intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập "Động đất ở Tây Bắc Việt Nam"

Chia sẻ: Ngô Thị Ươm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:55

292
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo khoa học với đề tài “Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam” được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, sự chỉ bảo tận tình của TS. Lương Hồng Hược. Với sự biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cám ơn chân thành nhât đến TS. Lương Hồng Hược.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập "Động đất ở Tây Bắc Việt Nam"

  1. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý TR ƯỜNG.............................. KHOA……………….. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Động đất ở Tây Bắc Việt Nam 0 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  2. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý MỤC LỤC Lời cám ơn ......................................................................................................0 A.PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................5 U I. Lí do chọn đề tài ......................................................................................5 III. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài .......................................................7 1. Mục đích .....................................................................................................7 2. Nhiệm vụ ....................................................................................................7 3. Giới hạn đề tài ...........................................................................................7 IV.Phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện đề tài .........................7 1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................7 1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ...........................................................7 1.2 Phương pháp phân tích tổng hợp ..............................................................8 2. Các bước thực hiện ...................................................................................8 2.1 Bước chuẩn bị ...........................................................................................8 2.2 Bước thu thập tài liệu ................................................................................8 2.3 Bước thực hiện đề tài ................................................................................8 2.4 Bước kiểm tra và chỉnh sửa.......................................................................9 B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................10 CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY BẮC .................................................................................10 1.Vị trí địa lý ................................................................................................10 2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên ........................................................11 2.1. Địa chất kiến tạo.....................................................................................11 2.2. Địa hình ..................................................................................................13 2.3 Khí hậu ....................................................................................................14 1 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  3. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý 2.4. Thủy văn.................................................................................................16 3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................17 3.1 Đặc điểm dân số ......................................................................................17 CHƯƠNG II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỘNG ĐẤT .........19 1. Động đất là gì? .........................................................................................19 2. Sóng địa chấn ...........................................................................................19 3. Các đặc trưng cơ bản của động đất .......................................................20 3.2 Năng lượng và độ mạnh của động đất ....................................................20 3.3 Cường độ chấn động của động đất..........................................................21 4.Nguyên nhân xảy ra động đất .................................................................21 CHƯƠNG III. HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC ......23 I. HIỆN TRẠNG ĐỘNG ĐẤT Ở TÂY BẮC ...............................................23 1. Động đất Điện Biên (1935)......................................................................25 2. Động đất Tuần Giáo (1983) ....................................................................25 3. Động đất Mường Luân (1996)................................................................27 4. Động đất Thin Tóc hay còn gọi là động đất Điện Biên (năm 2001). ........28 4.1Thành phố Điện Biên: ..............................................................................28 4.2Huyện Điện Biên:.....................................................................................29 4.3.Thị trấn Điện Biên Đông: .......................................................................30 4.4.Huyện Điện Biên Đông: ..........................................................................30 5.Động đất ở Sơn La, mạnh nhất năm 2010 .............................................30 II. NGUYÊN NHÂN ....................................................................................32 II.1.Hệ đứt gãy Sông Đà – Sơn La ..............................................................33 1. Đứt gãy chính Sơn La .............................................................................33 2. Đới đứt gãy sinh kèm Sìn Hồ .................................................................34 3. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Thuận Châu –Yên Châu .................34 3.1Đứt gãy Thuận Châu – Phù Yên ..............................................................35 3.2.Đứt gãy sông Đà......................................................................................35 4. Đới đứt gãy sinh kèm Mai Châu – Tam Điệp .......................................36 2 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  4. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý 5. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Tuần Giáo – Mường Ang ................36 5.1.Đứt gãy Tuần Giáo..................................................................................36 5.2.Đứt gãy Mường Ang ...............................................................................37 6. Đới đứt gãy sinh kèm Cẩm Thủy – Thanh Hóa ...................................38 II.2. Hệ đứt gãy Mường Tè – Sầm Nưa – Thái Hòa.................................39 III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HẬU QUẢ CỦA ĐỘNG ĐẤT. ..................39 1. Quan trắc động đất ở khu vực Tây Bắc ................................................39 2. Giải pháp kháng chấn cho nhà và công trình ở Việt Nam ..................43 2.1 Thiết kế các công trình xây dựng nhà thấp tầng và cao tầng. .........43 2.2 Thiết kế công trình giao thông ................................................................46 2.3 Xử lý trong tính toán thiết kế các công trình thủy lợi và thủy điện........47 3. Những điều cần chú ý khi động đất mạnh xảy ra ...............................48 3.1.Xác định nhanh chóng các thông số động đất.........................................48 3.2 Đối với các cấp chính quyền địa phương ..............................................49 3.2.3. Đối với động đất mạnh mang tính chất phá hủy:................................49 4. Nhân dân trong khu xảy ra động đất ...................................................51 4.1 Đối với động đất trung bình và yếu ......................................................51 4.2. Trường hợp động đất mạnh và phá hủy ..............................................51 C. KẾT LUẬN .............................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................54 3 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  5. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Lời cám ơn Báo cáo khoa học với đề tài “Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam” được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, sự chỉ bảo tận tình của TS. Lương Hồng Hược. Với sự biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cám ơn chân thành nhât đến TS. Lương Hồng Hược. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu khoa học em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Địa lý nói chung và các thầy 4 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  6. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý cô trong tổ Địa lý tự nhiên nói riêng đã giúp em nâng cao trình độ và hoàn thiện báo cáo.Bên cạnh đó là sự giúp đỡ động viên của bạn bè trong lớp. Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các nhà khoa học của Viện Vật lý Địa cầu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đặc biệt là các anh chị trong phòng Địa chấn đã tận tình hướng dẫn em về mặt khoa học, bổ sung những tài liệu cần thiết. Em xin chân thành cám ơn ! Hà Nội, tháng 3 năm 2011. Sinh viên Ngô Thị Ươm A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa… Trong các tai họa thiên nhiên đó, có lẽ động đất là tai họa khủng khiếp nhất, bởi vì chỉ trong vài giây đồng hồ cả một thành phố có thể bị sụp đổ hoàn toàn, cả một khu vực có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu quả của những trận động đất cực mạnh. Điều đáng 5 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  7. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý sợ hơn là cho đến nay khoa học và kỹ thuật đương đại vẫn chưa dự báo chính xác thời điểm và địa điểm động đất sẽ xảy ra. Do đó, con người chưa có biện pháp phòng chống chủ động đối với từng trận động đất, như phòng chống bão hay lũ lụt. Bản đồ phân bố chấn tâm động đất trên thế giới Nhìn vào bản đồ phân bố chấn tâm động đất toàn cầu một số chuyên gia cho rằng động đất ở Việt Nam là không đáng kể nhưng cũng cần được quan tâm.Vấn đề động đất ở lãnh thổ Việt Nam nói chung và ở miền Bắc Việt Nam nói riêng được thu thập qua các nguồn: tài liệu lịch sử, điều tra những trận động đất mạnh và cảm thấy trong nhân dân, các tài liệu quan trắc bằng các trạm động đất. Từ đó các tác giả đã nghiên cứu tính động đất, nêu ra một số quy luật biểu hiện của chúng và sau đó nêu ra những giải pháp khắc phục. Tây Bắc (Việt Nam) được đánh giá là vùng có nguy cơ động đất lớn nhất cả nước.Chỉ riêng trong thế kỷ XX ở Tây Bắc đã xảy ra nhiều trận động đất mạnh gây hậu quả nặng nề cho nhân dân và cản trở các dự định quy hoạch, xây dựng đất nước đặc biệt là kế hoạch xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên Sông Đà. . Chính vì vậy nghiên cứu điều kiện, quy luật phát sinh, phát triển của động đất khu vực Tây Bắc là rất cấp thiết. Đó là lí 6 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  8. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý do tôi chọn đề tài “Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam” nhằm cho người đọc cái nhìn cụ thể, trực quan và chính xác về vấn này. III. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài 1. Mục đích Đề tài “Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam” được nghiên cứu với mục đích đem lại cho người đọc sự hiểu biết chung nhất về động đất và có cái nhìn cụ thể vê động đất ở khu vực Tây Bắc, từ đó có những giải pháp hạn chế hậu quả khi động đất xảy. 2. Nhiệm vụ - Xác định các trận động đất lớn đã xảy ra ở khu vực Tây Bắc Việt Nam - Nghiên cứu các nguyên nhân gây động đất ở khu vực Tây Bắc - Bước đầu đưa ra các giải pháp hạn chế hậu quả. 3. Giới hạn đề tài Nghiên cứu động đất là một vấn đề lớn, mức độ ảnh hưởng sâu sắc và thời gian tương đối dài. Trong điều kiện còn hạn chế về thời gian , tư liệu, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đến hiện trạng, nguyên nhân và những giải pháp hạn chế hậu quả của động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Về mặt phạm vi lãnh thổ, đề tài giới hạn nghiên cứu khu vực Tây Bắc trong phạm vi trọn vẹn 4 tỉnh là: Lai Châu, Điện Biên,Sơn La và Hòa Bình và một số vùng nhỏ lân cận IV.Phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện đề tài 1. Phương pháp nghiên cứu Đối với bất kì đề tài báo cáo khoa học nào muốn thực hiện đều phải có các phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này người viết đã vân dụng các phương pháp sau đây: 1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài: các tài liệu về động đất, tài liệu về các đứt gãy lãnh thổ, các bài luận văn, khòa luận có liên quan tới đề tài của báo cáo khoa học 7 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  9. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Dựa trên những tài liệu nghiên cứu, phân tích, chọn lọc trên cơ sở khoa học những nội dung cấn thiết cho bài báo cáo. 1.2 Phương pháp phân tích tổng hợp Sau khi thu thập tài liệu, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng nhằm xử lý thông tin. 2. Các bước thực hiện Bất kì một báo cáo khoa học nào cũng cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhất để bài báo cáo đạt kết quả cao. Cùng với việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu việc nắm vững các bước tiến hành để thực hiện đề tài cũng vô cùng quan trọng . Báo cáo này được tiến hành theo các bước sau: 2.1 Bước chuẩn bị Đây là bước chuẩn bị về cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài. Bước này đòi hỏi người viết phải biết chọn lọc tài liệu và làm dàn ý cho đề tài. Các tài liệu phải phong phú để có cái nhìn toàn diện về vấn đề qua đó người đọc thấy được hiện trạng, nguyên nhân và những giải pháp hạn chế hậu quả động đất ở Tây Bắc Việt Nam. 2.2 Bước thu thập tài liệu Sau khi đã xác định được đề cương của đề tài, xác định được những yếu tố cơ bản cần chuẩn bị, việc thu thập tài liệu có lien quan đến nội dung cần thể hiện là vấn đề rất quan trọng không thể thiếu. Việc thu thập thông tin được hiểu là quả trình tìm kiếm, lựa chọn những tài liệu để dđáp ứng yêu cầu nội dung của đề tài. Trong các tài liệu liên quan đến động đất, thì cần chú ý đến các tài liệu về động đất ở Việt Nam đặc biệt là động đất Tây Bắc. Các tài liệu này có thể thu thập từ nhiều nguồn như: Viện Vật lí Địa cầu, thư viện khoa Địa lý, thư viện Trườnng Đại học sư phạm Hà Nội, trên mạng Internet… 2.3 Bước thực hiện đề tài Sau khi đã lập được đề cương chi tiết và thu thập những tài liệu cần thiết thì bước tiếp theo là tiến hành viết báo cáo dựa theo sự chỉ dẫn của thầy cô. 8 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  10. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý 2.4 Bước kiểm tra và chỉnh sửa Đây là bước cuối cùng sau khi đã hoàn thiện bài báo cáo. Trong bước này người viết chỉnh sửa lại những sai sót và hoàn chỉnh bài báo cáo với những yêu cầu đã đưa ra. V. Cấu trúc bài báo cáo A. Phần mở đầu B. Phần nội dung Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc Chương 2: Một số khái niệm về động đất. Chương 3:Hoạt động động đất ở khu vực Tây Bắc I. Hiện trạng động đất ở Tây Bắc II. Nguyên nhân III. Giải pháp hạn chế hậu quả của động đất C.Kết luận 9 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  11. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY BẮC 1.Vị trí địa lý Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm ở phía Bắc của việt Nam, là một vùng cao, dốc và chia cắt mạnh mẽ nhất cả nước “miền đất của những núi và cao nguyên”. Đây là nơi có nhiều tiềm năng giàu có chưa được khai thác và sử dụng hợp lí như tiềm năng thủy điện, khoáng sản, nông lâm nghiệp… Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh :Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình lấy ranh giới sông Hồng làm ranh giới. Tây Bắc có tổng diện tích 3800000km2 chiếm 12 % diện tích của cả nước với số dân khoảng 2822300 người Tây Bắc có tọa độ địa lý: vĩ độ 20o47’ B đến 22o48’ B ; kinh độ 102o09’Đ đến 105o52’ Đ. Về tiếp giáp phía Bắc giáp Vân Nam ( Trung Quốc); phía Tây và Tây Nam giáp Phong Sa Lỳ - Sầm Nưa ( Lào); phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ; phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa. Đại bộ phận lãnh thổ thuộc phạm vi lưu vực sông Đà thuộc phạm vi nước ta. 10 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  12. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Khu vực Tây Bắc Việt Nam 2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên 2.1. Địa chất kiến tạo Lịch sử địa chất kiến tạo vùng Tây Bắc rất phức tạp và có nhiều biến động bắt đầu từ >500 triệu năm trở về trước và còn tiếp diễn đến hiện tại. Việt Nam nằm ở phần Đông Nam của mảng lục địa Âu- Á, nơi tiếp xúc với mảng lục địa Ấn Độ - Autraylia và mảng đại dương Thái Bình Dương. Các hoạt động kiến tạo diễn ra liên tục lúc mạnh lúc yếu suốt từ thời Tiền Cambri đến Tân Kiến Tạo. Vào thời kì nguyên sơ, khối vỏ lục địa ban đầu bị phá hủy, toàn miền chìm ngập dưới biển lúc đó chỉ có một số đỉnh núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn và cánh cung sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Chế độ biển kéo dài hàng trăm triệu năm. Phần trung tâm và Đông Nam của vùng chịu ảnh hưởng của sự sụt lún mạnh mẽ hình thành các tầng đá vôi đá phiến ở Lai 11 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  13. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Châu, Thuận Châu ( Sơn La) hạ lưu sông Đà, sông Mã, khu vực Hoàng Liên Sơn. Vào cuối đại Cổ sinh, dãy Hoàng Liên Sơn và sông Mã được nâng lên Khu vực Tây Bắc về cơ bản được hình thành vào đại Trung sinh, đặc biệt sau vận động tạo núi Indoxini vào kỉ Trias cách đây 225 – 180 triệu năm. Vận động tạo núi này bao chiếm toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam nhưng xảy ra mạnh nhất trong địa máng sông Đà. Quá trình sụt lún ở võng sông Đà tạo ra sự lắng đọng 1 hệ tầng dày các thành tạo lục nguyên cacbonat. Khi pha uốn nếp xảy ra vào Trias muộn thì thấy có hiện tượng chờm nghịch mạnh kèm theo xâm nhập ganitoit. Do 2 bờ của địa mảng tiến gần lại nhau trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ kèm theo hàng loạt đứt gãy chờm nghịch làm đá vôi tầng giữa có tuổi cổ hơn lại nằm chờm lên đá phiến – đá vôi tầng trên có tuổi trẻ hơn ( gặp ở Sơn La) ở vùng sông Đà nơi có đứt gãy sâu thì có đá xâm nhập và phun trào mafic Đến giai đoạn Tân Kiến Tạo, cách đây 65 triệu năm khu vực Tây Bắc lại chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya. Vận động này nâng lên không đều mạnh ở phía sâu trong lục địa, đồng thời với hoạt độn nâng lên thì sự sụt sâu làm tăng cường độ chia cắt của bề mặt tạo ra sự phân dị mới trong địa hình Tây Bắc. Miền Tây Bắc được nâng lên với biên độ khá lớn, các dãy núi trùng với trục uốn nếp cổ, còn các thung lũng chân núi chạy theo đường đứt gãy cổ sinh. Vùng nâng lên mạnh nhất tạo nên các núi trung bình và núi cao >1500m như Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã. Hiện tượng nâng sụt diễn ra không liên tục mà theo từng đợt. Nham thạch trong khu vực Tây Bắc gồm đầy đủ các loại bao gồm: trầm tích biến chất, macma, phun xuất Riolit, đá biến chất có ở tả ngạn sông Đà , các lọai trầm tích sa diệp phân bố nhiều ở hữu ngạn sông Đà, trầm tích đá vôi chủ yếu ở hữu ngạn sông Đà. Ngày nay ở khu vực Tây Bắc các vận động Tân kiến tạo vẫn tiếp tục diễn ra các vận động nâng cao và hạ có cường độ và hướng thay đổi theo 12 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  14. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý từng địa phương. Các hoạt động phun trào và mạch phun nước nóng, các đợt động đất mạnh nhất so với các miền khác trong cả nước. Các quá trình bồi tụ và bóc mòn cũng mạnh hơn, hoạt động macma vẫn tồn tại. Các trận động đất vẫn tiếp tục xảy ra như trận động đất ngày 1/11/1935 tại Điện Biên. Người ta ví Điện biên như cái “rốn” của động đất ở Việt Nam. 2.2. Địa hình Tây Bắc là vùng núi, cao nguyên hiểm trở có mức độ chia cắt mạnh nhất nước ta. Đó chính là hệ quả của quá trình phát triển địa chất kiến tạo. Địa hình Tây Bắc rất phức tạp. Phía đông và đông bắc là khối núi Hoàng Liên Sơn; phía tây và tây nam là dãy núi Sông Mã nằm giữa 2 khối núi khổng lồ là 1 dải núi đá vôi chạy liên tục từ Phong Thổ đến Lạc Thủy (Hòa Bình). Ở Tây Bắc núi và cao nguyên chiếm 4/5 diện tích lãnh thổ, các dãy núi và cao nguyên đều chạy song song nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trừ ở phía cực tây có nhiều mạch núi rẽ theo hướng Đông Bắc Ở phía Đông và Đông Bắc của Tây Bắc là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn đồ sộ nằm thành 1 khối chắc nịch dài 180 km từ biên giới Trung Quốc đến Vạn Yên rộng 30 km, trong đó chỉ có một nơi hạ thấp xuống đến 1069m ở đèo Khau Cọ. Các đỉnh núi đều cao từ 2800m – trên 3000m. Trong đó có đỉnh Phanxipang cao nhất (3143m). Dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy dài liên tục thành một dải theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có đỉnh sắc nhọn như răng cưa. Tuy nhiên trong khu vực núi cũng có những bán bình nguyên khá bằng phẳng. Dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn là những bồn địa Than Uyên, Nghĩa Lộ ,Quang huy. Vùng núi Hoàng Liên Sơn còn có nhiều thung lũng sông mở rộng trong đó đất phù sa khá màu mỡ như thung lũng Mường Hum, thượng lưu sông Nậm Tà. Về phía Tây và Tây Nam của vùng Tây Bắc lại là những núi trung bình đó là dãy núi sông Mã dài 500 km tỏa rộng sang cả Sầm Nưa (Lào) và lan đến tận Thanh Hóa. Ở đây có nhiều đỉnh cao 1800m với đỉnh Pu-đen- 13 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  15. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý đinh 1886m, Pu-sam-sao 1897m. Trong khu vực có nhiều nền móng cổ nhiều đứt gãy đắc biệt là đứt gãy Lai Châu – Điện Biên. Địa hình ở đây khá đồng nhất với mạng lưới xâm thực dày, khe sâu sườn dốc, có xen một số bề mặt bằng phẳng rộng như Mường Nhé. Nằm giữa 2 khối núi khổng lồ kể trên là một dãy núi đá vôi xen núi sa diệp thạch chạy liên tục từ Phong Thổ qua Sìn Hồ, Tuần Giáo (Lai Châu), Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu (Sơn La) về Yên Lạc, Lạc Thủy (Hòa Bình). 2.3 Khí hậu Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão biển Đông trong mùa hè và của gió mùa Đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt. Mùa hè với gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông với gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Các tháng 4 và tháng 10 là những tháng giao thời giữa 2 mùa. Các hoàn lưu gió mùa ảnh hưởng tới Tây Bắc là hệ thống gió mùa Đông Bắc Á; hệ thống gió mùa Đông Nam Á; hệ thống gió mùa Nam châu Á. Các hoàn lưu gió mùa đã chi phối mọi duễn biến của thời tiết và khí hậu vùng Tây Bắc với những đặc trưng cơ bản sau đây: Về chế độ nhiệt, tháng nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất tháng 11-12. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên và núi cao lớn hơn ở các thung lũng. Do có dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ mùa đông ở Tây Bắc thường cao hơn Đông Bắc từ 1-2oC( ở cùng độ cao)…Trái lại mùa hè ở Tây Bắc đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn, do ảnh hưởng sớm và nhiều hơn của áp thấp nóng phía tây. 14 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  16. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Về chế độ gió, mùa đông có gió mùa Đông Bắc, gió Bắc và Tây Bắc; mùa hè có gió mùa Tây Nam, gió Tây,, gió Đông và gió Nam. Ngoài ra còn xuất hiện gió xoáy, gió khhu vực. Tốc độ gió bình quân hàng năm thấp (từ 0,5 – 2,4 m/s); tốc độ gió mạnh nhất là 28m/s trong điều kiện có giông bão hoặc gió xoáy địa hình …song mức độ gây hại không lớn thường xuyên xuất hiện trong thời gian ngắn và trên diện hẹp Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm của Tây Bắc biến động không lớn, thường từ 78 – 93% ở các tiểu vùng có độ chênh lệch từ 2 – 5 % Độ ẩm trung bình tháng lớn nhất từ 87 – 93% ở Mường Tè (vào tháng 7)và 86% ở Hòa Bình (vào tháng 8,9). Độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất từ 71 – 77% ở Mường Tè( tháng 3,4) và Hòa Bình (vào tháng 4,5).Độ ẩm tối thiểu tuyệt đối là 12 – 15 % vào các tháng 1 – 3. Độ ẩm tối đa tuyệt đối có thể đạt 100 Lượng bốc hơi bình quân hằng năm từ 660 – 1100mm Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1800 – 2500mm/ năm. Do ảnh hưởng của địa hình ( các dãy núi cao) mà lượn mưa trên một số khu vực có khác nhau:2400 – 2800mm ở Mường Tè, Sìn Hồ; 1800 – 2000mm ở Phong Thổ ; 1600 -1800mm ở cá cao nguyên Sơn La, Mộc Châu… Lượng mưa phân bố không đều trong năm thường tập trung vào các tháng mùa hè, chiếm 78 -85 % lượng mưa cả năm. Tháng 6,7 có lượng mưa lớn nhất (>300mm /tháng). Tổng số ngày mưa trung bình trong năm biến động từ 114 – 118 ngày. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào, gió địa phương. Đây là loại gió nóng khô, gây hạn hán, hỏa hoạn, làm trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt. Mưa đá thường xuyên xuất hiện trong mùa hè, sương muối và băng giá thường xuất hiện trong mùa đông. 15 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  17. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý 2.4. Thủy văn Tây Bắc có mạng lưới sông ngòi đặc nhưng không có nhiều sông lớn. Nhìn chung hướng sông suối thường trùng với hướng kiến tạo còn các sông nhỏ thường thẳng góc với sông chính. Đại bộ phận long sông cao hơn mặt biển 100 – 200m có nơi đến 500 – 600m. Vì vậy sông ngòi Tây Bắc thường đào lòng mạnh trắc diện hẹp, sông suối hàu như không có bồi tụ, lòng suối đầy những tảng đá lớn, các suối đều ngắn và đều đổ thẳng xuống những con sông chính lắm thác nhiều ghềnh. Tây Bắc có 4 hệ thống sông chính: Sông Đà, Sông Mã, Sông Mê Công và Sông Đáy. Trong đó hệ thống sông Đà lớn nhất còn các hệ thống sông khác chỉ nằm trên đất Tây Bắc 1 phần nhỏ hoặc là thượng nguồn sông Mã, hoặc là thượng nguồn sông suối hoặc là phụ lưu của sông Đáy Sông Đà bắt nguồn từ độ cao 1500m thuộc Vân Nam (Trung Quốc). Sông chảy vào Việt Nam ở địa phận huyện Mường Tè (Lai Châu) đổ vào sông Hồng ở Trung Hà. Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng với chiều dài 1010km và diện tích lưu vực 52900km2. Trong địa phận Viêt Nam sông Đà dài 570km với diện tích lưu vực 26800 km2(chiếm 50% diện tích toàn lưu vực). Sông Đà góp 47% tổng lượng nước cho sông Hồng tại Sơn Tây. Sông Đà chảy trên 1 miền đồi núi dốc các phụ lưu cấp 1 thường bắt nguồn từ núi cao trên 1000m vì vậy phần thượng lưu rất dốc, trắc diện dọc thẳng đứng, độ dốc chính của lòng sông bình quân lên tới 71cm/km. Hệ thống sông Đà gồm 187 sông suối lớn nhỏ. Sông Mã chảy ở phần Tây Nam của miền: chiều dài 512km, diện tích lưu vực 35776km2. Lòng sông ở thượng và trung, hẹp và sâu, nhiều ghềnh đá cắt ngang chỉ mở rộng ở châu thổ Thanh Hóa. Sông Mã có 17 phụ lưu, lưu vực ít dốc hơn, độ chia cắt sâu. Các sườn trực tiếp đổ vào lòng sông là 40-100m/km2. Ngoài ra sông chảy trên các cao nguyên ở Tây Bắc thường nhỏ và ít nước. 16 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  18. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý 3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1 Đặc điểm dân số Tây Bắc là vùng có mật độ dân cư thưa thớt so với các khu vực khác trong cả nước. So với khu vực Đông Bắc, vùng này được khai thác muộn hơn, dân cư trong vùng chủ yếu là các dân tộc ít người, trong đó tiêu biểu là người Thái, người Mường, người H’Mông… Nhìn chung trình độ văn hóa còn thấp • Các dân tộc chính ở Tây Bắc Người Mường chiếm 1,2 % dân số cả nước, cư trú thành một dải vòng cung giữa địa cực người Việt và người Thái, từ NGhĩa Lộ về Hòa Bình lan sang miền tây Thanh Hóa và Nghệ An Người Thái chiếm 1,3 % dân số cả nước. Địa bàn cư trú của họ kéo dài từ hữu ngạn sông Hồng tới thượng du Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái định cư tại các vùng thung lũng và dựng làng ở trên những cánh đồng rộng giữa núi như Mường Thanh, Nghĩa Lộ… Trong vùng còn có người H’ Mông định cư và hoạt động ở các sườn núi với độ cao >1500m sát biên giới phía Bắc đến thượng du Thanh Hóa, Nghệ An. Thuộc ngữ hệ H’ Mông – Dao còn có dân tộc Dao, cư trú ở độ cao 700 – 1000m. người h’ Mông vá người Dao là những dân tộc sống trên “mái nhà” của các tỉnh miền Bắc • Mật độ dân số Mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng đều. Nơi tập trung đông nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dân cư tập trung, các thi tứ và trên các trục đường giao thông. Đó là thị xã Lào Cai, thị xã Hòa Bình. Trái lại ở các khu vực núi cao, đường giao thông ít, đi lại khó khăn… thường chỉ có các dân tộc ít người sinh sống nên mật độ dân cư thấp. Bình quân mật độ dân cư toàn vùng là 61 người/km2. Mật độ dân số tăng dần từ vùng cao xuống vùng thấp, từ ngừng khu vực đi lại khó khăn đến những nơi có đường giao thông đi lại thuận tiện. 17 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  19. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý 3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật • Hệ thống đô thị Hệ thống đô thị của vùng với 4 thị xã là Điện Biên Phủ, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Diên tích các đô thị trên là 596,7km2, dân số 178,6 nghìn người (1997). Hệ thống đô thị tuy ít nhưng hiện tại và tương lai chúng sẽ là những trung tâm tạo sức phát triển cho cả vùng. • Hệ thống các tuyến trục giao thông Các tuyến trục giao thông Tây Bắc chỉ có 2 loại hình vân tải chính là đường thủy và đường bộ, ngoài ra còn có đường không nhưng ý nghĩa bị hạn chế. Mạng lưới đường bộ được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nhưng so với cả nước vùng này có mật độ thấp nhất (0,056km/km2) phân bố lại không đều do đặc thù của vùng núi cao hiểm trở. Các tuyến đường đã có hầu hết chất lượng kém, chỉ có 4,5% đường quốc lộ đạt tiêu chuẩn từ cấp 3 đến cấp 5 đồng bằng, 0,8% đường cấp 2 miền núi, 33,1% đường cấp 4 miền núi, 47,3% đường cấp 5 và 14,3% đường cấp 6 miền núi. Toàn vùng Tây Bắc còn 64 xã trên tổng số 526 xã chưa có đường ô tô, đặc biệt có 44 xã chưa có đường dân sinh. 18 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
  20. Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý CHƯƠNG II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỘNG ĐẤT 1. Động đất là gì? Động đất là sự rung động của Trái Đất, nó được gây nên bởi chùm tia sóng địa chấn lan tỏa từ một vùng nguồn nào đó do quá trình giải tỏa nhanh năng lượng đàn hồi tạo nên. Nói cách khác: Động đất là sự giải phóng nhanh của năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó bên trong Trái Đất, gây nên sóng địa chấn và tác động lên bề mặt làm phá hoại các công trình, sự biến dạng bề mặt cũng như gây chết chóc cho con người. 2. Sóng địa chấn Sóng địa chấn là sóng đàn hồi lan tỏa từ việc giải phóng năng lượng đột ngột trong lòng đất (động đất), từ vụ nổ hay các nguồn nănglượng khác. Năng lượng được truyền trong lòng đất, lan tỏa ra mọi hướng từ nguồn phát sinh (vùng nguồn). Sóng địa chấn gây rung động nền đất và là nguyên nhân chính gây nên phá hoại nhà và công trình. Có hai dạng song địa chấn: sóng khối và sóng mặt. Sóng khối lan từ nguồn ra không gian xung quanh, truyền qua các lớp vật chất trong lòng Trái Đất, còn sóng mặt chỉ lan truyền trên bề mặt và trong các lớp dẫn sóng. Vận tốc lan truyền của sóng địa chấn trong môi trường rắn biến đổi trong giới hạn 3- 15km/s. - Có 2 loại sóng mặt : sóng Love và sóng Rayleigh được truyền dọc theo bề mặt Trái Đất và trong các lớp dẫn sóng - Hai loại sóng khối : sóng dọc L và sóng ngang S truyền xuyên qua lòng đất, khúc xạ qua các môi trường vật chất khác nhau hoặc phản xạ tại các ranh giới của môi trương trước khi trở lại mặt đất. Sóng P có thể truyền qua tất cả các môi trường trong lòng đất tương tự như sóng âm, còn sóng S chỉ truyền qua môi trường rắn. Vân tốc của sóng khối thay đổi theo tính chất của môi trường mà nó truyền qua, chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của vật chất môi trường Các thông số cơ bản của động đât đều được xác định trên cơ sở phân tích các đặc trưng của sóng địa chấn. 19 Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0