Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố Buôn Mê Thuột
lượt xem 20
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển thị trường của doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng tình hình phát triển thị trường của chi nhánh Mobifone trên địa bàn Tp. Buôn Mê Thuột, từ đó tìm ra những nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng trong thời gian vừa qua. Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm mở rộng thị phần và nâng cao giá trị thương hiệu cũng như lòng trung thành của khách hàng trong việc sử dụng mạng di động Mobifone trên địa bàn Tp. Buôn Mê Thuột.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố Buôn Mê Thuột
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO MOBIFONE TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MÊ THUỘT Sinh viên: 1. Nguyễn Thị Tú MSSV: 14402113 2. Dương Thị Uyên MSSV: 14402116 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh – K14B GV hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Ngọc Thắng 2. ThS. Lê Thanh Hà
- ĐắkLắk, tháng 10 năm 2017 2
- Lời cảm ơn! Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Mobifone Đắk Lắk, dưới sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong chi nhánh chúng em đã học hỏi rất nhiều điều, được trau dồi thêm kiến thức và rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, giúp chúng em vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế khi lần đầu bỡ ngỡ tiếp xúc với nghề nghiệp chuyên môn. Để hoàn thành được bài báo cáo này, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy TS. NGUYỄN NGỌC THẮNG và ThS. LÊ THANH HÀ đã hướng dẫn và chỉ bảo chúng em trong thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo. Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong chi nhánh đã tận tình giúp đỡ, cung cấp số liệu, tạo điều kiện tốt cho chúng em hoàn thành bài báo cáo thực tập nghề nghiệp này. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng chúng em không tránh khỏi những thiếu sót khi viết bàì báo cáo thực tập nghề nghiệp này. Chúng em kính mong sự góp ý sửa chữa của các thầy cô, các cô chú, anh chị trong chi nhánh để bài viết này được hoàn thiện hơn. Xin chúc quý thầy cô, các cô chú, anh chị tại chi nhánh dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc, chúc quý chi nhánh kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tú Dương Thị Uyên 3
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VMS: Công ty thông tin di động CSKH: Chăm sóc khách hàng ĐVT: Đơn vị tính Tp: Thành phố TTGD: Trung tâm giao dịch AVG: Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu AFTA: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam GPRS: Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp EDGE: Dịch vụ nâng cấp từ GPRS TV: Ti vi SXKD: Sản xuất kinh doanh KH: Khách hàng 4
- DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Trang Bảng 3.1: Nhân sự Mobifone Tp. Buôn Mê Thuột.........................................12 Bảng 3.2: Danh mục sản phẩm dịch vụ 17 Bảng 3.3: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận 18 Bảng 4.1: Số lượng nhân sự Mobifone Tp. Buôn Mê Thuột.............................25 Bảng 4.2: Danh mục một số loại sản phẩm, gói cước của MobiFone............26 Bảng 4.3: Giá bán một số loại sản phẩm trên thị trường.................................27 Biểu đồ 3.1. Thị phần vi ễn thông ĐăkLăk.....................................................10 Biểu đồ 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh...........................20 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Mobifone Tp. Buôn Mê Thuộ t......13 5
- MỤC LỤC Trang ............................................................................................................................ 43 6
- PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hòa mình với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Nước ta kể từ khi gia nhập AFTA, WTO thì hàng hóa bên ngoài dễ dàng tham gia vào thị trường trong nước, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Trước sự phong phú và đa dạng của hàng hóa và dịch vụ, cộng thêm thu nhập của người dân gia tăng, hành vi mua sắm của khách hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn trong việc chọn lựa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệp đang rất nỗ lực tạo cho mình một thương hiệu vững chắc trên thị trường, đồng thời mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn vì xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là việc dễ dàng, một sớm một chiều có thể làm được. Cần phải có một quá trình lâu dài, và cũng như mọi thứ khác thương hiệu cũng cần phải được quản trị qua mỗi giai đoạn mỗi chu kì đời sống của sản phẩm hay nói cách khác là toàn bộ dòng đời của sản phẩm. Nhưng để xây dựng và quản trị thương hiệu có hiệu quả, cũng như việc mở rộng thị trường thành công thì nhất thiết doanh nghiệp cần phải có định hướng rõ ràng cho việc xây dựng chiến lược và xác định khúc thị trường mục tiêu cho sản phẩm ngay từ đầu, đồng thời cần phải tìm hiểu đánh giá tốt nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh. Từ đó tìm được chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu của công ty. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay giữa các thương hiệu sản phẩm và dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực và ngành hàng như: hàng tiêu dùng nhanh, hàng tiêu dùng công nghệ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một nghịch lý là trong khi vật giá của các mặt hàng khác ngày càng leo thang thì lĩnh vực viễn thông đang có chiều hướng ngược lại. Tính đến cuối năm 2015 toàn Việt Nam đã có hơn 160 triệu thuê bao điện thoại thuộc 7 doanh nghi ệp cung c ấp d ịch v ụ khác nhau gồm: Vinaphone, Mobifone, Viettel, SFone, EVN Telecom, Vietnamobile, Beeline.... Các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động liên tục đưa
- ra các chương trình tiếp thị, khuyến mãi khá hấp dẫn, giảm giá nhằm thu hút cũng như mở rộng thị phần cho mình. Công ty VMS Mobifone khu v ực 7 nói chung và chi nhánh thông tin di động Mobifone trên địa bàn Tp. Buôn Mê Thuột nói riêng cũng đang trong khó khăn chung c ủa ngành viễn thông, hầu hết ngườ i dân đều đã sử dụng điện thoại và sở hữu nhiều sim s ố khác nhau. Hơn n ữa, hi ện nay đa số ngườ i dân trên địa bàn Tp. Buôn Mê Thuột đang sử dụng nhà mạng Viettel và Vinaphone, là hai đối thủ cạnh tranh l ớn c ủa Mobifone. Chính vì lẽ đó mà việc mở rộng thị trườ ng là một đáp án hay cho s ự tồn t ại và phát triển của Mobifone trên địa bàn Tp. Buôn Mê Thuột, giúp doanh nghi ệp có thêm nhiều khách hàng mới và tăng doanh thu, tăng lợi nhu ận. Nhận thức đượ c tầm quan trọng c ủa vi ệc mở r ộng th ị tr ường và vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp phát triển thị trườ ng cho Mobifone t ại Tp. Buôn Mê Thuột ” làm báo cáo thực tập ngh ề nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển thị trườ ng c ủa doanh nghi ệp. Đánh giá thực trạng tình hình phát triển thị tr ườ ng c ủa chi nhánh Mobifone trên địa bàn Tp. Buôn Mê Thuột, từ đó tìm ra những nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưở ng trong th ời gian v ừa qua. Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm mở rộng th ị ph ần và nâng cao giá trị thươ ng hi ệu cũng như lòng trung thành của khách hàng trong việc s ử d ụng mạng di động Mobifone trên địa bàn Tp. Buôn Mê Thuột.
- PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về thị trường và cạnh tranh trên thị trường 2.1.1. Thị trường Theo Philip Kottler, thị trường là nơi tập hợp những người mua hàng thực sự hay người mua tiềm tàng đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Hoặc thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Theo các nhà kinh tế học vi mô, một thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do tác động của những quy luật vốn có của nó: quy luật cung cầu, quy luật về yếu tố giá cả, quy luật về cạnh tranh, .... Cơ chế thị trường tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia. Như vậy, ở đâu có sản xuất và trao đổi và mua bán hàng hóa thì ở đó có thị trường và cơ chế thị trường cũng sẽ hoạt động. Có nhiều tiêu thức để phân loại thị trường: theo vị trí địa lý, sản phẩm, mức cạnh tranh trên từng vùng thị trường, thói quen tiêu dùng của vùng dân cư, khả năng tiêu thụ sản phẩm .... 2.1.2. Phân khúc thị trường Các nhà tiếp thị đều thừa nhận rằng người tiêu thụ trên thị trường mang tính không đồng nhất và có thể phân thành nhóm theo nhiều cách khác nhau. Tiến trình phân chia khách hàng thành nhiều nhóm để làm nổi bật đặc tính: hành vi, thói quen tiêu dùng, nhu cầu .... gọi là sự phân khúc thị trường. Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý: Theo phương pháp này, thị trường sẽ
- được chia nhỏ ra theo vị trí địa lý như châu lục, quốc gia, vùng miền, bang và tiểu bang, tỉnh thành...Tùy theo mức độ phát triển và quy mô của từng vùng mà có cách phân khúc khác nhau Phân khúc thị trường theo nguyên tắc nhân khẩu học: Phân khúc này chia thị trường thành những nhóm dựa trên thông số nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, trình độ văn hóa, tín ngưỡng ... Phân khúc thị trường theo nguyên tắc tâm lý học: Trong nguyên tắc này khách hàng được chia thành từng nhóm khác nhau dựa trên tầng lớp xã hội, lối sống hay cá tính. Những người cùng nhóm được chia theo phương pháp nhân khẩu học lại có những đặc điểm khác nhau: + Tầng lớp xã hội: nguồn gốc tầng lớp xã hội của mỗi con người có tác động mạnh với những sở thích về cách ăn mặc, nhu cầu sử dụng sản phẩm tiêu dùng. Nhiều công ty đã định hình những sản phẩm, dịch vụ hướng về những giai cấp riêng, tạo những nét đặc trưng thu hút tầng lớp xã hội đó. + Lối sống: Sự quan tâm của con người đối với các loại hàng hóa chịu sự ảnh hưởng của lối sống và món hàng họ tiêu dùng cũng biểu thị lối sống của họ + Cá tính: Các nhà tiếp thị cũng dùng các khác biệt cá tính để phân khúc thị trường. Họ tạo ra những sản phẩm cá tính phù hợp với cá tính khách hàng. Phân khúc thị trường theo nguyên tắc hành vi, ứng xử: Trong nguyên tắc này khách hàng được chia thành những nhóm dựa trên kiến thức, thái độ, việc sử dụng hàng hóa hay những phản ứng trước sản phẩm. + Các cơ hội: Khách hàng có thể phân biệt theo những cơ hội họ nảy sinh ý nghĩ, chọn mua hoặc sử dụng sản phẩm. + Yêu cầu về các lợi ích: chia khách hành theo những lợi ích khác nhau mà họ tìm kiếm ở sản phẩm, việc phân khúc theo lợi ích đòi hỏi công ty phải xác định rõ những lợi ích lớn mà khách hàng mong muốn có ở một loại sản phẩm. + Loại khách hàng: nhiều thị trường có thể được phân khúc thành những
- khúc thị trường của những người không sử dụng, những người đã sử dụng trước đây, những người sẽ dùng, những người sử dụng lần đầu và những người sử dụng thường xuyên. Các công ty có thị phần cao đặc biệt quan tâm đến việc thu hút loại khách sẽ dùng, trong khi những công ty nhỏ hơn sẽ cố thu hút những khách hàng sử dụng thường xuyên. + Mức sử dụng: thị trường cũng có thể phân khúc thành các nhóm khách hàng dùng nhiều, dùng vừa phải, dùng ít. Những khách hàng dùng nhiều thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại tiêu dùng một tỷ lệ lớn hàng hóa. + Mức trung thành với nhãn hiệu: phân khúc thị trường theo mức độ trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu, với của hàng hay với một công ty. Có 4 nhóm khách hàng được phân theo mức độ trung thành: Loại trung kiên: là nhóm khách hàng lúc nào cũng chỉ mua một nhãn hiệu. Loại dao động: là nhóm những khách hàng trung thành với hai hoặc ba nhãn hiệu. Loại thay đổi: là nhóm khách hàng chuyển từ một nhãn hiệu đang ưa thích sang một nhãn hiệu khác. Loại xoay vòng: là nhóm khách hàng không trung thành với nhãn hiệu nào 2.1.3. Cạnh tranh trên thị trường Adam Smith cho rằng cạnh tranh có thể làm giảm chi phí và giá cả sản phẩm, từ đó toàn bộ xã hội được lợi do năng suất tạo ra. Từ đó, cạnh tranh được coi là động lực giảm giá thành, cải tiến chất lượng và tạo ra sản phẩm mới. Trong nền kinh tế thị trường, tầm quan trọng của cạnh tranh không thay đổi nhưng quan niệm về cạnh tranh đã thay đổi. Trong nền kinh tế công nghiệp người ta bám vào phương thức sản xuất với quy mô lớn để giảm chi phí sản xuất. Karl Marx đưa ra 2 loại cạnh tranh: + Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa
- + Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh ở các doanh nghiệp ở các ngành sản xuất khác nhau, cùng sản xuất và tiêu thụ cùng một loại hàng hóa. 2.1.4. Khái niệm, vai trò, của dịch vụ và dịch vụ viễn thông 2.1.4.1. Khái niệm dịch v ụ và dịch vụ viễn thông Dịch vụ: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật. (Theo Luật giá 2013) Dịch vụ viễn thông là: dịch vụ truyền tín hiệu, số liệu, ch ữ vi ết, âm thanh, hành ảnh, hay các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông. 2.1.4.2. Vai trò của dịch v ụ vi ễn thông Vai trò của dịch vụ vi ễn thông: Thứ nhất, dịch v ụ vi ễn thông đáp ứng nhu cầu c ần thi ết v ề trao đổ i, thu nhận thông tin giữa các chủ thể trong các hoạt độ ng sản xuất kinh doanh, qu ản lý xã hội và đời sống sinh ho ạt c ủa con ng ườ i. D ịch v ụ vi ễn thông là công cụ thông tin hiệu qu ả nhất, nhanh nh ạy nh ất v ới yêu cầ u nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận ti ện cho m ọi lĩnh vực của đờ i sống xã hộ i bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, là yếu tố nhạy cảm có liên quan đến vấn đề chính trị xã hội, kinh tế, quân sự và an ninh quốc gia, là những công cụ quản lý quan trọng c ủa h ệ th ống chính trị. Các nướ c ở giai đoạ n đầ u phát triển đều coi viễn thông là lĩnh vực độ c quyền đạ t dướ i sự quản lý trực tiếp của nhà nướ c. Thứ hai, d ịch v ụ vi ễn thông là nhân tố đặc biệt quan trọng thúc đẩ y phát triển kinh t ế – xã hội. Sản xuất ngày càng mang tính xã hộ i hoá cao, từ đó nhu cầu trao đổi, truyền tải, thu nh ận thông tin của các chủ thể kinh tế càng lớ n. Sản xuất ngày càng mang tính xã hội hoá cao, từ đó nhu cầu trao đổ i, truyền tải, từ đó nhu cầu trao đổi, truyền tải, thu nh ận thông tin của các chủ thể kinh
- tế càng lớn Vì vậy sự phát triển của dịch v ụ vi ễn thông có tác dụng thúc đẩ y quá trình tăng trưở ng kinh t ế, chuy ển d ịch c ơ c ấu kinh t ế, xã hộ i theo hướ ng tiến bộ, nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp nông thôn, công nghiệp, các dịch vụ xã hội như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe…cải thiện chất lượ ng cuộc s ống ở các khu vực đang phát triển, khuyến khích tính cộ ng đồng và tăng cườ ng bản s ắc văn hoá vùng sâu, vùng xa, những nơi kho ảng cách xa, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đạ i hoá. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình việc phát triển thị trường VMS Mobifone trong nước Năm 2015 Mobifone đã phát triển mới được 15 triệu thuê bao, vượt 33,6% kế hoạch đặt ra và tăng trưởng tới 53,56% so với năm 2014. Đó là con số khá lớn đòi hỏi hoạt động marketing của công ty là làm sao giữ được số thuê bao đó và làm tăng số thuê bao lên đồng thời thu hút số lượng thuê bao ở thị trường mục tiêu và đưa ra những chiến lược cụ thể đối với từng vùng. Công ty vận dụng những mối quan hệ sẵn có với khách hàng để thông qua họ lôi kéo khách hàng khác. Tập hợp những danh sách các cơ quan, công ty để có những chính sách quảng cáo, tiếp thị…phù hợp. Ngoài ra, công ty còn tham gia vào hội chợ, triển lãm để giới thiệu những dịch vụ mới của mình. Hàng năm, công ty thường lắp đặt thêm các trạm thu phát sóng, nâng cao chất lượng mạng lưới phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, thập thông tin kinh tế xã hội trên cả nước để dự đoán lượng khách hàng tiềm năng về dịch vụ thông tin di động từ đó đề ra chương trình marketing phù hợp để phát triển, mở rộng thị trường. Công ty đã thực hiện các chương trình thăm dò bằng cách: + Thông qua đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp mà công ty thuê sau đó lập kế hoạch marketing cho riêng mình. + Công ty có đội ngũ bán hàng trực tiếp tại các tỉnh thành thông qua đó đề ra các chương trình marketing cụ thể.
