Báo cáo thực tập: Phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước - Tăng Tùng Lâm
lượt xem 39
download
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo thực tập "Phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước" do sinh viên Tăng Tùng Lâm để nắm bắt được quan niệm của người dân nới đây về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Từ đó thấy rõ vai trò lao động của người phụ nữ trong gia đình, bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới diễn ra như thế nào nhằm góp phần để có cái nhìn đúng hơn về người phụ nữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập: Phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước - Tăng Tùng Lâm
- I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong lịch sử phát triển xã hội, loài người đã biết đến chế độ mẫu hệ, lúc đó quyền lực trong dòng tộc thuộc về người phũ nữ. Xã hội phát triển, thay đổi, chế độ mẫu hệ dần bị thu hẹp lại và được thay thế bằng chế độ phụ hệ, từ đó quyền lực thuộc về nam giới. Và trong sự phát triển, chính nhờ sự mạnh mẽ về thể chất, sự cứng rắn về tinh thần của người đàn ông đã góp phần củng cố cho địa vị thống trị của họ. Thế những, xã hội dần có nhiều sự thay đổi, sức mạnh về thể chất không còn chiếm ưu thế tuyệt đối nữa mà đồng thời xã hội cần những công dân có trí tuệ, có sức mạnh tư duy, đó là những đặc điểm mà phụ nữ không hề thua kém nam giới.Trong những năm gần đây trên thế giới, vai trò và vị trí của người phụ nữ được nâng lên kể. Phụ nữ đã có quyền bình đẳng so với nam giới. Họ được tự do học hành, được tham gia vào các hoạt động của xã hội theo khả năng của mình, có được quyền bỏ phiếu, ứng cử... Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng năm nền kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ do họ làm những công việc gia đình mà không được tính công. Thực tế, vô hình chung, công việc gia đình được coi như là nhiệm vụ riêng của người phụ nữ, đó là những “lao động không công”, không được trả lương và không được xã hội ghi nhận. Sự bất bình đẳng này tồn tại ở mức độ này hay mức độ khác và không ngoại trừ một quốc gia nào. 1
- Tại Việt Nam, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế xã hội chuyển từ tự cung, tự cấp, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước, theo hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội nói chung. Nhờ có sự chuyển biến định hướng đúng đắn có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao hơn. Cơ chế thị trường đi sâu vào mọi khía cạnh của đời sống, các mối quan hệ của con người đang có sự thay đổi lớn. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng chịu những sự tác động từ sự thay đổi đó. Gia đình vốn được coi là hạt nhân cơ bản của xã hội. Nghị quyết hội nghị Trung ương V đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước. Đó là “Phải giữ gìn và phát huy những những đạo đức tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam nhằm tạo ra một lối sống lành mạnh, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng mối quan hệ khăng khít gia đình, nhà trường và xã hội”. Trong đó, mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường sự tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của phụ nữ nhằm nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Theo chỉ thị 37/CTTW ngày 16051994 khẳng định: “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị cho phụ nữ.” Tuy nhiên, bản thân xã hội của nước ta với các yếu tố truyền thống, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo vẫn là một nhân tố đáng kể tác động trực tiếp đến quan niệm và hành vi ứng xử của người dân trong cuộc sống. Các chuẩn mực xã hội và những 2
- lễ giáo phong kiến khiến cho người phụ nữ luôn bị ràng buộc trong gia đình, rơi vào địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong “tam tòng tứ đức” và có thân phận thấp hèn, không được bình đẳng với nam giới. Nhiều nơi phụ nữ bị đối xử bất công, luôn bị lép vế, lao động cực nhọc, thức khuya dậy sớm, không có tiếng nói trong gia đình, không được tham gia vào các công việc trong xã hội. Quan niệm trọng nam khinh nữ và tư tưởng coi thường phụ nữ vẫn còn đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Chế độ gia trưởng và sự bất bình đẳng thường là những nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc trong cuộc sống gia đình của người phụ nữ. Bình đẳng giới là một đòi hỏi cấp thiết và thiết thực nhằm đem lại sự giải phóng cho phụ nữ, tạo cho họ có nhiều cơ hội cùng nam giơi tham gia hoạt động xã hội, có được vị trí và chỗ đứng cá nhân ở ngoài xã hội và bên trong gia đình. Sự phân công lao động hợp lý các công việc trong gia đình không những là chìa khóa để đảm bảo cho sự ổn định bền chặt, êm ấm của gia đình, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả nam giới và nữ giới về mọi mặt xã hội. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về giới cũng đều cản trở sự phát triển bền vững, tạo nên xung đột xã hội. Vì vậy, vấn đề bình đẳng giới mang ý nghĩa hết sức sâu sắc về kinh tế, văn hóa, chính trị. Thông qua việc nghiên cứu đề tài về “ Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình” qua khảo sát tại thôn Đồng Vang xã Kim Long huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, để thấy được quan niệm của người dân nới đây về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Từ đó thấy rõ vai trò lao động của người phụ nữ trong gia đình, bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới diễn ra như thế nào nhằm góp phần để có cái nhìn đúng hơn về người phụ nữ. Thêm 3
- nữa, nó còn đề ra những biện pháp và khuyến nghị để nâng cao hơn vai trò của người phụ nữ, phát huy hết tiềm năng của người phụ nữ góp phần xây dựng một xã hội ngày càng công bằng văn minh. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” (Engels, 1884) đã mô tả sự phân công lao động theo giới gắn liền với các kiểu hôn nhân và gia đình, các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau. “Giới tính thứ hai” (Simone De Beauvoir, 1949) đã giải thích các nguyên nhân dẫn đến “địa vị hạng hai” của phụ nữ và lên tiếng đấu tranh nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng nam – nữ trên thế giới. “Sự huyền bí của nữ tính” (Betty Friedan, 1963) đã chỉ ra sự khốn khổ và thất vọng của người phụ nữ nội trợ khi họ bị phụ thuộc vào nam giới. “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” (Boserup, 1970) đã xác định một cách có hệ thông và ở phạm vi thế giới sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong nền kinh tế nông nghiệp... “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân” (Lê Ngọc Văn, 1997) đã chỉ ra mô hình phân công lao động theo giới ở khu vực nông thôn trong thời kỳ kinh tế thị trường. Vũ Tuấn Huy và Deborah S. Carr với nghiên cứu: “Phân công lao động nội trợ trong gia đình” (2000) đã khẳng định sự bất bình đẳng trong phân công lao động nội trợ nơi phụ nữ đảm nhận chủ yếu. Các tác giả cũng chỉ ra sự tác động của các yếu tố nghề nghiệp, việc làm, số con, định hướng tâm thế nghề nghiệp có liên quan đến văn hóa và xã hội hóa. Cuốn sách: “Xu hướng gia đình ngày nay” (Vũ Mạnh Lợi, 2004) đã đưa ra mô hình phân công lao động giữa vợ và chồng theo chu trình hôn nhân và tập trung vào việc so sánh mô hình đó. Mô hình đó chỉ ra rằng việc nội trợ trong gia đình là việc của hầu hết phụ nữ trong giai đoạn đầu của cuộc hôn nhân, việc tham gia vào công việc nội trợ 4
- của nam giới có xu hướng tăng lên trong giai đoạn tiếp theo của cuộc sống gia đình. Tóm lại, từ khi có sự xuất hiện của sự phân công lao động theo giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu, mỗi đề tài khoa học lại nghiên cứu ở mỗi khía cạnh khác nhau của vấn đề. Để góp phần vào công cuộc nghiên cứu này, đề tài “Sự phân công lao động giữa vợ và chồng ở huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc” được nghiên cứu trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước hy vọng sẽ góp phần nào cho lĩnh vực nghiên cứu về phân công lao động theo giới ở Việt Nam. Thế giới ngày nay tốt đẹp hơn so với khi bắt đầu bước vào thế kỷ 20. Tuy mù chữ, nạn bệnh tật và bạo lực vẫn còn gây đau khổ cho rất nhiều người trên thế giới nhưng cũng đã có nhiều tiến bộ sự phổ cập của giáo dục và tình trạng biết đọc biết viết, những tiến bộ trong khoa học và y họcdã loại trừ hoặc kiểm soát được nhiều dịch bệnh, sự trao đổi thông tin tự do hơn trên khắp thế giới đã khiến những kẻ đi áp bức phải trả giá đắt hơn nếu muốn áp bức người khác. Một tiến bộ khác nữa là phụ nữ có tiếng nói hơn trong cuộc sống cá nhân cũng như ngoài cộng đồng. Trong thế kỷ 20, phụ nữ đã có quyền bỏ phiếu và nắm giữ các vị trí dân cử ở hầu hết các nước cho dù nhiều khi chỉ là trên nguyên tắc. Với tư cách là người lao động, họ được pháp luật dành cho sự bảo vệ đặc biệt khi những điều luật đó được xem là cần thiết. Họ ngày càng có nhiều khả năng tiếp cận đến dịch vụ y tế và giáo dục. Họ đang tập hợp nhau lại một cách hữu hiệu cả ở trong nước và quốc tế để xác định quyền của phụ nữ như những 5
- quyền con người và việc đưa vấn đề giới vào quá trình hoạch định chính sách phát triển. Đổi mới kinh tế ở Việt Nam những năm qua đã tác động mạnh mẽ tới cơ cấu và sự phân công lao động nam nữ trong gia đình. Quy mô gia đình đang có xu hướng hạt nhân hoá nhưng các yêu cầu xã hội đối với chức năng gia đình lại tăng lên. Gia đình vừa phải đảm bảo đời sống vật chất (chức năng kinh tế) và tinh thần (chức năng duy trì tình cảm) cho các thành viên của mình, vừa phải tích cực tham gia các hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng. Vai trò của gia đình trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và lành mạnh hoá các quan hệ xã hội luôn được nhấn mạnh trong các văn bản, đánh giá và các nghiên cứu chính thức của các cá nhân và tổ chức. Nghiên cứu sự phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn thời kỳ công nghiêp hoa hiên đai hoa đ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ất nước sẽ giúp chúng ta nắm bắt được sự biến đổi của gia đình, của kinh tế hộ, sự biến đổi khuôn mẫu gia đình truyền thống đến hiện đại. Các khu vực nông thôn nằm giữa khu thành thị và nông thôn nên những biến đổi về kinh tế và văn hoá ở đây phức tạp và nhiều chiều hơn các khu vực khác. Sự biến đổi đó tác động đến sự phân công lao độngtrong các gia đình làm thay đổi mối quan hệ xã hội trong đó có mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giới. Vai trò của người phụ nữ bước đầu được chú trọng nhiều hơn trong các đề tài nghiên cứu về gia đình và phụ nữ. Có thể kể ra một số bài viết và đề tài sau: - “Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới vế quyền, nguồn lực và tiếng nói” (Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng Thế giới, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 2001). Báo cáo 6
- nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ giữa vấn đề giới, chính sách công và sự phát triển góp phần thúc đẩy sự bình đẳng giới. Báo cáo đề xuất một chiến lược 3 phần để nâng cao sự bình đẳng giới. Báo cáo đề cập đến việc phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới thông qua việc tiếp cận các nguồn lực về kinh tế và chính sách xã hội. - “Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế ở nông thôn” được nghiên cứu bởi trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình vào năm 1995. Đề tài đã đề cập đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như các vấn đề xã hội đặt ra xung quanh mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với tính công bằng và sự bình đẳng giới từ sự phân công lao động đó. - Giáo sư Lê Thi, “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ lại khẳng định mục tiêu của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và sự phân công hợp lý giữa hai giới nam và nữ không chỉ trong lao đọng sản xuất ở các ngành nghề mà còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựng cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái. Ở cả hai lĩnh vực hoạt động gia đình và xã hội đều cần có sự tham gia và phát triển tài năng trí tuệ của cả hai giới, phù hợp với đặc điểm về giới của họ, góp phần tạo nên sự hài hoà trong từng gia đình. - Đề tài nghiên cứu “Sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn và vai trò của người phụ nữ” được thực hiện bởi trung tâm nghiên cưú phụ nữ vào năm 1989. Nội dung chủ yếu cho thấy tầm quan trọng và khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Trong đó phụ nữ nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp thu nhập, đóng 7
