Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk
lượt xem 35
download
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk tập trung tìm hiểu một số phương diện của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Ê-đê ở Krông Năng, Đăk Lăk. Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau nên đã hình thành các vùng văn hóa khác nhau. Từ đó, văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt mang tính đặc thù. Một trong các vùng văn hóa ấy là vùng văn hóa Tây Nguyên (Kom Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông). Đây là vùng văn hóa rộng lớn gồm nhiều dân tộc sinh sống, có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa, độc đáo của mình. Nhờ đó, đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng dân tộc trên mọi lĩnh vực. Krông Năng là một trong những địa bàn cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc Êđê. Tại đây, cũng như nhiều dân tộc thiểu số bản địa khác ở Tây Nguyên, quá trình sinh sống của đồng bào Êđê trải qua nhiều thế hệ đã hình thành những nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Dân tộc Ê-đê là dân tộc có nền văn hóa truyền thống đặc sắc trong 54 dân tộc anh em ở nước ta. Cũng như mọi dân tộc khác, người Ê-đê ở Đăk Lăk đã sớm hình thành giá trị văn hóa mang màu sắc riêng. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Ê-đê, góp phần làm tăng thêm giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài cơn lốc ấy. Đặc biệt, kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Ê-đê huyện Krông Năng, Đăk Lăk. Trước tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Ê-đê nói chung, và người Ê-đê ở huyện Krông Năng nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng. Vì thế, cần phải có thêm nhiều tài liệu giúp cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ được tiếp cận với kho tàng truyền thống của dân tộc mình, để hiểu và để tạo nên niềm tự hào về quê hương đất nước. Xuất phát từ lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua khảo sát thực địa tại địa phương, cụ thể là huyện Krông Năng để tìm hiểu đời sống văn hóa của đồng bào nơi đây. Đồng thời, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, xã hội đã chi phối như thế nào đến đời sống văn hóa của người dân. Thông qua tìm hiểu đời sống văn hóa truyền thống, phong tục tập quán làm ăn sinh sống của đồng bào, tác giả sẽ chỉ ra những tác nhân tạo nên văn hóa truyền thống của văn hóa đồng bào Ê-đê. Từ đó, có cơ sở để đề xuất phương hướng bảo tồn cũng như phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê tại huyện krông Năng nói riêng và người Ê-đê ở các địa phương khác nói chung. Đề tài này nhằm đưa đến cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về dân tộc Ê-đê ở huyện krông Năng trên phương diện văn hóa truyền thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ê- đê tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. Trong phạm vi một bài tập tôt nghiệp, tác giả chỉ tập trung tìm hiểu một số phương diện của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Ê-đê ở Krông Năng, Đăk Lăk. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Người Ê-đê đã có mặt rất sớm ở huyện Krông Năng. Dấu vết của dân tộc Ê-đê tại huyện Krông Năng đã phản ánh đậm nét trong các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê-đê vẫn còn là xã hội mang dấu ấn mẫu hệ đậm nét ở nước ta, có giá trị đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, từ lâu đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tìm hiểu và nhiều người quan tâm. Những năm sau 1980, các nhà dân tộc học Việt Nam tiến hành nhiều đợt khảo sát ở vùng văn hóa Tây Nguyên bao gồm khu vực có người Ê-đê cư trú, theo đó nhiều công trình được xuất bản như: Đại cương về dân tộc Ê-đê, M’nông ở Đăk Lăk (1982) của Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi. Công trình này đã trình bày những vấn đề chung nhất về đời sống của hai dân tộc Ê-đê, M’nông trên các phương diện: thiên nhiên và dân cư (đặc điểm địa lý, sự phân bố dân cư và thành phần dân tộc, vài nét về truyền thống văn hóa, nguồn gốc lịch sử, những đặc điểm nhân chủng của các dân tộc Ê-đê, M’nông) kinh tế và xã hội. Đặc biệt, ở phần thứ 3 (chương 1) của công trình, tác giả Chu Thái Sơn đã đề cập đến văn hóa vật chất của người Ê-đê. Và ở chương 3, tác giả Vũ Đình Lợi cũng đã đề cập 2
- đến những lễ nghi-phong tục trong chu kỳ đời sống của người Ê-đê nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi 8 trang (157-164). Nên những gì mà tác giả trình bày còn ở mức độ sơ lược, chỉ mang tính gợi mở, nhưng lại là cơ sở để người nghiên cứu kế thừa và phát triển. Bên cạnh đó, khá nhiều công trình nghiên cứu về người Ê-đê đăng trên các tạp chí như: Một số đặc điểm xã hội của các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên, tạp chí Dân tộc học số 1, 1954. Bàn về lịch sử tộc người và đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa cư dân Tây Nguyên của Chu Thái Sơn, tạp chí Dân tộc học số 2-1979. Mấy nhận xét về hôn nhân và gia đình của người Ê-đê của Nông Hoàng Cư, tạp chí Dân tộc học số 3-1980... Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các học giả chỉ nghiên cứu ở những địa bàn lớn, riêng nghiên cứu về văn hóa truyền thống ở huyện Krông Năng thì hiện chưa có công trình nào. Nhất là, qua thời gian, khi mà nhà nước can thiệp vào cuộc sống của người Ê-đê như xây dựng nông thôn mới, bê tông hóa các công trình…rồi yếu tố cơm, áo, gạo, tiền đòi hỏi người Ê-đê phải chạy theo kinh tế, để mưu sinh, lo toan cho cuộc sống, thì những yếu tố văn hóa truyền thống có gì biến đổi vẫn chưa được quan tâm. Vì vậy đó là những cơ sở để người tác giả mạnh dạn lựa chọn “Văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk” để làm đề tài cho bài tập tốt nghiệp của mình nhằm đem lại cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất về văn hóa truyền thống và những biến đổi văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng hiện nay. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Bài tập tốt nghiệp sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logic. Ngoài ra, phương pháp liên ngành dân tộc học - văn hóa học cũng được tác giả sử dụng để hoàn thành mục đích nghiên cứu. Thông qua quá trình điền dã, thu thập thông tin, quan sát cuộc sống của người Ê-đê ở địa bàn huyện Krông Năng, tác giả làm rõ truyền thống văn hóa của người Ê-đê trên 2 phương diện: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Phương pháp so sánh cũng là phương pháp được chú trọng để rút ra những điểm chung và những nét khác biệt so với các tộc người Ê-đê ở các địa phương khác. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp định tính, định lượng, phương pháp tổng hợp và phân tích… khi cần thiết, nhằm thu thập, đưa ra các lý giải rõ hơn về văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. 3
- 6. Đóng góp của đề tài Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tộc người Ê-đê, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào mang tính hệ thống, khái quát cụ thể về một tộc người Ê-đê cư trú tại huyện Krông Năng. Do đó, giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra của đề tài tác giả mong muốn tái hiện lại những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Bài tập tốt nghiệp góp phần giúp độc giả hình dung, nhìn nhận, đánh giá về văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. Đồng thời, giúp cư dân, đặc biệt là giới trẻ nhận thấy được giá trị văn hóa truyền thống của tộc người mình và đánh giá thực trạng của vấn đề để có phương hướng phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào. Thông qua việc tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở một không gian hẹp, tác giả hy vọng sẽ góp thêm tư liệu cho những người đam mê nghiên cứu về văn hóa tộc người Ê-đê ở Việt Nam nói chung và người Ê-đê ở huyện Krông Năng nói riêng. Cuối cùng, với việc nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng hy vọng đề tài của tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu và bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người một cách khoa học nhất. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở hình thành văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. Chương 2: Văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. Chương 3: Biến đổi văn hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. 4
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ Ở HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Đăk Lăk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng M'Nông: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Đăk Lăk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Tỉnh Đăk Lăk được tái lập vào ngày 26 tháng 11 năm 2003, trên cơ sở tách tỉnh Đăk Lăk thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông. Tỉnh Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên nằm trong 5
- khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển. Phía Đông của Đăk Lăk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai. Tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Krông Buk, Krông Pak, Lắk, Ea Súp, M’ Drăk, Krông Ana, Krông Bông, Ea H’leo, Cư M’gar, Krông Năng, Buôn Đôn, Ea Kar, Cư Kuin. Trong đó, có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn. Huyện Krông Năng được thành lập ngày 09/11/1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Quyết định số 212/HĐBT chính thức thành lập huyện Krông Năng thuộc tỉnh Đăk Lăk. Huyện nằm ở phía Đông bắc tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo đường Quốc lộ 14, tỉnh lộ 14. Có đường địa giới hành chính tiếp giáp như sau: Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Krông Buk, phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo, phía Đông giáp huyện Sông Hinh- tỉnh Phú Yên, phía Đông Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Ea Kar. Có 12 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: thị trấn Krông Năng, các xã: EaTam, Tam Giang, EaHồ, Phú Xuân, Đliêya, Phú Lộc, EaTóh, CưKlông, EaDăh, EaPúk, EaTân); có diện tích tự nhiên 614,79 km 2, dân số trung bình 118.335 người (năm 2008) gồm có 23 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31,24%, với 28 buôn đồng bào dân tộc Ê-đê tại chỗ. Huyện Krông Năng là huyện vừa có vị trí quan trọng về quốc phòng, vừa là vùng giao lưu buôn bán giữa các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung. Với các dân tộc sinh sống như: Ê- đê, Bana, Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thái… nên đời sống văn hoá hết sức phong phú đa dạng. Việc bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc huyện Krông Năng từng bước được chú trọng đầu tư. Một số lễ hội văn hoá và văn nghệ dân gian của đồng bào dân tộc Ê – đê (dân tộc bản địa) đã được phục dựng và bảo tồn như: lễ hội cồng chiêng, lễ cầu mưa, lễ mừng nhà mới, lễ cúng vòng đời… Các loại nhạc cụ như: sáo đất, đàn Gông… cũng được các nghệ nhân quan tâm và gìn giữ. Đây còn là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, giàu truyền thống hào hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Địa hình của Krông Năng là địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lượn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; đất đai, khí hậu, thời tiết khá 6
- thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành sản xuất kinh doanh. Hệ thống giao thông nông thôn đã định hình và phát triển, đảm bảo lưu thông hàng hoá tốt cả 2 mùa, hệ thống mạng lưới điện Quốc gia đã đến được hầu hết các xã trên địa bàn, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp được xây dựng và ngày càng phát huy hiệu quả. Những điều kiện trên là cơ sở và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với cơ cấu phát triển một nền kinh tế hàng hoá bao gồm nông lâm nghiệp, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững. Ngoài ra đây còn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng như tài nguyên rừng, tài nguyên kháng sản và tài nguyên du lịch. Mặt khác, với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, có nhiều phong tục tập quán khác nhau, mở ra khả năng khai thác lợi thế này để phát triển du lịch, dự án Chợ Tình (chợ văn hoá Việt Bắc) ở xã Ea Tam với nét đặc biệt riêng có của đồng bào dân tộc ít người phía Bắc sẽ tô thêm nét phong phú về văn hoá các dân tộc trên địa bàn. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Là một huyện vùng sâu vùng xa tỉnh Đăk Lăk thuộc diện đầu tư chương trình 134 và 135 của chính phủ. Krông Năng có điều kiện tự nhiên đất đai thổ nhưỡng thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, nhất là với nhiều loại cây nông nghiệp, công nghiệp dài ngày như càphê, hồ tiêu, cao su. Về kinh tế: Trong 9 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.479 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện được 45,605 tỷ đồng, đạt 42,13% so với dự toán tỉnh giao. Về xã hội: Trường đạt Chuẩn quốc gia có 20/66 trường (Kế hoạch 21/66); 100% xã, thị trấn có trường mẫu giáo (Kế hoạch 100%). Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo 2011 - 2015) giảm xuống còn 10,37% (Kế hoạch
- tuổi, công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong năm 2013-2014 các đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn liên tục trong suốt năm học, tạo khí thế thi đua sôi nổi cho toàn ngành. Điều đáng chú ý là tỷ lệ học sinh là đồng bào Ê- đê chiếm tỷ lệ khá cao, cho thấy đồng bào Ê-đê đã quan tâm đến việc học của con em mình, nhiều người trong số đó đã thành đạt nắm nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em được quan tâm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Khi có bệnh tật thì người Ê-đê đến các trạm Y tế để khám và điều trị, không còn trường hợp chữa bệnh bằng “thầy cúng”. Rõ ràng nhận thức về xã hội trong cộng đồng người Ê-đê đã được nâng cao đáng kể. Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao những năm qua huyện đã tiếp tục tuyên truyền rộng rãi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp-phát đầy đủ chương trình truyền thanh, đảm bảo tuyên truyền đầy đủ chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến từng người dân. Hiện nay Ủy ban nhân dân cũng đã triển khai tu sửa các loa đài của Đài truyền thanh huyện đảm bảo thông tin kịp thời về tin tức thời sự - kinh tế - văn hóa xã hội - an ninh quốc phòng… Công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng. Việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết được quan tâm, đã tổ chức các lớp dạy tiếng Ê-đê cho cán bộ chủ chốt của huyện và một số lễ hội được phục dựng để lưu giữ . Các sinh hoạt lễ hội dân gian ấy được gìn giữ và phát huy trong 28 buôn làng đồng bào Ê-đê ở Krông Năng. Đội ngũ nghệ nhân dân gian với gần 200 nghệ nhân đàn, hát dân ca, dệt thổ cẩm… là “báu vật sống” vô giá của huyện đã phát huy tích cực trong việc bảo tồn; phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Mặt khác, một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên nét đặc sắc trong sinh hoạt lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là các nhạc cụ. Hiện toàn huyện có 12 giàn nhạc, 2 đội nhạc ngũ âm, hơn 10 giàn cồng chiêng Ê-đê… Nhìn chung đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc huyện Krông Năng có nhiều khởi sắc với những hoạt động tích cực. Đồng thời đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố, thắt chặt khối đại đoàn kết các dân tộc anh em. 1.3. Đặc trưng văn hóa người Ê-đê 1.3.1. Địa bàn cư trú Người Ê-đê ở huyện Krông Năng cư trú tập trung chủ yếu ở 28 buôn phân bố rải rác ở các xã Ea Hồ, Ea Tóh, Cư Klông, Dliêya và thị trấn Krông Năng, trong đó nhiều nhất 8
- là xã Ea Hồ với 12/28 buôn. như : buôn Giêr (xã EaHồ), buôn Jun (xã DliêYa), buôn Wiâo (huyện Krông Năng). .. Mỗi buôn có khoảng từ 30 – 50 ngôi nhà dài với khoảng trên 500 – 600 người, bao gồm các thành viên của một dòng họ hợp thành, buôn thường mang tên người chủ bến nước . Địa điểm tụ cư của họ thường nằm theo các triền suối, sông nhỏ hay những chỗ đất cao và bằng phẳng, xa tít là những dãy núi chập chùng, xanh ngắt một màu. Người Ê-đê quần cư theo buôn, họ không quen sống xen kẽ với các dân tộc khác. Vì thế cư trú với mật độ khá tập trung. Ngày nay, tại các giếng tập thể tất cả tộc người Ê- đê cùng múc nước và đem về dùng. Mỗi buôn có một khu vực để sản xuất, chăn thả, buôn này không được xâm lấn buôn kia, nhà này không được xâm phạm đất đai của nhà khác, quy định về tính cộng đồng của người Ê-đê được thể chế hóa bằng hệ thống luật tục. Đứng đầu là già làng, người giữ quyền lực về thể chế trong thôn buôn. 1.3.2. Tên gọi và thành phần tộc người Người Ê-đê ở huyện Krông Năng là dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người Mã Lai ở các hải đảo Thái Bình Dương, họ có mặt lâu đời ở Đông Dương. Truyền thống dân tộc Ê-đê đến nay vẫn còn mang đậm nét mẫu hệ và dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo. Ê-đê còn có những tên gọi khác nhau Rađê, Rhađê, Anăk Êđê, Đê, Êđê EEgar, Mọi, Thượng hay Rơđê… Đây là một trong những tộc người có khá nhiều nhóm địa phương. Những nhóm địa phương có số dân đông là Kpă, Adham, Krung, Ktul, Hwing, Epan, Bil và M’Dhur. Trên địa bàn huyện Krông Năng người Ê -đê có các họ sau: Ksor, Niê, Byă, Mlô, K Dăm, K Buôr, Niê Hra … Trong số các họ thì họ Mlô, Niê là phổ biến nhất chiếm phần lớn dân số ở địa bàn. Trong giao tiếp thường ngày, cũng như người Việt họ chỉ gọi tên, ví dụ như một người có tên là “Hngon Niê” thì lúc gọi tên trong giao tiếp gọi là Hngon. Đối với người già, nếu là người thân trong nhà thì đàn ông gọi là “Oi”, nếu là phụ nữ thì gọi là“ Tun” hoặc “Adôn”. Điều đó thể hiện sự lịch thiệp trong quan hệ xã hội, cộng đồng, thể hiện tình cảm thiêng liêng gắn chặt quan hệ gia đình, bạn bè làng xóm. 1.3.3. Hoạt động kinh tế Căn cứ vào kỹ thuật canh tác và môi trường sống, người ta xếp dân tộc Ê- đê huyện Krông Năng vào nhóm dân cư nông nghiệp nương rẫy, khác với nhóm dân cư nông nghiệp lúa nước. Do điều kiện tự nhiên, nơi cư trú của người Ê-đê huyện Krông Năng, về đất đai chủ yếu đất đỏ bazan nên người Ê-đê ở đây cũng làm lúa nước nhưng diện tích không lớn, chỉ ở một vài nơi ven suối, ven sông hoặc xung quanh hồ mà chủ yếu là trồng 9
- cây công nghiệp (Cà phê, Cao su, Hồ tiêu…). Ngoài ra còn sản xuất hoa màu phụ và chăn nuôi gia súc. Trong đời sống người Ê-đê huyện Krông Năng là nghề thủ công không thể thiếu nghề dệt vải và chế biến Rượu cần. Trong đó, Rượu cần được sử dụng trong các buổi lễ cúng Yang và đã trở thành văn hóa truyền thống của người Ê -đê. Rượu cần là một lễ vật không thể thiếu trong các buổi lễ, bất cứ là lễ gì, lớn hay nhỏ đều có rượu cần. Người Ê- đê ở đây có thói quen hút thuốc lá, trong các mảnh vườn nhỏ, gần nơi cư trú những người già trong nhà trồng các cây thuốc lá, sau đó phơi khô và thái nhuyễn đem cất vào bao. Họ chủ yếu hút thuốc lá bằng tẩu. Vì thế, tẩu thuốc được chế tác khá nhiều kiểu. Có loại bằng tre, nứa, gỗ, được gọt đẽo rất công phu và được quấn đồng, nhôm hoặc bạc xung quanh tẩu thuốc, nhưng thông dụng nhất vẫn là tẩu thuốc được quấn bằng lá chuối. Có thể thấy, cuộc sống của người Ê-đê tách ra khỏi các dân tộc khác nên còn lưu giữ được những văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc riêng của dân tộc mình. Dù có những thay đổi về phương thức sinh hoạt do bước tiến của xã hội, nhưng nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc dân tộc vẫn còn sống mãi với cư dân Ê-đê ở Krông Năng. 1.3.4 Truyền thống đoàn kết đấu tranh Đồng bào các dân tộc trong huyện Krông Năng vốn có truyền thống đấu tranh cách mạng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều buôn làng ở Krông Năng là cơ sở cách mạng, những căn cứ cách mạng được xây dựng và hoạt động từ đây toả đi nhiều nơi ở Đắk Lắk như căn cứ H4 (Dliê Ya). Nơi nổ ra những cuộc phản kháng đầu tiên chống sự do thám, thâm nhập, chiếm đóng của thực dân Pháp; nơi hai lần là căn cứ địa cách mạng của tỉnh Đăk Lăk trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong đó phải nói đến chặng đường hai mươi năm chống Mỹ cứu nước, Krông Năng luôn là chiến trường nóng bỏng và trung dũng. Căn cứ Dliê Ya là thành luỹ che chở các cơ quan kháng chiến trong những thời điểm gian khổ và ác liệt; chính vùng đất Dliê Ya đã chứng kiến sự ra đời của Đảng bộ tỉnh, sự ra đời của các cơ quan, đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh... Nhiều gia đình dân tộc Ê-đê ở buôn Dliê Ya và hàng trăm gia đình ở các buôn làng khác trong huyện đã tham gia chống dồn dân lập ấp, dời nhà vào núi lập làng chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ-Diệm. Quân dân Krông Năng còn góp phần vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng căn cứ địa cách mạng và phát triển chiến tranh du kích vùng địch hậu. 10
- Vùng đất kiên cường Krông Năng còn có địa danh Núi Voi, là căn cứ H4 trong kháng chiến chống Mỹ của Tỉnh uỷ Đăk Lăk. Nơi đặt trụ sở Liên hiệp Bốn bên của tỉnh và là nơi từng diễn ra nhiều trận chiến đấu của quân dân Krông Năng chống sự áp chế, phá hoại Hiệp định Paris, lấn đất giành dân của địch vào vùng giải phóng. Tại Núi Voi, sẽ có một tượng đài Vệ quốc được xây dựng. Đó là biểu tượng để các thế hệ kế tiếp sẽ mãi mãi ghi nhớ truyền thống đấu tranh quật cường của quân và dân các dân tộc huyện Krông Năng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. CHƯƠNG 2 VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ Ở HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK 2.1. Văn hóa vật chất 2.1.1. Ẩm thực 11
- Trước đây, mặc dù sống trong những điều kiện kinh tế, xã hội thấp, nhưng vì nhu cầu của cuộc sống người Ê-đê luôn sáng tạo để thích nghi với môi trường. Sống dựa vào thiên nhiên nên người Ê-đê đã lợi dụng và biến đổi để hòa hợp với đời sống của mình. Cũng như bao dân tộc khác, nguồn lương thực chính của người Ê-đê là gạo tẻ, chỉ những lúc mất mùa bà con mới dùng khoai, ngô, sắn nấu độn với gạo và ăn qua ngày. Hầu hết người Ê-đê ăn hai bữa chính trong ngày, bữa sáng và bữa chiều, chỉ những lúc đi làm xa thì họ mới đem theo cơm vắt, muối ớt ăn phụ vào buổi trưa. Rau, củ, quả và thịt thú rừng là nguồn thực phẩm chính dùng trong bữa ăn chính của người Ê-đê. Rau, củ, quả chủ yếu là bà con lúc đi nương rẫy hái về, một số ít trong số đó là tự trồng lấy rau ở xung quanh vườn nhưng thường rất hiếm. Bởi vì, đa phần họ chăn nuôi bò, heo theo hình thức chăn thả rông nên bò, heo phá vườn của họ, chỉ rất ít hộ gia đình rào thật kỹ mới trồng được rau, củ. Thịt thú rừng, thủy sản ở sông, suối, ao, hồ hoặc thịt các con vật giết mổ thường để cúng tế. Cách chế biến món ăn của người Ê-đê khá đơn giản, trong tâm thức suy nghĩ của họ là phải làm sao khi nấu ăn hạn chế thấp nhất việc làm mất mùi vị của đồ ăn. Nghĩa là, đối với loại thực phẩm là rau, củ, quả, đồng bào thường chế biến thành món canh, món luộc, hoặc nấu mặn với cá hoặc thịt. Trong bữa ăn không thể thiếu chén muối ớt. Đối với loại thực phẩm từ động vật, người Ê-đê chủ yếu nấu cho chín và chấm với muối ớt. Nướng thịt, nấu mặn với rau, củ là những cách chế biến món ăn được họ quan tâm nhất. Ngoài ra còn có khá nhiều món chế biến từ động vật như lòng heo nấu với quả chuối xanh và tiêu, món thịt thái nhỏ, trộn đều với muối ớt và nướng gọi là “knut”, món thịt nấu với các loại rau quả gọi là “tukdjam”. Người Ê-đê rất thích ăn món gié. Nguyên liệu để chế biến món gié là ruột non, da, xương của các con vật được giết mổ, đem băm nhỏ, trộn đều với muối, bỏ vào tô ướp từ 4 đến 5 ngày là có thể lấy ra ăn được. Một món ăn cũng được rất nhiều người chế biến đó là món thịt chuột nướng. Đây là món thường chỉ dành cho những người lớn tuổi. Chuột được bắt ở ngoài đồng, đem về lột da và hun khói trên bếp lửa để giành lúc mưa bão không kiếm được nguồn thức ăn. Người Ê-đê ở đây quen uống nước lã, nước được lấy từ ngoài sông, suối hoặc những cái giếng làng. Chỉ khi sinh đẻ, bệnh tật thì họ mới uống nước đun sôi. Các buổi lễ cúng hay họp mặt họ uống rượu cần, chứ không dùng thêm bất cứ loại rượu nào. Trong tập tục sinh hoạt cư dân cũng đặt ra nhiều kiêng cữ để bảo vệ nguồn nước, hằng năm trong buôn thường tổ chức các buổi lễ cúng bến nước, họ không cho bất cứ ai làm bẩn nguồn nước đầu nguồn, cấm phóng uế, vứt động vật chết xuống sông suối. 12
- 2.1.2. Trang phục Người Ê đê có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Ê đê là màu chàm, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Trang phục phụ nữ: Trang phục Êđê độc đáo và khá lạ so với nhiều vùng miền khác ở chỗ phong cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm). Hàng ngày, đồng bào dân tộc Ê-đê thường mặc loại áo băl. Loại áo này không trang trí hoa văn. Những người già lão ở đây còn ưa mặc một loại áo lót trong gọi là ao yên, chỉ có phần vải che ngực. Áo tiêu biểu của người Ê-đê huyện Krông Năng quen gọi là “Ao đếch kvich grư”. Loại áo này có tay dài, cổ kéo dài ngang vai, thân và tay áo đều hẹp, mặt trước và mặt sau bằng nhau áo mở ở hai vai, đôi khi có đính một hàng cúc trước ngực để khi mặc áo chui đầu, lúc đi lao động họ thường mặc áo và váy đơn giản đó là loại áo và váy trơn đơn giản không trang trí hoa văn có tên gọi là “Ao-băl”. Về váy, Phụ nữ Ê-đê diện nhiều loại váy khác nhau. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêck. Loại váy này mặc trong những dịp hội hè long trọng, trong cưới xin, nhất là của những gia đình khá giả. Váy kdruêch piêck cũng là loại váy sang, nhưng không đẹp bằng hai loại váy kể trên. Còn váy bơng thì may bằng vải thô, không trang trí gì, thường mặc khi đi làm. Những bà già nghèo khó vẫn mặc loại váy này vì họ không có điều kiện mua sắm vải đắt tiền. Ngày nay thiếu nữ Ê-đê thường mặc váy kín. Phụ nữ Ê-đê cũng như phụ nữ nhiều dân tộc khác, họ chú trọng nhiều đến trang sức, chuộng các đồ bằng bạc hay đồng làm vòng đeo cổ, đeo tay. Nguyên liệu làm váy chủ yếu bằng vải bông màu chàm hoặc đen, tùy từng loại váy mà trang trí nhiều hay ít đường nét hoa văn. Ngày nay, váy được may bằng vải công nghiệp, chất lượng tốt hơn và cũng đẹp hơn, thậm chí trên nền vải còn trang trí những đường nét thêu thùa bắt mắt. Cách mặc váy cũng khá độc đáo, họ đặt mép váy ở sườn bên trái, quấn một vòng quanh người từ eo bụng trở xuống, dắt mép váy ngoài về phía sườn bên phải. Để cho chặt có thể dùng thêm thắt lưng bằng vải hay bằng kim loại. Vào lúc thời tiết nóng những người phụ nữ lớn tuổi thường chỉ mặc váy và ở trần. Vào những ngày lạnh họ thường mặc nhiều áo và đôi khi có khoác một tấm chăn mỏng bên ngoài. Ngoài ra, phụ nữ Ê-đê có thói quen bới tóc sau gáy rồi cài trâm bằng đồng 13
- hoặc bằng ngà voi, thỉnh thoảng bằng bạc. Đối với những người phụ nữ lớn tuổi có những vòng đồng lớn, vòng bạc đeo ở cổ, cổ tay, cổ chân, và đeo các khuyên tai bằng bạc, đồng, gỗ, xương thú. Một loại phụ kiện không thể thiếu của người Ê-đê là chiếc khăn. Khăn được nhuộm chàm dùng để quấn tóc trên đầu. Khăn quấn hình chữ “nhân” trước trán rồi buộc thành mối ra sau gáy và bịt khăn kín cả trán và đầu. Trang phục nam giới: Người đàn ông Ê-đê có tập quán mang khố (kpin). Khố của nam giới màu đên, được đồng bào dệt lấy bằng sợi bông xe săn khổ rộng 0,28m, dài từ 3 đến 5m. Trên mặt khố cóa nhiều đường hoa văn chạy dọc theo hai bên mép vải. Ở hai đầu khố có tua dài 0,25m và có một dải hao văn nằm ngang chạy dọc theo hai bên mép khố. Về áo, chiếc áo truyền thống của nam giới là loại áo lửng, tay áo dài và hẹp, cổ áo thấp, trước ngực có hàng khuy có thể là bằng sừng trâu hoặc đồng, đôi khi làm bằng gỗ. Hoa văn trang trí trên áo nam thường nằm ở hai nách áo và mép cuối của áo và cổ tay. Áo có giá trị nhất là áo mà người Ê-đê nơi đây quen gọi là “Đêch kvưh grư”. Loại áo này chỉ dành cho những người có quyền lực trong buôn vào các dịp lễ hội lớn của buôn. Thường ngày, họ ít đem ra mà bảo quản rất cẩn thận. Vì thế kiểu áo này được dệt và trang trí rất công phu, các hoa văn được trang trí ở hai bên nách, ở phần trước ngực áo được dệt bởi những sợi dây màu đỏ tạo thành một mảng trang trí rất bắt mắt. Theo quan niệm của người Ê-đê nếu màu đỏ trước ngực mà lớn, và sặc sỡ thì người đàn ông đó càng có quyền lực và giàu có. Tuy nhiên, biến tấu về trang trí hoa văn cũng có nhiều thay đổi, các trang trí hoa văn không đặc sắc như người Ê-đê ở Krông Năng . Ở một số nơi như Phú Yên áo dùng trong lao động là loại áo không được trang trí hoa văn, không có sợ chỉ đỏ trước ngực. Vào mùa hè đàn ông Ê-đê thường đóng khố và cởi trần, về mùa lạnh họ thường khoác thêm tấm đắp mà gọi là “abăn”. Thầy cúng thường quấn khăn nhiều vòng trên đầu, đóng khố. Áo dài trùm mông, xẻ nách và trang trí hoa văn ở hai bên nách thường là màu vàng, trắng, hồng. Trước ngực, hai cánh tay áo được trang trí bằng những đường vuông hoặc đường viền theo hình lưỡi cưa. Vải màu đỏ hoặc vàng ở trước ngực khiến cho chiếc áo trông vừa mạnh mẽ, lại đẹp phóng khoáng đúng với phong cách người Ê-đê. Nếu ở Phú Yên, người thầy cúng quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu thì người Ê-đê ở huyện Krông Năng lại quấn bằng khăn màu đỏ. Bởi lẽ, người Ê-đê huyện 14
- Krông Năng luôn chọn cho mình khăn màu đỏ, như vậy thần linh sẽ giúp đỡ cho mình và dân làng nhiều hơn. Điều đặc biệt là mỗi khi đi làm, hay đi ra khỏi nhà là người đàn ông đứng tuổi luôn ngậm tẩu thuốc lá làm bằng đồng, tre. Bình thường hơn là những điếu thuốc được quấn bằng lá chuối, trên vai vác chiếc rựa, cung tên và họ hay dẫn chó đi cùng. Phụ nữ đi theo sau và luôn mang theo gùi để đựng các dụng cụ cần thiết. 2.1.3. Nhà cửa Người Ê-đê huyện Krông Năng cũng như cộng đồng người Ê-đê ở nơi khác đều có tập quán sống chung hai hoặc ba thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Họ rất ít khi làm nhà mới thay cho nhà cũ, nếu có thêm người thì nối phần sau nhà dài thêm. Cũng bởi lẽ đó nên trong dân gian còn có tên gọi là nhà sàn dài. Nhà sàn dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê-đê. Nó còn là biểu tượng cho sự gắn bó giữa con người với cộng đồng, giữa con người với thiên nhiên. Thành phần gia đình trong một ngôi nhà gồm có những cặp vợ chồng, trong đó vợ con đều cùng một dòng họ phía mẹ và những người đàn ông đến làm rể. Nhà sàn dài của người Ê-đê huyện Krông Năng và các nhóm địa phương khác như ở Phú Yên, Gia Lai đều có những điểm tương đồng đó là nhà sàn khung cột. Nhà có chiều ngang thì hẹp, chạy dài theo chiều dài của nhà. Những ngôi nhà truyền thống đều được lợp bằng mái tranh, những bộ phận của nhà đều có thể tháo lắp ra được, nội thất của ngôi nhà chia làm hai phần chính đó là gian khách (gah) và gian ngủ (ôk). Thường được xây dựng bằng các vật liệu lấy trong rừng tự nhiên như gỗ làm cột kèo; tre, nứa thưng vách, làm sàn; lợp mái bằng cỏ tranh ... Đặc điểm chung của những ngôi nhà này là thường rất dài, vì là nơi ở chung có khi của cả một dòng họ. Vì vậy có những huyền thoại nhà dài như tiếng chiêng ngân bởi vì đứng ở đầu nhà đánh chiêng thì cuối nhà chỉ còn nghe rất nhỏ, ra khỏi là mất luôn, không còn nghe thấy gì nữa. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt, có sức chịu đựng với thời gian. Các đà ngang, đòn dông luôn luôn bám nguyên tắc được đẽo hoàn toàn bằng tay, từ những cây gỗ nguyên vẹn dài có thể tới trên chục mét; đếm chúng, ta có thể biết nhà đã có thêm bao nhiêu lần được nối dài. Những lần nối dài thường là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia đình vì người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì. Nhà dài được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa; mái lợp cỏ tranh đánh rất dày, trên 20cm, thường chỉ làm một lần và sử dụng vĩnh viễn không phải lợp lại. Khi làm nhà mới, người Ê 15
- Đê rất kiêng không bao giờ dùng lại gỗ nhà cũ mà thường đốt bỏ, tuy nhiên ngày nay phong tục này chỉ còn tồn tại ở các vùng sâu gần rừng nơi còn dễ kiếm gỗ làm nhà. Các cột phía trước nhà thường được trang trí bằng các mặt trăng khuyết hay hình các con vật như ba ba, kỳ đà ...và có cầu thang đẽo từ nguyên cây gỗ, trước đây nhà thường có 2 cầu thang phân ra đực và cái. Cầu thang cái được đẽo công phu hơn, cũng có trang trí bằng hình trăng khuyết nhưng luôn có thêm hình hai bầu sữa mẹ trông rất phồn thực. Điểm đặc biệt là các vật trang trí này luôn được đẽo bằng tay với cây rìu truyền thống. Nét đặc sắc của ngôi nhà dài Ê-đê kiểu cổ truyền là tính mẫu hệ nổi lên rất rõ. Ngay từ chiếc cầu thang ván “đơn giản là một khúc gỗ có nhiều nấc, đặt dựa vào cửa hay sàn nhà….ở những nhà trung lưu gọi là “ê nhan pla đang”, là một tấm ván đưuọc đẽo cong để phần đầu uốn về phía trước, có khắc hai đầu núm vú (k’sâu). Thang được đặt ghếch lên chiếc sàn phía trước nhà, có nhà có khi đặt ba, bốn chiếc ở ba phía vì coi đó là biểu tượng cho sự giàu có, sung túc của gia đình, phía trên đôi núm vú có khi còn khắc hình trăng lưỡi liềm, có người cho là biểu tượng đôi sừng trâu, một mô tip giống các cửa sổ của người Thái đen”. Mỗi nhà sàn dài của người Ê-đê thường có 2 cầu thang, cầu thang chính ở đầu nhà là dành cho khách và những người đàn ông và một cầu thang đặt ở cuối nhà thường là gần gian bếp dành cho đàn bà. Các bậc thang cũng có những quy ước riêng thường chỉ là số lẻ ví dụ như 5, 7, 9, vì người Ê-đê cho rằng nếu mình làm cầu thang mà đẽo các bậc thang là những số chẵn thì không tốt. Cũng như các nhóm địa phương khác, nhà sàn dài người Ê-đê huyện Krông Năng có điểm riêng được chia làm ba phần: sân sàn, ngăn khách và ngăn ở. Sân sàn trước (dring gah) có một hoặc hai cầu thang, thường rộng rãi, là nơi phơi áo quần, nơi giã gạo mỗi sáng, nơi ngồi chơi hóng mát mỗi chiều. Sân sàn sau (dring ôk) chỉ có một cầu thang và dành riêng cho người trong gia đình nhỏ hơn, thường là nơi rửa ráy, nấu ăn. Từ sân sàn trước bước vào khoảng không gian quan trọng nhất là nơi tiếp khách và sinh hoạt chung của cả gia đình, cũng là nơi có thể chiêm ngưỡng những đồ quý giá và linh thiêng của người Ê-đê như trống, chiêng, ché rượu, các bộ sừng trâu, hươu nai... Nối tiếp ngăn khách là ngăn ở (ôk) được chia thành từng ngăn nhỏ cho các tiểu gia đình dọc lối đi suốt tới sân sàn sau. Đây là điểm nổi bật mà ít ngôi nhà nào của các dân tộc khác có được, bởi mọi sinh hoạt lễ nghi đều được diễn ra ở tại phòng khách này từ cưới xin, ma chay, cúng lễ. Mọi vật dụng trong nhà cũng đều được làm bằng những nguyên vật liệu sẵn có trong 16
- thiên nhiên. Những chiếc ghế dài được làm ra từ nguyên một cây gỗ trong rừng, chiếc trống đánh trong ngày hội được làm từ da voi. Hình thức trang trí ngôi nhà thường đơn điệu hơn, chiều dài ngôi nhà cũng ngắn hơn, nếu có chạm khắc thì đó cũng chỉ là những hình ảnh bình thường, dễ bắt gặp nhất là những hình ảnh về những con vật, những ô carô… Cuối nhà là nơi đặt bếp lửa nguyên bản trước đây, bếp lửa của người Ê-đê thường được đặt trực tiếp trên sàn nhà. Người ta đóng một khung vuông bằng gỗ cao khoảng 10 cm, đổ đất nện, sau đó đốt lửa trên đó cả ngày với mục đích giữ lửa. Mọi thứ từ vật bé nhất, đến lớn nhất đều được người Ê-đê làm ra từ mọi nguyên liệu sẵn có trên mảnh đất Krông Năng này. Ngôi nhà sàn dài của người Ê-đê huyện Krông Năng chính là biểu tượng cho sự gắn bó của con người với cộng đồng, với sông núi. Hiện tại, cuộc sống hiện đại phần nào đã ảnh hưởng đến phong tục tập quán, bản sắc của người dân tộc thiểu số nói chung và người Ê-đê nhất là người Ê-đê ở huyện Krông Năng nói riêng. Mặt khác nguyên liệu gỗ, tre, nứa, tranh… để làm nhà cũng không còn dễ kiếm như trước nữa nên những ngôi nhà thực sự dài (30m trở lên) ngày càng thêm vắng bóng. Tuy nhiên, do người Ê-đê huyện Krông Năng rất quý trọng những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc nên dù tiếp cận cuộc sống hiện đại, bên cạnh ngôi nhà mới theo kiểu nhà trệt của người Kinh, họ vẫn cố giữ lại đoạn trước của nếp nhà sàn ông cha để lại coi như là phòng khách. Cách làm này tuy có tạo ra sự đối chọi trong kiến trúc nhưng vẫn đáng hoan nghênh, bởi vì thế mà các ngôi nhà dài vẫn chiếm số lượng lớn trong các buôn làng của người Ê-đê dù là không còn dài như tiếng chuông chiêng ngân. 2.2. Văn hoá tinh thần 2.2.1 Nghi lễ - Tín ngưỡng cúng theo vòng đời người 2.2.1.1. Lễ cúng trước khi sinh nở Đời sống văn hóa của người Ê-đê nói chung và Ê-đê ở huyện Krông Năng nói riêng luôn coi trọng việc duy trì và phát triển giống nòi của mình. Là tộc người có chế độ mẫu hệ thể hiện rõ nét, in đậm trong văn hóa truyền thống, vì vậy người phụ nữ Ê-đê được có những quyền đặc hữu trong đời sống, đặc biệt là lúc mang thai. Điều đó thể hiện ngay trong bữa ăn, khi người phụ nữ mang thai khoảng 3 tháng trở lên, người chồng và những người thân trong gia đình luôn dành những thức ăn ngon nhất và khuyên nhủ ăn nhiều hơn. Khi đó người Ê-đê tiến hành lễ cúng cầu mong sức khỏe cho người phụ nữ có thai. Lễ vật gồm một chén rượu một con gà, thầy cúng ngồi hướng mặt về phía đông, trước mặt thầy cúng là người phụ nữ có mang ngồi đặt chân lên lưỡi rìu sắt và tay cầm vòng đồng được buộc vào ché rượu. 17
- Thầy cúng khấn, đại ý lời khấn như sau: “ Ơ yang, đây một ché rượu, một con gà. Cầu cho ami Ê sức khỏe dồi dào... cho nó đẻ được con trai, con gái cho nó được con cháu đầy đàn yên vui, cho nó mễm như cây môn, cứng như củ sả. Cứng từ mẹ đến con. Ban cho nó được nhiều điều tốt lành... Ngày mai, ngày mốt nó sẽ nằm lửa. Nó sẽ gần bếp. Đẻ được con gái cho nó chóng lớn. Sinh được con trai cho nó nhanh khôn ngoan” [10; tr429]. Sau khi khấn xong thầy cúng lấy bông thấm rượu có tiết gà bôi lên chân người phụ nữ có mang và lấy lá xoan quệt tiết chó thoa lên trán và quanh bụng người phụ nữ có mang để đuổi thần ác. 2.2.1.2. Lễ cúng sau sinh nở * Lễ cúng đặt tên-thổi tai Diện mạo văn hóa của mỗi vùng, mỗi dân tộc thường được biểu hiện một cách tập trung nhất, sinh động nhất ở các buổi lễ, mỗi khi có các lễ hội, buổi cúng lễ của người Ê- đê thì đó là nơi ta có thể nhìn thấy bản sắc văn hóa một cách sâu đậm. Bởi lẽ lúc đó là nơi hội tụ của trang phục đậm nét nhất, cồng ching được đánh rộn ràng nhất… Tất cả đều được bộc lộ, đầy đủ và tự do để đặt tên cho một con người mới chào đời. Người Ê-đê quan niệm mỗi con người đều có linh hồn. Một đứa bé vừa ra đời, các linh hồn sẽ nhập vào đứa bé và cất tiếng khóc chào đời. Lễ được thực hiện sau khi đứa trẻ ra đời từ 1 đến7. Lễ cúng đặt tên-thổi tai ngày gồm hai bước. Bước thứ nhất là cúng Yàng Bah Huê- thần che chở trẻ sơ sinh và con người. Tiếp theo là lễ thổi tai cho trẻ: Bà đỡ mồm nhai củ gừng, thổi khẽ hai bên tai tre và cầu thần Trời cho bé được khỏe mạnh, thông minh và có lỗ tai thính để tiếp thu những điều hay lẽ phải. Người Ê-đê cho rằng: Trẻ sơ sinh chưa có linh hồn, nên lúc đặt tên cũng là lúc làm lễ nhập hồn cho trẻ. Mâm cúng gồm một ché rượu, một con gà, một quả cà cắm vào dùi sắt, một củ gừng, lá cây, trên lá có một giọt sương lớn. Họ quan niệm giọt sương là nơi ngự của tổ tiên và hồn này sẽ nhập vào đứa trẻ. Thầy cúng khấn các vị thần linh xin đặt tên cho đứa trẻ. Sau đó bà đỡ đặt các lễ vật trong cái thúng bên cạnh đứa bé và cầu nguyện để đặt tên. Bà đỡ sẽ gọi tên của những người đã khuất trong gia đình họ mẹ để chọn và đặt tên cho đứa bé, nếu đọc đến tên của một người nào đó mà đứa bé thè lưỡi liếm giọt sương thì chứng tỏ đã có sự đồng ý giữa linh hồn và đứa trẻ với cái tên đã đặt. Ở trước sân và dưới sàn nhà, người cha và người cậu đứng hai bên. Trong tay cầm những chiếc chày giã gạo hoặc cũng có thể là hạt thóc, hạt gạo ném qua ném lại và nói to 18
- những lời cầu chúc sức khỏe cho đứa trẻ và đuổi Yang ác, Yang xấu đi không được quấy nhiễu đứa trẻ. Khi đứa trẻ đã có tên, thầy cúng khấn tiếp: “Ơ yang ! Nay ta đổ nước lên miệng ché. Mời các thần đến hưởng… Các ngài là thần nuôi nấng, thần tạo hóa. Hãy ban cho Y Ki khôn lớn, khỏe mạnh. Cho nó nhanh mọc răng cửa. Cho nó nhanh mọc răng hàm. Cho nó nhanh đến tuổi trưởng thành. Ban cho nó giàu to. Ban cho nó nhà lớn. Ban cho nó khỏe mạnh. Lớn lên có buôn làng giàu đẹp ” [10;tr432]. Sau đó, bà đở lấy chiếc vòng bạc đeo vào tay phải cho đứa bé cầu cho đứa bé giữ chiếc vòng bạc cho đến tuổi ông bà. Lễ cúng tên – thổi tai là một nghi lễ quan trọng trong hệ thống nghi lễ vòng đời người của đồng bào Ê-đê. Nó là niềm hy vọng của gia đình đứa trẻ về tương lai tốt đẹp của con mình. 2.2.1.3. Lễ cúng ở tuổi trưởng thành Ở huyện Krông Năng bất cứ chàng trai Ê-đê nào bước vào độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi đều phải có lễ cúng trưởng thành kết hợp với lễ cúng sức khỏe. Lễ cúng này là nghi lễ vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người. Những nghi lễ sẽ được tổ chức vào thời điểm có đủ lễ vật. Nếu trong một đời người mà không thực hiện được các nghi lễ này thì bản thân người đó và cả dòng họ anh em, họ hàng người đó sẽ mắc nợ thần linh, dù người đó chết đi thì người thân gia đình vẫn phải cúng để tạ thần linh. Lễ được tổ chức to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, nhưng theo thông lệ thì tất cả mọi người trong buôn sẽ cùng tới chia vui cùng với gia đình. Đối với con trai thì cúng 3 lần nghĩa là cúng rượu 3, rượu 5 và rượu 7, còn đối với con gái thường được dừng lại ở lễ cúng rượu 3. Vào thời điểm này cha mẹ sẽ tổ chức một nghi lễ cầu cúng ông bà, tổ tiên, nhằm cầu mong cho đứa trẻ dồi dào sức khỏe, làm nương rẫy, gùi củi và dệt vải giỏi dang (chỉ người con gái). Lễ bắt đầu bằng nghi thức rửa mặt của chàng trai ngoài bến nước của buôn. Từ sáng sớm, người được cúng lễ trưởng thành phải đi ra bến nước của buôn mình với trang phục truyền thống. Khi đến bến nước chàng trai (hoặc cô gái) rửa mặt trước sự chứng giám của trời đất và thần bến nước cùng sự hiện diện của bà con trong buôn. Khi đã gội đầu xong, chàng trai hứng nước đầy vào quả “bầu eo” mang về làm lễ cúng Yang. Việc làm này có ý nghĩa là tẩy chay, rửa sạch tội trong quá khứ. Người Ê-đê ở huyện Krông Năng coi lễ cúng rượu 3 là lễ cúng trưởng thành, còn lễ cúng rượu 5 (năm lơ má) và rượu 7 (bảy lơ má) là lễ cúng sức khỏe gọi là “Yang-met 19
- awa”. Dưới đây chúng tôi xin trình bày toàn cảnh một buổi lễ cúng rượu 5 của Ma Ka (tức Y Dung ở Buôn Năng- xã Eaho). Lễ vật gồm có 5 ché rượu, 1 con gà, 1 đầu heo, 1 phần trong bộ lòng của con heo thường là bong bóng heo được treo trên những cây nẹp ché rượu và 1 bình nước lã. Những người có mặt trong buổi lễ cúng là những người thân trong gia đình và tất cả bà con trong buôn cùng đến tham dự. Khi tiếng cồng chiêng vang lên là báo hiệu cho buổi lễ bắt đầu. Những ché rượu được đặt chính giữa nhà, có dây và kèo buộc chặt, cố định các ché lại với nhau, các ché rượu được đặt theo hình tam giác đứng, nghĩa là ché to nhất được đặt ở chính giữa các ché nhỏ hơn được đặt ở hai bên. Anh Y Dung trong trang phục truyền thống ngồi ở phía nam của ngôi nhà, ở hai bên anh Y Dung có hai người phụ nữ đứng rót rượu, bốc đồ ăn. Việc làm này thể hiện cho sự sung túc, cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ và đó cũng là lễ nghi trong tín ngưỡng của đồng bào. Thầy cúng ngồi hướng về phía đông, tay phải cầm ché rượu, tay trái cầm vòi và bắt đầu bài cúng. Xong bài cúng thứ nhất (kể về cuộc đời của người được cúng), rồi lấy 1 ly nước lã cho chủ nhà rót đầy lên 5 ché, thầy cúng tiếp tục múc 1 ly nước nữa đổ đều lên các ché và cúng bài thứ 2 (xin thần linh phù hộ, ban sức khỏe). Những người đánh cồng chiêng ngồi một hàng dài trên ghế Kpan. Âm vang của bài cúng cộng hưởng với âm thanh của cồng chiêng càng làm cho buổi lễ thêm phần rộn ràng, ấm cúng và tạo tình đoàn kết trong buôn. Dứt lời, thầy cúng lấy 5 còng đồng đeo cho anh Y Dung. Khi vào bữa tiệc những người thân trong gia đình được phép ăn trước, dùng tay bốc mỗi thứ một ít ăn theo vòng. Người Ê-đê huyện Krông Năng không có thói quen phụ nữ và đàn ông ngồi ăn chung mà được phân ra rất rõ rệt, những người thân trong gia đình và người lớn tuổi, người đánh cồng chiêng được ngồi ở gian khách (dring gah), còn những người phụ nữ thường ngồi ăn ở phía gian thứ hai (dring ôk) của ngôi nhà. Đầu tiên người cầm cần là thầy cúng cho người trong gia đình uống trước, sau đó người chủ nhà cầm cần cho tất cả những người trong buổi lễ. Và cứ thế họ ăn và uống rượu cần cùng nhảy múa, ca hát suốt buổi chiều hôm đó. Đến tối, chủ nhà chuẩn bị thêm 2 đến 5 ché nữa để phục vụ cho thanh niên trong làng, những người phụ giúp trong ngày hôm đó và cho cả những người đến sau cùng chung vui, buổi lễ thường kéo dài đến 2 giờ sáng. Xong xuôi ai về nhà nấy và lại tiếp tục một ngày mới với những công việc thường ngày. Qua ngày hôm sau, chủ nhà chuẩn bị 3 ché nữa. Hôm nay anh Y Dung phải tháo vòng đồng ra, đồng thời đem lễ vật là 1 ché rượu với 1 con gà sang nhà vợ tiếp tục cúng, buổi lễ kéo dài đến khi mặt trời tắt hẳn. Với tục cúng vòng đời này thì việc cúng cho con 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp
50 p | 2617 | 735
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán doanh nghiệp
41 p | 2354 | 606
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam
45 p | 1564 | 359
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
83 p | 1796 | 322
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp
85 p | 833 | 252
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống mạng máy tính cho doanh nghiệp vừa & nhỏ
126 p | 1407 | 214
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chi cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh
62 p | 1675 | 175
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty May Hưng Yên
42 p | 1067 | 136
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin - SV. Lê Văn Hoàng
51 p | 634 | 99
-
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp tại Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá
21 p | 492 | 92
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Y sỹ
22 p | 759 | 73
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Nghiệp vụ lễ tân tại khách sạn Hoa Trà
74 p | 503 | 72
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
51 p | 521 | 58
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
24 p | 588 | 48
-
Gợi ý đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đại học quản trị kinh doanh
12 p | 701 | 42
-
Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
19 p | 358 | 28
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm
60 p | 122 | 23
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Biện pháp nhằm tăng cường công tác Quản lí lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội
70 p | 160 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn