intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) CHO CÁC NHÀ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI VIỆT NAM – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

163
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VietGAP là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt sử dụng trong nông trại cho ngành rau, quả tươi tại Việt Nam. VietGAP được biên soạn dựa theo ASEAN GAP (www.aphnet.org) - vốn đặt nền tảng trên Hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical Control Point; HACCP). VietGAP có 12 khoảng đề cập đầy đủ 4 hợp phần gồm an toàn thực phẩm, quản lý môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi người lao động và chất lượng sản phẩm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) CHO CÁC NHÀ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI VIỆT NAM – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN "

  1. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) CHO CÁC NHÀ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI VIỆT NAM – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Nguyễn Quốc Vọng Dự án Xây dựng và Kiểm soát Chất lượng Nông sản & Thưc phẩm, Canada Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam Tóm Tắt VietGAP là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt sử dụng trong nông trại cho ngành rau, quả tươi tại Việt Nam. VietGAP được biên soạn dựa theo ASEAN GAP (www.aphnet.org) - vốn đặt nền tảng trên Hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical Control Point; HACCP). VietGAP có 12 khoảng đề cập đầy đủ 4 hợp phần gồm an toàn thực phẩm, quản lý môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi người lao động và chất lượng sản phẩm. Những thực hành trong VietGAP có mục đích hướng dẫn giúp nông dân và nhà sản xuất ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn có thể xãy ra trong suốt quá trình sản xuất gồm có giống, đất đai/giá thể, phân bón, hoá chất và những tác dụng của những yếu tố này lên môi trường và người lao động và tập huấn. VietGAP được biên soạn để giúp nông sản Việt Nam giảm thiểu những mối nguy về an toàn vệ sinh, cung cấp cho giới tiêu thụ những thức ăn tươi sạch, vệ sinh đúng như đòi hỏi của giới tiêu thụ trong và ngoài nước. VietGAP đã được chính thức ban hành vào ngày 28 tháng 1 năm 2008 và hiện nay đang hợp tác với dự án Xây dựng và Kiểm soát Chất lượng Nông sản & Thưc phẩm của Canada để rà soát, biên tập chỉnh sửa nếu cần. Hy vọng VietGAP sẽ là chìa khoá thành công cho ngành rau, quả tươi Việt Nam. GIỚI THIỆU Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP (Good Agricultural Practices) đã được xây dựng và thực hành từ lâu trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia ở EU, Hoa kỳ, Chili, Úc, Nhật bản và gần đây khu vực ASEAN. Ở Việt Nam, ngành rau, quả tươi đang đối diện một áp lực rất lớn từ thị trường trong và ngoài nước - đặc biệt từ lúc gia nhập WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006 - vì Việt Nam thiếu một quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP có tính qui mô toàn ngành, toàn quốc. 1. Thị trường trong nước: Theo thống kê của Bộ Y tế (2006), trong khoảng thời gian từ 2001 – 2005, đã có gần 23.000 người Việt Nam bị ngộ độc thức ăn trong đó có trường hợp ngộ độc vì ăn rau. Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của ngộ độc phần lớn do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật. Độ tồn lưu chất nitrate và các kim loại nặng cũng tìm thấy có khi cao gấp nhiều lần ngưỡng cho phép MRL (Maximum Residue Limits). Ở vùng ven đô như Thanh Trì, Hoàng Mai hoặc Củ Chi, Hóc Môn nơi đang sản xuất rau xanh cung cấp cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mức độ ô nhiễm của đất và nước lại càng trầm trọng hơn do sự 1
  2. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) lạm dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật của nông dân và đổ thải bừa bãi rát rến công nghiệp - phần lớn là kim loại nặng - của các công trường kỹ nghệ. Tuy đã có một số dự án hợp tác quốc tế của ACIAR, AusAID-CARD (Úc) và CECI (Canada) giới thiệu chương trình IPM và GAP cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên đó là những dự án nhỏ lẻ, chưa phải là một quy trình nông nghiệp an toàn GAP có tính qui mô toàn ngành, toàn quốc. 2. Thị trường xuất khẩu: Việc xuất khẩu rau quả trái cây tươi của Việt Nam trong mấy năm qua đã và đang gặp khó khăn, đặc biệt đối với thị trường truyền thống Trung Quốc nơi mà kim ngạch xuất khẩu rau quả trái cây tươi đã giảm mạnh từ 120,1 triệu USD vào năm 2000 xuống còn 24,9 triệu USD vào năm 2004 (Bảng 1). Nếu như năm 2000, Việt Nam xuất khẩu 57% rau quả trái cây tươi sang Trung Quốc thì trong năm 2004 chỉ còn 13%. Các chuyên gia Việt Nam cho rằng đây là kết quả của Chính sách Tax-Free (không đánh thuế) của Chương trình Early Harvest Program ký kết giữa Trung Quốc và Thái Lan vào năm 2003. Thực ra tình hình tiêu thụ rau quả trái cây tươi ở Trung Quốc đã thay đổi sau khi gia nhập WTO. Giới tiêu thụ Trung Quốc bây giờ, nhất là ở thành phố, không còn thích mua hàng rẻ, chất lượng kém mà họ đã biết chọn hàng hiệu, chất lượng cao và an toàn vệ sinh. Việt Nam ngày nay tuy đã sản xuất được một khối lượng lớn rau quả trái cây tươi, bình quân đầu người về rau quả cũng tăng cao, nhưng nếu không đẩy mạnh việc xuất khẩu thì ngành rau quả trái cây tươi Việt nam xem như thiếu động lực phát triển. Do đó việc biên soạn một quy trình nông nghiệp an toàn GAP có tính qui mô toàn ngành, toàn quốc sẽ giúp Việt Nam giải quyết khó khăn về an toàn vệ sinh, vốn là trở ngại chính trong của việc xuất khẩu rau quả trái cây tươi trong những năm gần đây. Bảng 1. Xuất khẩu rau quả trái cây tươi Việt Nam sang Trung Quốc, 2000-2004 Nă m 2000 2001 2002 2003 2004 Xuất khẩu sang Trung Quốc, triệu 120.5 142.0 121.5 67.1 24.9 USD (57%) (43%) (56%) (37%) (13%) (% tổng xuất khẩu) Tổng xuất khẩu, triệu USD 213.1 329.9 218.5 182.5 186.8 Ở khu vực Á châu, vì có chính sách tăng cường xuất khẩu nông sản nên các nước ASEAN đã hết sức quan tâm đến chương trình GAP. Tuy nhiên ASEAN đã rất lúng túng khi phải xây dựng những chương trình GAP khác nhau(13) để đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của thị trường nhập khẩu chung ở Âu châu (EU), Hoa kỳ, Nhật Bản vì đây là những nước ôn đới vốn có những điều kiện khí hậu, KHKT nông nghiệp và văn hoá ẩm thực khác biệt. Chính vì vậy nên vào năm 2004, ASEAN đã yêu cầu chính phủ Úc hợp tác biên soạn một chương trình GAP cho khu vực (Dự án “Quality Assurance Systems for ASEAN Fruit and Vegetables Project, 37703), gọi là ASEAN GAP. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ASEAN GAP đã được công bố vào ngày 22 tháng 11 năm 2006 tại Indonesia (www.aphnet.org)(2). ASEANGAP sẽ là điểm chuẩn và cũng là khuôn mẫu về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các nước thành viên ASEAN. 2
  3. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Đã từ lâu, Việt Nam rất quan tâm đến GAP nhưng vì chưa chính thức có một chương trình GAP có tính qui mô toàn ngành, toàn quốc nên Bộ Nông Nghiệp & PTNT đã quyết định chỉ thị Vụ Khoa học Công nghệ (DST) cùng với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) xây dựng một quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP dựa trên nền tảng của ASEANGAP. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP của Việt Nam gọi là VietGAP. PHẠM VI CỦA VietGAP Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đối với sản xuất rau, quả tươi an toàn là văn bản đề ra những quy trình nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm có ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người Việt Nam (VietGAP). QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN VietGAP Để triển khai việc biên soạn VietGAP, Vụ Khoa học Công nghệ, Cục Trồng Trọt, Cục Bảo vệ thực vật và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng các nhóm công tác để soạn thảo khung sườn cho VietGAP. Trong nhiều buổi làm việc, các nhóm công tác đã nghiên cứu kỹ ASEANGAP và tham khảo các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của các nước Malaysia(9), Thái Lan(14), EC(5) và Úc(3,12) cũng như các hình thức tổ chức chứng nhận của EUREPGAP (5) và Freshcare (6). Việc tham khảo các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt khác nhau của nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp cho VietGAP - tuy phản ánh tình hình thực tế của nông nghiệp Việt Nam – nhưng cũng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về an toàn thực phẩm của quốc tế. Những hội nghị/hội thảo tiếp theo sẽ có sự tham dự của đại biểu nông dân và siêu thị, bảo đảm VietGAP tuy dành cho ngành sản xuất rau, quả tươi Việt Nam nhưng cũng đã hoà hợp với ASEANGAP và các quy trình khác, vốn cùng dựa trên nguyên tắc HACCP. Các thực hành trong VietGAP gồm có 12 khoảng liên quan đến 4 hợp phần về an toàn thực phẩm; quản lý môi trường; sức khoẻ, an toàn và phúc lợi người lao động; và chất lượng sản phẩm. Các khoảng này đã đề cập đến 1) đánh giá và lực chọn vùng sản xuất, 2) giống và gốc ghép, 3) quản lý đất và giá thể, 4) phân bón và chất phụ gia, 5) nước, 6) hoá chất (gồm cả thuốc BVTV), 7) thu hoạch và xữ lý sau thu hoạch, 8) quản lý và xữ lý chất thải, 9) người lao động, 10) ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, 11) kiểm tra nội bộ, và 12) khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Kế hoạch đào tạo giảng viên cho VietGAP cũng đã được triển khai. VietGAP đã được chính thức ban hành vào ngày 28 tháng 1 năm 2008 và hiện nay đang hợp tác với dự án Xây dựng và Kiểm soát Chất lượng Nông sản & Thưc phẩm của Canada(1) để rà soát, biên tập chỉnh sửa nếu cần. Hy vọng VietGAP sẽ là chìa khoá thành công cho ngành rau quả trái cây tươi Việt Nam. CẢM TẠ VietGAP được biên tập do nhóm công tác gồm cán bộ nghiên cứu, quản lý và các chuyên gia của các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và tổ chức quốc tế sau đây: 1. Vụ Khoa học công nghệ: - TS Lê Văn Bầm 3
  4. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) - ThS Đỗ Thị Xuân Hương - ThS Nguyễn Kim Chiến 2. Cục BVTV: - TS Bùi Sỹ Doanh - TS Đinh Văn Đức 3. Cục Trồng Trọt: - TS Trần Văn Khởi 4. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: - TS. Nguyễn Văn Bộ, VAAS - TS Nguyễn Văn Tuất, Viện Cây Lương thực & Thực Phẩm - TS Đào Xuân Thảng, Viện Cây Lương thực & Thực Phẩm - TS Vũ Mạnh Hải, Viện nghiên cứu rau quả - TS Trần Khắc Thi, Viện nghiên cứu rau quả - TS Bùi Huy Hiền, Viện nghiên cứu đất & phân bón - TS Nguyễn Hồng Sơn, Viện Bảo vệ thực vật - Ms Đặng Thị Phương Lan, Viện Bảo vệ thực vật - Mr Trần Đình Phả, Viện Bảo vệ thực vật - Ms Lê Thị Thuỷ, Viện nghiên cứu đất & phân bón - TS Đoàn Xuân Cảnh, Viện Cây Lương thực & Thực Phẩm - Ms Ngô Thị Hạnh, Viện nghiên cứu rau quả - Mr Vũ Ngọc Tú, Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp trung du miền bắc - TS Nguyễn Quốc Hiếu, Viện Khoa học Nông nghiệp bắc trung bộ 5. Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam: - TS Nguyễn Minh Châu - TS Nguyễn Văn Hoà - ThS Võ Hữu Thoại 6. Tổng công ty Rau quả, Nông sản: - KS Cao Hồng Phú 7. VietGAP còn có sự tư vấn của các chuyên gia của các cơ quan quốc tế sau: - TS Joseph Ekman, Viện nghiên cứu ngành làm vườn Gosford, Bộ Kỹ nghệ Cơ bản New South Wales, Australia. - TS Lucie Veldon, Khoa Thú Y, Đại học Montreal, Canada. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agriculture and Agri-Food Canada (AAFC), 2003. Hazards Analysis Critical Control Points (HACCP). 2. ASEAN GAP, 2006: Good agricultural practices for production of fresh fruit and vegetables in the ASEAN region. Jakarta: ASEAN Secretariat, November 2006. 3. Australian Government Department of Agriculture, Fisheries and Forestry, 2006: Guidelines for On-Farm Food Safety for Fresh Produce. 10 June 2006. Canberra ACT 2601 Australia. 4. Ministry of Agriculture and Rural Development, Department of Plant Protection, 2007. GAP Regulations for production of safe fresh products. (Quy định chung về GAP trong sản xuất rau an toàn. Cục Bào vệ Thực vật. Số 1312/BVTV-GYK). 4
  5. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 5. EUREPGAP/GLOBALGAP: Guidelines for implementing EUREPGAP for Australian fresh fruit and vegetables producers, 2004. Australian Government Department of Agriculture, Fisheries and Forestry, Canberra ACT 2601 Australia. 6. Freshcare, 2004. Freshcare for fresh produce. Food safety workbook. Freshcare Ltd. 2005. Sydney NSW 2129 Australia. 7. Good Agricultural Practice for Vegetable Farming Certification Scheme (GAP-VF), Agri-Food & Veterinary Authority of Singapore. 8. Ledger S., 2005. Giới thiệu quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) của ASEAN. Quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng rau quả sau thu hoạch. Dự án “Quality Assurance Systems for ASEAN Fruit and Vegetables”. Training course for Trainers. Southern Fruit Research Institute, Long Định: 8-12 August 2005. 9. Malaysian Farm Certification Scheme for GAP (SALM), Ministry of Agriculture, Malaysia. 10. Ministry of Agriculture and Rural Development, 2007. Decree 04/2007/ QĐ-BNN on management of production and certifying safe vegetables (Quyết định số 04/ 2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn). 11. Ministry of Health, 1998. Regulations on hygiene criteria for foods and agricultural products (Quyết định ban hành về danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực và thực phẩm). 12. NSW Agriculture, 1997. Best practice guidelines for growing vegetables. NSW DPI, Australia. 13. Premier R. and S. Ledger, 2006. Good Agricultural Practices in Australia and Southeast Asia. HorTechnology 16(4): 552-555. 14. Quality Management System: Good Agricultural Practice, Ministry of Agriculture and Co-operation, Thailand. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2