intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Cải thiện điều kiện vận hành nút giao ngã tư Phú Nhuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Cải thiện điều kiện vận hành nút giao ngã tư Phú Nhuận" nghiên cứu ứng dụng mô hình mô phỏng VISSIM cho các phương án tổ chức giao thông; áp dụng bài toán cho nút giao Ngã tư Phú Nhuận; nghiên cứu quan điểm của người dân về việc tổ chức giao thông tại nút, quan điểm của cơ quan quản lí giao thông; dựa trên cơ sở lưu lượng, hiện trạng cơ sở hạ tầng cho giao thông để xác định được phương án hợp lý cho việc tổ chức giao thông tại nút; xây dựng các giải pháp và so sánh, phân tích lựa chọn phương án tổ chức hợp lý nhất về mặt kỹ thuật và an toàn giao thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Cải thiện điều kiện vận hành nút giao ngã tư Phú Nhuận

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐỀ TÀI: CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN Ngành: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Chuyên ngành: QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Giáo viên hướng dẫn: ThS. ĐOÀN HỒNG ĐỨC Sinh viên thực hiện : HUỲNH KHẮC TÍN Mã số sinh viên : 1351090068 TP. Hồ Chí Minh 2020
  2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ QUY HOẠCH GIAO THÔNG GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... iii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 1.5 Căn cứ pháp lí .................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN ............................................................................................................. 4 2.1 Cơ sở lí thuyết của đề tài .................................................................................... 4 2.1.1 Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị ....................................................... 4 2.1.2 Phân loại và thiết kế các dạng nút giao ...................................................... 13 2.1.3 Mô phỏng giao thông ................................................................................ 23 2.2 Hiện trạng nút giao Ngã Tư Phú Nhuận ........................................................... 25 2.2.1 Vị trí nút giao ............................................................................................ 25 1.6 Bố cục đồ án ................................................................................................... 26 2.2.2 Cấu trúc đô thị xung quanh nút giao .......................................................... 27 2.2.3 Cấu tạo hình học của nút giao .................................................................... 30 2.2.4 Tổ chức giao thông .................................................................................... 37 2.2.5 Khảo sát, thu thập và phân tích số liệu khảo sát ......................................... 38 2.2.6 Mô phỏng và đánh giá hiện trạng nút giao Ngã tư Phú Nhuận ................... 43 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN ..................................................................................................... 47 3.1 Cơ sở đề xuất các phương án cải tạo ................................................................ 47 3.2 Các phương án cải tạo nút giao Ngã Tư Phú Nhuận ......................................... 47 3.2.1 Phương án 1 .............................................................................................. 47 3.2.2 Phương án 2 .............................................................................................. 52 CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG GIAO THÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN ............................................................... 62 4.1 Mô phỏng giao thông các phương án cải tạo .................................................... 62 4.1.1 Phương án 1 .............................................................................................. 62 4.1.2 Phương án 2 .............................................................................................. 63 SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 1
  3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ QUY HOẠCH GIAO THÔNG GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC 4.2 Đánh giá & lựa chọn phương án ....................................................................... 63 4.2.1 Đánh giá các phương án cải tạo ................................................................. 63 4.2.2 Lựa chọn phương án cải tạo....................................................................... 66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 67 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 67 5.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 67 SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 2
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ QUY HOẠCH GIAO THÔNG GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giao Thông Vận Tải TPHCM, nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho em trao dồi những kiến thức lý thuyết căn bản và kinh nghiệm thực tế của quý thầy cô để em vận dụng vào thực tiễn sau này. Đồ án tốt nghiệp là sản phẩm vận dụng tất cả kiến thức mà em học được để thực hiện đề tài: “Cải thiện điều kiện vận hành nút giao Ngã Tư Phú Nhuận”. Quá trình hoàn thành đồ án là giai đoạn em được cọ xát với việc khảo sát giao thông, tổng hợp số liệu, ứng dụng vẽ Autocad, phần mềm mô phỏng Vissim… Đồ án lần này hoàn thành ngoài nỗ lực của cá nhân em, còn có sự giúp đỡ tận tình của thầy ThS ĐOÀN HỒNG ĐỨC cùng với quý Thầy Cô trong bộ môn Quy Hoạch Giao Thông thuộc khoa Công Trình Giao Thông và các cơ quan quản lí giao thông của nhà nước. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy ThS ĐOÀN HỒNG ĐỨC đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án. Thầy đã cho em những chỉ dẫn, định hướng phương án cải tạo, chỉ rõ những thiếu sót mắc phải, để em có thể hoàn thành tốt đồ án của mình. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Bộ môn Quy Hoạch Giao Thông – Khoa Công Trình Giao Thông – Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TPHCM, đã truyền đạt cho em những kiến thức lý thuyết nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi cho em phát triển hết năng lực của mình trong quá trình học tập. Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, không thể không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về trình độ chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế, em rất mong quý thầy cô hãy góp ý tận tình để em có thể mở rộng thêm mớ kiến thức hạn hẹp của mình. Một lần nữa, em xin chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang i
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ QUY HOẠCH GIAO THÔNG GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân loại đường phố trong đô thị theo TCVN 104:2007 .............................. 8 Bảng 2.2: Lựa chọn loại hình nút theo loại đường ...................................................... 18 Bảng 2.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số Quận Phú Nhuận ................................. 27 Bảng 2.4: Lưu lượng phương tiện giao thông khảo sát tại nút từ 16:30 – 17:30 .......... 39 Bảng 2.5: Hệ số xe con quy đổi theo TCVN 104:2007 ............................................... 39 Bảng 2.6: Chương trình điều khiển đèn tín hiệu tại nút giao ngã tư Phú Nhuận .......... 40 Bảng 2.7: Chiều dài hàng chờ tại nút giao Ngã tư Phú Nhuận .................................... 43 Bảng 2.8: Tiêu chuẩn đánh giá mức phục vụ của nút giao .......................................... 44 Bảng 2.9: Kết quả mô phỏng hiện trạng nút giao Ngã tư Phú Nhuận .......................... 45 Bảng 3.1: Tính toán bề rộng cầu vượt ........................................................................ 54 Bảng 4.1: Kết quả mô phỏng đánh giá giao thông phương án 1 .................................. 62 Bảng 4.2: Kết quả mô phỏng đánh giá giao thông phương án 2 .................................. 63 Bảng 4.3: Bảng so sánh các phương án cải tạo ........................................................... 64 SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang ii
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ QUY HOẠCH GIAO THÔNG GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Các mạng lưới giao thông minh họa. ............................................................ 4 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện chức năng của các loại đường ............................................ 6 Hình 2.3: So sánh giữa mạng lưới đường của các thành phố lớn. ............................... 11 Hình 2.4: Sơ đồ nguyên tắc đấu nối mạng lưới đường theo chức năng ....................... 12 Hình 2.5: Nút giao thông Cầu vượt Ngã Ba Huế ........................................................ 13 Hình 2.6: Những loại xung đột tại nút giao thông. ..................................................... 16 Hình 2.7: Những điểm xung đột điển hình tại một số loại nút giao thông ................... 17 Hình 2.8: Tổ chức giao thông bằng đảo phân lường tại nút giao ................................. 20 Hình 2.9: Tổ chức giao thông theo phương pháp thêm làn riêng cho các hướng rẽ ..... 20 Hình 2.10: Giải pháp mở rộng ngã tư ......................................................................... 21 Hình 2.11: Chuyển luồng xe rẽ trái sang phố khác. .................................................... 21 Hình 2.12: Đẩy vị trí xe rẽ trái ra khỏi ngã tư ............................................................. 22 Hình 2.13: Chuyển rẽ trái thành rẽ phải ..................................................................... 22 Hình 2.14: Nút ngã tư đồng mức bố trí đèn tín hiệu ................................................... 23 Hình 2.15: Mô phỏng giao thông vi mô VISSIM ....................................................... 24 Hình 2.16: Vị trí nút giao Ngã tư Phú Nhuận ............................................................. 26 Hình 2.17: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Phú Nhuận ....................................... 27 Hình 2.18: Mặt bằng nút giao Ngã tư Phú Nhuận ....................................................... 31 Hình 2.19: Mặt cắt ngang của đường Hoàng Văn Thụ ............................................... 32 Hình 2.20: Mặt cắt ngang đường Phan Đình Phùng ................................................... 32 Hình 2.21: Mặt cắt ngang đường Nguyễn Kiệm ......................................................... 32 Hình 2.22: Mặt cắt ngang đường Phan Đăng Lưu ...................................................... 33 Hình 2.23: Bán kính cong tại nút giao ........................................................................ 33 Hình 2.24: Đảo giao thông tại nút giao Ngã tư Phú Nhuận ......................................... 35 Hình 2.25: Dải phân cách trên đường Phan Đăng Lưu và đường Hoàng Văn Thụ ...... 36 Hình 2.26: Vạch kẻ đường tại nút giao Ngã tư Phú Nhuận ......................................... 36 Hình 2.27: Biển báo giao thông tại nút giao Ngã tư Phú Nhuận ................................. 37 Hình 2.28: Đèn tín hiệu tại nút giao Ngã tư Phú Nhuận ............................................. 37 Hình 2.29: Kí hiệu các dòng giao thông nút giao Ngã tư Phú Nhuận .......................... 39 Hình 2.30:Pha đèn tín hiệu giờ cao điểm chiều tại Nút giao Ngã tư Phú Nhuận ......... 40 Hình 2.31: Các điểm xung đột của pha 1 nút giao Ngã tư Phú Nhuận ........................ 41 Hình 2.32: Các điểm xung đột của pha 2 nút giao Ngã tư Phú Nhuận ........................ 42 Hình 2.33: Hàng chờ xe đường Phan Đình Phùng và Phan Đăng Lưu (buổi chiều) .... 43 SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang iii
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ QUY HOẠCH GIAO THÔNG GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC Hình 2.34: Mô phỏng hiện trạng nút giao Ngã tư Phú Nhuận ..................................... 44 Hình 3.1: Cải tạo đảo rẽ phải trên đường Phan Đăng Lưu .......................................... 47 Hình 3.2: Phân làn giao thông các nhánh đường của nút giao ngã tư Phú Nhuận........ 48 Hình 3.3: Mặt cắt ngang đường Hoàng Văn Thụ sau khi cải tạo................................. 48 Hình 3.4: Mặt cắt ngang đường Phan Đăng Lưu sau khi cải tạo ................................. 49 Hình 3.5: Bán kính bó vỉa tại nút giao Ngã tư Phú Nhuận .......................................... 49 Hình 3.6: Thời gian các pha đèn tín hiệu cải tạo phương án 1 .................................... 50 Hình 3.7: Tổ chức ưu tiên cho xe máy dừng chừ trước vạch dừng ............................. 51 Hình 3.8: Tổ chức giao thông cho hướng rẽ phải đường Phan Đình Phùng ................ 52 Hình 3.9: Vị trí xây dựng cầu vượt ở Ngã tư Phú Nhuận ............................................ 53 Hình 3.10: Mặt bằng tổng thể bố trí cầu vượt phương án 2 ........................................ 54 Hình 3.11: Các đảo giao thông cải tạo trong nút giao phương án 2............................. 55 Hình 3.12: Chi tiết kích thước đảo 1 – Đảo vòng xoay trong nút giao ........................ 55 Hình 3.13: Chi tiết kích thước đảo 2 – Đảo rẽ phải trên đường Phan Đăng Lưu ......... 56 Hình 3.14: Chi tiết lích thước đảo 3 và 4 – Đảo quay đầu trên đường Phan Đăng Lưu và đường Hoàng Văn Thụ .......................................................................................... 56 Hình 3.15: Mặt bằng đường Hoàng Văn Thụ sau khi cải tạo phương án 2 .................. 57 Hình 3.16: Mặt cắt ngang đường Hoàng Văn Thụ sau khi cải tạo phương án 2 .......... 57 Hình 3.17: Mặt bằng đường Phan Đăng Lưu sau khi cải tạo phương án 2 .................. 58 Hình 3.18: Mặt cắt ngang đường Phan Đăng Lưu sau khi cải tạo phương án 2 ........... 59 Hình 3.19: Thời gian các pha đèn tín hiệu cải tạo phương án 2 .................................. 60 Hình 4.1: Mô phỏng giao thông phương án 1 ............................................................. 62 Hình 4.2: Mô phỏng giao thông phương án 2 ............................................................. 63 SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang iv
  8. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của 3 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tạo nên sự giao thoa và hội tụ kinh tế - văn hóa giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương xếp vào loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Sự tăng trưởng phương tiện giao thông quá nhanh hiện nay đang là một thách thức rất lớn trước nạn ùn tắc giao thông của TP.HCM. Với khoảng gần 12 triệu xe gắn máy và trên 10.000.000 xe ô tô đang lưu thông trên đường hàng ngày, mật độ phương tiện trên đường gần như dày đặc. Điều đáng lo ngại là số phương tiện liên tục tăng (trung bình mỗi ngày TP.HCM đăng ký mới thêm 1.200 xe gắn máy và 100 xe ô tô), trong khi đó tỷ lệ đất giao thông của TP.HCM chỉ mới đạt 6,1% so với đất đô thị. Diện tích đường những năm gần đây của TP.HCM chỉ tăng thêm khoảng 0,3% nhưng số phương tiện giao thông cá nhân tăng đến 13%. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều đã tác động trực tiếp cơ sở hạ tầng giao thông, người đi đường; ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Lượng khí thải, bụi… gây ô nhiễm đang tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng các phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể, nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… tại các nút giao thông cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 5 lần; nồng độ khí CO, NO2 trung bình ngày ở một số nút giao thông lớn đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 1,5 lần. Theo số liệu nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi các phương tiện cơ giới dừng đèn đỏ trong một chu kỳ dài 60 giây thì lượng tiêu hao nhiên liệu cho 1000 xe là: xe ô tô (4-9 chỗ) 3,06 lít/1000xe; xe tải (trên 2.5 tấn) 4,75 lít/1000xe; xe buýt 6,0 lít/1000xe). Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động giao thông cũng đóng vai trò chủ yếu trong việc gây ô nhiễm. Có 60 – 80% các nguyên nhân do tiếng ồn từ động cơ như: Do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi xe, phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường… Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cuộc sống và sức SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 1
  9. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC khỏe của mọi người xung quanh. Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi… Một trong những giải pháp để khắc phục bài toàn trên đó là vấn đề tổ chức giao thông và thay đổi kích thước hình học tại nút giao thông. Trong đó, điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu đã trở thành một giải pháp quan trọng của quản lý giao thông đường bộ, đặc biệt là trong điều kiện việc cung cấp diện tích đường ngày càng trở lên khó khăn hơn, mặc dù nhu cầu giao thông vẫn gia tăng không ngừng. Bởi vì các hệ thống đèn tín hiệu can thiệp trực tiếp vào hoạt động giao thông bằng việc phát lệnh dừng hoặc đi cho các dòng giao thông có chung vùng xung đột cho nên việc thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống đèn tín hiệu cần được tiến hành hết sức cẩn thận. Do đó, đồ án sử dụng những lý thuyết về tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu và tiêu chuẩn thiết kế hình học tại nút giao thông để nghiên cứu áp dụng vào một trường hợp cụ thể nút giao thông đang gặp vấn đề về ùn tắc giao thông. Cụ thể là nút giao Ngã tư Phú Nhuận của Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Ứng dụng mô hình mô phỏng VISSIM cho các phương án tổ chức giao thông;  Áp dụng bài toán cho nút giao Ngã tư Phú Nhuận.  Nghiên cứu quan điểm của người dân về việc tổ chức giao thông tại nút , quan điểm của cơ quan quản lí giao thông.  Dựa trên cơ sở lưu lượng, hiện trạng cơ sở hạ tầng cho giao thông để xác định được phương án hợp lý cho việc tổ chức giao thông tại nút .  Xây dựng các giải pháp và so sánh , phân tích lựa chọn phương án tổ chức hợp lý nhất về mặt kỹ thuật và an toàn giao thông . 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tổ chức điều khiển giao thông tại nút giao nên đối tượng nghiên cứu là các giao lộ có sử dụng đèn tín hiệu, lưu lượng giao thông đông đúc. Đề tài lựa chọn Ngã tư Phú Nhuận thuộc địa phận quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu chính. SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 2
  10. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC 1.4 Phương pháp nghiên cứu  Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý tính toán bằng phần mềm Excel, vẽ bằng phần mềm AutoCad đối với các dữ liệu hiện trạng thu thập được từ thực tế hoặc dữ liệu quá khứ.  Nghiên cứu lý thuyết tính toán điều khiển bằng tín hiệu giao thông để áp dụng vào nút giao cụ thể ở Tp.Hồ Chí Minh.  Nghiên cứu phần mềm mô phỏng vi mô VISSIM để mổ phỏng, phân tích những phương án tổ chức giao thông.  Nghiên cứu cải tạo kích thước hình học tại nút giao ngã tư Phú Nhuận. 1.5 Căn cứ pháp lí  Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN 104: 2007;  Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054: 2005;  Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41: 2012/BGTVT  Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;  Quy hoạch phát triển GTVT thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020;  Quy hoạch chi tiết các Tuyến vành đai, các Tuyến đường trên cao, các Tuyến đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh. SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 3
  11. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN 2.1 Cơ sở lí thuyết của đề tài 2.1.1 Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị 2.1.1.1. Khái niệm mạng lưới giao thông Mạng lưới giao thông: là tập hợp các tuyến đường, các công trình và các cơ sở hạ tầng khác để phục vụ cho việc di chuyển hàng hóa và hành khách trong thành phố được thuận tiện thông suốt, nhanh chống an toàn và đạt hiệu quả cao. Hình 2.1: Các mạng lưới giao thông minh họa. Mạng lưới giao thông là tập hợp của nhiều tuyến đường giao thông cùng mức hay khác mức, có chức năng khác nhau tạo thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh nhằm phục vụ cho nhu cầu giao thông tương ứng . Quy hoạch giao thông là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho nhu cầu đi lại trong tương lai. Mục đích của quy hoạch giao thông nhằm phân tích những yếu kém của hệ thống giao thông hiện tại; đánh giá nhu cầu lưu thông trong tương lai để đưa ra giải pháp đi lại nhanh chống, tiện lợi và an toàn. Tập trung vào các vấn đề như: SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 4
  12. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC nhu cầu giao thông trong tương lai; mối quan hệ giữa những hệ thống giao thông, các tiện ích thông hành vận chuyển hàng hóa, việc sử dụng đất, các hoạt động kinh tế xã hội, những ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của những vùng lận cận, môi trường xung quanh của phương án quy hoạch đề nghị, những yêu cầu về tài chính, đồng thuận của các cấp cơ quan và người dân đối với phương án đề nghị… Mạng lưới đường phố trong đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được duyệt và phải phối hợp quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng với nhau để tránh lãng phí trong xây dựng, chồng chéo trong quản lý. Quy hoạch chi tiết xây dựng giao thông : là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạch giao thông đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình. Quy hoạch giao thông đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ. 2.1.1.2. Chức năng của mạng lưới đường Mạng lưới giao thông có vai trò phục vụ cho nhu cầu đi lại, phát triển sản xuất , lưu thông hàng hóa của nhân dân thành phố và khách du lịch tham quan, cũng như việc kết nối của thành phố với các vùng phụ cận và những vùng khác của đất nước. Chức năng của mạng lưới đường được hình thành dựa trên chức năng của các tuyến đường tạo nên mạng lưới đường đó. Hai chức năng chính của các tuyến đường là chức năng di chuyển (Movement function) và chức năng tiếp cận (Access function). Chức năng di chuyển (Movement function) giúp cho phương tiện giao thông di chuyển nhanh hơn từ nơi này sang nơi khác, cho phép phương tiện di chuyển với tốc độ cao và ít bị ảnh hưởng bởi những dòng giao thông xung đột. Các loại đường có chức năng di chuyển cao đó là đường cao tốc, đường quốc lộ, đường phố chính. Chức năng tiếp cận (Access function) giúp cho phương tiện dễ dàng tiếp cận với các điểm đến, phương tiện thường di chuyển với tốc độ thấp ở những đường có chức năng tiếp cận cao. Các loại đường có chức năng tiếp cận cao đó là đường phố gom, đường nội bộ. SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 5
  13. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện chức năng của các loại đường SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 6
  14. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC 2.1.1.3. Phân loại đường trong đô thị Dưới đây là khung phân loại cơ bản làm công cụ cho quy hoạch xây dựng đô thị. Đường phố có hai chức năng cơ bản: chức năng giao thông và chức năng không gian. Chức năng giao thông được phản ánh đầy đủ qua chất lượng dòng, các chỉ tiêu giao thông như tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng đường. Chức năng giao thông được biểu thị bằng hai chức năng phụ đối lập nhau là: cơ động và tiếp cận. - Loại đường có chức năng cơ động cao thì đòi hỏi phải đạt được tốc độ xe chạy cao. Đây là các đường cấp cao, có lưu lượng xe chạy lớn, chiều dài đường lớn, mật độ xe chạy thấp. - Loại đường có chức năng tiếp cận cao thì không đòi hỏi tốc độ xe chạy cao nhưng phải thuận lợi về tiếp cận với các điểm đi - đến. Theo chức năng giao thông, đường phố được chia thành 4 loại với các đặc trưng của chúng như thể hiện ở bảng 2.1 SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 7
  15. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC Bảng 2.1: Phân loại đường phố trong đô thị theo TCVN 104:2007 Tính chất giao thông Ưu tiên Lưu Loại Đường phố rẽ vào STT Chức năng Dòng xe Tính chất lượng đường phố nối liên hệ khu Tốc độ thành dòng xem xét nhà phần 1 Đường cao Có chức năng giao thông cơ động rất cao. tốc đô thị Phục vụ giao thông có tốc độ cao, giao Không Tất cả 50000 - Không thông liên tục. Đáp ứng lưu lượng và khả gián đoạn, các loại 70000 được Đường cao tốc năng thông hành lớn. Thường phục vụ nối Không Cao và xe ôtô và phép Đường phố chính liền giữa các đô thị lớn, giữa đô thị trung giao cắt rất cao xe môtô Đường vận tải tâm với các trung tâm công nghiệp, bến (hạn chế) cảng, nhà ga lớn, đô thị vệ tinh... 2 Đường phố Có chức năng giao thông cơ động cao chính đô thị SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 8
  16. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC a-Đường Phục vụ giao thông tốc độ cao, giao thông Không Tất cả 20000 Không phố chính có ý nghĩa toàn đô thị. Đáp ứng lưu lượng gián đoạn các loại - 50000 nên trừ chủ yếu và KNTH cao. Nối liền các trung tâm dân trừ nút Cao xe - các khu cư lớn, khu công nghiệp tập trung lớn, các giao thông Tách dân cư công trình cấp đô thị. Đường cao tốc Đường có bố trí riêng có quy phố chính tín hiệu đường, mô lớn b-Đường Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ Cao và 20000 Đường phố gom giao thông làn xe phố chính khá lớn. Nối liền các khu dân cư tập trung, trung - 30000 điều đạp thứ yếu các khu công nghiệp, trung tâm công cộng bình khiển. có quy mô liên khu vực. 3 Đường phố Chức năng giao thông cơ động - tiếp cận gom trung gian a-Đường Phục vụ giao thông có ý nghĩa khu vực Đường phố chính Trung Tất cả 10000 Cho phố khu như trong khu nhà ở lớn, các khu vực trong Đường phố gom bình các loại - 20000 Giao phép vực quận. Đường nội bộ xe thông không liên b-Đường Là đường ôtô gom chuyên dùng cho vận Đường cao tốc Chỉ dành Không tục Trung vận tải chuyển hàng hoá trong khu công nghiệp Đường phố chính riêng cho - cho bình tập trung và nối khu công nghiệp đến các Đường phố gom xe tải, xe phép SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 9
  17. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC cảng, ga và đường trục chính. khách. c-Đại lộ Là đường có quy mô lớn đảm bảo cân bằng Thấp Tất cả Đường phố chính chức năng giao thông và không gian nhưng và các loại Cho Đường phố gom - đáp ứng chức năng không gian ở mức phục trung xe trừ xe phép Đường nội bộ vụ rất cao. bình tải 4 Đường phố Có chức năng giao thông tiếp cận cao. nội bộ a-Đường Là đường giao thông liên hệ trong phạm vi Xe con, phố nội bộ phường, đơn vị ở, khu công nghiệp, khu Đường phố gom xe công Thấp Thấp công trình công cộng hay thương mại… Đường nội bộ vụ và xe Giao 2 bánh Được thông gián b-Đường đi Đường chuyên dụng liên hệ trong khu phố - Bộ hành - ưu tiên đoạn bộ nội bộ; đường song song với đường phố chính, đường gom. Đường nội bộ c-Đường xe Thấp Xe đạp - đạp SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 10
  18. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC 2.1.1.4. Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới đường Mạng lưới giao thông tốt là phải bảo đảm nối liền các khu vực, các điểm thu hút hành khách, khu công nghiệp, công trình công cộng và nhà ở với nhau bằng những hướng gần nhất. Trong mạng lưới đường, các đường chính có tầm quan trọng nhất vì chúng có thể làm nổi bật ý đồ về quy hoạch chung của mỗi đô thị. Mạng lưới đường phố chính phải góp phần phục vụ giao thông tốt nhất, đảm bảo chi phí thời gian ít nhất trong việc đi lại của dân cư đô thị nói chung, cần phải làm sáng tỏ chức năng của các loại đường khác nhau trong cả mạng lưới đường . Hình 2.3: So sánh giữa mạng lưới đường của các thành phố lớn. Quy hoạch mạng lưới đường theo nguyên tắc các loại đường chỉ được phép giao cắt với những tuyến đường cùng cấp hoặc các tuyến đường lớn hơn hoặc nhỏ hơn một cấp. Ngoài ra, chúng ta cần phải thiết kế nút giao khác mức ở các nút giao thông của những tuyến đường có chức năng di chuyển cao như đường cao tốc, đường quốc lộ,... Việc đấu nối theo nguyên tắc này giúp cho chức năng của các tuyến đường được đảm bảo và tạo được sự an toàn cho phương tiện tham gia giao thông. SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 11
  19. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC Nguồn: TCVN 104-2007 Hình 2.4: Sơ đồ nguyên tắc đấu nối mạng lưới đường theo chức năng SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 12
  20. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TỔNG QUAN KHU VỰC NÚT GIAO NGÃ TƯ PHÚ NHUẬN GVHD: Th.S ĐOÀN HỒNG ĐỨC 2.1.2 Phân loại và thiết kế các dạng nút giao 2.1.2.1. Khái niệm nút giao thông Nút giao thông là nơi các tuyến đường giao nhau. Chức năng chính của nút giao thông là đảm bảo cho người và phương tiện giao thông có nơi để thay đổi hướng đi hoặc duy trì hành trình theo một phương thức có kiểm soát. Dựa theo cấu tạo và mức độ phức tạp của các thành phần cấu thành nút giao, người ta chia nút giao ra làm 5 loại:  Nút giao đơn giản  Nút giao có đèn tín hiệu  Nút giao có vòng xoay  Nút giao khác mức  Nút giao hỗn hợp Nguồn: Sưu tầm Internet Hình 2.5: Nút giao thông Cầu vượt Ngã Ba Huế Khác với các điều kiện lái xe trên đường, tại khu vực thuộc phạm vi nút và khu vực trung tâm của nút giao thông, người điều khiển phương tiện phải tập trung chú ý để thực hiện cùng 1 lúc nhiều động tác phức tạp như: SVTH: HUỲNH KHẮC TÍN MSSV: 135109068 Trang 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2