intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Áp dụng Lean nhằm khắc phục lãng phí trong quy trình sản xuất tại công ty CP Gỗ Minh Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

62
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Áp dụng Lean nhằm khắc phục lãng phí trong quy trình sản xuất tại công ty CP Gỗ Minh Dương" nhằm nhận diện lãng phí trong quy trình sản xuất của công ty CP Gỗ Minh Dương; Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lãng phí; Đề xuất các giải pháp thích hợp để khắc phục lãng phí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Áp dụng Lean nhằm khắc phục lãng phí trong quy trình sản xuất tại công ty CP Gỗ Minh Dương

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG LEAN NHẰM KHẮC PHỤC LÃNG PHÍ TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trần Bão Thi Lớp : D17QC03 Khoá : 2017-2021 Ngành : Quản lý công nghiệp Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thụy Vũ Bình Dương, tháng 10/2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo thực tập này là do tự bản thân thực hiện dưới sự hỗ trợ của đơn vị thực tập và giảng viên hướng dẫn. Không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Ngoài ra, các dữ liệu thông tin thứ cấp, hình ảnh, bảng biểu được sử dụng trong bài báo cáo này có nguồn gốc và được tác giả trích dẫn rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Bình Dương, ngày 10 tháng 09 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trần Bão Thi i
  3. LỜI CẢM ƠN Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Gỗ Minh Dương, tác giả có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi và hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất của công ty, trang bị cho bản thân thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Và tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với giảng viên hướng dẫn ThS. Trần Thụy Vũ và Ban Quản Đốc của công ty Cổ phần Gỗ Minh Dương đã hướng dẫn tận tình, đưa ra những ý kiến đóng góp trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Bên cạnh đó tác giả cũng xin cảm ơn các quý lãnh đạo Công ty Cổ phần Gỗ Minh Dương đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại đơn vị. Do vốn kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, kính mong các quý anh, chị trong đơn vị thực tập và quý thầy cô trong Khoa chỉ bảo, đóng góp ý kiến để tác giả hoàn thiện bài báo cáo một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do hình thành đề tài............................................................................................ 1 2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2 3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3 4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3 5. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 3 6. Tổng quan về các công trình nghiên cứu về Lean .................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LEAN ................................ 6 1.1 Cơ sở lý thuyết về lãng phí ................................................................................... 6 1.1.1 Khái niệm Lean manufacturing .......................................................................... 6 1.1.2 Mục tiêu cơ bản của sản xuất tinh gọn ............................................................... 6 1.1.3 Các nguyên tắc của sản xuất LEAN ................................................................... 6 1.1.4 Chi phí ................................................................................................................ 7 1.1.5 Chất lượng .......................................................................................................... 7 1.1.6 Lãng phí ............................................................................................................. 8 1.1.7 Các loại lãng phí................................................................................................. 8 1.1.8 Phương pháp phòng ngừa và loại bỏ lãng phí .................................................... 9 1.1.9 Lợi ích khi loại bỏ lãng phí .............................................................................. 10 1.2 Các công cụ và phương pháp giải quyết ............................................................. 11 1.2.1 Phương pháp 5S ............................................................................................... 11 1.2.2 Bố trí mặt bằng ................................................................................................. 12 1.2.3 Kanban (nguyên lý kéo) ................................................................................... 12 1.2.4 Cân bằng dòng sản xuất ................................................................................... 13 1.2.5 Nghiên cứu thời gian ........................................................................................ 13 iii