- góp thời gian lao động sản xuất cho gia đình và xã hội. Song chưa nhấn mạnh đến sự phân công lao động theo giơi trong các gia đình nông thôn. ́ Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ và nam giới trong đời sống gia đình như : - “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ 21” trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB thế giới, Hà Nội 2000 - “Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội” trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB khoa học xã hội 1995. - “Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học xã hội 1991 - “Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam” NXB khoa học xã hội 1999 - “Vai trò của nam chủ hộ ngư dân ven biển” tạp chí xã hội học 1998 - “Vai trò của người cha” tạp chí xã hội học 2002. Nhìn chung, bức tranh phân công lao động giữa hai giới đã được dựng lên khá rõ nét ở nhiều góc độ và hình thức nghiên cứu phong phú, nhưng dường như các đề tài mới chỉ tập trung vào việc phân tích sự thay đổi vị trí, vai trò của người phụ nữ thông qua các hoạt động sống của gia đình nói chung. Đời sống không ngừng biến đổi, vì thế sự phân công lao động gia đình nói chung và sự phân công lao động các công việc nội trợ trong các gia đình nói riêng cũng cần sự biến đổi, để tạo nên một môi trường xã hội phát triển ổn định và bền vững. Trong báo cáo này, người viết cố gắng nhìn nhận vấn đề từ cả hai góc độ quan điểm của những phụ nữ 8
- và nam giới trong việc xem xét sự phân công lao động trong gia đình để thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào các công việc gia đình của cả hai giới, hy vọng đưa ra những khuyến nghị hướng tới sự phát triển toàn diện của cả hai giới trong mối tương quan với gia đình và xu thế biến đổi mới hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu. Sự phân công lao động theo giơi trong gia đình vùng nông thôn th ́ ời kỳ công nghiêp hoa hiên đai hoa đ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ất nước. 4. Khách thể phạm vi nghiên cứu. 4.1. Khach thê nghiên c ́ ̉ ưu ́. ́ ộ gia đình tại xã Kim Long huyện Tam Dương Vinh Phuc. Cac h ̃ ́ 4.2. Pham vi nghiên c ̣ ưu ́. ̣ 4.2.1.Pham vi không gian . Xã Kim Long huyện Tam Dương Vinh Phuc. ̃ ́ ̣ 4.2.2.Pham vi th ơi gian ̀ . Điêu tra t ̀ ừ ngay 1 thang 12 đên ngay 3 thang 12 năm 2014. ̀ ́ ́ ̀ ́ 4.2.3. Phạm vị nội dụng nghiên cứu. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình 5. Câu hỏi nghiên cứu: Thực trang phân công lao đông theo gi ̣ ̣ ơi trong gia đinh vung nông ́ ̀ ̀ ̣ thôn hiên nay như thê nao? ́ ̀ 9
- Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ diễn ra như thế nào? Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và con cái diễn ra như thế nào? Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các công việc lao động sản xuất diễn ra như thế nào? Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc quyết định các việc lớn trong gia đình, tham gia các hoạt động cồng động và dòng họ? 6. Giả thuyết nghiên cứu: Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình cơ bản dựa trên mô hình phân công lao động truyền thống: Người vợ đảm nhận những công việc thiết yêu của gia đình là nội trợ, một phần công việc nông nghiệp. Người vợ đảm nhận vai trò chính trong việc chăm sóc con cái và gia đình Người chồng đảm nhận chính các công việc sản xuất, Người chồng đại diện cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ hay đoàn thể. Yếu tố kinh tế, văn hóa, học vấn, nghề nghiệp, tuổi tác động mạnh mẽ đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. 10
- 7. Khung lý thuyết: Điều kiện kinh tếvăn hoáxã hội Các yếu tố thuộc Nhận thức về vai về cấu trúc gia trò giới của người đình(độ dài hôn vợ và người chồng. nhân, nhóm tuổi). Sự phân công lao động theo giới trong gia đình Các công việc nội Công việc chăm Việc quyết định các công việc lớn trong trợ: đi chợ,nấu sóc các thành viên gia đình và đại diện nướng, giặt giũ, trong gia đình và gia đình tham gia các dọn dẹp nhà cửa. giáo dục con cái. hoạt động trong dòng họ và đoàn thể. Biến đổi phân công lao động trong gia đình 11
- 8. Phương pháp nghiên cứu. 8.1. Phương pháp luận . 8.1.1 Phương pháp luận của xã hội học Mac Lênin ́ . Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã vận dụng một cách cụ thể phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Triết học MácLênin. Quy luật biện chứng trong các mối quan hệ xã hội yêu cầu nghiên cứu phải xem xét mối quan hệ giữa vợ và chồng trong các vai trò mà họ đảm nhiệm trong gia đình Nghiên cứu quy luật phát triển của sự vật hiện tượng phải đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau và trong hoàn cảnh, môi trường cụ thể trong xã hội của chính nó để lý giải vì sao bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong việc phân công lao động trong các gia đình ở nông thôn, nông thôn mới hiện này. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số phương pháp luận, một số lý thuyết của chuyên ngành Xã hội học cũng như một số chuyên ngành khác để có cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu. Như vậy, lấy chủ nghĩa MácLênin làm nền tảng cùng với việc vận dụng triệt để nhưng lý thuyết, lý luận làm cơ sở để nghiên cứu. Đề tài đã có được thực hiện một cách khách quan, khoa học, khắc phục được những thiếu sót từ đó tăng thêm tính chặt chẽ, logic của đề tài. 8.2. Cơ sở ly luân. ́ ̣ 8.2.1 Lý thuyết vị thế vai trò Lý thuyết xã hội học về vị thế vai trò cho phép nghiên cứu hành vi của con người trong hệ thống của những cấp độ “cá nhân nhóm xã hội xã hội”. Nó cho phép mở ra cơ chế cụ thể những liên hệ qua lại và tương tác 12
- của nó với những yếu tố cơ cấu xã hội khác và với xã hội nói chung. Lý thuyết này không chỉ mở ra sự phụ thuộc của các cá nhân và hành vi của họ với xã hội và cơ cấu xã hội với môi trường xung quanh mà còn chú ý đến thế giới nội tâm của cá nhân khi xác định hành động và hành vi. Nhưng lý thuyết vị thế vai trò chủ yếu phân tích hành vi của các cá nhân chứ ít hướng vào phân tích hành vi của nhóm xã hội với tư cách là một chỉnh thể. Cần thấy rằng sự phân công lao động theo giơi trong gia đình vùng nông ́ thôn hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thời kỳ công nghiêp hoa hiên đai hoa đ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ất nước, do đó, nó không đơn thuần bị quy định bởi vị thế vai trò cá nhân của mỗi cá nhân mà còn bị qui định bởi các yếu tố ở cấp độ vĩ mô như những biến đổi về chính sách phát triển kinh tế, cơ chế thị trường và những thay đổi trong hệ giá trị văn hoá, trong thiết chế xã hội, cơ cấu xã hội. 8.2.2 Lý thuyết về cơ cấu chức năng Sử dụng cách tiếp cận cơ cấu chức năng trong việc làm rõ vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đình để thấy được mối quan hệ tương tác giữa các thành tố của cơ cấu đó, đặc biệt là cơ cấu vai trò giới. Thông qua sự tương tác này chúng ta sẽ đánh giá được việc thực hiện các chức năng của gia đình trong điều kiện hiện nay. 8.2.3 Quan điểm xã hội học về cách tiếp cận giới tính - Quan điểm của lý thuyết giới và phát triển Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh cụ thể. Nói cách khác, giới đề cập đến những khác biệt giữa nam và nữ do xã hội qui định. Do đó giới không phải là do tự nhiên sinh ra, mà là sản phẩm của xã hội. Các nhà 13
- khoa học cho rằng giới là cấu trúc xã hội hay nói cách khác giới là do xã hội tạo nên. “Cách tiếp cận giới và phát triển cho rằng nếu chỉ chú trọng đến phụ nữ một cách tách biệt sẽ bỏ qua một thực tế là nam giới có vị thế áp đảo đối với phụ nữ. Vì vậy các lý thuyết giới và phát triển thường nhấn mạnh nội dung bản sắc xã hội của mối tương quan giới, về tính hợp pháp của các vai trò giới đã được gán cho cả phụ nữ và nam giới”. - Lý thuyết vai trò giới Vai trò giới được định nghĩa là những hành vi, những quan điểm được trông đợi trong một xã hội đối với mỗi giới. Những vai trò này bao gồm các quyền và trách nhiệm được chuyển hoá đối với từng giới trong một xã hội cụ thể. Lý thuyết vai trò giới xuất phát từ những nguồn gốc sinh học mà nó xác định sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Những nguồn gốc sinh học này tạo nên nguyên liệu thô, từ đó tổ chức nên những hành vi cụ thể, được gọi là những vai trò giới. Các vai trò này hình thành thông qua quá trình xã hội hoá. Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của hai giới được xem là phù hợp với những mong đợi của xã hội. Đó chính là thể hiện sự phân công lao động theo giới. - Lý thuyết chức năng giới Lý thuyết này cho rằng nam giới được gán cho chức năng chuyên môn (công cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất, còn phụ nữ có chức năng biểu đạt (văn hoá, tình cảm) để tạo ra của cải tinh thần. Emile Durkheim nhà xã hội học người pháp là một trong những đại diện tiêu biểu của lý thuyết này. Theo ông, chức năng giới được qui định một cách tự nhiên sinh học, “bẩm sinh” “vốn có”. Do vậy, sự phân công lao động trong xã hội phải tôn trọng và tuân theo sự hợp lý của tự nhiên,nếu 14
- khác đi là có “vấn đề”, là “không bình thường”. Ngay cả sự khác biệt đến mức bất bình đẳng giữa nam và nữ về lao động, việc làm và thu nhập cũng được một số tác giả thuộc trường phái chức năng cho là cần thiết và “hợp lý” để đảm bảo trật tự của hệ thống gia đình và xã hội. Sự phân công lao động theo giới là hình thức tổ chức lao động trong xã hội có từ rất lâu đời nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bị biến đổi. Như Mac và Ănghen đã nh ́ ận xét “Sự phân công lao động cũng phát triển, lúc đầu chỉ là phân công lao động trong hành vi tình dục và về sau sự phân công lao động tự hình thành hoặc hình thành một cách tự nhiên do những thiên tính bẩm sinh, do những nhu cầu, do những sự ngẫu nhiên...” Quan điểm giới và sự phát triển hiện nay không chỉ nhấn mạnh đến tương tác vai trò của mỗi giới mà còn nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của người phụ nữ trong việc hoạch định thực hiện và đánh giá các mục tiêu phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội và sự tiến bộ của mỗi giới trong sự ổn định và phát triển xã hội. Do đó, nó đòi hỏi sự xác định mục tiêu và biện pháp thích hợp đáp ứng nhu cầu của mỗi giới, trong đó tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy năng lực của mình, phát triển toàn diện, bình đẳng với nam giới cùng sự phát triển xã hội bền vững. Các lý thuyết, quan điểm xã hội học nêu trên đã bổ xung cho nhau và giúp cho chúng ta có một cách tiếp cận nghiên cứu tổng tích hợp về sự phân công lao động theo giơi trong gia đình vùng nông thôn th ́ ời kỳ công ̣ ̣ ̣ ́ ất nước. nghiêp hoa hiên đai hoa đ ́ 8.3. Phương pháp thu thập thông tin. Để thu thập thông tin xã hội học làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề đặt ra, nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp sau: 15
- 8.3.1 Phương pháp chọn mẫu. Để phục vụ cho quá trình thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp chọn mẫu với nguyên tắc chọn mẫu là dung lưỡng mẫu được xác định trên cơ sở chọn ngẫu nhiên. Từ phương pháp này đề tài dự kiến chọn mẫu theo cách chọn ngẫu nhiên 816 hộ gia đình (chọn mẫu toàn bộ) trong huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc để tiến hành thu thập thông tin cho quá trình nghiên cứu. 8.3.2 Phương pháp phân tích tài liệu. Đề tài sử dụng những tài liệu đó là các công trình khoa học, những đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước để phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình. Các tài liệu đa phần là những công trình nghiên cứu xã hội về gia đình và giới. Đồng thời đề tài còn sử dụng các thông tin trong các giáo trình, các sách báo, tư liệu, tạp chí chuyên ngành, các thống kê xã hội, các thông tin trên internet... trên tình thần tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo, phát triển. Báo cáo đã sử dụng các tư liệu, các thông tin kinh tế xã hội và các thông tin chuyên ngành từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: các báo cáo chi tiết của cán bộ xã Kim Long huyện Tam Dương Vinh Phuc v ̃ ́ ề tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của xã; tạp chí khoa học về phụ nữ; tạp chí xã hội học; các chuyên đề nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ...nhằm củng cố những luận cứ về mặt lí thuyết và thực tiễn. 16
- 8.3.3 Phương pháp phỏng vấn câu truc. ́ ́ Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, đề tài đã sử dụng bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn cấu trúc trên 816 mẫu được chọn. Vì phương pháp này là phương pháp thu thập thông tin định lượng cho ra các kết quả nghiên cứu cụ thể nên phương pháp này thường xuyên được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những khái quát về thực trạng vấn đề nghiên cứu, đưa ra những con số thống kế cụ thể nhằm tạo nên tính khoa học cho đề tài nghiên cứu 8.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu. Để thu thập các thông tin định tính, đề tài nghiên cứu đã thực hiện 5 cuộc phỏng vấn sâu đối với người dân tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm khai thác thông tin theo chiều sâu cho đề tài nghiên cứu. 8.3.5 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin. Ngoài các phương pháp luận như dựa trên nền tẳng của chủ nghĩa MácLênin, các lý thuyết Xã hội học, các lý luận phân công lao động, bình đẳng xã hội..., trên thực tế đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu Xã hội học cụ thể để làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu. 8.3.6 Phương pháp quan sát. Qua thực tế sinh hoạt và làm việc tại địa phương kết hợp với phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi, tôi có sử dụng các biện pháp quan sát như nghe, nhìn trong khi đi phỏng vấn để qua đó thu thập thông tin về các hiện tượng liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời quan sát thái độ của người trả lời nhằm đánh giá độ chính xác của thông tin thu được. 17
- Các vấn đề đạo đức và các cảnh báo về dữ liệu Kết quả nghiên cứu được thu thập thông tin từ thực địa bằng phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn cấu trúc do tác giả và đoàn nghiên cứu thu thập thông tin. Cảnh báo dữ liệu: Dữ liệu có thể bị sai lệch do điều tra viên lần đầu tiên 9. Hệ khái niệm. 9.1. Khai niêm lao đông. ́ ̣ ̣ Lao động là một thiết chế xã họi trong đó hoạt động con người được định hướng, được tổ chức, sắp xếp nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá nhân, của nhóm và của xã hội. (Lê Ngọc Hùng – tập bài giảng XHH Lao động). Xã hội học xem xét “lao động” với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội. Trong đề tài này “lao động” được nhìn nhận trong sự liên quan với quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nó hoạt động tạo nên sự phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. 9.2. Khai niêm phân công lao đông. ́ ̣ ̣ Khái niệm phân công lao động được hiểu từ hai góc độ khoa học liên quan đến khái niệm chức năng theo quan niệm kinh tế học bắt nguồn từ A. Smith “phân công lao động là sự chuyên môn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội. Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hóa lao động mà thực chất là 18
- quá trình gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội” Trong tác phẩm “Sự phân công lao động xã hội” (1893) E. Durkheim đã chỉ ra rằng phân công lao động không chỉ có ý nghĩa thuần túy kinh tế, để làm giàu và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động mà phân công lao động còn thực hiện chức năng to lớn hơn, quan trọng hơn đối với cuộc sống con người. Đó là việc tạo ra sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập xã hội kiểu mới trong xã hội hiện đại. Với trình độ phân công lao động ngày một cao, vai trò nhiệm vụ càng bị phân hóa và chuyên môn hóa sâu sắc thì các cá nhân ngày càng phải tương tác với nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau cùng với cùng với các trách nhiệm, nghĩa vụ được chia sẻ do sự phân công lao động đã tạo ra gắn kết các cá nhân và các nhóm xã hội lại với nhau. Trong xã hội hiện đại, sự đoàn kết xã hội chủ yếu nảy sinh từ sự đa dạng, phong phú của cách suy nghĩ và kiểu hành vi xã hội mà những khuân mẫu hành động đó được các cá nhân tán đồng chia sẻ. Sự phân công lao động trong xã hội có thể xảy ra trên cơ sở khác nhay về đặc điểm tự nhiên của chủ thể lao động, cũng như dựa vào các đặc điểm, yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động nam – nữ trong xã hội và gia đình. Trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và Nhà nước”, Mac và Anghen đã nhận xét “Sự phân công lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên, chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu đó chỉ là sự phân công lao động trong hành vi tình dục, về sau sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia phạm vị hoạt động theo giới một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh vực hoạt động của riêng mình”. Trong các xã hội, sự phân công lao động theo giới biểu hiện qua 19
- sự phân chia khu vực lao động nghề nghiệp. Ngoài ra, sự phân công lao động theo giới còn thể hiện trong cách tổ chức cuộc sống gia đình. “Phân công lao động trong gia đình” là sự đảm nhiệm các công việc trong gia đình của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng của gia đình trong chăm sóc, giáo dục... đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình. Sự phân công lao động trong gia đình chủ yếu dựa trên 3 nhóm công việc: các công việc tạo thu nhập, các công việc tái tạo sức lao động và các hoạt động nhằm duy trì mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình với họ hàng, cộng đồng... Phân công lao động theo vợ chồng là yếu tố hình thành vai trò giới trong gia đình và xã hội. Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam giới có vai trò là công cụ tạo ra thu nhập. Theo thuyết chức năng, lao động của phụ nữ có chức năng tình cảm và lao động của nam giới có chức năng tư duy và hành động giải quyết vấn đề. 9.3. Khái niệm “gia đình”. Gia đình là một tập thể xã hội có từ hai nguời trở lên trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nghĩa dưỡng cùng sống với nhau. Gia đình là một cơ chế trung tâm của tất cả con người, là thiết chế xã hội đặc biệt tập hợp nhau về thân phận, vai trò, chuẩn mực và lương tri để đạt tới các mục tiêu xã hội quan trọng. Các mục tiêu này bao gồm cả sự kiểm soát xã hội về sinh đẻ, xã hội hoá của xã hội mới và vị trí của trẻ em trong xã hội rộng lớn. Gia đình mang dấu ấn của xã hội và đến lượt mình gia đình cũng đóng góp chủ yếu cho việc gìn giữ xã hội. Các mối quan hệ trong gia đình được sử dụng là sự nối kết, hợp đồng, sự gắn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica)
33 p | 6611 | 1074
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty chè Việt Nam
24 p | 2656 | 672
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010
79 p | 2620 | 474
-
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH phân đạm và hóa chất Hà Bắc
62 p | 1872 | 472
-
BÁO CÁO THỰC TẬP: "Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng"
68 p | 1054 | 312
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Bất động sản
44 p | 680 | 208
-
Báo cáo thực tập: Phân tích chiến lược Marketing Mix cho dòng xe du lịch KIA tại Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải
31 p | 838 | 112
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp
64 p | 723 | 81
-
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất Hà Bắc
62 p | 341 | 69
-
Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Ô tô Trương Hải
34 p | 451 | 58
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tài chính tại Công ty CP Mai Linh Miền Trung
68 p | 535 | 55
-
Báo cáo thực tập: Phân tích lợi nhuận doanh nghiệp tại công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt
75 p | 321 | 48
-
Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Công nghệ tin học Sao Mai
51 p | 253 | 46
-
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Phú Huy
50 p | 199 | 28
-
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Phát triển Công nghệ
34 p | 179 | 28
-
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần nồi hơi và Thiết bị áp lực Bắc Miền Trung
308 p | 177 | 24
-
Báo cáo thực tập: Phân tích mối quan hệ chi phí - doanh thu - lợi nhuận của dịch vụ lưu trú tại Công ty CP Phương Đông
69 p | 300 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn