Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính '
lượt xem 7
download
Cây điều (Anacardium occidentale) là một trong những cây trồng quan trọng ở Việt Nam, và sự phát triển cây điều là một trong những chương trình trọng điểm của quốc gia. Diện tích cây điều vào khoảng 430000 ha ở các tỉnh vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, và Đông Nam bộ. Cây điều thường được trồng trên vùng đất khó khăn, nghèo dinh dưỡng hay khô hạn. Trong nhiều năm, người trồng quan niệm rằng cây điều là loại cây rừng mà không lưu ý đến áp dụng biện pháp thâm canh, và bảo vệ thực vật...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính '
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính (Tiến độ hoạt động) Keith Christian1, Renkang Peng1 and Lã Phạm Lân2 1 Đại học Charles Darwin (Úc) 2 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Mở đầu Cây điều (Anacardium occidentale) là một trong những cây trồng quan trọng ở Việt Nam, và sự phát triển cây điều là một trong những chương trình trọng điểm của quốc gia. Diện tích cây điều vào khoảng 430000 ha ở các tỉnh vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, và Đông Nam bộ. Cây điều thường được trồng trên vùng đất khó khăn, nghèo dinh dưỡng hay khô hạn. Trong nhiều năm, người trồng quan niệm rằng cây điều là loại cây rừng mà không lưu ý đến áp dụng biện pháp thâm canh, và bảo vệ thực vật (David 1999). Quyết định 120/199/QĐ-TTg ngày 7/5/1999 về đề án phát triển điều đến năm 2010 đã tạo điều kiện cho sự phát triển diện tích cây điều ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, sản lượng điều còn thấp vì sự tấn công của dịch hại và sự quản lý vườn điều không thích hợp. Thành phần sâu hại trên cây điều đa số là các loài thuộc bộ cánh vảy và cánh nửa (An 2003, Lan và ctv. 2002). Thông thường người trồng điều phòng trừ sâu hại bằng thuốc trừ sâu. Trong một số trường hợp thuốc trừ sâu không phát huy hiệu quả do người trồng sử dụng thuốc chưa đúng và phun thuốc phòng là chính. Để đạt được năng suất cao, người trồng điều đã tin tưởng tuyệt đối vào thuốc trừ sâu, điều này dẫn đến giá thành điều tăng cao, nguy cơ về sự kháng thuốc của sâu hại, sự ô nhiễm môi trường nông nghiệp, và sự suy giảm mật số các loài thiên địch và loài thụ phấn. Ứng dụng kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là tác nhân sinh học để phòng trừ sâu hại thay vì sử dụng thuốc trừ sâu là biện pháp kiểm soát sâu hại có nhiều tiềm năng. Ở đồng bằng sông Cửu Long, những vườn cam quýt được sử dụng kiến vàng phòng trừ sâu hại đạt kết quả là trái có màu sắc sáng đẹp. Việc sử dụng kiến vàng như là biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại tương đối phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long (Barzman và ctv. 1999). Những nhà khoa học thuộc trường Đại học Charles Darwin (Úc) thấy rằng chương trình IPM có sử dụng kiến vàng để kiểm soát sâu hại đã thành công ở Úc, Papua New Guinea và Mozambique (Peng và Duncan 1999; Peng 2000, 2001, 2002; Peng và ctv. 1999, 2004). Với những mô hình ứng dụng thành công kiến vàng trong vườn cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam), trong vườn điều ở Úc, châu Phi, dự án đề nghị thực hiện nhằm mục đích gia tăng năng suất và cải thiện chất lượng hạt điều. Mục tiêu cụ thể là (1) Tổ chức lớp tập huấn TOT đào tạo giảng viên IPM về cây điều, để sau đó họ tổ chức các lớp FFS tại địa phương, (2) Xây dựng chương trình IPM trên cây điều, và sổ tay hướng dẫn IPM cây điều dựa trên chương trình đã thực hiện tại Úc, và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, và (3) Đánh giá hiệu quả của mô hình FFS về nâng cao kiến thức nông dân, và giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác cây điều. Vật liệu và Phương pháp Hội thảo triển khai: hội thảo triển khai dự án được tổ chức ngày 5/5/2006 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Tham dự hội thảo có 38 đại biểu đang công tác có liên quan đến cây điều thuộc các cơ quan Cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, tổ chức NGO, Sở Nông nghiệp &PTNT, công ty thuốc trừ sâu SàiGòn, và phương tiện truyền thông. 1
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Điều tra cơ bản tại các tỉnh vùng dự án: gồm 6 tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Dak Lak. Tổ chức lớp tập huấn giảng viên (TOT): Tổ chức 2 lớp TOT, địa điểm tổ chức tại Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Bình Phước, và tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Hưng Lộc – thuộc Viện KHKTNNMN, tỉnh Đồng Nai. Lớp TOT có 60 học viên, là giảng viên IPM trên cây lúa và cây rau của các Chi cục BVTV tỉnh. Cây điều là cây đa niên, thời kỳ từ ra hoa đến thu hoạch rất quan trọng, nên lớp TOT được tiến hành trong khoảng thời gian này. Mỗi lớp TOT có một điểm trình diễn, được sử dụng làm vườn thực tập cho học viên. Vườn trình diễn rộng 1,2 ha được chia làm 2 phần, một phần do người trồng điều chủ vườn quản lý, phần còn lại được áp dụng quy trình IPM trong đó có thả kiến vàng. Lớp TOT năm thứ nhất đã hoàn thành, lớp TOT năm thứ hai đang tiến hành. Khi dự án kết thúc, dự kiến sẽ có 120 học viên TOT tốt nghiệp là giáo viên IPM cây điều. Tổ chức lớp tập huấn nông dân (FFS): Sau khi lớp TOT năm thứ nhất hoàn thành sẽ có 60 giảng viên IPM cây điều. Các giảng viên này được phân thành 30 nhóm, mỗi nhóm 2 người. Mỗi nhóm 2 giảng viên sẽ phụ trách 1 lớp FFS tại địa phương. Mỗi lớp FFS có 25 nông dân tham dự. Trong năm thứ hai của dự án có 30 lớp FFS được tổ chức với 750 nông dân tham dự. Trong năm thứ 3 của dự án, mỗi nhóm 2 người của các giảng viên lớp TOT năm thứ nhất sẽ phụ trách 2 lớp FFS; trong khi đó, mỗi nhóm 2 người của các giảng viên lớp TOT năm thứ hai chỉ phụ trách một lớp FFS. Kết quả và Thảo luận Hội thảo triển khai Những ý kiến đóng góp cho hội thảo như sau: 1. Các đại biểu tham dự đã bày tỏ sự quan tâm đến dự án IPM trên cây điều cho nông hộ sản xuất nhỏ, và họ đã phát biểu rằng “đây là đúng thời điểm để triển khai dự án cho tiểu nông, bởi vì (i) giá điều hạt đã tăng 35% trong năm 2006, và người nông dân đã đạt lợi nhuận thấp do chi phí nhiều về thuốc trừ sâu, trừ nấm, và phân bón, (ii) một số nông dân đã đốn cây điều để trồng cao su thay thế vì lợi nhuận hiện tại của cây cao su cao hơn nhiều, và (iii) nhiều nông hộ sản xuất nhỏ trồng điều đang lưỡng lự tiếp tục chăm sóc điều hoặc chuyển sang cây cao su”. 2. Các đại biểu nhất trí với mục tiêu của dự án, kỳ vọng của dự án, phương pháp tiếp cận và thực hiện. 3. Các đại biểu đã có nhiều góp ý hữu ích, những đề nghị về bản thảo chương trình huấn luyện trên cơ sở những vấn đề thực tế của ngành trồng điều, và như cầu đòi hỏi của người trồng điều. Bản thảo chương trình huấn luyện cũng đã được chỉnh sửa theo góp ý của hội thảo. Điều tra cơ bản 1. Ý kiến của nông dân về quy trình IPM cây điều có sử dụng kiến vàng Điều tra cơ bản được thực hiện bởi các học viên TOT tại địa phương, theo đó họ cũng đã biết những trở ngại chính đối với nông hộ sản xuất nhỏ trồng điều, và những vấn đề mà người nông dân cho rằng cần được giải quyết. Trong tổng số 212 hộ được phỏng vấn tại 8 tỉnh trồng điều (Bình Phước, Dak Lak, Dak Nông, Bình Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai), 206 hộ cho biết họ thích thú với dự án và sẽ tham gia lớp FFS. Trong số 6 hộ trả lời không tham gia dự án, có 1 hộ sẽ chuyển sang trồng cao su, 1 hộ không muốn sử dụng kiến vàng, 4 hộ còn lại không có thời gian tham gia, nhưng họ sẽ áp dụng nếu thấy rằng những người khác áp dụng thành công. 2
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Những hộ sẽ tham gia lớp FFS ước muốn rằng (i) vườn điều đạt năng suất cao khi áp dụng quy trình quản lý tổng hợp, (ii) môi trường canh tác được cải thiện thông qua giảm sử dụng thuốc trừ sâu, và (iii) thu thập thêm kinh nghiệm trong sản xuất. Kết quả điều tra cũng cho thấy mục tiêu của dự án đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của người trồng điều. 2. Hiện trạng canh tác vườn điều Kết quả điều tra cho thấy diện tích trồng điều của nông hộ trung bình vào khoảng 2 ha. Tuổi cây trung bình đối với vườn cây ghép khoảng 6 năm, và cây trồng từ hạt vào khoảng 12 năm (Bảng 1). Năng suất điều vào khoảng 1400 kg/ha trong năm 2005, và 1000 kg/ha trong năm 2006. Đa số nông dân trồng điều không sử dụng quả điều, họ thu lượm quả chín rụng trong vườn, lấy nhân và bỏ lại quả điều thành từng đống trong vườn, chỉ có vào khoảng 5% nông dân bán nguyên quả điều hoặc ăn trong gia đình. Bảng 1. Diện tích vườn điều, tuổi cây, và năng suất trung bình năm 2005 và 2006. Loại cây trồng Diện tích Tuổi cây Năng suất Số vườn vườn (năm) (kg/ha) (ha) 2005 2006 Cây ghép 1,6 + 1,6 6,1 + 2,9 1388 + 602 1062 + 516 46 Cây trồng từ hạt 2,1 + 1,6 12,1 + 4,4 1500 + 833 1056 + 707 124 Những năm trước đây, người trồng điều thường không chăm sóc và bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây điều. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết nông dân (84%) bón phân cho cây điều từ 1 – 3 lần trong năm. Phân hóa học được đa số nông dân sử dụng, chỉ có một số ít người trồng bón phân hữu cơ. Thời điểm bón phân được xem là thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng của cây điều (Bảng 2). Bảng 2. Tình hình sử dụng phân bón của nông dân. Loại phân sử dụng Số vườn Số lần bón trong năm Thời điểm bón phân Phân hóa học 129 1,6 + 0,6 Tháng 4-5; tháng 9-10 Phân hóa học & phân hữu cơ 41 2,0 + 1,3 Tháng 4-5; tháng 9-10 Phân hữu cơ 4 2,0 + 0,0 Tháng 4-5; tháng 9-10 Trong số 206 hộ trả lời, có vào khoảng 171 hộ (83%) sử dụng thuốc trừ sâu, và 116 hộ (56%) sử dụng thuốc trừ bệnh. Thuốc trừ sâu được sử dụng trung bình khoảng 2,5 lần (từ 1-6 lần) trong năm, và thuốc trừ bệnh được sử dụng khoảng 2,2 lần trong năm (từ 1-4 lần) (Bảng 3). Người trồng điều sử dụng thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh theo nguồn thông tin từ Câu lạc bộ Nông dân, Hội Nông dân, hoặc người hàng xóm hơn là từ những quan sát của họ trên đồng ruộng. Bảng 3. Việc sử dụng thuốc trừ dịch hại trên cây điều Loại thuốc Số vườn Số lần / năm Thời kỳ áp dụng Thuốc trừ sâu 171 2,5 + 1,3 Trước ra hoa, ra hoa và tạo hạt Thuốc trừ bệnh 116 2,2 + 1,0 Ra hoa và tạo hạt Trong các hộ điều tra, có 16 hộ có vườn điều ở cùng tuổi cây, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 6 hộ chỉ sử dụng thuốc trừ sâu 1 lần trong năm và vườn điều đạt năng suất thấp hơn 10 hộ còn lại đã hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu (Bảng 4). Điều này cho thấy việc sử dụng thuốc trừ sâu của người nông dân sẽ không thành công nếu không căn cứ vào diễn biến sâu hại trên đồng ruộng. Tuy nhiên số mẫu thấp (16 mẫu) 3
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) nên kết quả có tính chất tham khảo, và tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng cần được khảo sát thêm. Bảng 4. Năng suất điều của một số hộ có sử dụng thuốc trừ sâu, và không sử dụng thuốc trừ sâu. Số vườn Tuổi Phân bón Thuốc trừ Thuốc trừ sâu Năng suất vườn bệnh (kg/ha) 2005 2006 10 8 - 11 Không Không Không 955 + 422 710 + 690 6 8 - 12 Không Không Có 927 + 629 583 + 343 (1 lần/năm) Đa số nông dân trồng điều phòng trừ cỏ dại bằng thuốc trừ cỏ, một số ít sử dụng máy cày. Việc xén tỉa cây được đa số nông dân áp dụng, họ thường sử dụng dao để chặt cành thay vì dùng cưa đối với cành lớn. Chi phí về thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, và phân bón trong năm vào khoảng 383.903 đ, 251.475 đ, và 1.500.250 đ, theo thứ tự, đối với vườn điều ghép. Những chi phí này trên vườn điều trồng từ hạt vào khoảng 367.096 đ, 206.722 đ, và 1.222.886 đ, theo thứ tự (Bảng 5). Những dữ liệu này cùng với dữ liệu từ bảng 1 sẽ được sử dụng để so sánh với dữ liệu thu thập cuối dự án. Bảng 5. Chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, và phân bón. Loại vườn Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Phân vô cơ (đ/ha) (đ/ha) (đ/ha) Ghép 383.903 + 328.709 251.475 + 263.927 1.500.250 + 1.510.312 Trồng từ hạt 367.096 + 454.162 206.722 + 314.562 1.222.886 + 1.109.184 Chi phí về công lao động và thiết bị sử dụng cho phun thuốc và bón phân rất biến động giữa các hộ, không thể phân tích được. 3. Kiến thức của nông dân về sâu bệnh hại điều và thiên địch Đã có 182 hộ trả lời về sâu bệnh hại và thiên địch, trong đó 135 hộ (74%) có thể nhận dạng chỉ một loại sâu hại hoặc bệnh hại, 36 hộ (20%) có thể nhận dạng hai loại sâu và bệnh hại, và chỉ có 11 hộ (6%) có thể nhận dạng trên hai loại sâu và bệnh hại. Đối với thiên địch, trong số 200 hộ trả lời, 92 hộ (46%) không biết khái niệm thiên địch là gì. Mặc dù 108 hộ (54%) trả lời “biết”, phần lớn họ chỉ biết một hoặc hai nhóm thiên địch ăn mồi như nhện, kiến, bọ rùa, bọ ngựa, chim. Thông tin này cho thấy người nông dân trồng điều cần được bổ sung kiến thức về vấn đề này. 4. Hiện trạng kiến vàng và ý kiến của người trồng điều Đa số các vườn điều đều có kiến vàng cư ngụ nhưng mật số rất thấp do việc sử dụng thuốc trừ sâu. Đa số nông dân nhận biết kiến vàng và sự lợi ích của nó, trong tổng số 200 nông dân trả lời. Trong số đó, 15 vườn hoàn toàn không có kiến vàng đã được phun thuốc từ trên 3 lần, và người chủ vườn đã không biết được sự lợi ích của kiến vàng. Trong 185 vườn còn lại có kiến vàng hiện diện ở mật số rất thấp, người chủ vườn đã không phun thuốc, hoặc phun từ 1-2 lần trong năm. Trong số 185 vườn này, 58 hộ (31%) không biết chắc kiến vàng có lợi hay có hại, 29 hộ (15%) cho biết kiến vàng có hại vì gây trở ngại cho việc thu hoạch, xén tỉa, và kiến vàng là nguyên nhân gây sự phát triển của rệp sáp giả, và 98 hộ (53%) thấy rằng kiến vàng tiêu diệt sâu hại. Dữ liệu này chỉ rằng chương trình tập huấn rộng và sâu về 4
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) sinh học của kiến vàng rất cần thiết, và vườn trình diễn sẽ cung cấp cho người nông dân trồng điều những thông tin hữu ích về kiến vàng. Lớp tập huấn giảng viên TOT Lớp TOT năm thứ nhất (2006-2007) Lớp TOT năm thứ nhất khai giảng trong tháng 7/2006 tại hai điểm Bình Phước và Đồng Nai, và kết thúc trong tháng 5/2007 tại hai điểm Bình Phước và Đồng Nai. Các học viên hài lòng với phương pháp học tập, phần lý thuyết và thực tập. Họ được thuyết phục bởi kết quả thực tế từ công việc do họ tự thực hiện, tự quan sát, và thấy rằng kiến vàng rất hữu hiệu để kiểm soát những loài sâu hại quan trọng như bọ đục nõn, bọ xít muỗi. Vì vậy, lớp tập huấn đã củng cố niềm tin cho học viên về chương trình IPM cây điều có sử dụng kiến vàng. Cuối khóa tập huấn, các học viên đã trải qua buổi kiểm tra kiến thức với 15 câu hỏi bao gồm những khía cạnh đã học tập, sự tự tin về ứng dụng chương trình IPM cây điều và tổ chức lớp FFS. Các học viên đã đánh giá các bài giảng ở mức độ từ “hài lòng” đến “tốt”. Về sự tin tưởng về chương trình IPM, 54% học viên tự đánh giá tự tin và 46%, tốt. Về tổ chức lớp FFS, 8% học viên rất tin tưởng khả năng đứng lớp, 54% chọn tự tin, và 38%, tốt. Ngoài ra, các học viên cũng đã góp ý, và đề nghị: (i) Dành thời lượng nhiều hơn cho phần thực hành, (ii) Có sự trùng lặp của một vài bài giảng, (iii) Thêm thời lượng cho phần kỹ năng giao tiếp, tổ chức FFS, và (iv) Thêm nội dung về ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người, và môi trường cho bải giảng về sử dụng thuốc trừ dịch dại trong chương trình IPM. Lớp TOT năm thứ hai (2007-2008) Lớp TOT năm thứ hai khai giảng trong tháng 8/2007 tại cả hai nơi là Bình Phước và Đồng Nai. Tổng số 56 học viên từ 9 tỉnh tham dự lớp TOT. Theo đề nghị của Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh và Trà Vinh, 4 giảng viên IPM từ hai tỉnh này đã tham dự lớp. Nội dung tập huấn năm thứ hai tương tự như năm thứ nhất và có thay đổi theo sự góp ý của học viên lớp TOT năm thứ nhất. Lớp TOT năm thứ hai khai giảng từ 20-26/8/2007 tại Đồng Nai, và từ 23-29/8/2007 tại Bình Phước. Chủ đề huấn luyện tập trung vào đặc điểm sinh học và sinh thái học của kiến vàng, phương pháp sử dụng kiến vàng trong vườn điều, sâu hại quan trọng trong vườn điều, và thiên địch của chúng. Mỗi bài giảng được dành nhiều thời gian thảo luận, và thực tập đồng ruộng. Các học viên hài lòng về phương pháp học tập và được thuyết phục với hiệu quả trên đồng ruộng qua những quan sát họ tự thực hiện. Trong khóa học năm thứ hai, chúng tôi nhận huấn luyện 2 người, ông Nguyễn Văn Thái và cộng sự, công tác tại Chương trình Bảo tồn con Tê tê châu Á, Dự án bảo tồn động vật nhỏ ăn thịt (The Asian Pangolin Conservation Program - APCP, Small Carnivore Conservation Program - SCP), Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. Sau khi quan sát thấy rằng kiến vàng là thức ăn ưa thích của con tê tê, ông Thái đã liên hệ với chúng tôi về việc tham gia lớp huấn luyện với ý định thiết lập kế hoạch sử dụng kiến vàng làm thức ăn cho con tê tê. Để giúp đỡ chương trình bảo tồn động vật quý hiếm, chúng tôi đã nhiệt tình ủng hộ và đồng ý ông Thái và cộng sự tham dự lớp huấn luyện. Lớp tập huấn nông dân (FFS) Đây là hoạt động của các học viên TOT đã tốt nghiệp, và tổ chức lớp FFS tại địa phương. Trong năm qua 56 học viên TOT tốt nghiệp đã tổ chức 23 lớp FFS tại 8 tỉnh từ tháng 9/2007, với 675 nông dân tham dự. Tùy theo điều kiện địa phương, mỗi lớp FFS được tập 5
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) trung 4-8 lần trong thời gian tập huấn (1-3 lần thời kỳ cây ngủ nghỉ, và 3-5 thời kỳ cây trước ra hoa đến thu hoạch). Thời gian mỗi lần tập trung là 2 ngày. Lớp thường được tổ chức tại nhà của nông dân, và một phần vườn của nông dân được sử dụng làm vườn thực tập. Vườn cũng được chia làm 2 phần: một phần do nông dân quản lý và một phần áp dụng quy trình IPM và có thả kiến vàng. Thông thường, chúng tôi chọn vườn đã có sẵn kiến vàng nếu có thể được. Mỗi lần tập trung, hoạt động đồng ruộng được chú trọng, và người nông dân tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Theo báo cáo của giảng viên, nông dân lớp FFS thích thú với hoạt động kiểm soát của kiến vàng đối với bọ cánh cứng đục nõn, và bọ xít muỗi. Họ cũng rất quan tâm đến lớp tập huấn. Các lớp FFS hoàn thành trong tháng 4-5/2008 tùy theo điều kiện cụ thể ở địa phương. Thiết lập và quản lý vườn trình diễn Hai vườn trình diễn đã được thiết lập tại Bình Phước (cách thị xã khoảng 15km), và Đồng Nai (cách thị xã khoảng 20km). Mỗi vườn rộng 1,2 ha với 120 cây, tuổi vườn 3-4 năm. Vườn được chia làm 2 phần, một nửa do người nông dân quản lý và phần còn lại, được áp dụng quy trình IPM. Xác định chủng loại kiến trong vườn IPM Do vườn trình diễn đã được phun thuốc trừ sâu trước đó, nên kiến vàng không hiện diện trong lô IPM, nhưng có nhiều loài kiến khác hiện diện có cạnh tranh với kiến vàng. Ở Bình Phước, loài cạnh tranh với kiến vàng chủ yếu là loài kiến điên, Anoplolepis gracilipes, hiện diện trên hầu hết các cây. Kiến điên làm tổ bên dưới các lá vàng rơi rụng dưới gốc cây, quần thể kiến điên được loại bỏ dễ dàng bằng cách phun thuốc tiếp xúc Motox® 5EC. Kiến vàng được thả vào vườn 8 ngày sau đó. Ở Đồng Nai, loài cạnh tranh với kiến vàng là kiến đen crematogaster (Crematogaster sp.), và kiến đen nhỏ (Tapinoma melanocephalum). Kiến crematogaster làm tổ trên cành cây, kiến đen nhỏ làm tổ dưới đất gần gốc cây. Loại bẫy bả từ cá xay nhuyễn trộn với Regent® (fipronil) rất hữu hiệu để trừ hai loại kiến này. Sau một ngày đặt bẫy, hầu hết kiến crematogaster và kiến đen nhỏ đã chết trong tổ, kể cả kiến chúa. Chọn lựa đàn kiến vàng để thả Chung quanh vườn trình diễn hấu hết các vườn điều được xử lý với thuốc trừ sâu, vì vậy rất khó khăn để tìm tổ kiến vàng cư ngụ lân cận. Các đàn kiến vàng đã thả được thu thập ở khu vực ven thị xã Đồng Xoài, ven thị trấn Trảng Bom, là nơi thuốc trừ sâu hầu như không được sử dụng. Quản lý đàn kiến trong lô IPM Nhìn chung, kiến vàng hoạt động tốt ở 2 vườn trình diễn. Sau khi kiến vàng được thả vào cuối tháng 11/2006, việc kiểm tra sự hoạt động của kiến vàng, và tình hình sâu hại được thực hiện định kỳ 2 tuần một lần trong cả 2 lô IPM và nông dân. Kết quả mùa vừa qua cho thấy số lá non và chồi non trong lô IPM cao hơn trong lô nông dân. Tỷ lệ chồi non bị hại do bọ đục nõn, bọ xít muỗi, rệp sáp và sâu phỏng lá thấp trong lô IPM, tuy nhiên sự khác biệt so với lô nông dân không có ý nghĩa thống kê (Bảng 6). Ngoài ra, người chủ vườn thấy rằng hạt điều trong lô IPM sạch và có màu sáng hơn lô của ông ta. Điều này cho thấy kiến vàng có hiệu quả tương tự hoặc tốt hơn là thuốc trừ sâu về khía cạnh sự phát triển của cây và kiểm soát sâu bệnh. 6
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Bảng 6. Số chồi non và tỷ lệ chồi bị hại (%) bởi một số loài sâu hại chính trong lô IPM và lô nông dân ở vườn trình diễn Bình Phước, 12/2006 – 4/2007. Đề mục Lô nông dân Lô IPM Friedman two-way ANOVA X2t Số chồi non 69,7 + 27,1 77,0 + 29,7 = 4,500; df = 2; P = 0,034 X2t Bọ đục nõn 9,3 + 6,0 7,0 + 4,3 = 0,500; df = 2; P = 0,480 X2t Bọ xít muỗi 9,3 + 7,8 6,1 + 2,3 = 2,000; df = 2; P = 0,157 X2t Sâu phỏng lá 2,2 + 1,6 1,9 + 1,4 = 0,500; df = 2; P = 0,480 X2t Rệp sáp giả 12,6 + 11,1 11,2 + 11,4 = 0,125; df = 2; P = 0,724 Vào khoảng giữa tháng 1/2008, các đàn kiến vàng ở điểm Bình Phước hoạt động yếu, nguyên nhân là sự tranh dành lãnh thổ giữa các đàn. Để giải quyết, 2 đàn mới đã được thả vào thay thế đàn cũ vào cuối tháng 1/2008. Ở điểm trình diễn Đồng Nai, vào khoảng giữa tháng 7/2007, người chủ vườn đã chặt bỏ một phần vườn của lô IPM để làm xưởng nấu xương động vật lấy mỡ, mà không báo cho chúng tôi biết. Vì vậy, việc theo dõi định kỳ phải bị hủy bỏ. Sau nhiều cuộc thảo luận, người