  5. 1.2.6 Chuẩn hoá quy trình ......................................................................................... 14 1.2.7 Quản lý trực quan ............................................................................................. 15 1.2.8 Định thời công việc .......................................................................................... 15 1.2.9 Nghiên cứu thao tác ......................................................................................... 16 1.3 Một số khái niệm liên quan ................................................................................. 17 1.3.1 Biểu đồ Pareto .................................................................................................. 17 1.3.2 Sơ đồ nhân quả ................................................................................................. 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG ..................................................... 20 2.1 Tổng quan về công ty CP Gỗ Minh Dương ........................................................ 20 2.1.1 Lịch sử hình thành ............................................................................................ 21 2.1.2 Quá trình phát triển của công ty ....................................................................... 21 2.1.3 Tầm nhìn và nhiệm vụ...................................................................................... 22 2.2 Các loại sản phẩm, quy trình sản xuất, thị trường, đối thủ cạnh tranh. .............. 22 2.2.1 Các loại sản phẩm ............................................................................................ 22 2.2.2 Quy trình sản xuất chung ................................................................................. 23 2.2.3 Thị trường......................................................................................................... 24 2.2.4 Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................ 25 2.2.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 26 2.2.6 Kết quả doanh thu của công ty trong 3 năm .................................................... 27 2.2.6.1 Thuận lợi ....................................................................................................... 28 2.2.6.2 Khó khăn ....................................................................................................... 28 2.3 Giới thiệu xưởng sản xuất 4 ................................................................................ 29 2.3.1 Sơ đồ tổ chức xưởng 4 ..................................................................................... 29 2.4 Phân tích các lãng phí ở công ty cổ phần gỗ Minh Dương ................................. 31 2.4.1 Khu vực khảo sát .............................................................................................. 31 2.4.2 Các lãng phí tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương ........................................... 33 iv
  6. 2.4.3. Lãng phí chờ đợi ............................................................................................. 41 2.5. Nhận xét chung về thực trạng lãng phí trong quá trình sản xuất ....................... 44 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LÃNG PHÍ TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG................. 46 3.1. Giải pháp khắc phục lãng phí sản phẩm khuyết tật............................................ 46 3.1.1. Áp dụng 5S ...................................................................................................... 46 3.1.2. Áp dụng quy trình thao tác chuẩn (SOP) vào sản xuất .................................. 50 3.1.3. Đào tạo nhân lực ............................................................................................. 52 3.2. Giải pháp khắc phục lãng phí chờ đợi................................................................ 52 3.2.1 Bố trí lại nhân công .......................................................................................... 52 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 57 4.1 Kết luận ............................................................................................................... 57 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 57 v
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa 1 CP Cổ phần 2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản 3 MDF phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard) Viết tắt của Quality Control, là một bộ phận quan trọng của quy trình quản lý chất lượng, là các công việc liên 4 QC quan đến kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng các sản phẩm, hàng hóa trước khi thực hiện quy trình đóng gói, cấp phép lưu hành rộng rãi trên thị trường. vi
