intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý rừng (CEFM) "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Dự án: Các cộng đồng nghèo, sống dựa vào tài nguyên rừng tại hai xã thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn được nâng cao năng lực để quản lý rừng được giao một cách bền vững và chia sẻ các chi phí cũng như lợi ích một cách công bằng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý rừng (CEFM) "

  1. Một số kinh nghiệm trong quản lý rừng cộng đồng từ Dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý rừng (CEFM)” Nguyễn Văn Mạn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 1. Giới thiệu về dự án Tên dự án: Tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý rừng – CEFM Mục tiêu của Dự án: Các cộng đồng nghèo, sống dựa vào tài nguyên rừng tại hai xã thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn được nâng cao năng lực để quản lý rừng được giao một cách bền vững và chia sẻ các chi phí cũng như lợi ích một cách công bằng Các kết quả mong đợi của Dự án : Kết quả 1- Các cộng đồng tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thực hiện quản lý rừng có sự tham gia. Kết quả 2- Chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng hỗ trợ cộng đồng tham gia vào quản lý và bảo vệ rừng Kết quả 3- Diễn đàn lâm nghiệp với sự tham gia của tất cả các bên liên quan tại Chợ Đồn được thiết lập, duy trì và mang lại lợi ích cho người nghèo. Kết quả 4 - Các hộ gia đình được cải thiện đời sồng thông qua các hoạt động tạo thu nhập từ rừng. Kết quả 5- Các bài học kinh nghiệm được tài liệu hoá và phổ biến đến các xã, huyện khác của tỉnh Bắc Kạn và các diễn đàn cấp quốc gia Địa bàn hoạt động: Tại xã Bản Thi và xã Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn Thời gian hoạt động: 2006 – 2009 Các đơn vị thực hiện: CARE quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (AFRDC) thuộc Đại học Nông lâm Thái Nguyên và UBND huyện Chợ Đồn (Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng tài nguyên môi trường, Hội phụ nữ). 1
  2. 2. Đối tượng và tài nguyên rừng tại địa bàn dự án 2.1. Đối tượng tham gia dự án Đối tương tham gia dự án chủ yếu là người dân tộc ít người bao gồm dân tộc Mông chiếm 40%, dân tộc Tày chiếm 24%, dân tộc Dao Chiếm 18%, dân tộc Kinh chiếm 10%, dân tộc Nùng chiếm 4% và dân tộc Hoa chiếm 4%. Trong đó dân tộc Mông là nhóm người mới di cư từ các tỉnh biên giới phía bắc về định cư tại địa bàn dự án từ năm 1995 đến 1998 và phần lớn không nói đựơc tiếng phổ thông. 2.2. Tài nguyên rừng tại địa bàn dự án Tại địa bàn Dự án có các loại rừng và đất rừng phân theo chức năng và chủ quản lý như sau: - Rừng và đất rừng sản xuất đã giao cho các hộ: Loại rừng này chủ yếu là rừng tái sinh sau nương rẫy, với các loài cây gỗ tái sinh trữ lượng không đáng kể, giá trị kinh tế thấp. - Rừng và đất rừng sản xuất do UBND xã quản lý: Loại này chủ yếu là đất trống đồi núi trọc sau nương rẫy thường ở xa khu dân cư và là nơi chăn thả chung của người dân các thôn bản - Rừng phòng hộ đã giao cho các hộ: Chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đất với các loài cây gỗ tạp chủ yếu là rừng nghèo và rừng trung bình. - Rừng phòng hộ trên núi đá do UBND xã quản lý: Chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đá, ở xa khu dân cư, địa bàn đi lại khó khăn, trữ lượng rừng trung bình, còn có một số loại cây gỗ quý như nghiến, trai, rất ít lâm sản ngoài gỗ. 3. Một số kinh nghiệm/kết quả về quản lý rừng 3.1. Đối với rừng phòng hộ do UBND xã quản lý Dự án CEFM kết kợp với Dự án 661 của địa phương tiến hành giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng cho các cộng đồng quản lý. Để làm đựơc việc này trước tiên Dự án hỗ trợ thành lập các nhóm quản lý bảo rừng và xây xựng quy chế, kế hoạch hoạt động, sau đó chính quyền địa phương công nhận nhóm và phê duyệt quy chế và kế hoạch hoạt động của nhóm. Khi thành lập nhóm cần huy động sự tham gia của tất cả các hộ trong thôn bản, nhóm tự xây dựng được cơ chế phân chia lợi ích giũa các thành viên nhóm. Khi 2
