intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SỬ DỤNG BẢ PROTEIN PHÒNG TRỪ RUỒI HẠI QUẢ TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI QUẢ VÀ RAU ĂN QUẢ Ở VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

86
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ruồi hại quả là đối tượng gây hại trên nhiều loại quả và rau ăn quả của các nước trên thế giới. Do chúng có phổ ký chủ rộng và phạm vi gây hại rất rộng từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới nên chúng là đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu cho sản xuất một số loại rau ăn quả và hầu hết các loại quả. Ruồi hại quả là đối tượng kiểm dịch của hầu hết các quốc gia trên thế giới. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SỬ DỤNG BẢ PROTEIN PHÒNG TRỪ RUỒI HẠI QUẢ TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI QUẢ VÀ RAU ĂN QUẢ Ở VIỆT NAM "

  1. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) SỬ DỤNG BẢ PROTEIN PHÒNG TRỪ RUỒI HẠI QUẢ TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI QUẢ VÀ RAU ĂN QUẢ Ở VIỆT NAM Lê Đức Khánh, Đào Đăng Tựu, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Trần Thanh Toàn, Vũ Thị Thuỳ Trang, Phan Minh Thông, Vũ Văn Thanh, Đặng Đình Thắng I. Đặt vấn đề Ruồi hại quả là đối tượng gây hại trên nhiều loại quả và rau ăn quả của các nước trên thế giới. Do chúng có phổ ký chủ rộng và phạm vi gây hại rất rộng từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới nên chúng là đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu cho sản xuất một số loại rau ăn quả và hầu hết các loại quả. Ruồi hại quả là đối tượng kiểm dịch của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hầu hết các loại quả đều bị ruồi gây hại và tỷ lệ quả bị hại ngày càng gia tăng và đã gây tổn thất lớn cho người sản xuất. Nhiều loại quả có giá trị kinh tế và có tiềm năng xuất khẩu nhưng quả lại bị ruồi gây hại như: Nhãn, vải, mận, đào, hồng, mướp đắng, thanh long. Theo Dick Drew, Hà Minh Trung và CTV [2], ở đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ quả ổi bị hại tới 100%, còn ở miền núi phía Bắc tỷ lệ quả đào bị hại là 70-100%. Từ năm 1999, hợp tác nghiên cứu về ruồi hại quả với Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) đã xác định được thành phần ruồi hại quả ở Việt nam, mức độ thiệt hại do ruồi trên một số loại cây ăn quả (CĂQ) và rau ăn quả (RĂQ), biện pháp phòng ruồi hại quả bằng bả protein. Báo cáo này thể hiện các kết quả đã được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả tại nhiều vùng ở miền Bắc và Bắc trung bộ. II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Điều tra thu thập thành phần ruồi bằng bẫy dẫn dụ - Chất dẫn dụ: Methyl eugenol (ME) và Culure (CuE) - Thời gian thu mẫu: + Khu vực Hà Nội: 1 tuần/ lần + Các vực khác: 2 tuần /lần - Địa bàn đặt bẫy thu thập thành phần ruồi tại các vùng sinh thái + Vùng miền núi (MR): Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Hoà Bình + Vùng trung du (ML): Bắc Giang, Phú Thọ, + Vùng đồng bằng sông Hồng (RRD): Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng + Vùng bắc Trung bộ (NCC): Nghệ An, Thừa Thiên Huế Điều tra thành phần ký chủ của ruồi từ quả bị hại Địa bàn thu thập thành phần ký chủ ruồi hại quả (quả ăn được và quả dại) tại miền Bắc và Bắc trung bộ + Vùng miền núi (MR): Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai + Vùng trung du (ML): Bắc Giang, Phú Thọ, + Vùng đồng bằng sông Hồng (RRD): Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam + Vùng bắc Trung bộ (NCC): Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế 1
  2. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Đánh giá mức độ thiệt hại do ruồi hại quả - Chủng loại quả đánh giá: Các loại cây ăn quả (CĂQ) và rau ăn quả (RĂQ) có giá trị kinh tế, ruộng đánh giá không sử dụng thuốc trừ sâu. - Thời vụ đánh giá: Bắt đầu thu hoạch đến kết thúc thu hoạch, định kỳ 5 -7 ngày thu mẫu ngẫu nhiên 100 quả đưa về phòng. Mẫu được đặt mỗi quả vào 1 hộp để thu ruồi và xác định tỷ lệ quả bị hại. Phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein - Hỗn hợp phòng trừ: 100 ml Ento -pro + 0,1g Regent 800 WG + 0,9 lít nước - Loại cây ăn quả: Đào mèo, táo ta, ổi, hồng - Phương pháp phun: Mỗi cây phun 1 điểm, mỗi điểm phun 1m2 cách mặt đất 1,5 - 2 m, phun vào mặt sau tán lá, không phun vào quả. - Liều lượng phun: Phun 50 ml hỗn hợp / điểm - Thời điểm phun: phun trước thu hoạch rộ 1,5 - 2 tháng, đến thu hoạch xong - Sử dụng bẫy dẫn dụ để đánh giá quần thể ruồi tại khu vực phun bả và không phun bả. - Phương pháp lấy mẫu: Lấy ngẫu nhiên 100 quả ở vùng phun bả và vùng đối chứng không sử dụng bả trước khi mỗi lần phun. - Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ % quả bị ruồi hại ở vùng phun bả và vùng đối chứng không phun bả. III. Kết quả và thảo luận 3.1. Thành phần loài ruồi hại quả và phân bố ở các vùng sinh thái Kết quả nghiên cứu thành phần ruồi hại quả thu được từ bẫy dẫn dụ và quả bị hại cho thấy số lượng loài ruồi hại quả ở các tỉnh miền Bắc và bắc Trung bộ là rất phong phú gồm 23 loài thuộc 2 giống Bactrocera và Dacus. Giống Bactrocera có 21 loài thuộc 3 giống phụ, giống Dacus có 2 loài thuộc giống phụ Callantra. Bẫy CuE thu được 16 loài ruồi trong khi đó bẫy ME chỉ thu được 5 loài. Riêng 2 loài B. pyrifoliae và B. latifrons không thu được ở cả 2 loại bẫy dẫn dụ Me, CuE. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành phần loài ở vùng núi phong phú hơn vùng trung du và vùng đồng bằng sông Hồng. Có 10 loài ghi nhận được ở Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Phòng (RRD), 9 loài ở Bắc Giang, Phú Thọ (ML) và 7 loài ở Thừa Thiên Huế và Nghệ An (NCC). Trong khi đó 19 loài ruồi hại quả thu được ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn và Hoà Bình (MR). 3.2. Thành phần ký chủ của ruồi hại quả Bảng 1. Số lượng mẫu quả thu thập tại miền Bắc và bắc Trung bộ (2001 - 2005). Nhóm cây Loại cây điều tra Mẫu thu Tổng số loại Số loại có ruồi Tổng số Có ruồi Cây ăn quả (CĂQ) 31 18 575 483 Rau ăn quả (RĂQ) 13 11 366 256 Các loại cây khác 8 5 181 92 Tổng cộng 52 34 1122 831 Kết quả điều tra thành phần ký chủ của ruồi hại quả theo phương pháp thu thập quả bị hại, đã ghi nhận được 831 mẫu quả có ruồi trên tổng số 1122 mẫu đã thu. Xác định được 34 loại quả bị ruồi 2
  3. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) gây hại trên tổng số 52 loại cây điều tra. Có 6 loài ruồi gây hại trên 18 loại quả ở miền Bắc và bắc Trung bộ, 3 loài gây hại trên 11 loại rau quả và 4 loài gây hại trên 5 loại cây dại (bảng 1,2,3,4). Bảng 2. Thành phần ký chủ của ruồi hại quả trên một số loại cây ăn quả (2001-2005) T Tên VN Tên khoa học Loài ruồi hại quả Tổng T BD BTA BVE BCO BPY BCA O 1 Bưởi + + Citrus grandis 2 2 Cam + Citrus sinensis 1 3 Quýt + + Citrus reticulata 2 4 Ổi + + Psidium guajava 2 5 Đào + + + Prunus persica 3 6 Mận + + Prunus domestica 2 7 Lê + Pyrus communis 1 8 Mơ + Prunus armeniaca 1 9 Gioi + + Syzygium jambos 2 10 Nhãn + Dimocarpus longan 1 11 Vải + + Nephelium litchi 2 12 Khế + + Averrhoa carambola 2 13 Hồng xiêm + + Achras sapota 2 14 Quất hồng bì + Clausena lansium 1 15 Na + Annona squamosa 1 16 Hồng + Diospiros kaki 1 17 Táo ta + + + Ziziphus jujuba 3 18 Đu đủ + Carica papaya 1 Tổng cộng 18 1 1 5 3 2 Ghi chú: BDO: B. dorsalis; BCO: B. correcta; BPY: B. pyrifloliae BCA : B. carambolae; BCU : B. cucurbitae ; BTA : B. tau ; BLA : B. latifrons ; BVE : B. verbascifoliae Bảng 3. Thành phần ký chủ của ruồi hại quả trên một số loại rau ăn quả (2001 - 2005) TT Tên Việt Tên Loài ruồi hại quả Tổng Nam Tên khoa học cộng BCU BTA BLA 1 Bí ngô + + 2 Cucurbita maxima 2 Mướp + + 2 Luffa aegyptiaca 3 Mướp đắng + + 2 Luffa acutangula 4 Dưa + 1 Cucumis sativus 5 Cà + 1 Solanum melongena 6 + 1 ớt Capsicum annuum 7 Bí xanh + 1 Benincasa hispida 8 Cà chua + + 2 Lycopersicon esculentum 9 Bầu + 1 Lagenaria siceraria 10 Gấc + + 2 Momordica cochinchinensis 11 Đậu đũa + 1 Vigna unguiculata Tổng cộng 9 5 2 Ghi chú: BCU : B. cucurbitae ; BTA : B. tau ; BLA : B. latifrons 3
  4. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Bảng 4. Thành phần ký chủ của ruồi hại quả trên một số loại quả dại TT Tên Tên khoa học Loài ruồi hại quả Tổng Vi ệt Nam cộng BLA BLA BLA BLA 1 Bàng + + 2 Terminalis bellirica 2 Sung + 1 Ficus carica 3 Thàn mát Milletia sp. + 1 4 Móng rồng + 1 Artabotrys hexapetalus 5 Cà gai Solanum sp. + 1 Tổng cộng 2 1 2 1 Ghi chú: BD: B. dorsalis; BCA: B. carambolae; BCU : B. cucurbitae; BLA: B. latifrons 3.3. Đánh giá mức độ thiêt hại do ruồi gây ra Đánh giá mức độ thiệt hại do ruồi hại quả gây ra được thực hiện từ năm 1999 - 2007 trên 7 loại CĂQ và 1 loại RĂQ tại một số vùng trồng CĂQ và RĂQ tập trung tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả cho thấy tất cả các loại quả theo dõi đánh giá đều bị ruồi gây hại từ trung bình tới rất nặng. Bảng 5: Mức độ thiệt hại do ruồi trên một số loại cây ăn quả và rau ăn quả (2002 - 2007) TT Loại quả Thời gian đánh Địa điểm Tỷ lệ quả bị hại (%) giá (năm) Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Mộc Châu – Sơn La 1 Đào mèo 2002-2005 4 50 100 2 Mướp đắng 2002 (xuân hè) Từ Liên – Hà Nội 3 75 100 Mê linh – Vĩnh Phúc 2002 (thu đông) 2 4 16 3 Vải 2002 Lục Ngạn Bắc Giang 0 2 10 Thái Nguyên - Hải 4 Táo ta 2003 5 28 40 Phòng Bắc Sơn - lạng Sơn 5 Quýt vàng 2004 22 29 0 6 Hồng nhân hậu 2004 2 51,5 7,5 Đà Bắc - Hoà Bình 2007 - 100 - 7 Ổi 2007 Thừa Thiên Huế 4 60 94 Thanh Hà - Hải Dương 25* * Quả đã được bọc trong túi nilon Với các loại quả, ruồi gây hại từ trước khi thu hoạch từ 40 - 45 ngày ngay khi quả bắt đầu vào giai đoạn chín sinh lý tới khi thu hoạch. Đối với các loại quả có thời gian thu hoạch trong mùa hè hoặc hè thu, tỷ lệ quả bị hại tăng dần từ đầu vụ tới cuối vụ như: đào từ 4% đầu vụ tăng lên 100% vào cuối vụ, vải từ 2% giữa vụ tăng lên 10% vào cuối vụ, ổi từ 60,0% giữa vụ tăng lên 94% vào cuối vụ. Các loại quả thu hoạch cuối mùa thu hay trong mùa đông thì tỷ lệ quả bị hại cao nhất vào giữa vụ như hồng Nhân hậu và quýt Bắc sơn giữa vụ là 51,5%, cuối vụ là 7,5%, quýt vàng Bắc sơn giữa vụ là 4
  5. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 29%, cuối vụ là 0 % (bảng 5). Trong vụ thu dông do thời tiết có xu thế lạnh dần càng về cuối vụ càng rét nên trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp không thuận lợi cho ruồi gây hại . Với các loại rau ăn quả (mướp đắng) ruồi gây hại ngay từ khi quả còn non và tỷ lệ quả bị hại trong vụ xuân hè cao hơn vụ thu đông (bảng 5). 3.4. Phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein 3.4.1. Phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein ở diện hẹp Bảng 6. Kết quả phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein diện hẹp tại một số địa phương Nă m Địa điểm thí nghiệm Loại cây Tỷ lệ quả bị hại (%) Phòng trừ Không phòng trừ 1999 Sa Pa Đào 0,0 60,49 2 000 14,0 21,00 1999 Cao Phong- Hoà Bình cam 7,00 12,00 2000 Thanh Liêm-Hà Nam ổi 5,0 - 7,00 40 - 60 2002 Mộc Châu – Sơn La đào 89,00 99,00 Từ năm 1999-2002, thí nghiệm phòng ruồi hại quả bằng bả protein diện hẹp được thực hiện trên nhiều loại cây trồng và nhiều vùng sinh thái: - Phòng trừ ruồi hại quả trên cam được thực hiện tại Cao Phong-Hoà Bình - Phòng trừ ruồi hại quả đào Mèo được thực hiện tạị SaPa-Lao Cai - Phòng trừ ruồi hại quả ổi được thực hiện tạị Thanh Liêm-Hà Nam - Phòng trừ ruồi hại quả đào Mèo được thực hiện tạị Lóng Luông-Mộc Châu-Sơn La Kết quả của các thí nghiệm phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein trên diện tích hẹp đưa lại hiệu quả thấp. Tỷ lệ quả bị hại có giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều (chỉ giảm được 5-53%, bảng 6). 3.4.2. Mối quan hệ giữa mật độ quần thể ruồi và tỷ lệ quả bị hại Bảng 7. Mối quan hệ giữa mật độ ruồi và tỷ lệ quả bị hại trên đào Đợt Ngày 2002 2004 thu theo Vườn phòng trừ Vườn không Vườn phòng trừ Vườn không mẫu dõi (TN diện hẹp ) phòng trừ (TN diện rông) phòng trừ Con % quả Con % quả Con % quả bị Con % quả bị /bẫy bị hại /bẫy bị hại /bẫy hại /bẫy hại 1 11/5 1 0 0 13 - - - 2 18/5 9 - 7 - 0 0,00 19 0,00 3 25/5 58 0 62 0 0 0,00 83 0,00 4 1/6 306 4,00 372 5,00 0 0,00 79 0,00 5 8/6 368 9,00 445 67,00 0 0,00 169 1,0 6 15/6 224 13,00 376 81,00 10 3,00 146 33,00 7 23/6 311 51,00 593 93,00 25 5,00 96 95,00 8 30/6 121 89,00 271 100,00 26 4,00 109 100 9 5/7 24 5,00 133 100 Ghi chú: - Diện tích thí nghiệm phòng trừ năm 2002 là 0,5 ha - Diện tích mô hình phòng trừ năm 2004 là 35 ha 5
  6. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Kết quả theo dõi trong 2 năm cho thấy số lượng ruồi vào bẫy năm 2002 cao hơn năm 2004 hơn hai lần. Năm 2002 số lượng ruồi vào bẫy ở công thức phòng trừ đã giảm đi 150 con/bẫy tương đương 63,10%, nhưng tỷ lệ quả bị hại chỉ giảm đi được 11%. Năm 2004 số lượng ruồi vào bẫy ở công thức phòng trừ đã giảm 109 con /bẫy tương đương 81,95%, tỷ lệ quả bị hại đã giảm 95 % (bảng 7). Như vậy việc phòng trừ ruồi bằng bả protein trên diện rộng đã khống chế được mật độ quần thể ruồi và có hiệu quả cao. 3.4.3. Phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein trên diện rộng 3.4.3.1. Phòng ruồi trên táo ta (Ziziphus jujuba) tại Phục Lễ-Thuỷ Nguyên -Hải Phòng năm 2003 Thuỷ Nguyên – Hải Phòng có diện tích trồng táo hàng trăm ha, trồng rải rác ở các vườn gia đình, mỗi gia đình trồng táo có từ 10 đến 50 cây (300 – 1000m2). Giống táo phổ biến là giống Đột biến ghép cải tạo trên táo địa phương. Hàng năm hiện tượng táo bị rụng do ruồi hại quả xảy ra rất nhiều đôi khi mất trắng, thời gian bị rụng nhiều là cuối tháng 9 và tháng 10, người dân đã áp dụng biện pháp phòng trừ ruồi bằng thuốc hoá học, nhưng hiệu quả phòng trừ thấp, mặt khác nhiều vườn táo gần kề các nhà dân nên biện pháp sử dụng thuốc hoá học không được người dân chấp nhận . Vùng thử nghiệm phòng trừ ruồi bằng bả protein năm 2003 là toàn bộ diện tích táo thôn Nam (khoảng 8 ha) xã Phục Lễ, cách biệt với các thôn khác bằng các cánh đồng lúa lớn. Kết quả thử nghiệm: ở vườn sử dụng hỗn hợp bả protein phòng trừ ruồi đem lại hiệu quả cao. Tỷ lệ quả bị hại cao nhất vào cuối vụ chỉ ở mức 6 - 4%, trong khi vườn đối chứng tỷ lệ hại là 37% (bảng 8). Kết quả trên đây bước đầu cho thấy bả protein chỉ có khả năng khống chế mật độ ruồi khi vùng phòng trừ có quần thể tích luỹ tại chỗ, thành phần cây ký chủ đơn điệu tuy nhiên cũng cần hỗ trợ thêm bằng các biện pháp khác như vệ sinh vườn quả, ... Bảng 8. Kết quả thí nghiệm phòng trừ ruồi hại quả táo tại Phục Lễ - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng, 2003 Đợt thu mẫu Ngày theo dõi Tỷ lệ quả bị hại (%) Vườn phòng trừ Vườn đối chứng 1 11/10 3 5 2 18/10 0 9 3 23/10 6 28 4 28/10 4 37 3.4.3.2. Phòng trừ ruồi hại quả diện rộng trên đào tại Lóng Luông, Mộc Châu - Sơn La năm 2004- 2005 Diện tích phòng trừ tiến hành trên diện rộng là 2 bản: Bản Co Lóng và bản Săn Cài có diện tích đào 35 ha. Kết quả phòng trừ năm 2004: Tỉ lệ thiệt hại do ruồi vùng thí nghiệm phun bả diện rộng (35 ha) là 5% vào cuối vụ, trong khi đối chứng tỉ lệ hại ở cuối vụ là 100% (bảng 9). Kết quả trên đây cho thấy nếu áp dụng biện pháp phòng trừ ruồi bằng bả proein trên diện rộng sẽ cho hiệu quả phòng ruồi cao. 6
  7. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Bảng 9. Tỷ lệ quả đào bị hại (%) tại Lóng Luông – Mộc Châu năm 2004 Ngày thu Số mẫu Phun protein Đối chứng mẫu thu N1 N2 (quả) Số quả bị hại Tỷ lệ quả bị Số quả bị hai Tỷ lệ quả bị hại (%) hại (%) 21/5 100 0 0,00 0 0,00 27/5 100 0 0,00 0 0,00 2/6 100 0 0,00 0 0,00 8/6 100 0 0,00 1 1,0 16/6 100 3 3,00 33 33,00 21/6 100 5 5,00 95 95,00 26/6 100 4 4,00 100 100 1/7 100 5 5,00 100 100 Ghi chú: N1: Vườn phun bả Protein N2: Vườn người dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Kết quả phòng trừ năm 2005: Tỉ lệ thiệt hại do ruồi vùng thí nghiệm phun bả diện rộng (35 ha) là 4% vào cuối vụ, trong khi đối chứng tỉ lệ hại ở cuối vụ là 100% (bảng 10 ). Bảng 10. Tỷ lệ quả đào bị hại (% ) tại các khu thí nghiệm tại Lóng Luông- Mộc Châu, 2005 Ngày thu Số mẫu thu Phun Protein (N1) Đối chứng (N2) mẫu (quả) Số quả bị hại % hại Số quả bị hại % hại 9/5 100 0 0,00 0 0,00 3/6 100 0 0,00 0 0,00 15/6 100 0 0,00 0 0,00 20/6 100 0 0,00 6 6,0 25/6 100 3 3,00 41 41,00 4/7 100 2 2,00 79 79,00 17/7 100 4 4,00 100 100 Ghi chú: N1: Vườn chỉ phun bả protein; N2: Vườn người dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 3.4.3.3. Sử dụng bả protein phòng trừ ruồi hại quả tại các địa phương Bảng 11. Kết quả phòng trừ ruồi hại quả diện rộng tại các địa phương Nă m Địa điểm thí nghiệm Diện Loại cây Tỷ lệ quả bị hại (%) tích (Ha) Phòng trừ Không phòng trừ 2006 Mộc Châu-Sơn La 35 Đào 4 100 2007 Mộc Châu-Sơn La 35 Đào 4 100 2007 Hương Trà - Thừa Thiên Huế 10 ổi 4 94 2007 Thanh Hà - Hải Dương 50 ổi 5 25* 2007 Đông Dư – Hà Nội 1 ổi 9,5 96,5 2007 Đà Bắc-Hoà Bình 7,5 Hồng 8 95 Ghi chú:* quả bao trong túi nilon 7
  8. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Kết quả phòng trừ ruồi hại quả diện rộng trên đào Mèo thành công tại Mộc Châu-Sơn La trong hai năm từ 2004-2005 đã được mở rộng trong những năm tiếp theo sang các cây ăn quả khác ở các vùng ở miền Bắc và miền Trung. Ở tất cả các mô hình đã triển khai thực hiện phòng ruồi hại quả bẳng bả protein đều cho kết quả tỷ lệ quả bị hại chỉ còn 4 – 5% trong khi ở khu vực không phòng trừ tỷ lệ quả bị hại từ 95 – 100% ( với ổi đã bọc trong bao nilon vẫn có tỷ lệ quả bị hại là 25%). Với qui mô ứng dụng càng rộng hiệu quả phòng trừ càng cao, nhưng ở diện tích hẹp tỷ lệ quả bị hại vẫn cao 9,5% (Đông Dư – Hà Nội, 2007.) (bảng 11). IV. Kết luận và đề nghị Kết luận - Thành phần ruồi hại quả ở khu vực phía Bắc và miền Trung khá phong phú, gồm 23 loài, trong đó có 8 loài gây hại quan trọng trên CĂQ và RĂQ ở miền Bắc. - Xác định phổ ký chủ của ruồi hại quả ở miền Bắc và bắc Trung bộ là 34 loại bao gồm 18 loại cây ăn quả, 11 loại rau ăn quả và 5 loại cây dại, nhiều hơn kết quả điều tra đã công bố là 7 loài. - Mức độ thiệt hại do ruồi hại quả trên 6 loại cây trồng có giá trị kinh tế: Tỷ lệ hại ở cuối vụ trên đào là 100%, mướp đắng vụ xuân hè 100%, vải 10%, táo ta 40%, quýt vàng Bắc Sơn – Lạng Sơn 29% giữa vụ, hồng Đà Bắc – Hoà Bình 52%, ổi t ừ 25* - 60%. - Biện pháp phòng trừ ruồi bằng bả protein trên diện rộng đem lại hiệu quả rất cao, giảm tỷ lệ thiệt hại trên táo ta từ 37% xuống còn 6%, trên đào giảm thiệt hại trên 95%, trên ổi giảm thiệt hại từ 25*-90% Đề nghị: Xây dựng mô hình phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein (Ento-pro) trên qui mô rộng nhằm tạo ra vùng sản xuất quả an toàn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tài liệu tham khảo 1. Allwood A.J., L. Leblanc, 1996. Losses caused by fruit flies (Diptera: Tephritidae) in seven Pacific Island countries, Management of fruit flies in the pacific, ACIAR proceedings N076 2. Dick Drew R.A.I., Ha Minh Trung, Le Duc Khanh, 2001 Reasults of fruit fly project in Vietnam code TCP/VIE/8823(A) 1999-2000 3. Leweri L. 1996. Management of fruit flies in the Pacific, ACIAR proceeding N076 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2