- Ngoài ra công ty còn thực hiện chương trình thăm dò khách hàng bằng cách gửi phiếu thăm dò về: + Vùng phủ sóng mới + Nhu cầu khách hàng về dịch vụ mới + Các gói cước gọi, nhắn tin, truy cập internet... + Hiệu quả quảng cáo + Chính sách chăm sóc khách hàng. 2.2.2. Tình hình việc phát triển thị trường thông tin di động Mobifone trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk Trong những năm qua, công tác truyền thông bán hàng được MobiFone Đắk Lắk triển khai ở vùng có thị phần thấp cùng với hoạt động Road show bằng xe đạp để giới thiệu gói cước, triển khai giới thiệu gói cước Tây Nguyên Xanh trên hệ thống phát thanh đến tất cả các điểm bán trên toàn tỉnh, bản tin Chapi dành cho người dân tộc tại địa phương, tổ chức chương trình khách hàng trúng thưởng…. Kết quả năm 2015, MobiFone Đắk Lắk có 1.000 điểm bán hàng mới, số lượng thuê bao tăng 30.000 so với năm 2014. Doanh thu tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014, hoàn thành 101% kế hoạch phấn đấu. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, MobiFone Đắk Lắk còn triển khai chương trình an sinh xã hội mang tính cộng đồng như: tặng 1.100 suất học bổng cho các em học sinh cấp 3 nghèo vượt khó, tổng số tiền 1.1 tỉ, xây 5 nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, tổng tiền 400 triệu và sẽ triển khai tiếp trong năm 2016. Với những nỗ lực không ngừng, thời gian qua MobiFone Đắk Lắk đã đạt được các giải thưởng cao quý như : mạng di động được ưa chuộng nhất, doanh nghiệp viễn thông di động có chất lượng dịch vụ tốt nhất… 2.2.3. Tình hình việc mở r ộng th ị tr ườ ng thông tin di động Mobifone trong địa bàn Tp. Buôn Mê Thuột
- Mobifone Tp. Buôn Mê Thuột đang từng bướ c phát triển thị tr ườ ng. T ổ chức các chươ ng trình bán hàng hỗ trợ tạo các trườ ng Đạ i họ c, Cao đẳ ng..., các chươ ng trình về buôn.. nhằm qu ảng bá hình ảnh và tăng doanh thu cho chi nhánh. Kết hợp các chươ ng trình an sinh xã hội ủng hộ ngườ i nghèo, tặng nhà tình nghĩa ... Triển khai các chính sách và chươ ng trình hỗ trợ tối đa cho các đạ i lý. Phân bố nhân viên thị tr ườ ng giám sát các tuyến đườ ng, hỗ trợ toàn diện cho các đại lý, các cửa hàng bán lẻ ... thu thập các ý kiến đóng góp phản hồi. Và theo đó kiêm thăm dò thị trườ ng, ki ểm tra t ần s ố sóng nhằm đả m bả o thị trườ ng ngườ i tiêu dùng tin cậy một cách tốt nhất. PHẦN THỨ BA NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượ ng nghiên cứu của đề tài này là tất cả các mố i quan hệ ảnh hưở ng đến việc phát triển thị trườ ng cho m ạng thông tin di độ ng Mobifone. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 3.1.2.1. Ph ạm vi v ề không gian Đề tài đượ c tiến hành nghiên cứu về thị trườ ng Mobifone t ại Tp. Buôn Mê Thuột Tỉnh Đắk Lắk.