  3. xây dưng kế hoạch hoạt động nhóm ưu tiên các hộ nghèo ít rừng tham gia vào việc tuần tra bảo vệ rừng. 3.2. Đối với rừng sản xuất đã giao cho các hộ Dự án hỗ trợ người dân xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững. Để làm được việc này trước tiên dự án tiến hành tập hấn, sau đó hỗ trợ các hộ xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng bên vững. Kế hoạch quản lý rừng bền vững được xây dựng cho giai đoạn từ 7 – 10 năm, dựa trên tiềm năng của lô rừng, mong muốn và khả năng của hộ. Khi tham gia và thực hiện kế hoạch quản lý rừng bền vững các hộ được ưu tiên hỗ trợ cây giống hơn là những hộ khác. Để trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong thực hiện kế hoạch các hộ dân thành lập các nhóm. 3.3. Tổ chức diễn đàn lâm nghiệp Mục đích là tạo ra môi trường để người dân, cán bộ, chính quyền địa phương, các bên liên quan, các tổ chức xã hội quan tâm đến quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng bền vững trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các ý tưởng để xây dựng các dự án phát triển lâm nghiệp. Trong thời gian hoạt động, dự án đã tổ chức được diễn đàn cấp thôn bản ở tất cả các thôn bản, 2 diễn đàn ở cấp xã và 1 diễn đàn cấp huyện. Chủ đề của diễn đàn phụ thuộc vào từng diễn đàn, nhưng là những vấn đề mà cộng đồng và người dân quan tâm. 3.4. Tăng cường năng lực quản lý rừng cho cộng đồng Đối với việc tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý rừng, dự án tập trung vào một số lĩnh vực sau: Nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng tập trung vào tuyên tuyền về vai trò và chức năng của rừng, tập huấn về quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng, tập huấn về trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp Xây dựng tổ chức công đồng trong quản lý bảo vệ rừng dự án hỗ trợ thành lập các nhóm quản lý bảo vệ rừng, các nhóm nhóm chia sẻ thông tin/nhóm sở thích và hỗ trợ xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động của nhóm Tăng cường kiến thức kỹ thuật trong quản lý bảo vệ rừng tập trung vào các chủ đề như tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, tập huấn kỹ năng tuần tra bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, tập huấn xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng hộ gia đình bền vững, tổ chức tham quan học tập các mô hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tập huần về thủ tục và quy trình thiết kế trồng rừng, tập huần về thủ tục và quy trình cấp giấy phép khai thác lâm sản, tập huấn kỹ thuật làm vườn ươm. 3
  4. Ngoài các kiến thức liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, dự án còn tiến hành nâng cao năng lực đối với các lĩnh vực có liên quan như tập huấn kỹ thật nông nghiệp bao gồm tập huấn trồng ngô lai, tập huấn làm phân xanh, tập huấn kỹ thuật canh tác trên đất dốc, tập huấn kỹ thuật trồng mía,….và tập huấn kỹ năng phát triển cộng đồng như kỹ năng thúc đẩy, quản lý nhóm, kỹ năng quản lý kinh tế hộ. 4. Một số khó khăn/cản trở cho phát triển rừng cộng đồng tại địa bàn d ự án Rừng và đất rừng có tiềm năng cho phát triển rừng cộng đồng tại địa bàn dự án phần lớn nằm ở xa khu dân cư, ở những nơi giáp ranh giữa các xã, huyện, khó khăn cho việc tuần tra bảo vệ rừng, rừng phòng hộ trên núi đá, không được phép khai thác các cây gỗ, nguồn lâm sản ngoài gỗ không phong phú, phần còn lại không thuộc rừng phòng hộ thì hầu hết là đất trống và là nơi chăn thả chung của nhiều cộng đồng, không lôi cuốn được sự quan tâm của cộng đồng Phần lớn các hộ gia đình tại các thôn bản đã được giao một diện tích rừng tương đối lớn từ 1 đến 20 ha/hộ, do vậy họ ít quan tâm đến rừng cộng đồng Một số quy định hiện hành của nhà nước chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao đất giao rừng cho cộng đồng, đặc biệt là rừng và đất rừng thuộc phòng hộ./. 5. Một số bài học kinh nghiệm Nâng cao năng lực cho người dân, cộng đồng phải đi đôi với nâng cao năng lực cán bộ địa phương trong QLBVR Lôi cuốn chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể hỗ trợ cộng đồng trong quản lý và bảo vệ rừng. Tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác quản lý rừng bền vững bao gồm cả quá trình ra quyết định thông qua các hoạt động đóng góp ý kiến về chính sách. Các hộ cải thiện đời sống nhờ rừng và các hoạt động tạo thu nhập khác giúp giảm sức ép khai thác lên rừng Để các hoạt động dự án triển khai tốt cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của dự án và chính quyền địa phương, đặc biệt là các hoạt động của dự án được lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của điạ phương và có sự giám sát thúc đẩy của cán bộ địa phương 4
  5. Đối với các hoạt động tập huấn chuyển giao thành công do áp dụng phương pháp thông qua thục hành và sử dụng người địa phương làm phiên dịch cho các thôn người Mông Cần tăng cường việc đôn đốc kiểm tra giám sát các hoạt động 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2