chủ vườn đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng một vườn khác (1,5ha) để làm điểm trình diễn tiếp tục. Các đàn kiến đã được thả vào cuối tháng 11/2007. Tuy nhiên, đàn kiến vàng trong vườn này gặp phải sự cạnh tranh với kiến ma làm tổ dưới đất. Loài kiến này có kích thước rất nhỏ (1,5 mm), rất phổ biến trong vườn. Một số biện pháp loại trừ loài kiến này đã được thử nghiệm nhưng không đạt hiệu quả, và chỉ giảm mật số chúng xuống tạm thời. Nguyên nhân được xác định là cỏ dại trong vườn vốn là nguồn cung cấp thức ăn cho kiến ma, và nơi trú ẩn của chúng đã bị làm sạch từ đầu tháng 1/2008. Vì thiếu nguồn thức ăn, kiến ma buộc phải tìm thức ăn mới trên cây điều, và hậu quả là chiến tranh xảy ra giữa kiến vàng và kiến ma trên các cành điều; kiến vàng thay vì hoạt động ở các chồi non lại tập trung vào chiến đấu hoặc phòng ngự với kiến ma. Những quan sát chi tiết đối với loài kiến này đang được thực hiện từ tháng 2/2008 về sự hoạt động, tập tính thu thập thức ăn, cấu trúc tổ dưới đất. Chúng tôi cũng thử nghiệm bẫy độc là cá xay nhuyễn trộn với fipronil (0,8 g thuốc thương phẩm + 80 kg cá xay) có hiệu quả, và làm giảm dần mật số loài kiến này. Một điểm trình diễn thứ ba cũng được chọn lọc thiết lập trong khuôn viên Trung tâm Hưng Lộc vào tháng 10/2008. Lý do chúng tôi chọn thêm là (i) điểm này gần với lớp học TOT và thuận tiện cho sự thực tập của học viên để quan sát về thiên địch, sâu hại, các hành vi tập quán của kiến vàng, và (ii) đây là điểm nghiên cứu của ông Nguyễn Thanh Bình, nghiên cứu sinh (đề tài của ông Bình liên quan chặt chẽ vớii dự án). Vườn mới này rộng 1,2 ha, cũng được chia làm 2 phần như 2 vườn trước. Vào đầu tháng 1/2008, kết quả điều tra cho thấy (i) mật độ kiến vàng cao và ổn định trong lô IPM, kiến hoạt động rất mạnh ở đầu cành, phát hoa, và (ii) có rất ít chùm hoa bị sâu hại tấn công, mức độ thiệt hại tương tự cho đến tốt hơn lô nông dân. Chúng tôi nhận thấy có điều lý thú là trong điểm trình diễn này kiến ma rất phổ biến, nhất trong lô IPM, nhưng không có sự đánh nhau giữa kiến vàng và kiến ma. Quan sát chi tiết cho thấy rằng thảm thực vật trong vườn gồm nhiều loại cỏ dại và chồi non từ gốc cây điều đã chặt, và kiến ma đã rất hoạt động thu thập thức ăn trên thảm thực vật này, và chúng không hiện diện trên những cây điều có nhiều kiến vàng. Điều này cho thấy thức ăn giữ vai trò khá quan trọng trong sự quản lý sự cạnh tranh giữa các loài kiến. 7
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Kết luận Những hoạt động của dự án trong 2 năm qua là thành công. Hội thảo triển khai được tổ chức thành công, các đại biểu đã nhất trí với mục tiêu của dự án, đầu ra, và phương pháp tiến hành. Chương trình huấn luyện được chỉnh sửa theo góp ý của các đại biểu. Điều tra cơ bản được thực hiện tại 8 tỉnh có trồng điều. Bảng câu hỏi soạn sẵn được sử dụng tập trung về kỹ thuật canh tác, đánh giá năng suất, chi phí, quản lý sâu bệnh hại, và sự nhận biết về kiến vàng. Đã xác định 30 điểm để mở lớp FFS (2007-2008) ở 8 tỉnh trồng điều. Tổng số 112 giảng viên IPM ở 9 tỉnh đã tham dự lớp huấn luyện TOT tổ chức tại Bình Phước và Đồng Nai. Hai lớp huấn luyện TOT đã được khai giảng trong tháng 7/2006, và tháng 8/2007. Các học viên đã được thuyết phục về hiệu quả kiểm soát sâu hại quan trọng trên cây điều là bọ đục nõn và bọ xít muỗi qua những dữ liệu họ tự thu thập, và những bài thực tập. Điều này đã làm gia tăng sự tin tưởng của học viên đối với kiến vàng, là thành phần chính của quy trình IPM cây điều, là bước quan trọng cho phần kế tiếp của lớp huấn luyện. Hai điểm trình diễn được thiết lập tại Bình Phước và Đồng Nai. Mỗi vườn được chia làm hai phần để so sánh, một phần do nông dân quản lý và phần còn lại áp dụng quy trình IPM. Cám ơn Chúng tôi chân thành cám ơn - AusAID đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện dự án này - Chi cục Bảo vệ Thực vật các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Dak Lak, Dak Nông, Tây Ninh, và Trà Vinh đã nhiệt tình cộng tác trong thời gian qua. - Và chúng tôi cũng rất cám ơn các nông dân đã tích cực tham gia dự án. 8
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Tài liệu tham khảo Davis, Kristin (1999) Cashew. ECHO Technical Note. http://www.echonet.org/. An, Tran Thi Thien (2003) Preliminary results of study on the cashew pests in Binh Phuoc Province. Paper presented at the Workshop on Plant protection serving to the policy of cultivation structure shifting in Central Highland and Southern Region. Vung Tau, 24-25 June 2003. Lan, La Pham, Hoang Xuan Quang, Vu Thi Thanh Hoan, Nguyen Viet Quoc, Nguyen Manh Hung and Nguyen Phi Dieu Huyen (2002) Insect pests and diseases of cashew trees, populations dynamics, and some methods to control. Final report of the project KN 06.04.NN. Barzman, Marco S., Nick J. Mills, and Nguyen Thi Thu Cuc (1999) Research on the effect of the yellow ant (Oecophylla smaragdina) on citrus fruit quality. In: Van Mele Paul and Nguyen Van Huynh (Eds) Proceedings of the 2nd symposium on Fruit production in the Mekong Delta focusing on integrated pest management. Vietnamese – Belgium IPM in Fruit Production Project. CanTho, Vietnam, 1999. Peng, R.K. and Duncan, I. (1999) The control of cashew insect pests in cashew plantations and small holder plantings using red ants, Oecophylla smaragdina. - Preliminary survey – Feasibility study of the untilization of red ants to control the main cashew insect pests. A report to the Livestock Development Corporation, Port Moresby, Papua New Guinea, August 1999, pp46. Peng, R.K. (2000) The control of cashew insect pests in cashew plantations and small holder plantings using red ants, Oecophylla smaragdina. - The first stage of implementation. A report to the Livestock Development Corporation, Port Moresby, Papua New Guinea, August 2000, pp20. Peng, R.K. (2001) The control of cashew insect pests in cashew plantations and small holder plantings using red ants, Oecophylla smaragdina. – The second stage of implementation (Final). A report to the Livestock Development Corporation, Port Moresby, Papua New Guinea, March, 2001, pp33. Peng, R.K. (2002) Use of weaver ants, to control the major cashew insect pests, Helopeltis and Pseudotheraptus, in the central Nnursery and smallholder orchards in Maganja Da Costa, Zambezia Province, Mozambique. A consultant report to ADRA Cashew Reforestation Project, Mozambique, September, 2002. Peng, R.K., Christian, K. and Gibb, K. (1999) Utilisation of green ants, Oecophylla smaragdina, to control cashew insect pests. pp 88, Rural Industries Research and Development Corporation, Canberra, Australia. Peng, R.K., Christian, K. and Gibb, K. (2004) Implementing ant technology in commercial cashew plantations. RIRDC Publication No. W04/088, May 2004, ISSN 1440-6845. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 371 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 353 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 94 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 106 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 88 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn