intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

280
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường” (Nguyễn Nam Phương (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nutifood”), mà chiến trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh ở đây là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là thị trường ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

  1. TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
  2. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU “Th ị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh, hiểu biết nhiều h ơn là ý chí quật cư ờng” (Nguyễn Nam Phương (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nutifood”), mà chiến trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh ở đây là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là th ị trường ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đ ã trở th ành thành viên chính th ức của tổ chức thương m ại th ế giới WTO. Chính sự kiện đó, đ ã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn. Và như chúng ta đ ã biết, mỗi một công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế, với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của thị trường thế giới nói chung và thị trư ờng Việt Nam nói riêng thì vấn đề quan tâm h àng đầu của các doanh n ghiệp Việt Nam hiện nay không nhất thiết vốn phải nhiều, qui mô lớn, mà điều tối quan trọng là doanh nghiệp đó bán được hàng và làm sao để thỏ a mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khác hàng. Đồng thời, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được tối đa sản phẩm của công ty. Hơn nữa , hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định kết quả tài chính cuối cùng của công ty là lãi hay lỗ. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý ngh ĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự th ành công hay thất bại của công ty. Xuất phát từ nhận thức đư ợc tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm n ên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Qu ả Cần Th ơ, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình tiêu thụ h àng hóa tại Công ty TNHH Th ực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp” đ ể làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Nhằm giúp cho Công ty tìm ra đ ược những thuận lợi cũng như là bất lợi trong việc tiêu thụ h àng hoá, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty. 1 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  3. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 .2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm h àng hóa của Công ty TNHH Th ực Phẩm Rau Quả Cần Thơ và đề ra những biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cho Công ty trong thời gian tới. 1 .2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích sơ lư ợc tình h ình kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Qu ả Cần Th ơ. - Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được qua hai năm 2006 - 2007. - Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty về khối lượng, chủng loại và giá bán. - Phân tích doanh thu tiêu thụ theo thị trường. - Phân tích những nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu th ụ h àng hóa của Công t y TNHH Th ực Phẩm Rau Quả Cần Th ơ. - Đề ra một số giải pháp pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của Công t y TNHH Th ực Phẩm Rau Quả Cần Th ơ. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định - Thị trường tiêu thụ của Công ty chưa đa dạng - Số lượng hàng hóa tiêu thụ của Công ty tăng - Tình hình tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao - Doanh thu tiêu thụ hàng hóa của Công ty tăng 1 .3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Số lượng sản ph ẩm tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào? - Nhân tố n ào làm ảnh hưởng đến số lượng sản ph ẩm tiêu thụ? - Doanh thu tiêu thụ theo th ị trường biến động qua hai n ăm như th ế n ào? - Thị trư ờng tiêu thụ ra sao? - Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các thị trường như thế nào? 2 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  4. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. K hông gian Luận văn được th ực hiện tại Công t y TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Địa chỉ: Quốc Lộ 91, khu vực 3, phư ờng: An Khánh, Qu ận: Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian - Luận văn này đư ợc tiến h ành và hoàn th ành trong khoảng th ời gian từ 11.02.2008 đ ến 25.04.2008. - Theo qui đ ịnh là luận văn thực hiện trong thời gian 3 năm nhưng do Công ty TNHH Th ực Phẩm Rau Qu ả Cần Thơ mới thành lập vào ngày 17/1/2006 nên số liệu sử dụng đ ể phân tích trong luận văn ch ỉ có qua 2 năm 2006 và năm 2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Do thời gian có giới hạn nên đề tài ch ỉ tập trung vào: - Nghiên cứu các lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích tình h ình tiêu thụ sản ph ẩm của Công ty. - Phân tích sơ lư ợc h oạt động kinh doanh củ a Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Qu ả Cần Th ơ. - Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính của Công ty là: mì Thiên Hương, dầu ăn Meizan và bột giặt Net giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao doanh thu tiêu thụ tại Công ty. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Bùi Thị Hương Giang (2005), luận văn tốt nghiệp : “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát ở Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích như: thống kê mô tả, hàm hồi quy nhiều chiều, ma trận Swot, phân tích bảng chéo. Bài viết cho thấy cơ sở lý luận, đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Trong đó, đi sâu về phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ, phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ. Thể hiện ở mặt mạnh là sản phẩm đan lát từ mây tre và lục bình có công dụng vư ợt trội so với các sản phẩm thay thế khác trong nông nghiệp, có kênh phân phối phát triển, lao động lâu năm giàu kinh nghiệm. Nhưng cũng có hạn chế là thiếu thông tin bán sản phẩm, giá cả không ổn định, quy trình sản xuất 3 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  5. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp thô sơ, ch ất lượng sản phẩm không đồng nhất, lợi nhuận thấp. Qua đó, đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát. - Nguyễn Ngọc Điệp (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty giày Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, phương pháp thay th ế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch. Luận văn đưa ra một số cơ sở lý luận, khái quát về Công ty giày Cần Thơ đ ặc biệt là phân tích ho ạt động kinh doanh. Trong đó, có m ặt hạn chế là hoạt động của Công ty trong ba năm qua không đ ạt hiệu quả, doanh thu tiêu thụ giảm mạnh do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nước ngo ài, Công ty thực hiện chi phí chưa tốt, chi phí sản xuất tăng lên do tình trạng sản xuất không liên tục trong năm. Qua đó, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty giày Cần Thơ. - Nguyễn Năng Phúc (2003 ).“Phân tích kinh tế doanh nghiệp”, nhà xu ất bản tài chính. Bài viết có nói về ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và lý thuyết phân tích tình hình tiêu thụ. - Ph ạm Thị Gái (1997). “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà xuất bản giáo dục. Bài viết cũng có nói về ý nhĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm h àng hóa của doanh nghiệp. - Lê Anh Cường, Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Thị Lệ Huyền , (2005). “Tổ ch ức và quản lý tiếp thị - bán hàng”, nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội. Bài viết về các chiến lược và chiến thuật tiếp thị - b án hàng, sách lược phân phối tiêu thụ. Đặc biệt là một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ. 4 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  6. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2 .1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2 .1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến h ành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tư ợng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hư ớng hoạt động tiếp theo. (Nguồn: Nguyễn Tấn Bình (2000), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh) 2 .1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ ch ế quản lý trong kinh doanh. Bất kì ho ạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, ch ỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. - Phân tích ho ạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của m ình. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích ho ạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích ho ạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. 5 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  7. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp phải tiến h ành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngo ài việc, phân tích các điều kiện b ên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư … Doanh nghiệp còn ph ải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở b ên ngoài như thị trường, khách h àng, đối thủ cạnh tranh … trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không ch ỉ cần thiết cho các nh à quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng b ên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư , cho vay … với doanh nghiệp nữa hay không. 2 .1.1.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh. - Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, th ương m ại, dịch vụ. - Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đ ất đai, những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt đư ợc, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - d ài hạn. 6 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  8. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Có th ể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ, phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng th ành qui lu ật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 2 .1.2 . Khái quát về doanh thu, lợi nhuận 2.1.2.1. Khái niệm doanh thu chung - Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, d ịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong k ỳ. - Doanh thu bán hàng thu ần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 2.1.2.2. K hái niệm về lợi nhuận chung Lợi nhuận là m ột khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đ ã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. Bất kì một tổ chức n ào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhu ận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính ch ất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhu ận, hư ớng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu đư ợc của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng b án b ị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ giá vốn h àng bán. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu đư ợc từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Ch ỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, d ịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. 7 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  9. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: ph ản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này, đ ược tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: + Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh. + Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. + Lợi nhuận về cho thuê tài sản. + Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. + Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. + Lợi nhuận cho vay vốn. + Lợi nhuận do bán ngoại tệ. - Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có kh ả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đ ơn vị hoặc do khách quan đưa tới. Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng. + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra… Các kho ản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhu ận bất thường. 2 .1.2.3. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời, giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp. 8 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  10. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty d ưới h ình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã đ ược qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuố i quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính h ết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở b ên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước. Người ta ví bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó (thời điểm cuối năm chẳng hạn). - Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn ph ản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. 2 .1.3. Cơ sở lý luận về phân tích doanh thu tiêu thụ 2 .1.3.1. Khái niệm doanh thu a) Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm hàng hoá hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Chỉ tiêu này bao gồm : giá trị hàng bán, thu ế tiêu thụ đặt biệt, thuế xuất khẩu, chiếc khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các khoản trả bồi thường, chí phí sửa chữa hàng b ị hỏng trong thời hạn bảo hành. Doanh thu bán hàng phản ánh chung tổng giá trị sản phẩm h àng hoá, dịch vụ m à doanh nghiệp bán ra trong kỳ. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được xác định bằng công thức. G = ∑ q i pi 9 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  11. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Trong đó : G là tổng doanh thu bán hàng qi là khố i lượng sản phẩm hàng hoá loại i mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật . pi là giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá lo ại i i  1 , n ; n là số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đ ã tiêu thụ trong kỳ. b ) Doanh thu bán hàng thuần Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán h àng trừ các khoản thu ế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu ) và các kho ản giảm trừ doanh thu (nếu phát sinh trong k ỳ báo cáo) Chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo . c) Doanh thu thuần Doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng thu ần cộng các khoản hoàn nhập như: d ự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòn g ph ải thu nợ khó đòi (thu bán h àng) không phát sinh trong kỳ báo cáo . 2.1.3.2. Các khoản giảm trừ doanh thu a) Giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là số tiền m à doanh nghiệp (b ên b án ) chấp nhận giảm cho người mua vì nh ững nguyên nh ân thuộc về đ ơn vị (hàng sai quy cách, kém phẩm chất, không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng) ho ặc số tiền thưởng cho người mua do mua một lần với số lượng lớn (bớt giá) hoặc số lượng hàng mua trong một khoảng thời gian là đáng kể (hồi khấu). b ) Hàng bán bị trả lại Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định nhưng bị khách h àng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm ch ất, sai quy cách , chủng loại. Doanh thu Đơn giá bán Số lượng h àng bị x = h àng bán bị trả lại ghi trên hóa đơn trả lại 10 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  12. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp c) Chiết khấu bán hàng (chiết khấu thương mại) Chiết khấu thương m ại là số tiền doanh n ghiệp (bên bán) giảm trừ cho khách hàng (bên mua) do khách hàng mua hàng với số lượng lớn. d ) Nguyên tắt ghi nhận doanh thu Chỉ được ghi nhận doanh thu bán h àng khi có một khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ , dịch vụ đ ã được xác định tiêu thụ. Nghĩa là, khối lượng đó đã bán cho khách hàng ho ặc đã th ực hiện đối với khách h àng và đ ã được khách hàng thanh toán hoặc ch ấp nhận thanh toán. 2 .1.3.3. Mục đích, ý nghĩa phân tích doanh thu tiêu thụ a ) Mục đích Tiêu thụ là giai đo ạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh , mục đích của việc phân tích doanh thu tiêu thụ là nhằm: - Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại và giá bán của sản phẩm h àng hoá. - Tìm ra những nguyên nhân và xác đ ịnh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. - Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. b ) Ý nghĩa Trong n ền kinh tế thị trường khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Tại sao nói quá trình tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng và cũng là khâu rất quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi vì: - Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn mới có quá trình sản xuất tiếp theo và như vậy sản xuất mới có thể ổn định và phát triển, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Đồng thời, thỏa mãn ph ần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội. - Sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định được kết qu ả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp là lỗ hay lãi và lãi, lỗ ở mức độ nào. - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đ ể xác định đúng những nguyên nhân , tìm ra những biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụ sản phẩm h àng hoá của doanh nghiệp đạt được mục tiêu là: tiêu thụ với khối lượng 11 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  13. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp lớn sản phẩm h àng hoá, giá bán cao, thị trư ờng ổn định và thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh. - Qua tiêu thụ, tính ch ất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn, có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường. - Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp là cơ sở để tìm ra các chỉ tiêu ch ất lư ợng, nh ằm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ sản xuất kinh doanh. 2 .1.3.4. Nộ i dung phân tích doanh thu a ) Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp  H ệ số tiêu thụ hàng hóa mua vào : Công thức tính: Doanh thu bán hàng H1 = Giá trị h àng mua vào H1 là hệ số tiêu thụ hàng mua vào Chỉ tiêu này phản ánh gía trị h àng hóa mà doanh nghiệp mua vào đã tiêu thụ được với tỷ số là bao nhiêu Nếu H1 = 1 thì hàng hóa của doanh nghiệp mua vào trong kỳ v à đ ã tiêu thụ hết trong kỳ, điều n ày cho thấy doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh. Nếu H1 < 1 và càng nhỏ h ơn 1 b ao nhiêu chứng tỏ hàng hóa mua vào chưa bán được càng nhiều bấy nhiêu. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm ra những nguyên nhân bán hàng chậm, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ h àng hóa của doanh nghiệp.  Hệ số luân chuyển hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán H2 = Giá trị hàng tồn kho 12 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  14. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Thời gian theo năm (365 ngày) Thời gian một vòng quay = Hệ số luân chuyển hàng tồn kho H2 là hệ số luân chuyển h àng tồn kho. Hệ số n ày phản ánh số lần luân chuyển sản phẩm hàng hóa qua kho của doanh nghiệp trong k ỳ phân tích được bao nhiêu vòng. Hệ số n ày càng lớn doanh thu bán h àng của doanh nghiệp càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao. b ) Phân tích cơ cấu mặt hàng tiêu thụ của doanh nghiệp Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ, ch ỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Giá trị từng mặt hàng tiêu thụ Tỷ phần giá trị từng = Mặt hàng tiêu thụ Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ Khi phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực tế hoặc giữa kỳ thực tế với những kỳ kinh doanh trước nhằm đánh gía tình hình hoàn thành kế hoạch và sự biến động giữa các kỳ. Đồng thời, xác đ ịnh vị trí từng loại mặt hàng đã tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ. Trên cơ sở đó, phát hiện xu thế và m ức độ biến động từng phần, từng loại m ặt h àng tiêu thụ. Cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm h àng hóa của doanh nghiệp c) Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp  Phân tích lượng tồn đọng của một loại hàng hóa: Khối lượng sản phẩm h àng hóa tồn kho của doanh nghiệp chia thành hai phần: lượng dự trữ và lượng tồn đọng. Lượng sản phẩm h àng hóa tồn đọng tăng lên sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Hàng tồn kho chênh lệch giữa cuối k ỳ và đầu kỳ được xác định bằng Công thức: 13 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  15. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Khối lượng hàng Khối lượng h àng Mức độ ch ênh lệch giữa hàng - = tồn kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ Hay: q Tkc – q Tkđ = ± q Tk Chênh lệch h àng tồn kho tăng dần, ph ản ánh khối lượng hàng bán của loại sản phẩm đó đang giảm  Phân tích lượng tồn kho của nhiều loại sản phẩn theo chỉ tiêu giá trị Chỉ tiêu chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ được xác định bằng công thức: Mức độ chênh lệch Tổng giá trị h àng tồn Tổng giá trị hàng = - tổng giá trị h àng tồn kho kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ Hay: ∑qTki . pi ∑qTkic . pi - ∑ qTkiđ . pi = qTkic là khối lượng h àng hóa tồn kho i cuối kỳ. qTkiđ là khối lượng hàng hóa i tồn kho i đầu kỳ. pi là đơn giá sản phẩm tồn kho loại i. Mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho càng lớn thì hàng tồn đọng chưa tiêu thụ đ ược càng nhiều.  Cơ cấu tỷ phần tồn kho theo mặt hàng. Giá trị h àng tồn kho cuối kỳ của mặt hàng i d TKi = Tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ củ a doanh nghiệp 14 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  16. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Nh ững mặt hàng có tỷ phần hàng tồn kho lớn, doanh ngh ệp cần tìm ra những nguyên nhân gây nên tồn kho sản phẩm như: giá bán, chất lượng, h ình thức, bao bì, kiểu dáng lạc hậu so với thị hiếu tiêu dùng hiện tại …. d ) Phân tích giá bán vật tư của doanh nghiệp: Trong mục n ày em sẽ phân tích giá bán của các m ặt hàng chủ lực của doanh nghiệp qua 2 n ăm (2006 – 2007 ) nhằm xem xét sự biến động của giá cả ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ n hư th ế nào. e) Phân tích về thị trường tiêu thụ  Khái niệm về thị trường: Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó th ể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu m ã của hàng hóa. Đó là nh ững mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hóa cụ thể. Thị trường là nơi mà người bán và người mua gặp nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi b ên cần biết Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:  Phải sản xu ất loại hàng gì? Cho ai?  Số lượng bao nhiêu?  Mẫu mã, kiểu cách, chất lư ợng như thế n ào? Còn người tiêu dùng thì biết đư ợc:  Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của m ình?  Nhu cầu đư ợc thõa mãn như thế n ào?  Khả năng thanh toán ra sao? Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung - cầu th ì kế ho ạch sẽ không có cơ sở khoa học và m ất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại, việc tổ chức và m ở rộng thị trường m à thoát ly khỏi sự đ iều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn đ ến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh. Từ đó ta thấy rằng, sự nh ận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý ch í trong qu ản lý và chỉ đạo kinh tế điều đồng ngh ĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy lu ật kinh tế vốn 15 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  17. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp đã có sẵn trong thị trư ờng và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế rất khó phát triển. Trên thị trường các quyết đ ịnh của n gười lao động, ngư ời tiêu dùng và của các doanh nghiệp điều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên, hiện n ay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đ ến quan h ệ cung cầu theo cơ ch ế gián tiếp còn có quyết định của chính phủ từng nước.  Vai trò: Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trư ờng có thể nh ận biết được sực phân phối các nguồn lực sản xu ất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động … luôn luôn biến động n hằm đảm b ảo các nguồn lực giới h ạn này đ ược sử dụng đ ể sản xu ất đúng hàng hoá, dịch vụ m à xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có kh ả năng làm thay đ ổi th ị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận b iết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình m à có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của th ị trường.  Giá trị: Qua nghiên cứu thị trường đã nhận ra được vai trò và giá trị đích thực của thị trư ờng đó để đem lại lợi nhuận cho mặt h àng tiêu thụ 2.2. PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu sơ cấp (đưa ra một số câu hỏi và phỏng vấn các anh chị, cô chú trong Phòng kế toán) và thứ cấp tại Công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cơ cấu doanh thu theo thị trường từ Phòng kế toán để phân tích tình h ình tiêu thụ của doanh nghiệp. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn Internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 2 .2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh 16 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  18. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như th ế n ào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục. + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. F  Ft  F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc + Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Ft F   100 F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc 17 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  19. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Ma trận Swot: Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) SWOT Liệt kê những điểm mạnh Liệt kê những điểm yếu 1. 1. 2. 2. 3. 3. Cơ hội (O) Chiến lược (SO) Chiến lược (WO) Liệt kê các cơ hội 1. 1. 1. 2. 2. 3. Sử dụng các điểm mạnh 3 . Vượt qua những điểm yếu 2. để tận dụng cơ hội b ằng cách tận dụng các cơ hội 3. Đe dọa (T) Chiến lược (ST) Chiến lược (WT) Liệt kê các mối đe dọa 1. 1. 1. 2. 2. 3. Sử dụng điểm mạnh để 3 . Tối thiểu quá những điểm 2. tránh các mối đe dọa yếu và tránh các mối đe dọa 3. (Nguồn:Th.S Đỗ Thị Tuyết (2006). Quản trị doanh nghiệp, tủ sách Đại Học Cần Thơ) 18 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
  20. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM H ỮU HẠN THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có tiền thân là Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Rau Quả Cần Th ơ. Công ty được h ình thành thông qua sự góp vốn của các thành viên từ Công ty Cổ p hần Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ sau khi Công ty Cổ Ph ần gom gọn bộ máy. Do đã có tiền thân phát triển từ Công t y Cổ Phần nên Công ty TNHH Th ực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có đư ợc nhiều lợi thế kinh doanh hơn vì đã có sẵn đà phát triển của Công ty Cổ Ph ần trong thời gian trư ớc đó. Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Công ty chính thức được thành lập vào 17/01/2006, với “Dự án đầu tư thành lập Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Th ơ” nhằm phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh xa hơn nữa. Tên viết tắt: CAGENCO-CT (Can Tho Foodstuff, Fruit & Vegetable). - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5702001025. - Ngành nghề kinh doanh: Thực phẩm công nghệ, vận tải hàng hóa - đường bộ, chế biến nước mắm. Mã số thuế: 1800614610 do cục thuế Thành Phố Cần Thơ cấp ngày - 24/01/06. Với đội ngũ công nhân viên là những người tham gia từ Công ty Cổ Phần cũ n ay chuyển sang Công ty TNHH thì kinh nghiệm đ ã sẵn có. Công ty luôn nghiên cứu để có những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tạo được uy tín với khách h àng. Công ty hiện nay đang mua bán với một số Công ty lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh : Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Thiên Hương, Công t y Cổ Phần Bột Giặt NET, Công ty TNHH Thành Long, … Công ty đã có th ị trường bán lẻ và sỉ trong và ngoài Thành Phố Cần Thơ: Kiên Giang, Hậu Giang, … với chính sách giá cả linh hoạt, kèm theo chương trình khuyến mãi giúp công tác thâm nh ập thị trường nhanh và thu ận lợi, giúp giữ vững thị trường và đ ẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Góp phần phát triển kinh tế cho địa phương và cho đất nước. 19 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt SVTH: La Thanh Tuyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2