intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng hợp: Điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Chia sẻ: Trần Tam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:107

110
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về chiến lược này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo tổng hợp "Điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng hợp: Điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

  1.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến  năm   2030   được   Thủ   tướng   Chính   phủ   phê   duyệt   tại   Quyết   định   số  206/2004/QĐ­TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004. Thực hiện chiến lược phát triển   GTVT và các quy hoạch phát triển chuyên ngành GTVT, trong thời gian qua,  Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển  GTVT; trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có bước phát triển đáng  kể: chất lượng vận tải ngày một nâng cao, bước đầu cơ bản đáp ứng yêu cầu  phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân  dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.  Một số công trình giao thông hiện đại như đường bộ cao tốc, cảng biển quốc  tế, cảng hàng không quốc tế đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực   và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, đã xuất hiện nhiều bất cập cản  trở sự phát triển hạ tầng giao thông như: hệ thống quốc lộ chưa được kết nối   thông suốt, còn nhiều tuyến quốc lộ chưa được đầu tư nâng cấp, đã xuất hiện   nhiều nút thắt trên các tuyến giao thông huyết mạch; hệ thống đường sắt vẫn  trong tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ  thuật thấp, năng lực hạn chế, không  đảm bảo an toàn chạy tàu; các cảng biển tại các vùng kinh tế trọng điểm đã và   đang quá tải, xuất hiện tình trạng ùn ứ hàng hóa do khối lượng hàng hóa tăng   rất nhiều so với dự báo; một số cảng hàng không quốc tế đang hoặc sẽ quá tải  trong tương lai gần; giao thông đô thị còn nhiều yếu kém, ùn tắc giao thông tại   các thành phố lớn thường xuyên xảy ra. Sự kết nối giữa các phương thức vận   tải chưa thuận lợi và hiệu quả, đặc biệt giữa đường bộ  và cảng biển, đường   bộ  và cảng hàng không. Những tồn tại yếu kém trên góp phần làm cho chất   lượng vận tải và dịch vụ vận tải chưa cao, chi phí chưa hợp lý, đã ảnh hưởng  đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở tốc độ phát triển KT­XH đất   nước.   Để giải quyết tình trạng nêu trên đáp ứng nhu cầu phát triển KT­XH của  đất nước với tốc độ  cao hơn, Thủ  tướng Chính phủ  đã cho phép điều chỉnh  Chiến lược phát triển GTVT và được ban hành tại Quyết định 35/2009/QĐ­ TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 (sau đây gọi tắt là Chiến lược 35).  Tại thời điểm lập Chiến lược 35, nước ta đã đạt được những thành tựu  đáng khích lệ, tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao và kéo dài (giai đoạn 1991­ 1
  2.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp 2009, tốc độ tăng GDP bình quân 7,5%/năm) và  nền kinh tế tiếp tục được dự  báo có tốc độ  tăng trưởng cao (GDP bình quân 8­8,5%/năm), nên dự  kiến có  những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành GTVT trong đó có đầu tư phát  triển kết cấu hạ  tầng giao thông, đáp  ứng yêu cầu của nền kinh tế. Vì vậy,   Chiến lược 35 đã đề  ra các dự  báo và mục tiêu phấn đấu khá cao nhằm đáp  ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sau khi ban hành Chiến lược 35,  đất nước ta lại rơi vào khủng hoảng, suy thoái kinh tế. Nghị quyết số 11/NQ­ CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,   ổn định kinh tế  vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội, cắt giảm chi tiêu công trong   đó nhiều công trình giao thông phải đình hoãn. Điều đó đã làm xuất hiện  những bất cập trong việc triển khai thực hiện Chiến lược 35. Trong bối cảnh  cuộc khủng hoảng kinh tế  đang diễn ra trên phạm vi  toàn cầu đã làm nhiều quốc gia trên thế giới rơi sâu vào suy thoái, vấn đề nợ  công trở thành gánh nặng cho các nền kinh tế các nước Châu Âu và Việt Nam  đang hội nhập sâu vào nền kinh tế  thế  giới, nên cũng không thể  tránh khỏi   những hệ lụy tương tự. Nếu tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao   thông theo định hướng trong Chiến lược 35 thì khả năng huy động nguồn lực   không thể đáp ứng yêu cầu. Trước những bất cập và tồn tại nêu trên, để  tập trung nguồn lực đáp  ứng mục tiêu Chiến lược phát triển KT­XH đến năm 2020,  đòi hỏi  ngành  GTVT phải có những chính sách đột phá trong đó có tái cơ cấu đầu tư để tập   trung phát triển KCHT giao thông phù hợp với những nội dung trọng tâm  được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thông qua  tại Nghị quyết số 13­NQ/TW ngày 16/1/2012 về  xây dựng hệ thống kết cấu   hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo   hướng hiện đại vào năm 2020. Vì vậy, việc điều chỉnh Chiến lược phát triển  GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho phù hợp với tình hình mới   là rất cần thiết.  2. Các căn cứ pháp lý để lập đề án ­ Căn cứ  Quyết định số  35/2009/QĐ­TTg ngày 3/3/2009 của Thủ  tướng  Chính phủ  về  việc phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt  Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; ­ Căn cứ  Quyết định số  634/QĐ­BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2012 của  Bộ  trưởng Bộ  GTVT về  việc giao nhiệm vụ   điều chỉnh Chiến lược phát   triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; ­ Căn cứ Quyết định số  804/QĐ­BGTVT ngày 13/4/2012 của Bộ  trưởng   Bộ  GTVT phê duyệt kinh phí điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt   Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2
  3.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp 3. Các tài liệu nghiên cứu có liên quan 3.1. Các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước  từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến nay ­ Nghị  quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ  XI Đảng Cộng sản   Việt Nam trong đó đưa ra các chỉ tiêu Chiến lược phát triển KT­XH giai đoạn   2011­ 2020; ­ Nghị  quyết   số  13­NQ/TW ngày  16/01/2012, hội nghị   lần  thứ  4  Ban  chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ  tầng đồng bộ  nhằm đưa nước ta cơ  bản trở  thành nước công nghiệp  theo hướng hiện đại vào năm 2020; ­ Nghị   quyết   số   16/NQ­CP   ngày   8/6/2012   của   Chính   phủ   Ban   hành  Chương trình hành động thực hiện   Nghị  quyết số  13­NQ/TW ngày  16/01/2012, hội nghị  lần thứ 4 Ban chấp hành Trung  ương Đảng khóa  XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ  nhằm đưa nước ta  cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; ­ Nghị  quyết số  11/NQ­CP ngày 24/02/2011 về  các nhóm giải pháp chủ  yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế  lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. 3.2. Các quy hoạch phát triển GTVT đã được phê duyệt ­ Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế  trọng điểm Bắc Bộ  đến  năm  2020 và  định hướng   đến năm  2030  được  Thủ  tướng  Chính phủ  phê   duyệt tại Quyết định số 05/2011/QĐ­TTg ngày 24/01/2011; ­ Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến  năm  2020 và  định hướng   đến năm  2030  được  Thủ  tướng  Chính phủ  phê   duyệt tại Quyết định số 07/2011/QĐ­TTg ngày 25/01/2011; ­ Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế  trọng điểm phía Nam đến  năm  2020 và  định hướng   đến năm  2030  được  Thủ  tướng  Chính phủ  phê   duyệt tại Quyết định số 06/2011/QĐ­TTg ngày 24/01/2011; ­ Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng  sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng   Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 11/2012/QĐ­TTg ngày 10/02/2012; ­ Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và  định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 21/QĐ­TTg ngày 08/01/2009);  ­ Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định  hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1601/QĐ­TTg ngày 15/10/2009);  3
  4.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp ­ Quy hoạch phát triển hệ  thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020,  định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2190/QĐ­TTg ngày 24/12/2009); ­ Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể  phát triển ngành GTVT đường sắt  Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số  1436/QĐ­ TTg ngày 10/9/2009);  ­ Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự  an toàn giao thông đường bộ  đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1586/QĐ­TTG ngày   24/10/2012); ­ Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020,  tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1509/QĐ­BGTVT ngày 08/7/2011);  ­ Quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển số  1,2,3,4,5,6 đã được Bộ  trưởng Bộ GTVT phê duyệt tháng 8 năm 2011. ­ Quy hoạch chi tiết đường Hồ  Chí Minh được Thủ  tướng Chính phủ  phê duyệt tại Quyết định số 194/QĐ­TTg  ngày 15/02/2012; ­ Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ  ven biển Việt Nam Thủ  tướng   Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ­TTg ngày 18/01/2010; 3.3. Các đề án, dự án có liên quan khác ­ Nghiên cứu Toàn diện về  phát triển Bền vững hệ  thống GTVT Việt   Nam (Vitranss 2) ­ Chiến lược quốc gia về   ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Thủ  tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ­TTg ngày 5/12/2011; 3.4. Các dự án điều chỉnh chiến lược, quy hoạch đang triển khai ­ Quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn  đến năm 2030; ­ Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT thành phố  Hồ  Chí Minh đến   năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020; ­ Các dự  án điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT các  chuyên ngành. 4
  5.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp PHẦN I ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT  TRIỂN GTVT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030  VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH 1.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng giao thông vận tải 1.1.1. Tổng quan hệ thống GTVT Việt Nam có một hệ thống GTVT với đầy đủ các phương thức vận tải:   đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không. a) Đường bộ:  Tổng chiều dài đường bộ  nước ta hiện có trên 258.200 km, trong đó,  quốc lộ  và cao tốc 18.744 km, chiếm 7,26%; đường tỉnh 23.520 km, chiếm  9,11%; đường huyện 49.823 km, chiếm 19,30%; đường xã 151.187 km, chiếm  58,55%; đường đô thị  8.492 km, chiếm 3,29% và đường chuyên dùng 6.434  km, chiếm 2,49%.  Hiện có 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn tuyến cao tốc và các tuyến đường   do TW quản lý với  tổng chiều dài 18.744 km; trong  đó mặt  đường  BTN   chiếm 62,97%, BTXM chiếm 2,67%, nhựa chiếm 31,7%, cấp phối và đá dăm  chiếm 2,66%. Về tiêu chuẩn kỹ thuật: đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cao tốc, cấp   I, cấp II) chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 7,51%. Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn  kỹ thuật cấp III, cấp IV chiếm 77,73%; còn lại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật  thấp (cấp V, cấp VI) chiếm tỷ lệ là 14,77%. b) Đường sắt Mạng   đường   sắt   Việt   Nam   có   tổng   chiều   dài   3.143km   trong   đó  2.531km chính tuyến, 612km đường nhánh và đường ga bao gồm 3 loại khổ  đường: 1000mm chiếm 85%, khổ đường 1435mm chiếm 6%, khổ đường lồng  (1435mm & 1000mm) chiếm 9%. Mật độ đường sắt đạt 7,9 km/1000km2.  Mạng lưới đường sắt phân bố  theo 7 trục chính là: Hà Nội ­ Sài Gòn,  Hà Nội ­ Hải Phòng, Hà Nội ­ Đồng Đăng, Hà Nội ­ Lào Cai, Hà Nội ­ Quán  Triều, Kép ­ Lưu Xá, Kép ­ Hạ Long. 5
  6.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp Tiêu chuẩn kỹ  thuật, kết cấu hạ  tầng đường sắt nước ta còn  ở  mức  thấp và lạc hậu: Bình trắc diện còn nhiều đường cong bán kính nhỏ, độ  dốc  lớn (Tuyến Thống Nhất imax =17‰); cầu cống  đã qua   gần 100 năm khai   thác, tải trọng nhỏ  (P = 14 tấn trục); hầm bị  phong hóa rò rỉ  nước; tà vẹt  nhiều chủng loại; thông tin ­ tín hiệu chạy tàu lạc hậu và chưa đồng bộ, hành  lang   an   toàn   giao   thông   đường   sắt   nhiều   đoạn   bị   xâm   hại   nghiêm   trọng,   đường sắt giao cắt bằng với đường bộ và đường dân sinh có mật độ  rất cao  (tổng số có 1.464 đường ngang hợp pháp, trên 4.000 đường dân sinh tự mở).  c) Đường thủy nội địa Hiện nay toàn quốc có khoảng 2.360 sông, kênh, với tổng chiều dài   41.900 Km,  mật   độ  sông  bình  quân là  0,127 Km/Km2;  0,59Km/1.000 dân.  Hiện nay mới khai thác vận tải được 15.500km (chiếm 36% ) và đã đưa vào   quản   lý   8.353   km.   Riêng   ở   khu   vực   ĐBSH   và   ĐBSCL   mật   độ   là   0,2­ 0,4km/km2, vào loại cao nhất so với các nước trên thế giới; Cảng, bến: Hiện tại toàn quốc có 108 cảng, bến thủy nội địa, các cảng  này nằm rải rác trên các sông kênh chính. d) Đường biển Với hơn 3.200 km bờ  biển,Việt Nam có một tiềm năng về  phát triển   cảng biển. Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 37 cảng biển, với 166 bến  cảng, 350  cầu cảng,  tổng  chiều  dài khoảng  45.000m cầu  cảng, năng  lực   thông qua khoảng 350 – 370 triệu tấn/năm (sản lượng 2011 là 290 triệu tấn).  Đã hình thành các cụm cảng, có cảng cho tàu có trọng tải lớn tới 100.000T,   cảng chuyên container. Đang triển khai xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế  tại   các vùng kinh tế trọng điểm và các cảng bến tại các khu vực khác. Về  luồng lạch ra vào cảng, gồm có 41 luồng đã được giao cho Bảo   đảm An toàn Hàng hải VN quản lý theo các tiêu chuẩn báo hiệu hàng hải VN   và quy tắc báo hiệu hàng hải quốc tế  IALA, còn có một số  luồng do các  ngành khác quản lý. e) Hàng không Hiện có 20 cảng hàng không đang hoạt động khai thác, trong đó: Cảng  hàng không đáp  ứng khai thác loại máy bay B747, B777: Nội Bài, Đà Nẵng,   Tân Sơn Nhất, Cần Thơ; Cảng hàng không đáp  ứng khai thác loại máy bay  A321: Cát Bi, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Buôn  Ma Thuột, Liên Khương, Tuy Hoà; Cảng hàng không đáp  ứng khai thác loại   máy bay ATR72, F70: Điện Biên, Pleiku, Côn Sơn, Cà Mau, Rạch Giá, Phú  Quốc. 6
  7.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp f) Giao thông đô thị: Trong thời gian vừa qua, tại các đô thị lớn hệ thống   kết cấu hạ tầng giao thông đô thị đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng   mới, góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo ra những thay đổi đáng kể cảnh quan  đô thị và đang dần hình thành mạng lưới giao thông theo quy hoạch. g) Giao thông nông thôn Tổng số đường giao thông nông thôn  (chỉ tính đường huyện và đường  xã) hiện nay là 195.840 km, chiếm77,50% tổng số  đường bộ   ở  nước ta. Các  tuyến đường GTNT đã từng bước được cải tạo, nâng cấp bằng nguồn ngân  sách địa phương, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ODA và đóng góp của  nhân dân,...  1.1.2. Thành tựu đã đạt được 1.1.2.1. Về kết cấu hạ tầng giao thông Trong 10 năm qua, hệ  thống kết cấu hạ  tầng giao thông nước ta phát  triển theo chiều hướng khá tích cực: mở  rộng về  quy mô, nâng cao về  chất   lượng. Các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt chính  yếu đó được đầu tư  nâng cấp kết hợp tăng cường công tác quản lý bảo trì   nâng cao đáng kể  năng lực thông qua. Mật độ  đường bộ  tăng 0,66Km/Km2  năm 2001 lên tới 0,77Km/Km2. Hệ thống cảng biển và cảng hàng không từng   bước được mở  rộng, nâng cấp, xây dựng mới đáp  ứng tốc độ  tăng trưởng   vận tải bình quân tăng trên 10%/năm. Nhiều công trình quan trọng cấp thiết  phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước như: Đường bộ cao tốc tại các vùng  KTTĐ, trục Bắc Nam, đường vành đai đô thị, cảng hàng không quốc tế, cảng  biển lớn đã và đang được triển khai xây dựng.  Hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp một bước rất cơ  bản (Đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo được gần 14.000 km quốc lộ; hiện còn  khoảng 6.000 km chưa được nâng cấp cải tạo). Bước đầu xây dựng khoảng   150 km đường bộ cao tốc. Đang triển khai xây dựng một số tuyến đường bộ  cao tốc: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, Sài  Gòn – Long Thành – Dầu Giây; chuẩn bị  khởi công các tuyến cao tốc: Bến   Lức – Long Thành, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dầu Giây – Phan Thiết và đang   tích cực kêu gọi vốn đầu tư cho các tuyến: Ninh Bình – Thanh Hóa, Biên Hòa  – Vũng Tàu, Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ… Riêng trong giai đoạn 2009­2011 đã hoàn thành xây dựng, nâng cấp cải  tạo các quốc lộ  22, QL70, QL6, QL2, QL4A, QL4B, QL4C, cầu Rạch Miễu,   cầu Đồng Nai; hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác cao tốc HCM –   Trung Lương, đại lộ  Thăng Long, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Pá Uôn,  cầu Hàm Luông, cầu Phùng; cao tốc Giẽ ­ Ninh Bình, đường Nam Sông Hậu,  7
  8.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp cầu Ngọc Tháp, hợp long cầu Đầm Cùng, thông xe các cầu trên QL1 đoạn  Cần Thơ – Nam Căn,... Hệ thống giao thông đường sắt từng bước được cải tạo nâng cấp nâng   cao an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu (42h xuống còn 29h trên tuyến   Thống Nhất, 10h xuống còn 8h trên tuyến Hà Nội – Lào Cai); triển khai dự án  đường sắt Yên Viên – Phả  Lại – Hạ  Long – Cái Lân, nâng cấp một số  cầu  yếu... Đã hoàn thành nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam (thành phố  Hồ  Chí Minh – Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương), vận tải thủy phục  vụ  thủy điện Sơn La, tuyến vận tải thủy Đồng Tháp Mười và Tứ  Giác Long  Xuyên; các tuyến sông chính yếu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đồng  bằng Sông Hồng cũng từng bước được cải tạo, tăng cường quản lý bảo trì đáp   ứng tốt nhu cầu chạy tàu. Hạ  tầng giao thông đường biển được đầu tư  cơ  bản, hoàn thành nâng  cấp giai đoạn 1 các cảng biển chủ  yếu như: Cảng Cái Lân, Hải Phòng, Cửa  Lò, Vũng Áng, Tiên Sa, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ và hoàn thành  nâng cấp một số cảng địa phương cần thiết đáp ứng lượng hàng hóa thông qua,  nâng cao năng lực thông qua cảng biển từ 110 triệu tấn năm 2000 lên 350 triệu   tấn năm 2010. Đang triển khai đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép  – Thị Vải, cảng Lạch Huyện và luồng cho tàu có trọng tải lớn vào cảng Cần  Thơ. Cải tạo, nâng cấp các CHK quốc tế  Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất,  Cần Thơ, Cam Ranh, Phú Bài, các cảng hàng không nội địa Phù Cát, Côn Sơn,   Vinh, Điện Biên, Đồng Hới, Liên Khương, Pleiku đáp  ứng nhu cầu, nâng cao  năng lực hành khách thông qua các cảng hàng không từ  4,9 triệu khách năm   2000 lên 41,8 triệu hành khách năm 2010. Cảng hàng không Phú Quốc đã hoàn   thành vào cuối năm 2012, đang triển khai xây dựng nhà ga T2 Nội Bài. Giao thông đô thị  từng bước được cải tạo, nâng cấp và mở  rộng, đặc  biệt tại các đô thị lớn, nhiều công trình hạ tầng giao thông được tập trung đầu   tư nâng cấp, trong đó có một số dự án trọng điểm tại Hà Nội và thành phố Hồ  Chí Minh như: cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, vành đai III Hà Nội, cầu vượt ngã  tư Sở, ngã tư Vọng, hầm Kim Liên, đại lộ Thăng Long, đại lộ Đông Tây, hầm   Thủ Thiêm…khởi công một số dự án đường sắt đô thị như Hà Nội – Hà Đông,   Nhổn – Ga Hà Nội, Bến Thành – Suối Tiên… Hệ  thống giao thông địa phương đã được các tỉnh, thành phố  quan tâm  đầu tư, đáp  ứng tốt hơn nhu cầu phát triển. Đã xây dựng mới được khoảng  30.000 km đường GTĐP; sửa chữa, nâng cấp 140.000 km đường  các loại;  8
  9.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp 150.306 md cầu bê tông cốt thép; 15.327 md cầu liên hợp; 16.196 md cầu sắt;  37.594 m cầu treo; 75.515 m cầu gỗ; thay thế 32.688 md cầu khỉ; xây dựng và  cải tạo được 36.672 m ngầm tràn các loại.  1.1.2.2. Về vận tải Khối lượng vận tải chung: Khối lượng vận tải hành khách toàn ngành GTVT đã tăng từ 821,8 triệu   lượt hành khách năm 2001 lên 2.201,3 triệu hành khách năm 2010, tốc độ tăng   trưởng bình quân đạt 11,6%/năm và lượng luân chuyển hành khách tăng từ  35.624,2 triệu lượt HK.km năm 2001 lên 98.079 triệu lượt HK.km năm 2010,   tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,9%/năm. Khối lượng vận tải hàng hóa đã tăng từ  254,7 triệu tấn năm 2001 lên  826,3 triệu tấn năm 2010, tốc độ  tăng trưởng bình quân đạt 14,0%/năm và  lượng luân chuyển hàng hàng hóa đã tăng từ 63.164,4 triệu T.km năm 2001 lên   218.787,7 triệu T.km năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,8%/năm. Về cơ cấu, tỷ lệ đảm nhận của các phương thức vận tải: + Vận tải đường bộ  chiếm tỷ  trọng lớn nhất so với các phương thức  vận tải khác và ngày càng tăng từ  82,4% năm 2001 lên 91,4% năm 2010 về  vận chuyển hành khách và tăng từ  65,7% năm 2001 lên 70,6% năm 2010 về  vận chuyển hàng hóa; + Vận tải hàng không chiếm tỷ  trọng rất nhỏ  trong vận chuyển hàng   hóa và hành khách, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, trong những   năm vừa qua vận tải hàng không cũng tăng từ  0,5% năm 2001 lên 1,0% năm   2010 về vận chuyển hành khách. + Vận tải đường sắt, đường thủy nội địa đều giảm tỷ trọng cả về vận   chuyển hàng hóa và hành khách. Vận tải đối với từng chuyên ngành ­ Vận tải đường bộ: Vận tải đường bộ đã tăng trưởng rất nhanh cả về vận tải hàng hóa và   hành khách. Khối lượng vận tải hành khách đã tăng từ  677,3 triệu lượt hành   khách năm 2001 lên 2011,1 triệu hành khách năm 2010, tốc độ  tăng trưởng  bình quân đạt 12,9%/năm và lượng luân chuyển hành khách tăng từ  23.394,9  triệu lượt HK.km năm 2001 lên 69.197,4 triệu lượt HK.km năm 2010, tốc độ  tăng trưởng bình quân là 12,8%/năm. Khối lượng vận tải hàng hóa đường bộ  đã tăng từ  164 triệu tấn năm  2001   lên   585   triệu   tấn   năm   2010,   tốc   độ     tăng   trưởng   bình   quân   đạt  9
  10.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp 15,2%/năm và lượng luân chuyển hàng hóa đã tăng từ 9.184,9 triệu T.km năm  2001 lên 36.293,7 triệu T.km năm 2010, tốc độ  tăng trưởng bình quân đạt   16,5%/năm. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ  đã cơ  bản thực hiện mục tiêu được  phân công là trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng tạo chân hàng  cho các phương thức vận tải khác, vận chuyển trên các tuyến mà các phương  thức vận tải khác như  đường sắt, đường thủy nội địa không thể  đáp  ứng  được.  Vận tải khách đường bộ đã có sự  kết nối tốt hơn với các phương thức   hàng không, đường sắt và giữa các phương tiện đường bộ  với nhau như  xe  buýt, taxi, .... Luồng tuyến vận tải khách đường bộ  đã phát triển hầu hết tới   tất cả các huyện hoặc cụm xã. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh luồng tuyến   vận tải khách liên tỉnh tới nay đã bão hoà và có sự  chồng chéo tuyến vận tải   khách dẫn tới mất cân đối cung cầu theo tuyến (QL1A đang quá tải, nhưng   Đường HCM mật độ  giao thông lại rất thấp, ...). Kết quả  là vận tải khách  chưa đáp ứng được nhu cầu về  số  lượng những lúc cao điểm và yêu cầu về  chất lượng, hiện tượng tranh giành, lèn khách, nhất là các dịp lễ  tết,... vẫn   xảy ra, TNGT vẫn ở mức cao, diễn biến phức tạp. ­ Về vận tải đường sắt:  Khối lượng vận tải hành khách đã tăng từ  10,6 triệu lượt hành khách  năm 2001 lên 11,6 triệu hành khách năm 2010, tốc độ  tăng trưởng bình quân  đạt 1,0%/năm và lượng luân chuyển hành khách tăng từ  3.426,1 triệu lượt   HK.km năm 2001 lên 4.475,5 triệu lượt HK.km năm 2010, tốc độ tăng trưởng   bình quân là 3,0%/năm. Khối lượng vận tải hàng hóa đường sắt đã tăng từ  6,45 triệu tấn năm  2001 lên 7,98 triệu tấn năm 2010, tốc độ  tăng trưởng bình quân đạt 2,4%/năm  và lượng luân chuyển hàng hàng hóa đã tăng từ  2.054,4 triệu T.km năm 2001   lên 3.956 triệu T.km năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,6%/năm. Mặc dù vận tải đường sắt thường chiếm ưu thế trong việc vận chuyển   hàng hóa, hành khách đường dài, khối lượng lớn so với các phương thức vận   tải khác. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ đảm nhận vận chuyển của đường sắt còn  rất nhỏ  so với đường bộ, tốc độ  tăng trưởng cũng rất thấp cả  về  vận tải   hàng hóa và hành khách.  ­ Vận tải hàng không:  Khối lượng vận tải hành khách đã tăng từ  3,9 triệu lượt hành khách  năm 2001 lên 21,1 triệu hành khách năm 2010 (năm 2011 là 23,8 triệu hành  khách), tốc độ  tăng trưởng bình quân đạt 20,6%/năm và lượng luân chuyển  10
  11.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp hành khách tăng từ 6.110,7 triệu lượt HK.km năm 2001 lên 21.220,8 triệu lượt  HK.km năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,8%/năm. Khối lượng vận tải hàng hóa đã tăng từ  0,067 triệu tấn năm 2001 lên  0,459 triệu tấn năm 2010 (năm 2011 là 0,475 triệu tấn), tốc độ   tăng trưởng   bình quân đạt 23,9%/năm và lượng luân chuyển hàng hàng hóa đã tăng từ  158,2 triệu T.km năm 2001 lên 429,2 triệu T.km năm 2010, tốc độ tăng trưởng   bình quân đạt 11,7%/năm. Tổng sản lượng hành khách qua hệ  thống cảng hàng không sân bay đã  tăng từ 8 triệu hành khách năm 2001  lên 31,5 triệu hành khách năm 2010 (năm  2011 là 35,7 triệu hành khách), tốc độ tăng trưởng bình quân 16,4 %/năm.` Vận tải hàng không đã đóng góp tích cực vào vận chuyển hành khách  đường dài, quốc tế và hàng hoá có giá trị  kinh tế cao. Vận tải hàng không đã   trở  thành phương thức vận tải an toàn, phổ  thông và thuận tiện theo hướng   thị  trường mở, gắn liền với thị  trường vận tải hàng không khu vực và thế  giới; đã mở  mới nhiều tuyến bay quốc tế  tầm trung và xa, tăng tỷ  lệ  đảm  nhận vận chuyển hành khách quốc tế  đi/đến Việt Nam của các hãng hàng  không trong nước. Phát triển vận tải hàng không cơ  bản phù hợp với chiến   lược được phê duyệt. ­ Về vận tải đường biển:  Khối lượng vận tải hàng hóa đường biển đã tăng từ 19,4 triệu tấn năm   2001 lên 88,5 triệu tấn năm 2010 (năm 2011 là 96,3 triệu tấn), tốc độ   tăng   trưởng bình quân đạt 18,4%/năm và lượng luân chuyển hàng hàng hóa đã tăng  từ  34.829,8 triệu T.km năm 2001 lên 146.577,7 triệu T.km năm 2010, tốc độ  tăng trưởng bình quân đạt 17,3%/năm. Tuy nhiên, thị  phần vận chuyển hàng  hóa XNK của đội tàu Việt Nam chỉ  đạt khoảng 
  12.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp Nhóm cảng biển số  4: Thông qua 17,5 triệu tấn (bằng 127% so  với dự báo đến năm 2010 là 11,78 – 13,78  triệu tấn)  Nhóm cảng biển số 5: Thông qua 122,7 triệu tấn (không kể hàng  hóa lỏng,  bằng 40% so với dự báo đến năm 2010 là 53 triệu tấn) Nhóm cảng biển số 6: Thông qua 6,3 triệu tấn (bằng 40% so với   dự báo đến năm 2010 là 14,7 – 15,7  triệu tấn)  Bảng 1.1. Tổng hợp khối lượng vận tải và chiều dài cầu cảng tại các nhóm  cảng Nhóm  Chiều dài cầu  Dự báo khối lượng hàng  Hàng thông qua năm  Tỷ lệ so  cảng cảng (m) thông qua (triệu tấn) 2010 (triệu tấn) với dự báo 1 6900 53,5 82,12 153% 2 2201 23,62 6,71 28,5% 3 2997 22 – 39 23,8 Phù hợp 4 2646 11,78 – 13,78 17,5 127% 5 23920 53 122,7 189% 6 2894 14,7 – 15,7 6,3 40% Cộng 41558 259,13 ­ Về vận tải đường thủy nội địa: Khối lượng vận tải hành khách đã tăng từ  130 triệu lượt hành khách  năm 2001 lên 157,5 triệu hành khách năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân  đạt 2,2%/năm và lượng luân chuyển hành khách tăng từ  2.692,5 triệu lượt   HK.km năm 2001 lên 3.185,3 triệu lượt HK.km năm 2010, tốc độ tăng trưởng   bình quân là 1,9%/năm. Khối lượng vận tải hàng hóa đã tăng từ  64,79 triệu tấn năm 2001 lên  144,32 triệu tấn năm 2010, tốc độ    tăng trưởng bình quân đạt 9,3%/năm và  lượng luân chuyển hàng hóa đã tăng từ  16.937,1 triệu T.km năm 2001 lên  31.531 triệu T.km năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,1%/năm. Vận tải trên một số hành lang chủ yếu Theo dự  an VITRANSS2 ́  (nghiên cứu 2010), mạng lưới GTVT nước ta  ̀ ̀ ̣ ̉ , gắn kết các trung tâm, khu vực kinh tế,  co ́thể phân thanh 32 hanh lang vân tai xã hội, dân cư, cửa khẩu  đáp  ứng nhu cầu  vận chuyển hàng  hóa và hành  khách. Khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển trên các hành lang đều  tăng cao; trên các hành lang có nhiều phương thức vận tải thì tỷ trọng vận tải  đường bộ  có xu hướng tăng cao hơn so với các ngành khác. Cụ  thể  vận   chuyển trên một số hành lang có nhiều phương thức vận tải: 12
  13.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp + Hanh lang ven biên Băc – Nam: ̀ ̉ ́  là trục xương sống quốc gia, có vai  trò đặc biệt quan trọng, nối liền 3 vùng kinh tế trọng điểm. Hành lang này có  chiều dài 1.790 km đi qua 23 tỉnh/thành dọc theo quốc lộ  1A kết nối Thủ đô  Hà Nội với TP. Hồ  Chí Minh. Trên hành lang này 4 phương thức vận tải:  đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; khối lượng hàng  vận chuyển năm 2011 theo khảo sát là 109.543 tấn hàng/ngày và 74.722 lượt   khách/ngày; tỷ trọng vận tải bằng đường bộ chiếm tỷ lệ cao,  tăng cả  khách  lẫn hàng so với năm 2006. Bảng 1.2. Tỷ trọng vận chuyển hang, khach trên  ̀ ́ Hành lang ven biển Bắc – Nam                                                                                        Đơn vi:  ̣ % Phương thức  Năm 2006 Năm 2011 vận tải Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Đương bô ̀ ̣ 46,10 28,82 71,3% 45,8% Đương biên ̀ ̉ 56,73 0,0% 41,3% Đương săt ̀ ́ 33,12 14,13 8,8% 10,1% Hang không ̀ 20,78 0,32 19,9% 2,8% Công ̣ 100% 100% 100% 100% Nguôn: Tinh toan TDSI va Vitranss 2 ̀ ́ ́ ̀ + Hanh lang c ̀ ửa ngõ vùng KTTĐ Băc b ́ ộ: Hành lang này la câu nôi ̀ ̀ ́  giưa Ha Nôi va thanh phô c ̃ ̀ ̣ ̀ ̀ ́ ửa ngo Hai Phong, Quang Ninh  ̃ ̉ ̀ ̉ ̣  doc theo QL5,   QL18; trên hanh lang nay co 3 ph ̀ ̀ ́ ương thưc vân tai: đ ́ ̣ ̉ ường bô, đ ̣ ường thủy nội  địa,   đường   săt; ́   khối   lượng   hàng   vận   chuyển   năm   2011   theo   khảo   sát   là  241.317 tấn hàng/ngày và 101.798 lượt khách/ngày; vận chuyển khách bằng  đường  bộ  chiếm  tỷ  lệ  cao (95,4%), vận chuyển hàng  đường  thủy chiếm  76,7%. Bảng 1.3. Tỷ trọng vận chuyển hang, khach trên Hành lang  ̀ ́ cửa ngõ vùng KTTĐ Bắc bộ Đơn vi:  ̣ % Phương thức  Năm 2006 Năm 2011 vận tải Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Đương bô ̀ ̣ 91,30 71,40 95,4% 20,1% Đường thủy nội  25,82 địa 76,7% Đương săt ̀ ́ 8,70 2,78 4,6% 3,2% Công ̣ 100% 100% 100% 100% Nguôn: Tinh toan TDSI va Vitranss 2 ̀ ́ ́ ̀ 13
  14.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp + Hanh lang Ha Nôi – Lao Cai: ̀ ̀ ̣ ̀   là một trong các hành lang đặc biệt  quan trọng trong dự án hợp tác Việt Nam và Trung Quốc; trên hanh lang nay ̀ ̀  co 3 ph ́ ương thưc vân tai: đ ́ ̣ ̉ ường bô, đ ̣ ường săt, đ ́ ường thủy nội địa (tuyến Hà  Nội­ Việt Trì là chính); khối lượng hàng vận chuyển năm 2011 theo khảo sát   là 35.703 tấn hàng/ngày và 39.289 lượt khách/ngày; vận chuyển khách bằng  đường bộ chiếm tỷ lệ cao (86,7%). Bảng 1.4. Tỷ trọng vận chuyển hang, khach trên Hành lang Hà N ̀ ́ ội – Lào Cai Đơn vi:  ̣ % Phương thức  Năm 2006 Năm 2011 vận tải Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Đương bô ̀ ̣ 50,27 32.01 86,7% 39,7% Đường thủy nội địa 28,53 17,5% Đương săt ̀ ́ 49,73 39,46 13,3% 42,7% Công ̣ 100% 100% 100% 100% Nguôn: Tinh toan TDSI va Vitranss 2 ̀ ́ ́ ̀ + Hanh lang Ha Nôi – Lang S ̀ ̀ ̣ ̣ ơn: cũng là một hành lang kinh tế  giao  lưu giữa các tỉnh Nam Trung Quốc với Việt Nam, có khối lượng hàng XNK   đáng kể  giữa 2 nước; trên hanh lang co 2 ph ̀ ́ ương thưc vân tai: đ ́ ̣ ̉ ường bô,̣   đường săt. Kh ́ ối lượng hàng vận chuyển 2011 theo khảo sát là 12.215 tấn   hàng/ngày và 16.016 lượt khách/ngày; vận chuyển bằng đường bộ  vẫn giữ  vai trò chủ đạo. Bảng 1.5. Tỷ trọng vận chuyển hang, khach trên Hành lang Hà N ̀ ́ ội – Lạng  Sơn Đơn vi:  ̣ % Phương thức  Năm 2006 Năm 2011 vận tải Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Đương bô ̀ ̣ 91,39 66,46 88,2% 74,4% Đương săt ̀ ́ 8,61 33,54 11,8% 25,6% Công ̣ 100% 100% 100% 100% Nguôn: Tinh toan TDSI va Vitranss 2 ̀ ́ ́ ̀ + Hanh lang c ̀ ửa ngo vung KTTĐ phia Nam: ̃ ̀ ́  kêt nôi TP Hô Chi Minh ́ ́ ̀ ́   vơi thanh phô Vung Tau; trên hanh lang nay co 2 ph ́ ̀ ́ ̃ ̀ ̀ ̀ ́ ương thưc vân tai: đ ́ ̣ ̉ ường  ̣ ường thủy nội địa. Khối lượng hàng vận chuyển năm 2011 theo khảo sát  bô, đ 14
  15.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp là 50.643 tấn hàng/ngày và 81.964 lượt khách/ngày; khôi l ́ ượng vân chuyên ̣ ̉   bằng đường bộ trên hanh lang chi ̀ ếm tỷ trọng lớn. Bảng 1.6. Tỷ trọng vận chuyển hang, khach trên  ̀ ́ Hanh lang c ̀ ửa ngo vung KTTĐ phia Nam ̃ ̀ ́ Đơn vi:  ̣ % Phương thức  Năm 2006 Năm 2011 vận tải Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Hanh khach ̀ ́ Hang hoa ̀ ́ Đương bô ̀ ̣ 93,00 89,00 95,4% 90,2% Đường thủy nội  7,00 11,00 địa 4,6 9,8% Công ̣ 100% 100% 100% 100% Nguôn: Tinh toan TDSI va Vitranss 2 ̀ ́ ́ ̀ Phương tiện vận tải ­ Phương tiện vận tải đường bộ Số  lượng phương tiện cơ  giới đường bộ  tăng nhanh, mạnh trong thời   gian qua; tốc độ  tăng trưởng các loại xe ô đạt 12%/ giai đoạn 2009­ 2011,  trong đó xe con có tốc độ  tăng cao nhất là 17%/năm, xe tải khoảng 13%, xe   khách tăng không đáng kể; xe máy tăng khoảng 15%, số  lượng xe máy năm  2011 là 33.906.433 chiếc. Bảng 1.7. Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ Đơn vị: chiếc Loại phương tiện 2007 2009 2010 2011 Tổng ô tô 1.106.617 1.137.933 1.274.084 1.428.002 Xe con 301.195 483.566 556.945 659.452 Xe khách 89.240 103.502 97.468 102.805 Xe tải 316.914 476.401 552.244 609.200 Mô tô, xe máy 21.721.282 33.906.433 Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam Chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ được cải thiện đáng kể đặc  biệt là ô tô chở  khách; tỷ  lệ  phương tiện có tuổi thọ  dưới 12 năm đối với   chủng loại  ô  tô chở  khách tính  đến hết năm 2011 chiếm 78%. Số  lượng  phương tiện cũ, nát giảm hẳn, nhiều phương tiện mới, hiện đại đã được thay  thế trong đó có một số lượng không nhỏ xe trung và cao cấp. Phương tiện có  trọng tải  lớn (7­20T)  chiếm 19­20%, loại trên 20T  chiếm 0,55­0,6%  tổng  phương tiện vận tải hàng hóa. ­ Phương tiện vận tải đường sắt: tổng số phương tiện đang lưu hành là  7.561 trong đó có 491 đầu máy, 6.994 toa xe và 76 phương tiện chuyên dùng.  15
  16.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp ­ Phương tiện vận tải  đường thủy nội  địa: tổng số  phương tiện là   241.782 chiếc. Tổng trọng tải tàu hàng đạt 12.042.881 tấn và tàu khách đạt  486.106 khách. Độ tuổi trung bình của tàu là 12,67 năm; tổng công suất máy là   10.486.832 cv. ­ Phương tiện vận tải hàng không: các hãng hàng không Việt Nam đang  khai thác 95 tàu bay, số  tàu bay sở  hữu là 43 chiếc, chiếm 45,3% với tuổi   trung bình đội tàu bay là 6,6 tuổi (trong đó: đội tàu bay của Vietnam Airlines   có 80 chiếc gồm: 10 B777, 09 A320, 11 A330­200/300, 32 A321, 02 F70 và 16   ATR72). 1.1.2.3. Về công nghiệp giao thông vận tải ­ Công nghiệp tàu thuỷ: + Đóng mới tàu thủy có các nhà máy đóng tàu lớn như: Nam Triệu, Hạ  Long, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền, Sông Cấm v.v..., có thể  đóng được  các loại tàu chở  hàng rời có trọng tải 53.000 DWT ­ 56.000 DWT, tàu chở  container có sức chở đến 1.700 TEU, tàu dầu ­ hóa chất đến 13.500 DWT, tàu  chở  ô tô 4.900 xe ­ 6.900 xe, tàu chở  dầu thô tới 105.000 DWT, các loại tàu   hút, kéo ­ đẩy, tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn v.v... trong đó, Nhà máy đóng   tàu Nam Triệu đã đóng mới thành công kho nổi chứa dầu thô (FSO5) có trọng  tải đến 150.000 DWT. + Nhà máy đóng tàu Dung Quất có thể đóng được các loại tầu chở hàng   rời có trọng tải 53.000 DWT ­ 56.000 DWT, tầu chở dầu thô 105.000 DWT   v.v... + Sửa chữa tàu thủy có các nhà máy Bạch Đằng, Phà Rừng, Nam Triệu   được trang bị  các  ụ  nổi 9.200T, 4.500T và 4.200T chuyên dùng để  sửa chữa  các   loại   tàu   có   trọng   tải   tới   30.000   DWT.   Nhà   máy   đóng   tàu   Hyundai­ Vinashin, chuyên sửa chữa cho các tàu nước ngoài và đặc biệt là đã hoán cải  và nâng cấp hàng loạt tàu chở ô tô cho Na Uy.   ­ Công nghiệp ôtô ­ xe máy thi công: Sản xuất và lắp ráp hơn 3.400 xe  chở  khách và xe bus các loại, hơn 40.000 xe tải nhẹ  và ô tô nông dụng, hơn   230 trạm trộn các loại và sản xuất lắp ráp hơn 480 ngàn xe gắn máy, hơn 30   ngàn tấn kết cấu thép, Sản xuất, lắp ráp thành công xe ôtô buýt chất lượng   cao B80, B40,... thay thế cho các xe nhập khẩu, do vậy đã tiết kiệm được khá  nhiều ngoại tệ  cho đất nước. Chủ  động sản xuất vỏ  xe ô tô bằng phương   pháp khuôn dập bán tự động (dập nguội), sử dụng các loại vật liệu mới làm  vỏ xe, ... ­ Công nghiệp đường sắt: Chuyển đổi thành công đầu máy công suất   thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu sang thế  hệ  đầu máy công suất cao, ít tốn   16
  17.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp nhiên liệu. Bước đầu đóng mới hoàn toàn đầu máy kéo đẩy. Đóng mới hoàn  toàn toa xe các loại với tỷ  lệ  đóng mới là 20% trong tổng số  toa xe hiện có  toàn ngành đường sắt.  Ứng dụng công nghệ  và vật liệu mới để  sản xuất một loạt các sản  phẩm mới như: đóng mới đoàn tàu kéo đẩy, đóng mới toa xe điều hoà không  khí, toa xe hai tầng, toa xe chở container; chế tạo van hãm, giá chuyển hướng   toa xe các loại trong đó có giá chuyển hướng lò xo không khí­hãm đĩa là loại  dùng cho toa xe khách cao cấp; chế tạo một số loại phụ tùng thay thế có chất  lượng cao. Trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo toa xe chất lượng cao đã ứng   dụng thành công công nghệ mới là công nghệ vật liệu composite. ­ Công nghiệp hàng không:  CNHK là lĩnh vực đòi hỏi khoa học kỹ  thuật cao, vốn đầu tư  lớn,  CNHK Việt Nam còn tụt hậu khá xa so với thế  giới và mới chỉ   ở giai đoạn đầu của sự  phát triển. Cụ  thể  các lĩnh vực công  nghiệp hàng không như sau: Về lĩnh vực kỹ thuật tầu bay + Thiết kế, chế tạo  tàu bay: có thể nói, tại Việt Nam chưa hình thành  hệ thống các tổ chức, cá nhân đủ  năng lực thiết kế, chế tạo máy bay và phụ  tùng tầu bay. + Sản xuất: Hiện nay, tại khu công nghiệp Biên Hoà đã có một số công  ty 100% vốn nước ngoài sản xuất một số bộ phận của tầu bay, như: bộ cảm   biến, mô tơ  truyền động công suất nhỏ. Các phụ  tùng, linh kiện được sản  xuất tại các cơ sở này đáp ứng được tiêu chuẩn cao và được cung cấp cho các  hệ thống thiết bị trên tầu bay Airbus và Boeing (những dòng tầu bay hiện đại,  nổi tiếng trên thế giới). Bên cạnh đó, Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 cũng  đã sản xuất được ghế, bệ  vệ  sinh inox, nắp ngăn để  hành lí trong khoang  khách tầu bay, xe đẩy suất ăn trên tầu bay và một số container hành lý trên tầu  bay. + Sửa  chữa, bảo dưỡng:  Hiện nay, tại Việt Nam có 02 cơ  sở  bảo   dưỡng sửa chữa tầu bay thuộc Tổng công ty HKVN là: Xí nghiệp sửa chữa   tầu bay A75 và Xí nghiệp tầu bay A76. Hai cơ  sở  này đã được Cục HKVN  cấp Chứng chỉ tổ chức bảo dưỡng theo VAR 145. Xí nghiệp A76 có khả năng   bảo dưỡng  tầu bay A320, A321, F70 tới 4C­check, thực hiện bảo dưỡng   ngoại   trường   cho   ATR72,   B767,   B777.   Xí   nghiệp   A75   có   khả   năng   bảo  dưỡng tầu bay ATR72 tới 8C­check, thực hiện bảo dưỡng mức A cho tầu bay  B767,   B777.   Xí   nghiệp   A75   còn   thực   hiện   bảo   dưỡng   ngoại   trường   cho  A320, A321 và F70. Đối với một số dạng bảo dưỡng phức tạp vẫn phải thuê   nước ngoài thực hiện.  17
  18.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp Lĩnh vực trang thiết bị kỹ thuật hàng không khác + Thiết kế, chế tạo: Đối với các trang thiết bị mặt đất, tuy chưa có cơ  sở  nào chuyên sản xuất các trang thiết bị  kỹ  thuật phục vụ  riêng cho HK   nhưng một số đơn vị trong Ngành HK đã thiết kế, chế tạo thành công một số  linh kiện, phụ tùng chuyên ngành HK. + Sửa chữa, bảo dưỡng: Các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác kỹ  thuật trong Ngành HK hiện đang thực hiện được gần hết những nội dung bảo   dưỡng theo quy định của nhà chế tạo. Đối với một số máy móc, thiết bị phức   tạp việc sửa chữa và phục hồi vẫn phải dựa vào các chuyên gia nước ngoài. 1.1.3. Những tồn tại, hạn chế 1.1.3.1. Về kết cấu hạ tầng giao thông Tuy đã tập trung ưu tiên đầu tư nhưng đến nay hệ thống KCHT GTVT   vẫn đang trong tình trạng yếu kém. Cụ thể các chuyên ngành như sau: Đường bộ: Hiện vẫn còn 6.000 km quốc lộ chưa được vào cấp; có tới   566 cầu yếu trên hệ thống quốc lộ; hiện nay đã và đang đầu tư xây dựng thay  thế  khoảng 146 cầu. Còn 111 cầu rất yếu cần đầu tư  ngay, 45 cầu cần sửa   chữa nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2012­2015 và 262 cầu cần sửa chữa,   nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2016­2020. Quốc lộ 1A là tuyến trục dọc quan trọng nhất trong hệ thống đường bộ  hiện nay, tuy nhiên quy mô chủ  yếu mới đạt cấp III, 2 làn xe. Mặc dù luôn  được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung chưa tương xứng với vai trò và chức  năng của tuyến vận tải chính trên trục dọc Bắc Nam. Đoạn Hà Nội – Cần  Thơ dài 1.887 km, mới mở rộng 4 làn xe được khoảng 390 km, đang mở rộng  73 km và xây dựng 164 km tuyến tránh, còn khoảng 1.260 km chưa được nâng  cấp mở  rộng. Nhiều đoạn tuyến hiện đang xuống cấp, còn một số  đèo dốc  như đèo Phú Gia, Phước Tượng, Đèo Cả có độ dốc lớn và nhiều đường cong  bán kính nhỏ,... là các điểm đen thường xuyên xẩy ra tai nạn giao thông, giảm   năng lực thông qua của tuyến. Trong khi đó lưu lượng vận tải trên QL1A hiện nay rất lớn và đang   tăng nhanh, nhiều đoạn tăng 10­12%/năm, một số đoạn tuyến hiện đã quá tải,  đặc biệt các đoạn từ Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa – Hà Tĩnh và một số  đoạn qua đô thị lớn; một số đoạn sẽ  tiếp tục quá tải trong thời gian tới như  đoạn Cần Thơ  – Phụng Hiệp, Đồng Nai – Phan Thiết; một số  đoạn mãi tải  khoảng năm 2020 như đoạn qua Quảng Trị, Bình Định,... Việc đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam song hành để chia sẻ  lưu lượng cho QL1A chậm tiến độ, mới hoàn thành được một số đoạn và đòi   hỏi thời gian dài. Vì vậy, để  đáp  ứng nhu cầu vận tải việc mở  rộng QL1A   đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ với quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ  là  18
  19.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp hết sức cấp thiết và phải đầu tư  trong thời gian ngắn nhằm giải quyết tình  trạng ùn tắc giao thông trên QL1A hiện nay và giảm thiểu TNGT. Việc mở  rộng, nâng cấp QL1A phải gắn liền với việc xây dựng các đoạn tuyến đường   bộ cao tốc chạy song song, tránh phát triển thừa công suất. Tuyến đường Hồ  Chí Minh, trục dọc quan trọng thứ  hai trên hướng  Bắc Nam từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) đi qua 28 tỉnh, thành   phố  với chiều dài 3.183 km  đã cơ  bản hoàn thành giai đoạn 1 đoạn từ  Hòa  Lạc đến Tân Cảnh (Kon Tum) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Giai đoạn 2 đầu tư để nối thông đường từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất  Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế vĩ mô gặp  khó khăn, thực hiện Nghị  quyết 11/NQ­CP của Chính Phủ,..., trong khi nhu   cầu đầu tư  rất lớn nên giai đoạn 2 không thể  hoàn thành theo tiến độ  đã đề  ra. Vì vậy cần giãn tiến độ  hoàn thành giai đoạn 2, cơ  bản hoàn thành vào  năm 2015 những đoạn có nhu cầu cấp thiết, các đoạn còn lại và một số  cầu   lớn hoàn thành trong giai đoạn đến 2020. Đường sắt: ­ Tiêu chuẩn kỹ thuật hầu hết các tuyến đều thấp, chủ yếu là do được  xây dựng từ đầu thế kỷ trước với tiêu chuẩn kỹ thuật hạn chế của đường sắt  khổ hẹp 1000mm (trừ các tuyến mới xây dựng ở miền Bắc trong những thập   kỷ  60­70 của thế  kỷ  20 như  Đông Anh ­ Lưu Xá, Kép ­ Hạ  Long theo tiêu  chuẩn kỹ thuật khổ 1435mm, nhưng cũng chỉ  tương đương đường sắt cấp 3  khổ 1435mm). ­ Đặc biệt 2 tuyến chủ  đạo có khối lượng vận tải lớn là tuyến Bắc  Nam (Hà Nội ­Tp.Hồ Chí Minh) và tuyến phía Tây (Yên Viên ­ Lào Cai) lại có  tiêu chuẩn kỹ  thuật hạn chế  về  bình diện và trắc dọc nên không phát huy  được tốc độ chạy tàu và năng lực thông qua thấp.  Cụ  thể  tuyến Yên Viên ­ Lào Cai: năng lực thông qua đã đến ngưỡng   bão hòa, không thể  vượt quá được 20 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Yên Bái ­  Lào Cai. Tuyến đường sắt Bắc Nam có các khu đoạn bị hạn chế với địa hình   hiểm trở, độ dốc lớn như đèo Khe Nét, đèo Hải Vân có imax = 17‰. Chất lượng kết cấu hạ  tầng còn yếu kém, lạc hậu cả  về  cầu hầm,   đường ga, thông tin tín hiệu cũng như giao cắt đường sắt, đường bộ và hành  lang an toàn đường sắt. Hệ  quả  là tốc độ  chạy tàu thấp, do cầu yếu, nền   đường yếu, kiến trúc tầng trên lạc hậu, sức kéo đầu máy hạn chế do đường   ga ngắn chỉ xấp xỉ Ldd=400m trên các tuyến có nhu cầu vận chuyển cao như  Yên Viên ­ Lào Cai, tuyến Bắc Nam.  19
  20.  Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030      Báo cáo tổng hợp Ngoài   ra,   do   điều   kiện   địa   hình   và   khí   hậu   khắc   nghiệt,   hàng   năm  thường bị mưa bão phá hủy, hiện tượng xói lở sụt trượt thường xuyên xảy ra  trên tuyến Yên Viên ­ Lào Cai và đường sắt miền Trung trên tuyến Bắc Nam. Sự  yếu kém, lạc hậu của kết cấu hạ  tầng  đường  sắt là một trong  những nguyên nhân chính làm giảm thị phần vận tải ngày càng đi xuống của   đường sắt Việt Nam trong thời gian qua. Đường thủy nội địa: Hiện nay giao thông đường thuỷ  nội địa vẫn lợi dụng điều kiện tự  nhiên là chính, do khối lượng nạo vét lớn, thiếu thiết bị dẫn luồng, hệ thống   phao tiêu báo hiệu; hạn chế  lớn nhất là không đồng cấp trên các tuyến vận  tải chính: bán kính cong hạn chế, tĩnh không của các công trình vượt sông như  cầu, cống.  Các cảng, bến: có quy mô còn nhỏ, tiêu chuẩn kỹ  thuật thấp, tỷ lệ cơ  giới hoá bốc xếp thấp, hệ  thống giao thông nối cảng sông với các phương  thức vận tải khác kém. Đa số các cảng khách rất đơn sơ chỉ là các bến tạm. Đường biển: Mặc dù hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011 đã được   phát triển một bước rất căn bản, có sự tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông   qua cảng rất mạnh mẽ.Tuy nhiên, một bất cập hiện nay là sự  phát triển   không đồng bộ giữa cảng và luồng tàu vào cảng, mà hạn chế về độ sâu luồng   là chính. Việc đầu tư, khai thác cảng tại Nhóm 1 chưa đáp ứng nhu cầu. Điều đó  đã phản  ảnh đúng thực trạng khai thác cảng hiện nay đó là cảng Hải Phòng   đang trong tình trạng quá tải.  Các cảng nhóm 5 (khu vực Cái Mép – Thị  Vải) mới được đầu tư  xây  dựng và đưa vào khai thác. Đã bước đầu hình thành cảng cửa ngõ, kết hợp  trung chuyển quốc tế  tại khu vực Cái Mép – Thị  Vải, tuy nhiên hệ  thống  luồng tàu chưa được đảm bảo theo chuẩn tắc thiết kế, hệ  thống giao thông  kết nối cảng cũng chưa đồng bộ. Đã thu hút được một số  nhà đầu tư  là các   nhà khai thác cảng, vận tải biển quy mô lớn nhưng hoạt động chưa đạt công  suất, hiệu quả  đầu tư  còn thấp, có tình trạng mất cân đối cung – cầu ngắn   hạn tại khu vực này. Các cảng biển miền Trung ngoài cảng Quy Nhơn, hầu   hết đều hoạt động dưới công suất một phần do mức độ  phát triển KT­XH  khu vực miền Trung cũng như  sự  hình thành phát triển các khu kinh tế, khu   công nghiệp khu vực này chưa đạt so với các mục tiêu đặt ra. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2