intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Nhận diện rủi ro đối với ngân hàng phát hành L / C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và đề xuất các giải pháp

Chia sẻ: Fvdxc Fvdxc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

242
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được đánh giá là an toàn nhất cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, rủi ro lại tăng lên nhiều hơn cho các ngân hàng tham gia vào phương thức này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Nhận diện rủi ro đối với ngân hàng phát hành L / C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và đề xuất các giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NHẬN DIỆN RỦI RO ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lành Mã số sinh viên: 092303 Lớp: TV0911 Cơ quan thực tập: Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Thanh Đa 625 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM Thời gian thực tập: 10/09/2012 – 20/12/2012 Người hướng dẫn: Bà Trần Thị Kiều Trang Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lâm Quốc Dũng Tháng 12/2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NHẬN DIỆN RỦI RO ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lành Mã số sinh viên: 092303 Lớp: TV0911 Cơ quan thực tập: Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Thanh Đa 625 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM Thời gian thực tập: 10/09/2012 – 20/12/2012 Người hướng dẫn: Bà Trần Thị Kiều Trang Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lâm Quốc Dũng Tháng 12/2012
  3. Trích yếu TRÍCH YẾU Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được đánh giá là an toàn nhất cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, rủi ro lại tăng lên nhiều hơn cho các ngân hàng tham gia vào phương thức này. Nguyên nhân chính là do tính phức tạp của quy trình thanh toán và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế và nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Tôi nhận thấy đây là một đề tài đòi hỏi cả chiều sâu về kiến thức chuyên môn và bề rộng về kiến thức tổng quát, thích hợp cho việc nghiên cứu nên tôi đã chọn để làm chuyên đề cho đợt thực tập tốt nghiệp của mình. Trong báo cáo này, ngoài việc trình bày về quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu, tôi còn tập trung phân tích những rủi ro mà một ngân hàng phát hành L/C có thể gặp phải, để từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế cũng như xử lý rủi ro và tổng hợp lại các biện pháp mà các ngân hàng đã áp dụng từ trước đến nay. Bên cạnh đó, tôi còn trình bày lại những công việc tôi đã được làm trong thời gian thực tập và những kinh nghiệm rút ra được từ những công việc này. Phương pháp nghiên cứu tôi sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích định tính. Tất cả các thông tin trích dẫn trong báo cáo đều được trích dẫn nguồn và liệt kê ở mục Tài liệu tham khảo. Đợt thực tập này là cơ hội tốt để tôi hiểu rõ hơn về các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế. Những trải nghiệm trong suốt thời gian thực tập giúp tôi củng cố lại kiến thức đã học ở trường và bồi dưỡng thêm cho tôi các kỹ năng cần thiết khác trong cuộc sống. Nhờ vậy mà tôi ngày càng vững vàng hơn và tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc thực sự. ii
  4. Mục lục MỤC LỤC TRÍCH YẾU ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ................................................................... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, TIẾNG NƯỚC NGOÀI .......................................... vii NHẬP ĐỀ ................................................................................................................... 1 1. TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP....................................................................... 2 1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu............................ 2 1.1.1 Sự thành lập ....................................................................................... 2 1.1.2 Công ty có vốn đầu tư của ACB ......................................................... 3 1.1.3 Niêm yết............................................................................................. 3 1.1.4 Sự kiện nổi bật trong chặn đường phát triển của ACB (1993-2011) .... 4 1.1.5 Thành tích đạt được ............................................................................ 5 1.2 Tổng quan về phòng giao dịch Thanh Đa .................................................. 6 1.2.1 Sơ đồ tổ chức ..................................................................................... 6 1.2.2 Cơ cấu nhân sự và chính sách đào tạo................................................. 7 1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban .................................................. 8 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ACB .................................................................. 9 2.1 Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ....................................................... 9 2.2 Thông tin về đối thủ cạnh tranh ............................................................... 10 2.3 Tình hình kinh doanh của PGD Thanh Đa giai đoạn 2008-2011 .............. 12 2.3.1 Cơ cấu tổng thu nhập của ACB Thanh Đa ........................................ 12 2.3.2 Thu nhập từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế ........................................ 14 2.3.3 Lợi nhuận trước thuế ........................................................................ 16 3. CÔNG VIỆC THỰC HIỆN ....................................................................................17 3.1 Công việc chuyên môn ............................................................................ 17 3.1.1 Công việc liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền bằng điện ................ 17 3.1.2 Công việc liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu ..................... 20 3.1.3 Công việc liên quan đến lưu trữ hồ sơ tín dụng................................. 23 3.2 Công việc hỗ trợ...................................................................................... 26 iii
  5. Mục lục 4. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NHẬN DIỆN RỦI RO ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .......................................................................... 29 4.1 Những phát hiện trong thời gian thực tập ................................................. 29 4.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 31 4.3 Một số khái niệm ..................................................................................... 31 4.3.1 Định nghĩa về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ................. 31 4.3.2 Quy trình chung và các bên tham gia ................................................ 31 4.3.3 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại PGD Thanh Đa ................... 34 4.3.4 Quy trình cấp tín dụng hạn mức tại các ngân hàng ............................ 37 4.4 Những rủi ro khi tác nghiệp và các giải pháp hạn chế rủi ro ..................... 39 4.2.1 Nhận diện các rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ L/C nhập khẩu ............ 39 4.2.2 Các giải pháp hạn chế rủi ro .............................................................. 41 4.5 Rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và các giải pháp .......... 43 4.5.1 Rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu ............................. 43 4.5.2 Các giải pháp kiểm soát rủi ro ........................................................... 43 4.5.3 Biện pháp xử lý hệ quả khi rủi ro đã xảy ra ....................................... 46 KẾT LUẬN .............................................................................................................. viii TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... ix PHỤ LỤC .................................................................................................................... x A. Ký hậu vận đơn........................................................................................... x B. Giấy đề nghị mở L/C và bộ chứng từ dùng để thanh toán : ......................... xi NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................................ xxiii THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN ...................................................................... xxiv iv
  6. Lời cảm ơn LỜI CẢM ƠN Được nhận vào thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu là một điều may mắn và cũng là vinh dự cho bản thân tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng sự giúp đỡ tận tình mà các anh chị trong Ngân hàng đã dành cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Phòng giao dịch Thanh Đa, đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại đây, trao cho tôi cơ hội tiếp cận với thực tế môi trường doanh nghiệp và mở rộng thêm hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng. Tôi xin chân thành cảm ơn chị Đỗ Thị Mỹ Phụng – Trưởng bộ phận Hỗ trợ và Nghiệp vụ, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày mới đến đầy bỡ ngỡ. Chị đã luôn thông cảm cho tôi trong những tình huống ứng xử còn non nớt, thiếu kinh nghiệm. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến chị Trần Thị Kiều Trang, chịLê Thị Diệu Huyền – Nhân viên giao dịch thanh toán quốc tế,chị Trần Thị Thùy Dương và chị Nguyễn Thị Cẩm – Nhân viên giao dịch tín dụng, những người đã trực tiếp hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và giúp đỡ tôi với tất cả sự nhiệt tình của mình để tôi có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhờ có các chị mà tôi có thể hòa nhập nhanh chóng vàtích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong cả công việc và giao tiếp, ứng xử. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Quốc Dũng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi để đợt thực tập này của tôi đạt được kết quả tốt nhất. v
  7. Danh mục DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH Bảng 1 – Văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập ACB ...................................... 2 Bảng 2 – Thông tin niêm yết của ACB......................................................................... 3 Bảng 3 – Các danh hiệu ACB đã đạt được ................................................................... 5 Bảng 4 – Top 7 Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam ........................ 10 Bảng 5 – Tổng số điểm giao dịch của một số ngân hàng Việt Nam ............................ 11 Biểu đồ 1 – Tăng trưởng tổng thu nhập của PGD Thanh Đa ...................................... 12 Biểu đồ 2 – Cơ cấu tổng thu nhập của PGD Thanh Đa ............................................... 13 Biểu đồ 3 – Tốc độ tăng tưởng thu nhập của PGD Thanh Đa (Đơn vị %)................... 13 Biểu đồ 4 – Cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ của PGD Thanh Đa...................... 14 Biểu đồ 5 – Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ thanh toán .................................................... 15 Biểu đồ 6 – Doanh thu và chi phí từ dịch vụ thanh toán quốc tế ................................. 15 Biểu đồ 7 – Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của PGD Thanh Đa ............................ 16 Hình 1 – Sơ đồ tổ chức tại ACB Thanh Đa .................................................................. 6 Hình 2 – Khai trương PGD Thanh Đa .......................................................................... 7 Hình 3 – Quy trình chuyển tiền bằng điện tại PGD .................................................... 18 Hình 4 – Quy trình nhờ thu nhập khẩu kèm chứng từ ................................................. 21 Hình 5 – Quy trình thanh toán nhờ thu nhập khẩu kèm chứng từ tại PGD .................. 22 Hình 6 – Quy trình chung của phương thức thanh toán bằng L/C ............................... 31 Hình 7 – Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại PGD Thanh Đa .............................. 34 Hình 8 – Quy trình cấp tín dụng hạn mức .................................................................. 37 vi
  8. Danh mục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, TIẾNG NƯỚC NGOÀI 1. B/L = Bill of Lading: Hóa đơn vận chuyển hàng hóa 2. CA = Credit Analyst: Nhân viên phân tích tín dụng 3. CIC = Credit Information Center: Trung tâm thông tin tín dụng 4. CN.ĐKKD = Chứng nhận đăng ký kinh doanh 5. CSR = Customer Service Representative: Nhân viên dịch vụ khách hàng 6. Internet = Các giao dịch ngân hàng thông qua internet Banking 7. JCB = Japan Credit Bureau: Tổ chức tín dụng của Nhật Bản 8. KSV = Kiểm soát viên 9. LA = Loan Assistant: Nhân viên hỗ trợ tín dụng 10. LDO = Legal and Documents Officer: Nhân viên pháp lý chứng từ 11. Mobile = Các giao dịch ngân hàng thông qua điện thoại di động Banking 12. NHNN = Ngân hàng Nhà nước 13. PFC = Personal Finance Consultant: Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân 14. PGD = Phòng giao dịch 15. RA = Relationship Admin: Chuyên viên quan hệ khách hàng 16. TCBS = The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện 17. TMCP = Thương mại cổ phần 18. Token = Thiết bị điện tử xác thực người dùng khi sử dụng Internet Banking 19. TTTT = Trung tâm thanh toán 20. WTO = World Trade Organisation: Tổ chức Thương mại Thế giới 21. Western = Tổ chức chuyển tiền quốc tế Union vii
  9. Nhập đề NHẬP ĐỀ Ngày nay, sự giao thương giữa các quốc gia trở nên phổ biến làm cho hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng cũng vì thế mà nhộn nhịp hơn. Có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng, trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được biết đến như là phương thức an toàn nhất cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Phương thức này cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đặc điểm của phương thức này là đã có sự tham gia sâu rộng của các ngân hàng thương mại vào quy trình thanh toán. Và như một điều tất yếu, vai trò càng quan trọng hơn thì rủi ro cho các ngân hàng cũng nhiều hơn, đặc biệt là đối với ngân hàng phát hành thư tín dụng. Việc thực tập ở bộ phận thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Thanh Đa đã giúp tôi có cái nhìn cận cảnh và rõ nét hơn về vấn đề này. Từ khi bắt đầu thực hiện báo cáo này, tôi đã đặt ra cho mình một số mục tiêu sau:  Mục tiêu 1: Nắm vững quy trình của các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng  Mục tiêu 2: Nhận biết các rủi ro đối với ngân hàng phát hành thư tín dụng và đề ra được giải pháp để hạn chế rủi ro  Mục tiêu 3: Tích lũy thêm một số kỹ năng trong công việc  Mục tiêu 4: Định hướng nghề nghiệp cho bản thân 1
  10. Tổng quan đơn vị thực tập 1. TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu1 Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Tên giao dịch quốc tế : Asia Commercial Bank (ACB) Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Mã số thuế : 0301452948 Điện thoại : 08.39290999 Website : www.acb.com.vn 1.1.1 Sự thành lập Ngày 04/06/1993 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) chính thức đi vào hoạt động, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo: Văn bản pháp lý Cơ quan/đại diện cấp phép Ngày cấp Giấy phép hoạt động số Thống đốc NHNN 24/04/1993 0032/NH-GP Giấy phép thành lập số Ủy ban nhân dân TP.HCM 13/05/1993 533/GP-UB Giấy CN.ĐKKD số 059067 Sở kế hoạch và đầu tư 19/05/1993 (Cấp lần đầu) TP.HCM Bảng 1 – Văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập ACB 1 Nguồn: Báo cáo thường niên 2011 của ACB 2
  11. Tổng quan đơn vị thực tập 1.1.2 Công ty có vốn đầu tư của ACB  Công ty trực thuộc: có 100% vốn cổ phần, vốn góp do ACB nắm giữ  Công ty chứng khoán ACB (ACBS).  Công ty quản lý và khai thác tài sản ACB (ACBA).  Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL).  Công ty quản lý quỹ ACB (ACBC)  Công ty liên kết:  Công ty cổ phần dịch vụ bảo bệ ACB (ACBD).  Công ty cổ phần địa ốc ACB (ACBR).  Công ty liên doanh:  Công ty cổ phần kim hoàn ACB-SJC. 1.1.3 Niêm yết ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch từ ngày 21/11/2006. Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mã chứng khoán: ACB Giá ngày giao dịch đầu tiên 10.000 đồng/cổ phiếu Giá bình quân ngày 19/10/2012 15.800 đồng/cổ phiếu Khối lượng niêm yết lần đầu 53.902.281 cổ phiếu Khối lượng niêm yết hiện tại2 935.849.684 cổ phiếu Khối lượng chứng khoán đang lưu hành3 937.696.506 cổ phiếu Bảng 2 – Thông tin niêm yết của ACB 2 Tính đến 03/2011 3 Tính đến 03/2011 3
  12. Tổng quan đơn vị thực tập 1.1.4 Sự kiện nổi bật trong chặn đường phát triển của ACB (1993-2011) Năm 2000, ACB tái cấu trúc toàn hệ thống. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. Năm 2001,ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi – The Complete Banking Solution (TCBS), là giải pháp ngân hàng toàn diện cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời và dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Năm 2006, ACB niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Năm 2007, ACB thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng Năm 2008, ACB hợp tác với Tổ chức American Express về séc du lịch và Tổ chức Japan Credit Bureau về dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ thương hiệu JCB. Năm 2009,ACB hoàn thành chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực. Năm 2010,ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Năm 2011,ACB khánh thành Trung tâm dữ liệu dạng mô-đun (Enterprise Module Data Center) tại TP. HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. 4
  13. Tổng quan đơn vị thực tập 1.1.5 Thành tích đạt được Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ACB đã gặt hái được nhiều thành công thông qua các danh hiệu do các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bình chọn. Thời Cơ quan/ Đại diện trao Thành tích gian tặng 2006  Huân chương lao động hạng ba  Chủ tịch nước  Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt  The Asian Banker Nam 2005  Ngân hàng tốt nhất Việt Nam  Euromoney 2007  Thành tựu về lãnh đạo trong ngành  The Asian Banker ngân hàng Việt Nam năm 2006  Hội đồng Tư vấn  Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong Doanh nghiệp ASEAN lĩnh vực đội ngũ lao động (BAC) 2008  Huân chương lao động hạng nhì  Chủ tịch nước  Ngân hàng tốt nhất Việt Nam  Euromoney 2009  Ngân hàng tốt nhất Việt Nam  FinanceAsia, Asiamoney, Global Finance, Euromoney, The Banker, và The Asset4 2010  Ngân hàng tốt nhất Việt Nam  FinanceAsia, Global Finance, Asiamoney, và The Asset  Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam5  The Asian Banker Bảng 3 – Các danh hiệu ACB đã đạt được 4 Sự kiện đầu tiên đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam 5 Giải thưởng 3 năm một lần 5
  14. Tổng quan đơn vị thực tập 1.2 Tổng quan về phòng giao dịch Thanh Đa 1.2.1 Sơ đồ tổ chức6 Hòa vào chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của ACB giai đoạn 2006- 2010, PGD Thanh Đa đã được thành lập vào ngày 19/05/2008 với mục đích đáp ứng đầy đủ và đa dạng nhu cầu về vốn, đầu tư và thanh toán, chuyển tiền từ phía khách hàng. Cho đến nay, PGD Thanh Đa được biết đến như là một trong những đơn vị tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong toàn hệ thống của ACB. NV phân tích tín dụng (CA) Trưởng bộ phận kinh NV quan hệ khách hàng doanh tín (RA) dụng NV tư vấn tài chính cá nhân (PFC) NV hỗ trợ tín dụng (LA) Phó Giám Trưởng bộ Giám NV dịch vụ khách hàng đốc phận Hỗ trợ đốc (CSR) PGD và Nghiệp vụ PGD NV pháp lý chứng từ (LDO) KSV giao dịch Trưởng bộ phận Giao dịch và Ngân Giao dịch viên (Teller) quỹ Thủ quỹ Hình 1 – Sơ đồ tổ chức tại ACB Thanh Đa Về cách thức tổ chức, các bộ phận tại PGD Thanh Đa được tổ chức theo chức năng chuyên môn hóa. Nhìn chung, cách thức tổ chức nhân sự ở đây khá đơn giản, có sự tương tác một cách nhanh chóng, hiệu quả giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với các nhân sự cấp trên. 6 Nguồn: Bản điều lệ và Cơ cấu tổ chức tại ACB – PGD Thanh Đa 6
  15. Tổng quan đơn vị thực tập 1.2.2 Cơ cấu nhân sự và chính sách đào tạo Hiện tại, PGD Thanh Đa đang sở hữu một nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên ở đây bao gồm khoảng 20 người trong độ tuổi từ 22 đến 35, và tất cảđều có trình độ từ bậc Đại học trở lên. Trong đó có 3 nhân viên đã hoàn thành bậc cao học và 4 nhân viên đang trong quá trình hoàn tất chương trình Thạc sỹ. Hầu hết nhân viên ở đây đều gắn bó lâu dài với ACB Thanh Đa ngay từ những ngày đầu thành lập. Nhân viên tại PGD Thanh Đa nói riêng và của ACB nói chung đều được hưởng chính sách đào tạo tiên tiến của ACB. Nhân viên mới được tham gia chương trình học việc kéo dài 1 tháng bằng cách thực hiện các công việc tại ACB như một nhân viên thực thụ dưới sự hướng dẫn của nhân viên cấp trên. Khi được nhận vào làm chính thức, tùy Hình 2 – Khai trương PGD Thanh Đa vào thời gian làm việc, nhu cầu công việc và mong muốn của từng nhân viên mà các Trưởng đơn vị cân nhắc và cử nhân viên tham gia các lớp học nghiệp vụ từ Trung tâm đào tạo của ACB. Các lớp học này được mở thường xuyên và kéo dài từ 1 đến 3 tuần, dành cho tất cả các đối tượng từ Giao dịch viên đến Kiểm soát viên hay Trưởng bộ phận. Bên cạnh đó, ACB còn thường xuyên tổ chức các kỳ kiểm tra, sát hạch hằng quý để đảm bảo nhân viên ACB nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và luôn cập nhật kiến thức mới nhằm phục vụ tốt cho công việc tại các đơn vị. Ban lãnh đạo PGD Thanh Đa là những người có khả năng lãnh đạo, quản lý tốt và có tầm nhìn chiến lược sâu rộng. Trong nhiều năm qua, cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao và tận tình với công việc, PGD Thanh Đa đã thiết lập được nhiều mối quan hệ khách hàng rộng rãi, đáng tin cậy giúp cho đơn vị luôn giữ vững các thành tích, là đơn vị tiêu biểu góp phần vào sự hưng thịnh chung của ACB. 7
  16. Tổng quan đơn vị thực tập 1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban  Bộ phậnkinh doanh tín dụng  Nhân viên RA, CA: thẩm định khách hàng, tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, trình cấp trên phê duyệt và duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.  Nhân viên PFC: tìm kiếm khách hàng cá nhân, tư vấn các sản phẩm, dịch vụ tín dụng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.  Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế7  Nhân viên LA: thực hiện các thủ tục giải ngân và sau giải ngân, thực hiện các thủ tục bảo lãnh, bao thanh toán, theo dõi lãi suất và lịch trả nợ để thông báo đến cho khách hàng, lưu trữ hồ sơ tín dụng.  Nhân viên pháp lý chứng từ LDO: thực hiện thủ tục công chứng tài sản thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch bảo đảm.  Nhân viên CSR: hướng dẫnkhách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, séc thanh toán, mở tài khoản, internet banking và mobile banking.  Bộ phận giao dịch và ngân quỹ  Kiểm soát viên giao dịch: chịu trách nhiệm về hoạt động giao dịch tiền gửi, thực hiện công tác huy động vốn.  Giao dịch viên: thực hiện công tác liên quan đến hoạt động giao dịch tiền gửi của khách hàng.  Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố. 7 Bộ phận tôi thực tập 8
  17. Tình hình hoạt động của ACB 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ACB 2.1 Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng Cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần khác, việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng về tài chính của khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của ACB. Do đó, các sản phẩm và dịch vụ của ACB không ngừng được đổi mới, đa dạng hóa và khác biệt hóa, nhằm hướng đến lợi ích cao nhất cho khách hàng và cũng là gia tăng thêm giá trị cho ACB. Nhưng nhìn chung, các sản phẩm và dịch vụ chính của ACB có thể tóm lược thành:  Hoạt động huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng  Hoạt động sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, góp vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng  Các dịch vụ trung gian: thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.  Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng.  Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Một trong những cách để làm mới và khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ của ACB là thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khi giao dịch với ACB. Trong thời gian tôi thực tập, các chương trình ưu đãi điển hình có thể kể đến như: tặng token cho khách hàng doanh nghiệp đăng kí sử dụng ACB online, chương trình Mùa lễ hội – gởi tiết kiệm rút thăm trúng thưởng các giải thưởng có giá trị,… Ngoài ra, PGD Thanh Đa còn triển khai chương trình giao dịch ngoài giờ hành chính và thứ 7 và chủ nhật để phục vụ tốt hơn nhu cầu chuyển tiền, thanh toán của khách hàng. 9
  18. Tình hình hoạt động của ACB 2.2 Thông tin về đối thủ cạnh tranh Trong nhận thức của hầu hết khách hàng, ACB là một ngân hàng lớn mạnh hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, xét trên tổng thể thị trường, luôn tồn tại những đối thủ mạnh và cạnh tranh gay gắt với ACB, kể cả trực tiếp và tiềm năng. Có nhiều tiêu chí để nhận diện đối thủ cạnh tranh của ACB, song vốn điều lệ và mạng lưới hoạt động là hai tiêu chí tiêu biểu để xác định rõ vị thế cạnh tranh của ACB trên thị trường ngân hàng. Xét về vốn điều lệ, ACB hiện có 9.376 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong danh sách các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam sau Eximbank, Sacombank và SCB. Các vị trí đứng sau ACB gồm có Techcombank, Maritime Bank và MB. Hầu hết các ngân hàng này đều có bề dày hoạt động lâu năm trong ngành và có uy tín lớn đối với khách hàng. Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ACB còn phải kể đến các ngân hàng thương mại có vốn đầu tư của nhà nướcnhư: Vietcombank, BIDV, Agribank và Vietinbank. Các ngân hàng này đều có vốn Nhà nước nhưng đã cổ phần hóa và có vốn điều lệ lên đến hơn 20.000 tỷ đồng. VỐN ĐIỀU LỆ NGÂN HÀNG NĂM THÀNH LẬP (Tỷ đồng) 1. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt 1992 12.355 Nam (Eximbank) 2. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 1991 10.740 (Sacombank) 3. Ngân hàng Sài Gòn (SCB) 2011 10.584 4. Ngân hàng Á Châu (ACB) 1993 9.376 5. Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 1993 8.788 (Techcombank) 6. Ngân hàng Hàng hải Việt Nam 1991 8.000 (Maritime Bank) 7. Ngân hàng Quân Đội (MB) 1994 7.300 Bảng 4 – Top 7 Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam8 8 Số liệu thống kê đến 15/06/2012 (Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2