- 3.1.2.2. Ph ạm vi v ề th ời gian Thời gian thu th ập s ố li ệu nghiên cứu của đề tài: trong 3 năm 2014, 2015 và năm 2016. Thời gian nghiên cứu: T ừ ngày 20/9/2017 tới ngày 20/10/2017. 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.2.1. vị trí địa lý Buôn Mê Thuột là trung tâm thành phố của Tỉnh Đắ k Lắk, đồ ng thờ i là trung tâm Tây Nguyên. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100 km². Dân số toàn thành phố là 420 000 người với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành. Buôn Mê Thuột là thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, trong những năm qua được đánh giá có sức mua lớn nhất khu vực. Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 12.41% (20102015). Thu nhập bình quân đầu người: 80 triệu/người/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ: 29.616 tỉ đồng. Tỷ trọng các ngành: 44.87% công nghiệpxây dựng, 49.81% thương mạidịch vụ giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thu ngân sách ước đạt 2.200 tỷ đồng. 3.2.2. Khái quát về sự ra đời và phát triển 3.2.2.1. Khái quát về sự ra đời của Mobifone TP. Buôn Mê Thuột Việc hình thành các chi nhánh của Mobifone là hướng đi chiến lược của Mobifone trên phạm vi toàn quốc. Hoạt động này góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nhà cung cấp với khách hàng và giúp Mobifone phục vụ tốt hơn và khai thác thị trường một cách hiệu quả.
- Tại khu vực Tây Nguyên, chi nhánh của Mobifone chính thức được thành lập từ đầu năm 2007 và trong những năm hoạt động với những kết quả bước đầu đã chứng minh được đây là một hướng phát triển đúng đắn. Chi nhánh Mobifone tỉnh Đắk Lắk được thành lập vào Ngày 09 tháng 02 năm 2007, theo quyết định số 166/QĐ VMSTC của Công ty thông tin di động. Và căn cứ yêu cầu sản xuất kinh doanh của thành lập Chi nhánh thông tin di động Đắk Lắk, đặt tại số 16 Trường Chinh , Phường Tân Lợi, Thành phố Buôn Mê Thuột. Sau gần 10 năm hoạt động và phát triển MobiFone Đắk Lắk đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường viễn thông. Biểu đồ 3.1. Thị phần vi ễn thông Đắ k Lắk (Ngu ồn: Phòng Tài chính ) 3.2.2.2. Ch ức năng, nhiệm v ụ chính a) Chức năng: MobiFone Đắk Lắk vùng 1 là đơn vị trực thuộc và là chi nhánh chính của công ty dịch vụ MobiFone khu vực VII có trụ sở chính tại Khánh Hòa, chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên địa bàn Thành phố có chức năng: Quản lý và tổ chức thực hiện công tác bán hàng, marketing, CSKH, thanh toán cước phí, tổ chức quản lý, điều hành triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh theo giấy phép hành nghề và nhiệm vụ được giao. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của tổng công ty. Thiết lập, phát triển, quản lý và hỗ trợ các đại lý. Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc Trung tâm về chất lượng mạng lưới, các phương án và chính sách để thu hút khách hàng, phát triển thị trường thông tin di động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý của chi nhánh.
- b) Nhiệm vụ: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: + Tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ viễn thông do tổng công ty MobiFone giao. + Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu. + Tổ chức kinh doanh các dịch vụ điện thoại di động, truyền hình TV + Tổ chức hoạch toán độc lập theo quy định của tổng công ty và quy định của nhà nước. Nhiệm vụ quản lý: + Xây dựng quy chế tiền lương, thực hiện chi trả lương cho nhân viên theo quy định của nhà nước. + Xây dựng quy trình nghiệp vụ, chương trình đào tạo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Xây dựng bộ máy, cơ cấu tổ chức lao động theo định hướng của tổng công ty. Đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên. + Công tác quản lý tài chính. 3.2.3. Bộ máy tổ chức quản lý của MobiFone Tp. Buôn Mê Thuột 3.2.3.1. Tổ ch ức b ộ máy quản lý Bảng 3.1: Nhân sự Mobifone Tp. Buôn Mê thuột STT Họ tên Chức vụ Nơi làm việc Số điện thoại 1 Nguyễn Trưở ng vùng TTGD 0901961345 Thành Đạo (Vùng 1) Mobifone Tp.Buôn Mê Thuột
- 2 Lê Thị Hỗ trợ vùng TTGD 0905 341432 Thanh Thảo Mobifone Tp.Buôn Mê Thuột 3 Phạm Thị Giao dịch TTGD 0905 383856 Ánh Tuyết viên Mobifone Tp.Buôn Mê Thuột 4 Phùng Bích Chuyên viên TTGD 0905 805 767 Ngọc bán hàng Mobifone Tp.Buôn Mê Thuột 5 Trươ ng Nhân viên TTGD 0905 444 747 Hoàng Tân hỗ trợ & Mobifone CSKH Tp.Buôn Mê Thuột 6 Nguyễn Hữu Nhân viên TTGD 0905 529 000 Tài hỗ trợ & Mobifone CSKH Tp.Buôn Mê Thuột 7 Nguyễn Nhân viên TTGD 0906 478 838 Phạm Huy hỗ trợ & Mobifone CSKH Tp.Buôn Mê Thuột 8 Cao Văn Nhân viên TTGD 0935 729 292 Phươ ng hỗ trợ & Mobifone CSKH Tp.Buôn Mê Thuột 9 Nguyễn Nhân viên TTGD 0931616174 Trần Văn hỗ trợ & Mobifone CSKH Tp.Buôn Mê Thuột (Nguồn: Phòng tổ chứchành chính)
- 3.2.3.2. Mô hình bộ máy tổ chức qu ản lý Mobifone Tp. Buôn Mê Thuột Sơ đồ 3.1: Cơ c ấu b ộ máy tổ chức của Mobifone Tp. Buôn Mê Thuột (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo Cáo Thực Tập Nghề Nghiệp "Quản lý và tạo điều kiện cho công tác kế toán hoạt động có hiệu quả"
70 p | 1797 | 370
-
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
98 p | 1519 | 271
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại Công ty Cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công
117 p | 493 | 117
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin - SV. Lê Văn Hoàng
51 p | 620 | 99
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu về công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình
50 p | 721 | 74
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
51 p | 520 | 58
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia học tập và làm việc tại chi cục BVTV tỉnh Nghệ An
23 p | 422 | 56
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - Nguyễn Đức Huy
51 p | 327 | 55
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
24 p | 580 | 48
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Quy trình phê duyệt đầu tư cho dự án "Xây dựng phần mềm quản lý và sử dụng con dấu"
18 p | 167 | 34
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tìm hiểu quy trình chế biến cua tuyết luộc
50 p | 297 | 32
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Thực hiện một trong các khâu quản lí sản xuất,thu hái và bảo quản chuối tại Công ty Huy Long An
18 p | 244 | 30
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây Ớt tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương mại Papaarch cơ sở tại tỉnh Quảng Bình
30 p | 193 | 30
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Thực trạng về Phòng khách hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Tân Hương
64 p | 73 | 29
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia học tập và làm việc tạo chi cục BVTV tỉnh Nghệ An
23 p | 136 | 20
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây chuối tại công ty Huy Long An, trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận - huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh
22 p | 198 | 17
-
Báo cáo thực tập doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất công nghệ Tân Hưng
21 p | 34 | 10
-
Báo cáo thực tập doanh nghiệp: Trung tâm thương mại ô tô Quảng Trị
16 p | 21 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn