Báo cáo: Thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng-tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 63
download
Báo cáo với đề tài "Thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng-tỉnh Lạng Sơn" có nội dung trình bày thông qua các chương sau: chương 1 tổng quan nghiên cứu về cây hồi, chương 2 mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, chương 3 đặc điểm về điều kiện tự nhiên–kinh tế-xã hội tại huyện văn lãng tỉnh lạng sơn, chương 4 kết quả nghiên cứu, chương 5 kết luận–tồn tại–kiến nghị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng-tỉnh Lạng Sơn
- ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đặc trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những mặt hàng đ ặc trưng đấy phải kể đến các sản phẩm của cây Hồi. Đây là loài cây đ ặc s ản thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ. Sảm phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn được Cục sở hữu trí tuệ và bầu trọn là TOP 10 sản ph ẩm thiên nhiên t ốt nh ất [17]. Nhiều nghiên cứu trên quan điểm phát triển nông - lâm - môi trường - bảo t ồn và đa dạng sinh học cho thấy phát triển Hồi cùng một lúc đạt được nhiều m ục tiêu: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Chính vì điều đó trong nh ững năm qua các d ự án về phát triển kinh tế nông hộ, dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng rừng Việt Đức, dự án 06 của chính phủ tiến hành trên địa bàn tỉnh L ạng Sơn đã chọn cây Hồi như một giải pháp đầu tư thực hiện. Phát triển Hồi là định hướng chiến lược trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Cây Hồi Lạng Sơn ngoài ý nghĩa lớn về kinh tế nó còn mang một sắc thái nhân văn tốt đẹp, đó là tính kế thừa truyền thống từ đời này qua đời khác m ột cách có ý thức. Hồi có phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung Quốc kéo dài xuống vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Tại Việt Nam, cây Hồi có phân bố nhiều ở các tỉnh biên giới Việt - Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 832.378,38 ha. Trong đó đất có rừng 372.500,8 ha, diện tích rừng Hồi 33.503 ha ,chiếm 70% so với diện tích rừng Hồi cả nước. Hồi phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố của Lạng Sơn, nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Văn Quan, Bình Gia. Diện tích trồng Hồi của 2 huyện này chiếm tới 55,9% diện tích trồng Hồi toàn tỉnh (do ở những địa phương này đất đ ược phát triển trên đá mẹ Riolit & phiến thạch màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất sâu, tỷ lệ mùn cao)[1]. Với diện tích rừng Hồi nói trên, trong vài năm tới đây cây Hồi đến thời điểm cho thu hoạch thì đây là ti ềm năng rất l ớn đem l ại hiệu quả kinh tế cao cho bà con các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. 1
- Văn Lãng là một huyện nổi tiếng từ lâu về trồng Hồi, song do nhi ều yếu tố chi phối nên việc phát triển và mở rộng quy mô Hồi của huy ện gặp không ít khó khăn. Những năm 1995 trở lại đây có nhiều thay đổi trên bình diện chung của cả nước và của Lạng Sơn nói riêng: V ề kinh t ế, chính tr ị, v ề giao lưu thị trường, cây Hồi đang có cơ hội để phát triển. Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng tinh dầu Hồi trên thế giới ngày càng tăng, giá cả thị trường tương đối ổn định, cây Hồi được trả đúng vị trí của nó. Hơn nữa, Hồi còn là cây đa mục đích, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vừa có tác dụng che ph ủ b ảo v ệ đ ất cũng nh ư bảo vệ môi trường sinh thái lâu dài và bền vững. Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001 – 2010 của chính phủ [5], Hồi là một trong những cây trồng chính của tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời cũng là cây góp ph ần xoá đói giảm nghèo chủ yếu cho đồng bao các Dân t ộc vùng sâu vùng xa c ủa tỉnh. Chuyên đề nghiên cứu sinh viên “Thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây Hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng – t ỉnh Lạng S ơn” rất cần thiết, thông qua đánh giá thực trạng gây trồng và tiêu thụ để tổng h ợp được những tồn tại, khó khăn làm cơ sở đề xuất giải pháp phát tri ển vùng H ồi c ủa địa phương. 2
- Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HỒI Trong hệ thực vật Việt Nam, chi Hồi ( Illicium) có nguồn gen rất phong phú, rất đa dạng, hiện đó thống k ê được khoảng 16 loài[3]. Tất cả các loài trong chi Hồi (Illicium) ở nước ta đều chứa tinh dầu với các thành phần hoá học khác nhau. Ở một số loài tinh dầu lại chứa chủ yếu là safrol, linalool và methyl eugenol… Các loài trong chi Hồi ở Việt Nam là nguồn gen quý c ần được nghiên cứu để khai thác, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững. Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các đồ mỹ phẩm cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn l ại dùng làm thu ốc tr ừ sâu, làm men, than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc... Trong quá trình t ồn t ại và phát triển của xã hội loài người có liên quan mật thiết đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế thì nhu cầu tiêu th ụ các sản phẩm của cây Hồi ngày càng tăng. Vì vậy việc nghiên c ứu đ ể hi ện tr ạng gây trồng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của cây Hồi cần được coi trọng. Cây Hồi là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Không chỉ ở châu Á (đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á), mà tại nhiều nước châu Âu (Pháp, Đức, Ý…) và châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba…) quả và tinh dầu Hồi được coi là gia vị ưa thích trong chế biến th ực phẩm. Trong danh mục các thương phẩm an toàn được phép sử dụng trong sản xu ất thu ốc và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ, quả hồi mang ký hiệu “GRAS 2095” và tinh dầu Hồi mang ký hiệu “GRAS 2096”. Hồi lại là nguồn nguyên li ệu có thể tách chiết acid shikimic, nguồn nguyên liệu để tổng h ợp ch ất Osaltamivir - hoạt chất của thuốc tamiflu - hiện được coi là thuốc kháng virus có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị cúm gia cầm H5N1 trên người nếu được sử dụng ở giai đoạn sớm. Theo thống kê (chưa đầy đủ) thì di ện tích r ừng H ồi ở L ạng Sơn, Quảng Ninh tới năm 2005 đạt trên 30.000 ha, với sản lượng quả là 3.426 tấn. Dự kiến đến năm 2010 chúng ta sẽ có thêm 20.000 ha h ồi. Riêng tinh dầu, hàng năm cũng đó chưng cất được từ 150 – 250 tấn. Quả Hồi và tinh dầu Hồi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Trong những năm (1994 - 1997), giá mua bán tinh dầu Hồi trong kho ảng 9.500 – 10.900 USD/tấn và quả Hồi khô trong khoảng 1.400-1.600 USD/tấn. Cây H ồi 3
- trồng sau 7 – 8 năm bắt đầu bói quả và sai quả ở độ tuổi 20-60 năm. Với rừng Hồi có năng suất cao nhất có thể đạt 30-40 kg quả khô/cây/năm; trung bình 10-15 kg quả khô/cây/năm. Năm 2008 thì sản lượng khai thác Hoa Hồi bình quân tính từ năm 2000 – 2008 đạt 5.161 tấn bằng 52-65% m ục tiêu đ ặt ra (8.000 - 10.000 tấn/năm)[25]. 1.1. Trên thế giới Cây Hồi (Illicium verum Hook) là cây đặc hữu chỉ phân bố ở một số nước như Ấn Độ, Nhật Bản, phía nam Trung Quốc và Việt Nam. Trên th ị trường thế giới, Hồi là tên thương mại chung cho các loại s ản ph ẩm c ủa hai loài thực vật khác nhau, Đại Hồi (Illicium verum) và Tiểu hồi (Anisum Pimpinella). Hầu hết lượng tinh dầu Hồi giao dịch trên thường th ế giới có nguồn gốc từ cây Đại Hồi (thường gọi là cây hồi - Illicium verum), được trồng chủ yếu ở vùng Viễn Đông, tập trung ở Trung Quốc hai tỉnh Qu ảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc[20] và ở Việt Nam cung cấp trên 80% tổng sản lượng hồi toàn cầu. Ngoài hai nước sản xuất chính là Trung Quốc và Việt Nam, gần đây Nhật Bản, Indonesia cũng trồng và sản xuất một số sản phẩm thương mại từ cây Hồi (quả Hồi phơi khô và tinh dầu Hồi). Theo đánh giá chung, sản lượng và chất lượng tinh dầu Hồi của các n ước này không cao. Những năm gần đây, một số nước như Ấn Độ, Lào, Philipin,...cũng trồng thử nghiệm cây Hồi nhưng sản lượng không đáng kể. Do vậy, tới nay Trung Quốc và Việt Nam vẫn là hai quốc gia sản xuất Hồi ch ủ y ếu trên th ế giới. Tuy nhiên, công nghiệp chưng cất tinh dầu Hồi lại tập trung chủ yếu ở các nước nhập khẩu như Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và Ba Lan[26]... Tinh dầu từ cây Tiểu Hồi (Pimpinella anisum), có vị ngọt và mùi dễ chịu hơn, nhưng sản lượng khá hạn chế so với Đại Hồi. Tiểu Hồi có nguồn gốc ở vùng đông Địa Trung Hải và Tây Nam Á và hiện được trồng ở nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nga, Tây Ban Nha, Italia, Ấn Độ, Hy L ạp, Bắc Phi, Argentina, Malta, Romania và Syria [25]...Trong những năm gần đây, Đại Hồi được các nước phương Tây sử dụng như chất thay thế cho Tiểu Hồi trong công nghiệp thực phẩm cũng như dược phẩm do giá rẻ hơn và nguồn cung lớn hơn. Hồi là một thành phần để chế rượu anis, hương liệu, làm thuốc chữa bệnh và là một thành phần đặc trưng không th ể thi ếu đ ược trong 4
- ẩm thực của nhiều nước. Sản phẩm chủ yếu từ cây Hồi hiện được buôn bán trên thị trường thế giới gồm hai loại chính: - Quả Hồi sấy (hoặc phơi) khô, thường được gọi là “ Hoa Hồi” là sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường. Hồi khô có hương vị đặc biệt, là hương liệu thiên nhiên được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn gia súc...Quả Hồi khô được dùng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của người dân nhiều nước, kể cả các nước không trồng được Hồi như các nước Châu Âu và Trung Đông[22]. - Tinh dầu Hồi là sản phẩm chủ yếu thu từ quả Hồi và thân lá h ồi v ới thành phần chủ yếu là Anethole (ước tính chiếm khoảng 80% - 90%), là hương liệu quan trọng trong sản xuất rượu thơm, trong công nghiệp thực phẩm dược phẩm. Trong công nghiệp hoa chất, dầu Hồi và các ch ất tinh c ất như Oleom Anisi Stellati, Anethole và Anisi aldehyde, Anisonitrile...đ ược dùng làm làm hương liệu cao cấp, là thành ph ần quan trọng đ ể s ản xu ất n ước hoa và các hóa mỹ phẩm khác. Trong những năm gần đây, dầu Hồi được quan tâm hơn như là nguyên liệu chính để sản xuất Tamiflu chữa bệnh cúm, hi ện được là loại thuốc chữa dịch cúm hiệu nghiệm nhất trên thế giới. Nhu cầu của thế giới đối với nguyên liệu Hồi và sản ph ẩm Hồi v ẫn đang có xu hướng tăng, đặc biệt là với các sản phẩm hữu cơ. Châu Âu, B ắc M ỹ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và thị trường các quốc gia Hồi giáo là những nước sử dụng các sản phẩm Hồi lớn nhất thế giới[[23]. Xuất khẩu hồi thế giới : Theo Trung tâm thương mại quốc tế ,năm 2009 đạt 20.238 tấn, trị giá 52,123 triệu USD, giảm bình quân 9% về lượng nhưng lại tăng 10% về giá trị trong giai đoạn 2005 - 2009. Bên c ạnh các n ước trồng Hồi như Trung Quốc, Việt Nam, Syri hay Ấn Độ, các nước nhập kh ẩu Hồi như Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan cũng chiếm vị trí quan trọng trong xu ất khẩu Hồi thế giới. Syri hiện là nước xuất khẩu Hồi lớn nhất th ế giới, chi ếm 22,6 % t ổng KNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 3.139 tấn trong năm 2009, trị giá 11,776 triệu USD, giảm bình quân 11% về lượng nhưng tăng tới 13% về giá trị trong giai đoạn 2005-2009. Syri chủ yếu xuất khẩu Hồi sang Hoa kỳ (chiếm 28% trong tổng KNXK Hồi của nước này năm 2009), Brazil (17%), Pháp (6,6%), Hà Lan (5,7%) và CH Dominica (5,5%)... 5
- Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ hai về xuất khẩu Hồi th ế giới , chi ếm 16,5% tổng KNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 2.053 tấn trong năm 2009, trị giá 8,616 triệu USD, giảm bình quân 2% về lượng nhưng tăng tới 21% về giá trị trong giai đoạn 2005-2009. Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu xuất khẩu H ồi sang Hoa Kỳ (thị trường chiếm 28,7% tổng KNXK của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2009), Brazil (18,6%), Đức (10,7%), Pêru (8,1%) và Italia (5,3%)... Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu Hồi, chiếm 16,2% tổng KNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 3.806 tấn trong năm 2009, trị giá 8,462 triệu USD, giảm bình quân 6% về lượng nhưng tăng 5% về giá trị trong giai đoạn 2005-2009. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là Ấn Độ (chiếm 34,5% tổng KNXK), Hồng Công (10,2%), Malaysia (8,9%), Indonesia (6,7%) và Đài Loan (5,5%)... Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất kh ẩu Hồi, chi ếm 12,1% tổng KNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 3.703 tấn trong năm 2009, trị giá 6,309 triệu USD, giảm bình quân 19% về lượng và giảm 12% v ề giá tr ị trong giai đoạn 2005-2009. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu Hồi sang các nước trong khu vực như Ấn Độ (52,6%, Malaysia (6,2%,) Thái Lan (5,7%), Singapore (4,3%), xuất khẩu sang các nước phương tây còn khá hạn chế...Một phần hoa Hồi Việt Nam xuất thô và tái xuất khẩu sang các nước khác. Đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu Hồi là Tây Ban Nha, chiếm 6,0% tổng KNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 745 tấn trong năm 2009, trị giá 3,109 triệu USD, tăng bình quân 26% về lượng và tăng tới 36% về giá trị trong giai đoạn 2005-2009. Tây Ban Nha chủ yếu xuất khẩu Hồi sang các nước Hà Lan (18,4%), Đức (17,5%), Paragoay (15,8%), Italia (9,5%) và Hoa Kỳ (7,5%)...[26] Nhập khẩu hồi thế giới : theo nguồn Trung tâm thương mại quốc tế năm 2010: Hoa Kỳ, Ấn Độ, một số các nước thành viên EU, Braxin và Paragoay là những nước nhập khẩu Hồi lớn nhất thế giới . Các nước này chủ yếu nhập khẩu Hồi để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, Ấn Độ và một s ố nước châu Âu như Đức, Hà Lan, Pháp...dùng một tỷ lệ lớn Hồi nh ập khẩu đ ể chế biến và tái xuất khẩu sang các nước khác, điều có thể thấy qua cán cân thương mại mặt hàng này. 6
- Hoa kỳ là nước nhập khẩu Hồi lớn nhất thế giới, chiếm 17,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) Hồi toàn cầu với lượng nhập kh ẩu năm 2009 đạt 2.157 tấn, trị giá 8,236 triệu USD. Hoa Kỳ nhập kh ẩu H ồi ch ủ y ếu t ừ Syri (nước cung cấp 40% tổng KNNK hồi Hoa Kỳ), Thổ Nhĩ Kỳ (37,9%), Trung Quốc (7,3%), Ai Cập (2,8%) và Tây Ban Nha (2,5%)… Đứng thứ hai thế giới về KNNK Hồi là Ấn Độ, chiếm 9,7% tổng KNNK Hồi toàn cầu với lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 3.101 t ấn, tr ị giá 4,690 triệu USD. Ấn Độ nhập khẩu Hồi chủ yếu từ Việt Nam (nước chiếm 70,8% tổng KNNK hồi của Ấn Độ), Trung Quốc (27,8%), Malaysia (1%) và Pakixtan (0,2%)… Đứng thứ ba thế giới về KNNK Hồi là Brazil, chiếm 9,3% t ổng KNNK Hồi toàn cầu với lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 1.181 t ấn, tr ị giá 4,494 triệu USD. Braxin nhập khẩu Hồi chủ yếu từ Syri (44,6%), Thổ Nhĩ Kỳ (42,6%), Ai Cập (5,7%), Việt Nam (2,7%) và Trung Quốc (2,4%). Đức đứng thứ tư thế giới về KNNK Hồi, chiếm 8,7% tổng KNNK Hồi toàn cầu với lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 892 tấn, trị giá 4,217 triệu USD. Đức nhập khẩu Hồi chủ yếu từ Thổ Nhĩ Kỳ (22,2% tổng KNNK), Tây Ban Nha (18,2%), Hà Lan (15,1%), Syri (14,5%) và Ai Cập (12,1%)..., sau đó chế biến và tái xuất sang các nước thành viên EU. Cũng như Đức, Hà Lan là nước nhập khẩu và tái xuất Hồi lớn. Hà Lan đứng thứ năm thế giới về KNNK, chiếm 4,4% tổng KNNK hồi và đứng thứ tám thế giới về xuất khẩu, chiếm 3,0% tổng KNNK hồi toàn cầu, với lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 547 tấn, trị giá 2,108 triệu USD. Hà Lan nh ập khẩu hồi chủ yếu từ Syri (31,9% tổng KNNK), Tây Ban Nha (26,5%), Th ổ Nhĩ Kỳ (24,1%), Việt Nam (11,1%) và Trung Quốc (2,5%)…[6] Nhu cầu thị trường thế giới về sản phẩm Hồi luôn có xu h ướng tăng trong những năm qua do Hồi ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đa dạng trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp và tiêu dùng vì nh ững giá trị ưu vi ệt của Hồi như một loại cây hương liệu cao cấp và một loại th ực ph ẩm b ổ dưỡng, có tác dụng hỗ trợ cho sức khoẻ. Tuy nhiên, các nước tiêu thụ và buôn bán tinh dầu chủ lực, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng kim ngạch nhập kh ẩu toàn cầu đều có hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng rất ch ặt ch ẽ nh ư quy định về canh tác sạch Bio Organic, thu hái sạch, bảo quản s ơ ch ế nguyên li ệu sạch theo tiêu chuẩn Global GAP, tiêu chuẩn ch ế biến sản xuất vệ sinh an 7
- toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, GMP… Do đó, th ị trường quốc t ế đòi hỏi phải có rất nhiều dạng sản phẩm đa dạng, phong phú với các ch ỉ tiêu, thông số tiêu chuẩn chất lượng cao. Cho tới nay, chất lượng tinh dầu của Trung Quốc và Việt Nam vẫn được thị trường quốc tế đánh giá là loại tinh dầu có ch ất lượng cao thu ộc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây đó xuất hiện nhiều m ẫu tinh dầu Hồi có chất lượng khá thấp (hàm lượng anethole ch ỉ đạt 60-70%). Với những tinh dầu loại này giá mua rất thấp do chi phí để tinh ch ế cao. Đ ể giáo dịch trên thị trường quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao, nhiều tổ chức kinh doanh thường chào hàng với chất lượng cao hơn tiêu chuẩn truy ền th ống (hàm lượng trans-anethole không dưới 85%). Thực tế này đó đặt vùng sản xuất Hồi trước thách thức phải nâng cao chất lượng sản phẩm tinh dầu. Chiến lược marketing của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối cùng từ nguyên liệu tự nhiên như hương liệu, gia vị, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm… đang hướng tới những sản phẩm tự nhiên ( Bio -Organic), sản phẩm hoàn toàn sạch và an toàn cho người tiêu dùng. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhập khẩu/chế biến tại các nước phát triển trên thế giới hiện nay không quan tâm đến công đoạn tái ch ế nguyên li ệu đ ầu vào đ ối v ới các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, chất lượng hoặc tiêu chuẩn không phù hợp vỡ phải đầu tưu thêm thiết bị xử lý rất tốn kém. Do đó, việc tiêu chuẩn hoá sản phẩm phù hợp là yêu cầu bức xúc đặt ra đối với các sản ph ẩm xu ất khẩu nói chung và các sản phẩm mang tính dược liệu, hương liệu và gia vị cũng như các sản phẩm Hồi nói riêng. 1.2. Ở Việt Nam Tại Việt Nam, cây Hồi đã được trồng từ rất lâu đời tại các khu vực đồi núi vùng Đông Bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh ( Bình Liêu). ...Hồi được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Lãng, Thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định…). Các rừng Hồi hiện có, tập trung chủ yếu ở độ cao 200- 300 - 400-600m, với nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 18- 22 0C và tổng lượng mưa trung bình năm 1.000-1.400 - 1.600 -2.800 mm. Vùng trồng Hồi tập trung ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng trực tiếp 8
- của gió mùa Đông Bắc, hàng năm có tới 4 tháng nhiệt độ không khí xuống thấp (trung bình 13,5- 150C)[10]và thường có sương muối. Những năm trước đây từ thời kỳ bao cấp. Hoa Hồi Lạng Sơn đó được xuất khẩu sang các nước Đông Âu như Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc để tìm kiếm ngoại tệ về cho Việt Nam. Th ực hiện các phương thức thanh toán bằng ngoại tệ hoặc trao đổi hàng đối lưu, L ạng S ơn xuất khẩu hàng nông – lâm sản đổi lấy máy móc, thiết bị hoặc ô tô, đó có l ần Lạng Sơn đổi Hoa Hồi lấy xe ô tô con Uwat của Liên Xô thông qua Công ty XNK Lạng Sơn (Laximex Lạng Sơn)[26]. Thời kỳ này chủ yếu Laximex Lạng Sơn mua Hồi và mua theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước đ ể xu ất kh ẩu ho ặc u ỷ thác cho các công ty của trung ương xuất khẩu sang các nước theo nghị định thư của Chính phủ. Sau khi xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường, Laximex không mua được nữa và từ đó quan h ệ giữa các công ty c ủa trung ương với Laximex Lạng Sơn bị gián đoạn, mất mỗi quan hệ. Trong những năm gần đây các công ty nhà nước của Trung Ương cũng đó chuy ển đổi theo luật doanh nghiệp thành các công ty cổ phần và nhiều công ty khác mới được thành lập theo luật doanh nghiệp, kể cả các doanh nghi ệp t ư nhân, vẫn tiếp tục xuất khẩu mặt hàng Hoa Hồi sang các nước Ấn Độ, Singapo, các nước Trung Đông và các nước Châu Âu là những thị trường tuyền thống, nhưng với số lượng không tập trung và chất lượng cũng không đồng đ ều, giá cả không ổn định và nhìn chung là ở mức thấp. Về khai thác nguồn hàng các Công ty liên hệ trực tiếp với các hộ thu mua gom ở Thành phố Lạng Sơn và các huyện Văn Quan, Bình Gia, Chi Lăng rồi vận chuy ển v ề các t ỉnh phía sau phân loại đóng gói xuất khẩu. Hiện nay lượng hàng rất phân tán và kinh doanh mặt hàng Hồi hiệu quả thấp và rủi ro cao, do vậy các Công ty l ớn ch ủ yếu xuất uỷ thác cho các Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các Doanh nghiệp tư nhân hoặc mua trực tiếp với các Doanh nghiệp nhỏ để xuất khẩu. Qua đây có thể thấy rằng: hiện tượng mua bán Quốc tế giữa các doanh nghiệp hiện nay rất đa dạng, xuất phát từ cơ ch ế th ị trường, các Công ty đều tạo điều kiện cho nhau để kinh doanh mang lại lợi nhuận t ối đa, do vậy việc áp dụng các quy định nhãn, mác những mặt hàng nông – lâm s ản xuất khẩu mà bị quản lý chặt chẽ về chất lượng gắn với thương hi ệu mà trước mắt chưa có lợi cho họ là họ không muốn thực hiện. Chúng tôi khảo sát 9
- một số điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hoà Bình, Bắc Ninh nhận thấy rằng có nhiều công ty làm ăn chân chính, kinh doanh bài bản, h ợp đồng mua bán rõ ràng, yêu cầu chất lượng hết sức cụ thể, thanh toán sòng phẳng. Song bên cạnh đó còn một số công ty kinh doanh theo ki ểu nh ỏ l ẻ, phân tán, họ chưa có tư tưởng hoặc chưa sẵn sàng cộng tác với Hội SX,CB&KD hồi Lạng Sơn để gắn nhãn, mác dấu hiệu Hồi Lạng Sơn đó được mang chỉ dẫn địa lý và được Nhà nước bảo hộ. Do vậy các hộ mua gom Hồi ở Lạng Sơn cũng phải thực hiện theo yêu cầu của h ọ, ch ưa có cách nào khác tối ưu hơn, nếu thực hiện nghiêm túc theo quy ch ế quản lý hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý thì các đơn vị XNK họ không mua ho ặc mua với giá th ấp, từ đó ngay bản thân các hộ thu mua ở Lạng Sơn không muốn tiết lộ cách làm ăn của họ cho Hội hoặc cán bộ quản lý biết, mà h ọ cũng không c ần xin đ ược cấp quyền sử dụng CDĐL, mang dấu hiệu (nhãn hiệu) Hồi được mang ch ỉ dẫn địa lý. Có lẽ Nhà nước phải có cơ chế, chính sách quy định cụ th ể hơn về xuất khẩu mặt hàng nông – lâm sản đó được b ảo h ộ và mang ch ỉ d ẫn đ ịa lý. Hồi Lạng Sơn rất có nhiều triển vọng mở ra nhiều thị trường mới, từ khi các nhà khoa học nghiên cứu và triết xuất thành công Axit shikimic từ quả Hồi. Đây là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thuốc Tamiflu là loại thuốc đặc trị bệnh cúm. Các hãng Dược phẩm lớn trên thế giới đó đến Lạng Sơn, Bộ y tế cũng đó làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về vấn đề này. Do vậy thị trường Mỹ, Thụy Sỹ và các nước Châu Phi là nh ững th ị trường ti ềm năng lớn cho các sản phẩm Hồi của Lạng Sơn. Từ khi Pháp ngừng tiêu thụ vào năm 1979, Trung Quốc là th ị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm hoa và tinh dầu Hồi Việt Nam. Hoa Hồi được người Trung Quốc chế biến thành các sản phẩm là tinh dầu Hồi, các gia v ị trong công nghiệp thực phẩm, trong dược liệu ... và kể cả tái xuất sang các nước khác. Hiện nay, Trung Quốc là nước đó đăng ký được tiêu chuẩn chất lượng (thương hiệu) cho sản phẩm hoa Hồi. Nhờ đó, Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm hoa Hồi từ Việt Nam rồi xuất khẩu sang các nước khác. Mặc dù sản phẩm hoa Hồi được tiêu thụ trong nước với số lượng nhỏ nhưng thị trường quả Hồi và tinh dầu hồi trên thế giới đang ngày càng rộng mở. Thị trường Bắc Mỹ hàng năm tiêu thụ hết 20-40 ngàn tấn gia vị. Trong đó có 10-15% bột Hồi khô, tương đương với 3-6 ngàn tấn quả Hồi khô. D ự 10
- báo hàng năm thị trường thế giới sẽ có nhu cầu không dưới 20 ngàn tấn quả Hồi khô, giá bán hiện nay trên thị trường th ế giới từ 4000-4.500 USD/tấn tuỳ theo chất lượng sản phẩm. Để xuất khẩu sản phẩm từ hoa Hồi trực tiếp sang các nước khác, chúng ta cần phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng. Đó là cơ hội cho sản phẩm đến trực tiếp được các nước khác mà không cần qua một nước trung gian. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu Hồi sang các nước trong khu vực như Ấn Độ (52,6%, Malaysia (6,2%,) Thái Lan (5,7%), Singapore (4,3%), xuất khẩu sang các nước phương tây còn khá hạn chế...Một phần hoa h ồi Việt Nam xu ất thô và tái xuất khẩu sang các nước khác. Điều chỉnh trực tiếp các kênh hàng xuất khẩu sang các nước chiếm tỷ trong lớn sản phẩm Hồi của Lạng Sơn: Hộ trồng Hồi→Hộ thu mua→Doanh nghiệp xuất khẩu→Thị trường Ấn Độ. Hộ trông Hồi→Hộ thu mua→Doanh nghiệp xuất khẩu→T. trường Thái Lan Hộ trồng Hồi→Hộ thu mua→Doanh nghiệp xuất khẩu→T.trường Singapore Ngoài ra còn một lượng lượng lớn Hoa hồi và tinh dầu Hồi xuất kh ẩu ti ểu ngạch sang thị trương Trung Quốc các cơ quan chức năng chưa thống kê được,cần điều chỉnh cơ chế chinh sách thu hút người dân buôn bán các sản phẩm Hồi qua biên giới theo thông lệ Quốc tế. Do nhận thức được vai trò của sản phẩm từ cây Hồi các cơ quan chuyên môn đó có các đề tài nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970 các tác giả Lê Đức Biên, Nguyễn Huy Bật, Cung Đình Lượng, Nguy ễn Th ụ (ĐH t ổng hợp hà Nội).Các công trình nghiên cứu đó đề cập đến: Nhu cầu ánh sáng, dinh dưỡng khoáng, quy trình bón phân nhằm phục tráng cây Hồi. Vậy c ần nghiên cứu sâu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nhu cầu tiêu thụ các thị trường trong và ngoài nước. Nhằm đảm bảo chất lượng Hồi (đặc biệt là Hồi xuất khẩu) năm 2006 Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp tục ban hành quy trình kỹ thuật canh tác, bảo quản Hồi Lạng Sơn. Ban hành hướng dẫn dưới dạng tờ rơi cấp cho các h ộ tham gia trồng hồi. Được sự quan tâm của Bộ Khoa học và Công ngh ệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác quốc t ế: “H ợp tác nghiên c ứu 11
- cải tạo rừng Hồi năng suất thấp và ứng dụng kỹ thuật chế biến sản ph ẩm Hồi” đó được đưa vào Nghị định thư phiên họp lần thứ VII Uỷ ban hỗn hợp hợp tác Khoa học và Công nghệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vào tháng 12/2008 tại Bắc Kinh. Dự án triển khai thành công sẽ là cơ sở mở rộng mô hình cải tạo 10.000 ha rừng Hồi hiện có và đang đòi hỏi được c ải t ạo c ủa Lạng Sơn[26]. Những nghiên cứu phát triển cây Hồi ở Việt Nam: Do Hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số nước trên thế giới nên các công trình nghiên cứu về cây Hồi cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, cũng có th ể điểm qua một s ố công trình nghiên cứu có liên quan mà chủ yếu là ở trong nước gồm các lĩnh vực sau đây. Năm 1976 cùng với chương trình nghiên cứu tổng hợp về cây Hồi, Trại nghiên cứu thực nghiệm cây Hồi trực thuộc Viện Lâm nghiệp (nay là Vi ện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã được thành lập. Một số nhà khoa học của Viện đã tham gia vào chương trình nghiên cứu này. Tác giả Bùi Ng ạnh - Tr ần Quang Việt nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm cây Hồi. Tác giả Nguy ễn Ngọc Tân - Đặng Thuận Thành nghiên cứu về sinh lý cây Hồi. Tác gi ả Nguy ễn Ngọc Bình - Lê văn Hán nghiên cứu về đất trồng Hồi. Nhóm tác giả Hoàng Chương - Đoàn Thị Bích nghiên cứu về nhân giống vô tính cây Hồi. Tác giả Phí Quang Điện - Lê Văn Hán nghiên cứu kỹ thuật phục tráng rừng H ồi. Tác giả Hoàng Xuân Phàn nghiên cứu về kỹ thuật trồng Hồi. Tuy thời gian nghiên cứu không dài lại bị giãn đoạn do chiến tranh nhưng một số công trình cũng đó được đánh giá[4]. Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Thông qua nghiên cứu về thực trạng trồng và thị trường tiêu thụ để đề xuất giải pháp phát triển tiền năng kinh t ế c ủa cây Hồi tại địa phương. * Mục tiêu cụ thể: chuyên đề nghiên cứu khoa học th ực hi ện nh ững mục tiêu nghiên cứu sau đây. Thứ nhất: nghiên cứu làm rõ tình hình gây trồng Hồi trên địa bàn; Thứ hai: phân tích hình tiêu thụ các sản phẩm Hồi tại huy ện Văn Lãng, Lạng Sơn; 12
- Thứ ba: đề xuất các biện pháp cụ thể cho việc phát triển vùng trồng Hồi tại huyện Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn. 2.2 Đối tượng, thời gian nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là cây Hồi và sản phẩm cây Hồi. * Phạm vi nghiên cứu: - về địa điểm: Phạm vi nghiên cứu của đề tài huyện Văn Lãng t ỉnh Lạng Sơn. - Về thời gian: chuyên đề nghiên cứu được giới hạn từ năm 2005 trở về. 2.3 Nội dung của chuyên đề nghiên cứu bao gồm: - Đặc điểm về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội t ại huy ện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. - Thực trạng gây trồng Hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. - Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm Hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. - Giải pháp đề xuất để phát triển vùng trồng Hồi ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 2.4 Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn tại UBND huyện và các ngành có liên quan: - Tình hình sử dụng đất đai của địa phương. - Tình hình dân sinh: dân số, lao động, trình độ dân trí, y tế, giáo dục. - Tình hình sản xuất kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp ( trồng và bảo vệ rừng). - Cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi. - Các chính sách, dự án hỗi trợ trồng và chăm sóc cây Hồi cho người dân. - Sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu Hồi trên địa bàn. Tìm đọc các đề tài nghiên cứu về cây Hồi. Tìm hiểu về cây Hồi qua các sách báo, tạp chí và internet. b. Phương pháp điều tra thực địa: 13
- * Phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ địa phương, tiểu thương thu mua Hồi và nông hộ trồng Hồi bằng bảng hỏi soạn sẵn ( phần phụ lục). Mẫu điều tra nông hộ được chọn ngẫu nhiên phân bố trong vùng trồng Hồi tại khu vực nghiên cứu. Việc chọn nhóm nông hộ tại xã Nam La, được chọn ngẫu nhiên tại 4 thôn, tổng số mẫu điều tra là 40 hộ: STT Thôn, xã Số mẫu 1 Thôn Hòa Lạc, xã Nam La 10 2 Thôn Bản Van, xã Nam La 10 3 Thôn Bình Độ, xã Nam La 10 4 Thôn Đồng Tâm, xã Nam La 10 Tổng 40 Thông qua phỏng vấn lấy cơ sở để phân tích thực trạng trồng, chăm sóc cũng như lợi nhuận kinh tế mà cây Hồi đem lại cho người dân. Khảo sát thị trường tiêu thụ: tiến hành phỏng vấn tiểu thương và các đại lý thu mua Hồi tại chợ phiên xã Hội Hoan và Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Từ đó xác định các kênh tiêu thụ sản phẩm từ Hồi, cũng như giá cả và chất lượng của sản phẩm Hồi của địa phương. * Khảo sát tại các rừng trồng Hồi Tiến hành lấy mẫu lá, quả, tinh dầu Hồi để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng trồng, chất lượng, sản lượng Hồi. Làm bộ ảnh tài liệu. c. Xử lý và phân tích số liệu Các số liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tích và tổng hợp số liệu bằng phần mềm excel. 14
- Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN 3.1 Đặc điểm tự nhiên. Văn Lãng là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, tiếp giáp với huyện Văn Quan, Cao Lộc,Tràng Định, Bình Gia, Bằng Tường (Trung Quốc). Diện tích tự nhiên là 56.330,46 hécta. Huyện có 19 xã (Tân Việt, Trùng Quán, Trùng Khánh, Thuỵ Hùng, Thanh Long, Nam La, Hội Hoan, Gia Miễn, Bắc La, Tân Tác, Tân Lang, An Hùng, Thành Hoà, Hoàng Việt, Tân Thanh, Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hồng Thái, Nh ạc kỳ) và 1 th ị tr ấn Na Sầm. Có tổng số 50 trường học, 6 cụm chợ chính là chợ Na Sầm, chợ Tân Thanh, chợ Nà Hình, chợ Hoàng Văn Thụ, và chợ Hội Hoan. Huy ện có ch ợ biên giới với Trung Quốc, nổi tiếng nhất là chợ cửa khẩu Tân Thanh. Huyện có ngọn núi cao là Khâu Khú thuộc xã Thanh Long, với độ cao khoảng 800m so với mặt nước biển. Nơi đây là quê hương của đồng chí Hoàng Văn Thụ, một nhà cách mạng Việt Nam[14]. 3.1.1 Vị trí địa lý: Văn Lãng là một Huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông B ắc t ỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm Tỉnh Lỵ 30 km, có đường quốc lộ 4A đi qua dài 32km. Có đường biên giới Quốc gia giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài 36 km. Huyện có 20 đơn vị hành chính (19 xã và 1 thị trấn). Địa giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp huyện Tràng Định. - Phía Nam giáp huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan. - Phía Đông giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. - Phía Tây giáp huyện Bình Gia. Với vị trí địa lý như trên, rất thuận lợi cho huyện Văn Lãng phát tri ển, giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của Tỉnh và khu vực. Đặc biệt là phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ tại cửa kh ẩu và 15
- các cặp chợ đường biên giữa huyện Văn Lãng với Thị Xã Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. 3.1.2 Địa hình: Địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, xen kẽ là các cánh đ ồng thung lũng hẹp ven sông, suối và núi đá vôi. Dạng hình núi đất là chủ yếu, có độ dốc trên 250 chiếm 88% diện tích tự nhiên, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, m ột s ố v ị trí thấp có thể phát triển trồng cây ăn quả, trồng hồi… Dạng địa hình núi đá, chủ yếu ở xã Tân Thanh, Tân Mỹ, Tân Lang, Hoàng Việt, Hoàng Văn Thụ, Trùng Quán, An Hùng với diện tích khoảng 2.800 ha chiếm 4,99% diện tích đất tự nhiên. Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xu ất nông nghiệp, có diện tích 3.505 ha chiếm 6,25% diện tích tự nhiên. Các dải đồi có độ dốc thấp (8-250) không nhiều, diện tích kho ảng 950 ha r ất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như chè, hồi… 3.1.3 Khí hậu: Huyện Văn Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm đ ược thể hiện 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa Hạ nóng ẩm, m ưa nhi ều; mùa đông lạnh, khô hanh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C. Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.540 mm số ngày có mưa 134 ngày. Do s ự phân bố lượng mưa không đồng đều nên gây khó khăn cho s ản xu ất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hạn hán kéo dài vào mùa khô. Độ ẩm không khí bình quân từ 82% trở lên. Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam. Đây là vùng không bị ảnh hưởng của gió bão, nên thích hợp cho trồng các lo ại cây dài ngày, đ ặc bi ệt là cây ăn quả. 3.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: * Tài nguyên đất: Đất đai của Huyện gồm 8 loại chính sau: - Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): 26.200 ha chiếm 46,71% đất tự nhiên. - Đất vàng nhạt trên đá cát ( Fq): 3.500 ha chiếm 6,24% diện tích đất tự nhiên. 16
- - Đất vàng đỏ trên đá macma axít (Fa): 20.450 ha chiếm 36,46% diện tích t ự nhiên. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): 850 ha chi ếm 1,52% di ện tích t ự nhiên. - Đất màu vàng trên phù xa cổ (F/P): 40 ha chiếm 0,07% diện tích tự nhiên. - Đất phù xa ngòi suối (Py): 100 ha chiếm 0,18% diện tích tự nhiên. - Đất phù xa (P): 509,42 ha chiếm 0,91% diện tích tự nhiên. - Đất dốc tụ (D): 1050 ha chiếm 1,87 % diện tích tự nhiên. + Sông suối: 592,58 ha chiếm 1,06% diện tích tự nhiên. + Núi đá: 2.800 ha chiếm 4,99% diện tích tự nhiên. Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện là: 56.092,2 ha. Tiềm năng đất đai của Huyện còn khá lớn với 26.090,3 ha đất đồi núi ch ưa sử dụng, là nguồn lực để khai đưa vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. * Tài nguyên rừng: theo tài liệu thống kê năm 2005, đất có rừng của Huy ện khá lớn 17.132,95 ha chiếm 30,54% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: - Diện tích rừng tự nhiên:14.248,49 ha chiếm 83% diện tích đất có rừng. - Diện tích rừng trồng: 2.884,46 ha chiếm 17% diện tích đất có rừng. * Tài nguyên nước: Huyện Văn Lãng có nguồn nước ngầm và nước mặt khá lớn, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Huy ện có 2 sông l ớn ch ảy qua đó là: Sông Kỳ Cùng và sông Văn Mịch. Có hệ thống suối dày đặc, có 4 suối lớn là suối Tân Mỹ, Khuổi Slin, Khuổi Rào, Thanh Long và h ệ th ống mạng lưới các khe suối có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và ph ục vụ sản xuất. Ngoài các hệ thống sông suối ra, trên địa bàn Huy ện còn có các h ồ, đập lớn, nhỏ như: Nà Pàn (Hoàng Văn Thụ); Kéo Páng (Nhạc Kỳ); Nà Piya (Tân Việt)…có khả năng phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. * Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Văn Lãng nghèo nàn, trữ lượng nhỏ như: Quặng sắt ở xã An Hùng, Tân Thanh… ngoài ra còn có núi đã vôi, cát, sỏi… có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng. * Tài nguyên nhân văn du lịch: Huyện Văn Lãng có 4 dân tộc chính (Tày, Nùng, Kinh, Hoa) cùng sinh sống, các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc trong huyện được gìn giữ, bảo tồn thông qua các nét sinh hoạt văn hóa l ễ h ội, h ội di ễn ngh ệ thu ật; các trang phục, tập quán, các làn điệu dân ca (hát Then – đàn tính, hát Sli, hát 17
- Lượn,hát Cỏ lẩu, Múa Trầu, múa Xiên tâng), những loại hình văn hóa, tiếng nói,… của các dân tộc Tày – Nùng được các nghệ nhân khai thác dàn dựng. Trên địa bàn huyện hiện nay có trên 10 di tích lịch sử và tín ng ưỡng được phân bố ở 7 đơn vị (6 xã và 1 thị trấn). Trong đó đã có 01 di tích được công nhận xếp hạng cấp Quốc gia, 8 di tích xếp h ạng c ấp t ỉnh. Có 2 c ửa khẩu tiểu ngạch là cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam (xã Tân Mỹ) và 01 cặp chợ biên giới Nà Hình (Thụy Hùng) là điều kiện để thu hút khách du lịch tham quan, mua sắm, phát triển dịch vụ du l ịch và th ương m ại c ủa huyện. Huyện có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân, hàng năm mỗi xã tổ chức từ 01 đến 03 lễ h ội, đều là các l ễ h ội dân gian, g ắn liền với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của người dân về “Cầu mùa, cầu mưa”, Lễ hội “Lồng tồng”… Các lễ hội chủ yếu tổ chức vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian lành mạnh … thu hút sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân các dân tộc. 3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế của huyện Văn Lãng luôn được ổn định và phát triển. Tăng trưởng GDP trong năm (2000-2005) tăng 12%. Thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng năm 2000 lên 5 triệu đồng năm 2005. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 18,2% năm 2000 xuống còn 7,8% năm 2005. Thu ngân sách năm 2000 đạt 5,8 tỷ đồng, năm 2005 đạt 17,8 tỷ đồng. Bình quân lương thực đạt 430 kg/người/năm. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng, đại hội Đảng bộ tỉnh. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Văn Lãng đã tích cực thi đua phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Tạo ra sự chuy ển biến mạnh mẽ về mọi mặt. Tổng sản phẩm nội huyện năm 2012 theo giá thực t ế đạt 616 tỷ đồng và GDP bình quân đầu người/ năm đạt 12,11 triệu đồng (m ục tiêu 11,7 triệu đồng). Nhìn chung nền kinh tế của Huyện có sự chuyển dịch đúng hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng n ền kinh tế còn chậm, chưa vững chắc; sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp còn nhỏ bé; sản xuất nông- lâm nghiệp vẫn là chủ yếu… 18
- 3.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: * Ngành nông - lâm nghiệp: Huyện Văn Lãng xác định phát triển nông nghiệp là ngành sản xuất chính, đây chính là nguồn thu chính c ủa người dân trong huyện. Trong mấy năm gần đây nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các loại giống mới có năng xuất cao, tích cực chuyển giao kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho nên mặt trận nông nghiệp đã thu được những kết quả tốt, diện tích năng xuất, sản lượng các cây trồng đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cộng với việc thực hiện các chương trình dự án đến nay công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Toàn Huyện có trên 21.000 ha rừng sản xuất gần 2.000 ha rừng phòng h ộ đầu nguồn… góp ph ần đ ưa đ ộ che phủ của rừng đạt 48%. Kinh tế trang trại nhỏ, vừa từng bước được phát triển. Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 là 6.380ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 21.304 tấn. Vùng cây ăn quả tiếp tục được mở rộng, tổng diện tích cây ăn quả đến năm 2012 trên 1.600ha. Trong đó đặc biệt là cây Hồng vành khuyên với diện tích trồng t ập trung 600 ha có giá trị hàng hóa tương đối lớn. Những dự án trồng rừng Việt – Đức, dự án trồng rừng 661...mang lại cho địa phương diện mạo mới với rất nhiều những hy vọng về sự phát triển đột phá từ kinh tế rừng. Các ch ương trình trồng rừng ấy đã nâng tổng số diện tích có rừng của địa phương lên con số gần 30.000ha, độ che phủ rừng đạt 52,3% * Công nghiệp - thủ công nghiệp (CN-TCN): Để hình thành và phát triển một số cơ sở sản xuất nhỏ như: Xay xát, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói)… toàn Huyện có hơn 70 cơ sở và 28 hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp, thu hút g ần 1000 lao động. Giá trị sản xuất CN-TCN đạt 20,594 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá th ực tế) năm 2012 ước đạt 82.000 triệu đồng , gồm các sản phẩm chủ yếu là : Qu ặng bô xít 13.700 t ấn, hạt mài 5.500 tấn, đá các loại 45.000 m3 , phân phối điện 16.000 nghìn Kw; phân phối nước 220.000 m3; gạch bê tong 5.800 nghìn viên; cát xây dựng 15.500 m3 các sản phẩm gia dụng khác… 19
- * Thương mại - dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ có tốc độ phát triển tăng trưởng khá. Hệ thống chợ trung tâm cụm xã, chợ trung tâm huyện và các cặp chợ cửa kh ẩu phát triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hoá, ph ục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương, thương nghiệp Quốc doanh bảo đảm tốt việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đ ồng bào vùng sâu, Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, s ửa chữa, vận tải, bưu chính viễn thông phát triển. Hiện nay toàn huy ện có trên 300 cơ sở kinh doanh, thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. Ti ếp t ục kêu gọi các nhà đầu tư vào các cặp chợ cửa khẩu đặc biệt vào Khu kinh t ế cửa khẩu Tân Thanh…Hiện nay, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển tập trung ở các chợ cửa khẩu, chợ trung tâm huy ện và các ch ợ cụm xã. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa nội huyện năm 2012 đạt khoảng 362 tỷ đồng. Tổng số người xuất nhập cảnh qua biên giới đạt khoảng 310.000 lượt người; tổng kim ngạch XNK qua địa bàn 268 triệu USD, trong đó nh ập khẩu đạt 141 triệu USD, xuất khẩu đạt 127 triệu USD . 3.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng: * Về giao thông: Mạng lưới giao thông luôn được huyện quan tâm phát triển. Bằng nguồn vốn của địa phương, của Tỉnh, của Trung ương, nhất là ch ương trình 120, 135 của Chính phủ. Đến nay đường giao thông đến trung tâm các xã đạt 100% trong đó có 90% đi lại được 4 mùa. Đường Quốc l ộ 4A, đ ường Tỉnh lộ được Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp…đã góp phần lưu thông, vận chuyển hàng hoá thúc đẩy kinh tế - xã h ội phát tri ển, b ảo đ ảm Qu ốc phòng - An ninh. * Thuỷ lợi: Tập trung xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có như: các hồ đập, kênh mương nội đồng được kiên cố hoá. Toàn Huy ện có 12 công trình thuỷ lợi kiên cố, 96 công trình thuỷ lợi nhỏ…đã đáp ứng ph ần l ớn diện tích sản xuất nông nghiệp. c) Giáo dục - đào tạo, y tế văn hoá xã hội: * Giáo dục: Toàn huyện có 50 đơn vị trường trong đó Mầm non là 15; Tiểu học 20; Trung học cơ sở 13; Trung học phổ thông 01; Giáo dục thường xuyên 01. Toàn Huyện đã phổ cập song giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Xây dựng được 4 trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng dạy và h ọc c ủa nhà 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo " Hoàn thiện chiến lược khách hàng tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”
79 p | 1232 | 586
-
Đề tài báo cáo Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và 1 số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A
77 p | 1780 | 431
-
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
98 p | 1521 | 271
-
Báo cáo thực tập: Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhành ngân hàng Công thương Bắc Giang
21 p | 546 | 140
-
Báo cáo thực tập Quản lý và bảo tồn động vật hoang dã
43 p | 247 | 22
-
Báo cáo Thực trạng và nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trường THPT chuyên Quảng Bình
7 p | 125 | 22
-
Luận văn: Thực trạng và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo hiểm xã hội Phú Thọ trong thời gian vừa qua
59 p | 85 | 20
-
Báo cáo Phân tích môi trường 1: Giới thiệu về phân tích không khí
27 p | 199 | 20
-
Báo cáo khoa học: "Một số vấn đề bất cập trong mạng l-ới đ-ờng đô thị hiện nay"
3 p | 76 | 17
-
Báo cáo tổng kết đề tài tham gia xét thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học: Ứng phó với stress trong học tập của sinh viên
105 p | 70 | 14
-
THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở TỈNH CAO BẰNG
8 p | 109 | 12
-
Đề tài báo cáo: Hiện trạng ngộ độc do hóa chất trong rượu
28 p | 152 | 11
-
Báo cáo khoa học: "Thực trạng và các giải pháp kinh tế-quản lý chủ yếu phát triển bền vững nghề gây nuôi động thực vật hoang dã ở Việt Nam"
9 p | 103 | 10
-
Báo cáo " Thực trạng độc giả đến thư viện trường đại học Khoa học Huế trong những năm gần đây "
5 p | 62 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Ong mật Đăk Lăk
131 p | 19 | 8
-
Báo cáo " Một số ý kiến về thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về trọng tài kinh tế ở nước ta hiện nay"
8 p | 112 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần ong mật Đắk Lắk
26 p | 58 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn