 22 Giữ lại tàn dư từ cây trồng 19 Kiểm soát sự xói mòn đất 15 Hạn chế sử dụng phân N-P-K 15 Luân canh cây trồng 11 Chuẩn bị đất thích hợp 11 Xây dựng bản đồ cây trồng 7 Sử dụng phân chậm tan và bón sâu ở tầng dưới mặt đất 7 Bón phân sau thu hoạch 7 Nhiều học viên thừa nhận tầm quan trọng việc sử dụng chất hữu cơ và giữ lại tàn dư thực vật như một cách làm tăng sức sản xuất. 3
  13. Khảo sát sau khóa học Sau khóa tập huấn, nhận thức của các học viên đã thay đổi rất nhiều so với trước khoá học. Các học viên đã thể hiện sự gia tăng trong nhận thức về vai trò của thành phần cơ giới, cấu trúc đất, khả năng thấm nước, độ phân tán, xói mòn đất và đặc tính đóng váng bề mặt đất ảnh hưởng đến khả năng sản xuất. 1. Những đặc tính đất nào là quan trọng đến sức sản xuất cần được quản Trả lời lý? (%) Độ xốp và tính thấm nước 79 Xói mòn 66 Thành phần cơ giới đất 62 Khả năng giữ dinh dưỡng (CEC) 45 Đóng váng bề mặt 38 Cấu trúc đất và độ dí dẻ 34 pH 31 Độ phân tán sét 31 Tỷ lệ thấm 31 Đặc tính lý hoá học đất 24 Che phủ bề mặt đất và cải thiện cấu trúc đất 21 Khoáng sét 14 Luân canh cây trồng 7 Màu đất 7 Trả lời 2. Những đề nghị gì để cải thiện độ phì đất và năng suất cây trồng tại địa (%) phương sau khi tham dự khóa tập huấn này? Bón chất hữu cơ, phân xanh, phân bò 93 Bón vôi 55 Bón sét để nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng 52 Bảo tồn đất 34 Điều chỉnh pH thích hợp 21 Cải thiện lớp đất mặt 21 Hạn chế xói mòn 21 Trồng cây phân xanh 17 Bón phân thích hợp 10 Hệ thống không cày trên đất trồng ngập nước 7 4
  14. Để cải thiện dinh dưỡng đất và sản lượng cây trồng, trên 90% học viên đề nghị bón chất hữu cơ như phân xanh và phân chuồng cho đất. Trên 50% học viên đề nghị bón vôi và sét cho đất. 3. Sau khóa tập huấn anh/ chị có ý định truyền đạt những hiểu biết về Trả lời SCAMP cho đồng nghiệp và nông dân? Đưa ra những yêu cầu để hổ (%) trợ khoá huấn luyện. Chuyển giao SCAMP cho nông dân 90 Tổ chức khóa huấn luyện cho nông dân 86 Phân tích đất để xác định dinh dưỡng đất 10 Cần xác định kỹ thuật thích hợp để việc sử dụng đất có hiệu quả 7 Cần sự giúp đỡ từ các viện, trường. 7 Theo câu hỏi thứ 3 trong phần khảo sát sau khoá học, hầu hết các thành viên mong muốn chuyển tải nhận thức và khoá huấn luyện SCAMP cho những nông dân địa phương (90%). 4. Làm thế nào để khuyến khích nông dân đánh giá những mặt hạn chế Trả lời đất và xác định các phương pháp thích hợp để cải thiện chất lượng đất? (%) Mở khoá huấn luyện 41 Giới thiệu các công cụ hổ trợ hữu hiệu 31 Giới thiệu sự hữu dụng của SCAMP như một công cụ hỗ trợ 24 Phân tích những mặt hạn chế của đất để hổ trợ nông dân 17 Kết nối các khoá huấn luyện với nhau 14 Từng bước chuyển tải những kỹ thuật mới đến nông dân 10 Phát triển chương trình khoá huấn luyện 10 Các khoá huấn luyện nông dân được xem như là phương pháp chính cho việc nâng cao quản lý đất. 5. Cần thiết xây dựng một phòng thí nghiệm di động, có thể di chuyển từ Trả lời nơi này sang nơi khác để phân tích và phát triển những giải pháp quản lý (%) hữu hiệu cho nông dân? Phòng thí nghiệm di động là cần thiết 93 Phòng thí nghiệm di động là không cần thiết 7 5
  15. Nhiều học viên cho rằng một phòng thí nghiệm di động có thể hữu ích cho những phân tích điểm về những đặc điểm chính của đất như pH, EC, lân khả trích, kali và cacbon hữu cơ. 6. Nhận xét của sinh viên sau khoá huấn luyện Trả lời (%) Giảng viên làm việc rất tích cực 55 Tổ chức tốt 34 Khoá huấn luyện rất hữu ích cho các khuyến nông viên và nông dân 24 Nên tổ chức thêm các khoá huấn luyện 17 Nâng cao hiểu biết về quản lý đất bền vững 17 Kéo dài thêm thời gian khoá huấn luyện 14 Khoá huấn luyện có vị trí quan trọng trong việc nhận biết và quản lý 3 những mặt hạn chế đất 3 Nên cung cấp thêm tài liệu cho nông dân 3 Khoá học được đánh giá rất có ích, phù hợp và khoản thời gian thích hợp. Kết luận Các câu hỏi trước và sau khóa học đã cho thấy những chuyển biến trong cách nhận thức của các cán bộ khuyến nông sau khi tham gia khóa học. Đặc biệt là, sự hiểu biết tốt hơn về những ảnh hưởng đến các đặc tính đất đặc thù đến những mặt hạn chế từ đó đưa ra những biện pháp quản lý bền vững và thừa nhận việc bón phân không là câu trả lời đến tất cả các vấn đề sản xuất của đất. Có sự gia tăng nhận thức cần thiết cho việc quản lý đặc biệt đất dựa vào những mặt hạn chế cố hữu của đất. Các khuyến nông viên rõ ràng mong muốn chuyển tải những hiểu biết của họ cho nông dân thông qua các khoá huấn luyện. Vai trò của một phòng thí nghiệm di động để nâng cao việc xác định những mặt hạn chế dinh dưỡng đất nhận thấy rất cần thiết. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2