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 3 Bảng 1.1: Phương pháp phòng ngừa và loại bỏ lãng phí .................................... 10 Bảng 2.1: Kết quả doanh thu năm 2017-2019 của công ty Minh Dương ............ 27 Bảng 2.1: Tỷ lệ tái chế của xưởng 4 tháng 9 ....................................................... 34 Bảng 2.2: Các loại lỗi xuất hiện từ tuần 32-36 năm 2020 .................................. 33 Bảng 2.3: Mô tả công việc thực hiện ráp chân ghế Wooden Chair .................... 42 Bảng 2.4: Thời gian tạo ra một sản phẩm chân ghế Wooden Chair ................... 43 Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá thực hiện 5S tại nhà xưởng ............................... 47,48 Bảng 3.2: Bố trí lại nhân công ............................................................................ 52 Bảng 3.3: Mô tả đề xuất bố trí công việc cho chuyền ráp .............................. 53,54 Bảng 3.4: So sánh kết quả trước và sau khi cải tiến ........................................... 56 vii
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ tái chế các xưởng từ tháng 7-9 ................................................ 2 Hình 2: Thực trạng lãng phí trong quy trình sản xuất ở công ty CP Gỗ Minh Dương .......................................................................................................................... 2 Hình 2.1: Công ty Cổ phần gỗ Minh Dương ............................................................ 20 Hình 2.2: Một số sản phẩm của công ty Minh Dương ............................................. 23 Hình 2.3: Quy trình sản xuất chung ......................................................................... 23 Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần gỗ Minh Dương ................... 26 Hình 2.5: Kết quả doanh thu của công ty CP gỗ Minh Dương ................................. 28 Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức xưởng 4 ............................................................................. 29 Hình 2.7: Quy trình sản xuất tại xưởng 4 .................................................................. 32 Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tái chế và lỗi của xưởng 4 tháng 9 .......................... 34 Hình 2.9 Biểu đồ Pareto thể hiện các dạng lỗi thường gặp ở công ty ..................... 35 Hình 2.10: Sơ đồ nhân quả thể hiện lỗi trầy xước, cấn móp .................................... 38 Hình 2.11: Sơ đồ nhân quả thể hiện lỗi nứt, tét gỗ .................................................. 39 Hình 2.12: Sơ đồ nhân quả thể hiện lỗi chảy sơn .................................................... 40 Hình 2.13: Sơ đồ thể hiện chuyền ráp ...................................................................... 44 Hình 3.1: Xưởng chưa thực hiện tốt 5S ................................................................... 49 Hình 3.2: Xưởng sau khi thực hiện tốt 5S ................................................................ 49 Hình 3.3: Quy định về thao tác của công nhân đối với sản phẩm ........................... 51 Hình 3.4: Sơ đồ bố trí trước khi cải tiến .................................................................. 55 Hình 3.5: Sơ đồ bố trí sau khi cải tiến....................................................................... 55 viii
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài Ngày nay nền kinh tế đang phát triển rất mạnh mẽ, đi kèm theo nó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Đứng trước bối cảnh đó, việc giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm chi phí, sự dụng tối ưu nguồn lực, tăng sức cạnh tranh là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Lãng phí trong sản xuất là một trong những nguyên nhân gây nên sự hao phí tài nguyên, nguồn lực và làm giảm năng suất lao động mà hầu hết các danh nghiệp đều gặp phải. Mối nguy hiểm của đó gây tiêu tốn nguồn lực, chi phí nhưng không tạo ra bất kỳ giá trị và làm giảm đi sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đã có rất nhiều mô hình quản lý được đưa ra để áp dụng nhằm khắc phục những vấn đề đó nhưng kết quả không như mong đợi. Trong đó, có trường hợp tiết kiệm được chi phí và nguồn lực nhưng lại ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng sản phẩm, không đạt tiêu chuẩn mà bên khách hàng đặt ra. Từ đó làm ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của công ty. Vì vậy mọi doanh nghiệp cần liên tục cải thiện tỷ lệ giữa các hoạt động tăng giá trị và các hoạt động không tạo ra giá trị bằng cách phòng ngừa và loại bỏ các loại lãng phí trong hoạt động sản xuất của mình, thông qua việc giảm chi phí, rút ngắn thời gian sản xuất và tăng năng suất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, doanh thu và tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mô hình sản xuất tinh gọn ( LEAN) ra đời nhằm đáp ứng được hoàn hảo các nhu cầu này của doanh nghiệp. Khi áp dụng lean vào trong sản xuất sẽ loại bỏ được hầu hết các lãng phí, từ đó sẽ giảm được chi phí cho doanh nghiệp và tăng sản lượng và rút ngắn được thời gian sản xuất. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện giờ, việc có thể giảm được chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo được chất lượng chính là nền tảng cho việc phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ đó, nhận thấy được lãng phí là vấn đề rất cấp thiết mà các doanh nghiệp cần chú trọng trong thời đại kinh tế như hiện nay, vì vậy trong khoảng thời gian thực tập tại công ty CP Gỗ Minh Dương, qua quá trình quan sát, ghi hình và thu thập số liệu kết hợp với phân tích những loại lãng ảnh hưởng tới năng suất tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại những tổn thất lớn đó là: lãng phí sản phẩm khuyết tật – loại lãng phí gây tốn thời gian tái chế hoặc có thể không thể tái chế được gây ra hậu quả mất nhiều chi phí hao hụt về nguyên vật liệu. Ngoài ra còn có loại lãng phí ảnh hưởng đến năng 1
  11. suất làm việc của người lao động đó chính là lãng phí thao tác và thời gian chờ đợi trong quy trình sản xuất của công ty. Tỉ lệ tái chế các xưởng từ tháng 7-9 0.06 0.05 0.04 Tháng 7 0.03 Tháng 8 0.02 Tháng 9 0.01 0.00 Xưởng 1 Xưởng 2 Xưởng 3 Xưởng 4 Xưởng 5 Xưởng 7 Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ tái chế các xưởng từ tháng 7-9 Nguồn: Phòng KCS Hình 2: Thực trạng lãng phí trong quy trình sản xuất ở công ty CP Gỗ Minh Dương Nguồn: Tác giả Trước tình hình đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Áp dụng Lean nhằm khắc phục lãng phí trong quy trình sản xuất tại công ty CP Gỗ Minh Dương” nhằm nhận diện và loại bỏ những lãng phí mà công ty đang gặp phải. 2. Đối tượng nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loại lãng phí trong quy trình sản xuất của công ty CP Gỗ Minh Dương. 2
  12. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: xưởng sản xuất 4 tại công ty CP Gỗ Minh Dương, khu phố 1B, phường An Phú, Thuận An, Bình Dương. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu được diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2020 3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu Bảng 1: Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu STT Mục tiêu Phương pháp 1 Nhận diện lãng phí trong quy trình sản Quan sát quy trình sản xuất tại xuất của công ty CP Gỗ Minh Dương. công ty 2 Nghiên cứu số liệu có sẵn Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lãng phí. Sử dụng biểu đồ nhân quả Sử dụng biểu đồ Pareto 3 Đề xuất các giải pháp thích hợp để Sử dụng công cụ của sản xuất khắc phục lãng phí. tinh gọn 4. Ý nghĩa của đề tài Đề tài có ý nghĩa giúp công ty nhìn ra được những lãng phí còn tồn tại trong quá trình sản xuất, từ đó áp dụng những công cụ của sản xuất LEAN để loại bỏ những lãng phí đó, góp phần năng cao năng suất sản xuất, tiết kiệm được tài chính cho công ty, làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh hơn. 5. Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết về Lean Chương 2: Thực trạng lãng phí trong quy trình sản xuất tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương. Chương 3: Một số giải pháp để khắc phục lãng phí trong quy trình sản xuất tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương. Chương 4: Kết luận và kiến nghị 3
  13. 6. Tổng quan về các công trình nghiên cứu về Lean Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về Lean đang rất phát triển trong những năm gần đây. Giới thiệu về Lean manufacturing cho các doanh nghiệp Việt Nam – Tài liệu được biên soan bởi Mekong Capital (2004) cung cấp tương đối đầy đủ lý thuyết về sản xuất tinh gọn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên tài liệu chỉ dừng ở mức lý thuyết đơn thuần. Bên cạnh đó còn có Nguyễn Thị Đức Nguyên và Bùi Nguyên Hùng (2010), đã nghiên cứu việc áp dụng sản xuất tinh gọn tại ba doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài tại Việt Nam và đưa ra mô hình áp dụng sản xuất tinh gọn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Đô Thị Đông (2014) “Nhận dạng các lãng phí trong các tổ chức ở Việt Nam” đã cho thấy có 7 loại lãng phí chính bao gồm: Lãng phí về lao động, lãng phí về cơ sở vật chất, lãng phí về thời gian, lãng phí về sản xuất dư thừa và thừa các yếu tố đầu vào, lãng phí về tạo ra lỗi, lãng phí về hoạt động và lãng phí về vận chuyển. Tuy nhiên nghiên cứu với mẫu còn khá nhỏ, chưa tập trung với 39 tổ chức khác nhau ở địa bàn Hà Nội và chưa đề xuất mô hình hay phương pháp quản trị nhằm loại bỏ các lãng phí trên. 4
  14. 7. Kế hoạch thực hiện Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 17/10- 24/10- 31/10- 07/11- 14/11- 21/11- 23/10 30/10 06/11 13/11 20/11 27/11 Hoàn thành đề cương chi tiết Hoàn thành chương 1 Hoàn thành chương 2 Hoàn thành chương 3 Hoàn thành chương 4 Hoàn thành báo cáo tốt nghiệp 5
  15. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LEAN 1.1 Cơ sở lý thuyết về lãng phí 1.1.1 Khái niệm Lean manufacturing Sản xuất tinh gọn ( Lean manufacturing) thường được xem là phương pháp quản trị định hướng vào việc giảm thiểu lãng phí để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất. Ý tưởng cốt lỗi của việc tinh gọn quá trình sản xuất là nâng cao tối đa giá trị gia tăng cho khách hàng dựa trên việc triệt để loại bỏ lãng phí trong tất cả các công đoạn tạo ra sản phẩm và dịch vụ, kể từ lúc được sản xuất cho tới khi được tiêu dùng. [6] 1.1.2 Mục tiêu cơ bản của sản xuất tinh gọn Mục tiêu cơ bản của sản xuất tinh gọn hướng đến: - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu và mong đợi của khách hàng. - Sử dụng ít nguyên vật liệu, vật tư hơn. - Sử dụng ít không gian hơn. - Sử dụng ít nguồn nhân lực hơn. - Sử dụng ít lượng hàng tồn kho hơn. - Tốc độ sản xuất nhanh hơn. - Hệ thống sản xuất linh hoạt hơn, đáp ứng nhanh với các thay đổi của thị trường. - Nhân viên làm việc dễ dàng hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn. [6] 1.1.3 Các nguyên tắc của sản xuất LEAN Nhận thức về sự lãng phí: Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. Chuẩn hóa quy trình: Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là quy trình chuẩn. Trong đó, ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất cả các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc. 6
  16. Quy trình liên tục: Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công , thời gian chu kỳ sản xuất có thể giảm tới 90%. Sản xuất “Kéo”: Còn được gọi là Just In Time (JIT), sản xuất kéo chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi công đoạn trước chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp. Chất lượng từ gốc: Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất. Liên tục cải tiến: Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt tới sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục.[6] 1.1.4 Chi phí Các nhà kinh tế thường dùng khái niệm chi phí cơ hội để biểu thị chi phí tính bằng giá trị của tất cả các vật phải bỏ qua, mất đi hay từ bỏ để nhận được một cái gì đó. Chi phí cơ hội có thể phù hợp hoặc không phù hợp với số tiền chi ra – cái mà các nhà kế toán vẫn gọi là chi phí. Ngoài ra, chi phí có thể được hiểu là cái mà chúng ta từ bỏ để nhận được một cái gì đó, có thể thông qua hành vi mua, trao đổi hay sản xuất.[5] 1.1.5 Chất lượng Theo Ngô Phúc Hạnh (2011): ”Chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định” Theo ISO 9000:2005 có định nghĩa: “Chất lượng là sự tập hợp các đặc tính vốn có và đạt được những hạng mục yêu cầu” Tóm lại, chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm hay một dịch vụ với một tập hợp đầy đủ các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước đó của của doanh nghiệp hoặc của khách hàng đề ra. 7
  17. 1.1.6 Lãng phí Lãng phí, một khái niệm quan trọng của tinh gọn, là những hoạt động tiêu tốn nguồn lực nhưng không tạo ra giá trị. Womack & Jones chia hai loại lãng phí: - Lãng phí loại 1 là các hoạt động không gia tăng giá trị nhưng cần thiết để duy trì hệ thống. Các hoạt động không càn thiết cho khách hàng nhưng cần thiết cho nhà quản lý hay những người liên quan, ngoại trừ khách hàng. Lãng phí loại 1 dễ thêm vào nhưng khó bỏ ra, luôn cần được phòng ngừa. Nên giảm lãng phí loại 1 qua sự đơn giản hóa. - Lãng phí loại 2 là các hoạt động không những không gia tăng giá trị mà còn phá hủy giá trị. Lãng phí loại 2 có xu hướng phát triển do sự bất cần, vô ý thức và cần được ưu tiên loại bỏ. [3] 1.1.7 Các loại lãng phí Taiichi Ohno đề ra 7 loại lãng phí bao gồm: 1.1.7.1 Sản xuât dư thừa Sản xuất dư thừa xảy ra khi sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn hoặc nhanh hơn, sớm hơn so với yêu cầu của khách hàng tại thời điểm đó. Một thực tế phổ biến dẫn đến lãng phí này là do nhà sản xuất theo lô lớn. Sản xuất thừa được coi là loại lãng phí tồi tệ nhất bởi vì nó ẩn hoặc phát sinh ra những lãng phí khác. Sản xuất thừa dẫn đến hàng tồn kho quá mức, dẫn đến chi phí cho không gian lưu trữ, bảo quản, mà các hoạt động đó hoàn toàn không mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng. 1.1.7.2 Chờ đợi Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay do dòng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời gian chờ đợi bao gồm cả thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công chế biến sản phẩm. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên. 1.1.7.3 Vận chuyển Lãng phí trong vận chuyển ở đây đề cập đến bất kì sự chuyển động của nguyên vật liệu/ vật tư nào không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm, chẳng hạn việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất. Việc di chuyển giữa các công 8
  18. đoạn làm kéo dài thời gian chu kì sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả, có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất. 1.1.7.4 Sản phẩm lỗi, khuyết tật Bên cạnh các khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí hàng bán, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra lãng phí phế liệu không cần thiết. 1.1.7.5 Tồn kho Hàng tồn kho/tồn trữ ở dạng nguyên liệu thô, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm đều dẫn đến lãng phí về vốn vì không tạo ra được thu nhập cho người sản xuất hay giá trị cho người tiêu dùng. Bất cứ loại hàng tồn kho nào trông số đều cần được tối ưu hóa để tránh lãng phí. 1.1.7.6 Thao tác thừa Thao tác thừa bao gồm bất kì các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm. Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc cũng như các chuyển động cơthở không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân. 1.1.7.7 Gia công thừa Gia công thừa có nghĩa là phải làm nhiều thao tác, nguyên công hơn mức cần thiết phải có để tạo ra sản phẩm yêu cầu khách hàng. VÍ dụ như việc đánh bóng hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu, không quan tâm và không thanh toán. [6] 1.1.8 Phương pháp phòng ngừa và loại bỏ lãng phí Các phương pháp phòng ngừa và loại bỏ lãng phí thuộc các chức năng kỹ thuật công nghiệp như ở bảng sau: 9
  19. Bảng 1.1: Phương pháp phòng ngừa và loại bỏ lãng phí STT Lãng phí Chức năng Kỹ thuật Công nghiệp 1 Sản xuất dư thừa Hoạch định và điều độ sản xuất 2 Chờ đợi Điều độ sản xất, Cải tiến tồn kho 3 Di chuyển Bố trí mặt bằng, Thiết kế công việc 4 Vận chuyển Thiết kế hệ thống nâng chuyển Gia công thừa Quản lí công nghiệp, Cải tiến chất 5 lượng 6 Tồn kho Quản lí tồn kho 7 Sản phẩm lỗi, khuyết tật Quản lí chất lượng Nguồn: Nguyễn Như Phong (2012) 1.1.9 Lợi ích khi loại bỏ lãng phí Giảm thiểu lãnh phí về vận chuyển, di chuyển bất hợp lý…giúp doanh nghiệp sắp xếp, bố trí mặt bằng nơi làm việc hợp lý, đảm bảo thời gian sản xuất, giao hàng, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn. Giảm thiểu lãng phí do sai/lỗi khuyết tật, giải quyết các vấn đề không phù hợp trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, hoạt động và hạ giá thành sản phẩm hoặc đảm bảo giá cả với đối với đối thủ cạnh tranh. Nâng cao năng lực cạnh tranh, hình ảnh và tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Giảm thiểu các hao phí, lãng phí trong quá trình sản xuất, giúp các doanh nghiệp sẻ nâng cao hiệu quả đầu tư vào các hoạt động sản xuấ kinh doanh và cung cấp dịch vụ, làm tăng giá trị cho doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu sản xuất và nguồn năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này, có nghĩa là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với xã hội. 10
  20. Giúp cải thiện hiệu quả doanh nghiệp bằng cách chỉ rõ những khu vực cần cải tiến và đảm bảo được các mục tiêu: sản xuất đúng lúc, đáp ứng nhu cầu sản xuất đúng thời hạn, bố trí sắp xếp nới làm việc hợp lý nhằm đạt hiệu quả, đánh giá quá trình bằng việc sử dụng nguồn lực, chỉ mua đúng thứ thấy khi cần thiết, sản xuất mà không có hàng bị sai lỗi, sản xuất những gì mà là có thể bán được. Khi doanh doanh quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất, chương trình phát triển doanh nghiệp. Từ đó, giúp quảng bá doanh nghiệp trong cộng đồng và các tổ chức trong và ngoài nước, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập.[3] 1.2 Các công cụ và phương pháp giải quyết 1.2.1 Phương pháp 5S Trong mô hình sản xuất tinh gọn, 5S được coi là phương pháp nền tảng quan trọng và được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi chi phí thấp và tính hiệu quả cao mà nó mang lại. Bằng cách thực hành 5S, doanh nghiệp có thể phát hiện sớm tình trạng bất ổn và lãng phí, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. 5S từ 5 từ tiếng Nhật bắt đầu với chữ “S”: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Seisuke. Trong tiếng việt 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng Sàng lọc – Seiri: có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội dung chính trong Seiri là phân loại, di dời những vật dụng không cần thiết ở nơi làm việc. Với hoạt động Sàng lọc, mọi thứ sẽ được phân loại một cách khoa học, từ đó giảm thiểu lãng phí từ việc tìm kiếm và di chuyển, đồng thời tạo nên môi trường làm việc an toàn hơn. Sắp xếp – Seiton: là sắp xếp mọi thứ gọn gàng và có trật tự. Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại mọt cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và dễ trả lại. Với hoạt động trong Sắp xếp, môi trường làm việc sẽ trở nên thuận tiện, gon gàng và thông thoáng hơn, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2