intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn”

Chia sẻ: Gdas áhdkasjdh HA | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:51

1.257
lượt xem
477
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi cho vay, Ngân hàng luôn xác định nguồn thu hồi nợ chính là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, không phải mọi khách hàng vay đều bảo đảm có được những khoản thu nhập dự tính từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để hoàn trả nợ đã vay ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ vay đùng hạn thì ngân hàng gặp rủi ro và chịu tổn thất về tài chính. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phái khách hàng, ngân hàng thường áp dụng hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn”

  1. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc Trƣờng………………… Khoa………………….. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 1
  2. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................5 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................................................... 7 1.1 Vài nét sơ lƣợc về ngân hàng và tín dụng ngân hàng Thƣơng mại ....... 7 1.1.1 Khái niệm và chức năng của ngân hàng Thƣơng mại. .................... 7 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng Thương mại ................................................... 7 1.1.1.2 Các chức năng cơ bản của ngân hàng. ................................................. 7 1.1.2 Tín dụng ngân hàng: ......................................................................... 8 1.1.2.1 Khái niệm và chức năng của tín dụng ngân hàng ................................ 8 1.1.2.2 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng. ..................................................... 8 1.2 Sự cần thiết của bảo đảm tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. ............................................................................................................... 9 1.3 Khái niệm về bảo đảm tín dụng: ............................................................. 9 1.3.1 Thế nào là bảo đảm tín dụng: ............................................................ 9 1.3.2 Các đặc trưng của đảm bảo tín dụng: ................................................ 9 1.4 Các hình thức bảo đảm tín dụng. .......................................................... 10 1.4.1. Bảo đảm bằng tài sản ..................................................................... 10 1.4.1.1 Thế chấp tài sản. ................................................................................. 10 1.4.1.1.1 Khái niệm: .................................................................................... 10 1.4.1.1.2 Các chủ thể tham gia trong hình thức cho vay thế chấp tài sản: . 10 1.4.1.2 Cầm cố tài sản. .................................................................................... 11 1.4.1.2.1Khái niệm: ..................................................................................... 11 1.4.1.2.2Các loại tài sản cầm cố thông dụng:............................................. 11 1.4.1.3 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. ............................................... 12 1.4.1.3.1 Khái niệm. .................................................................................... 12 1.4.1.3.2 Phân loại hình thức bảo lãnh. ...................................................... 12 1.4.1.3.3. Các chủ thể liên quan đến hoạt động bảo lãnh. .......................... 12 1.4.1.4 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. ..................................... 12 1.4.1.4.1 Khái niệm. .................................................................................... 12 1.4.1.4.2 Điều kiện của khách hàng vay: theo nghị định 178 về bảo đảm tiền vay quy định: ...................................................................................... 12 1.4.1.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. ................................... 13 1.4.2. Bảo đảm không bằng tài sản .......................................................... 13 1.4.2.1 Khái niệm: .......................................................................................... 13 1.4.2.2 Điều kiện đối với ngƣời bảo lãnh : ..................................................... 14 SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 2
  3. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc 1.4.2.3 Trình tự xét duyệt một bảo lãnh. .................................................... 14 1.5 Một số quy định về cho vay có bảo đảm bằng tài sản của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: .................... 14 1.5.1 Tiêu chuẩn tài sản được chấp nhận làm tài sản đảm bảo. .............. 15 1.5.2. Các loại tài sản dùng để cầm cố, thế chấp ...................................... 15 1.5.3. Mức vốn cho vay tối đa đối với các hình thức đảm bảo tín dụng ... 15 CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẢM BẢO BĂNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT QUẬN NGŨ HÀNH SƠN TRONG HAI NĂM 2006 – 2007....................................................................................................... 17 2.1. Khái quát về Chi nhánh NHNo&PTNT quận Ngũ Hành Sơn ............ 17 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ........................ 17 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng ............................ 17 2.1.3.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ................................................... 18 2.2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNO&PTNT quận Ngũ Hành Sơn .................................................................................................. 20 2.2.2 Tình hình chung về hoạt động cho vay tại chi nhánh NHNO&PTNT quận Ngũ Hành Sơn : ..................................................... 21 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHN O&PTNT quận Ngũ Hành Sơn .......................................................................................... 22 2.3. Một số thủ tục cần thiết khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng NNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn .................................................... 24 2.3.1. Tình hình chung về cho vay có bảo đảm của ngân hàng NNo & PTNT quận Ngũ Hành Sơn ...................................................................... 26 2.3.2 Tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại NHNNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn .......................................................................................... 27 2.3.3. Phân tích tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo thành phần kinh tếtại NHNNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn .......................... 29 2.3.4. Phân tích tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo ngành kinh tế tại NHNNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn .................................. 31 2.3.5.Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản theo thời hạn tại NHNNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn .................................................... 32 2.4. Những thuận, lợi và khó khăn của ngân hàng NNo&PTNT Quận NHS trong hoạt động cho vay bảo đảm bằng tài sản ........................................ 33 2.4.1. Những kết quả mà ngân hàng đã có được ..................................... 33 2.4.1.1. Sự tăng trưởng về quy mô tín dụng .................................................... 33 2.4.1.2. Thuận lợi trong hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản ............. 34 SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 3
  4. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc 2.4.2. Những khó khăn của ngân hàng trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản .................................................................................................................. 35 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NNo & PTNT Quận NHS .............................................. 39 3.1. Định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng trong thời gian tới .......................................... 39 3.2.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại NHNNo & PTNT Quận NHS ............................................ 40 3.2.1. Các giải pháp huy động vốn nhằm mở rộng quy mô cho vay có bảo đảm bằng tài sản ....................................................................................... 40 3.2.2.Các giải pháp hỗ trợ nhằm hạn chế những khó khăn trong hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản ..................................................... 42 3.2.3. Phòng ngừa rủi ro tín dụng ............................................................ 43 3.2.4. Xử lý có hiệu quả nợ xấu, nợ tồn đọng ........................................... 44 3.2.5. Chú trọng giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD trong việc kiểm soát rủi ro cho vay ..................................................................... 45 3.2.6. Áp dụng hình thức cho vay số dư bù .............................................. 47 3.2.7. Giải pháp về công nghệ thông tin ................................................... 47 3.2.8. Áp dụng hình thức dự phòng mới ................................................... 47 3.3. Kiến nghị ............................................................................................... 48 3.3.1. Một số kiến nghị với NHNo&PTNT thành phố: ............................. 48 3.3.2. Một số kiến nghị đối với các cấp chính quyền địa phương : .......... 49 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 50 SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 4
  5. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc LỜI MỞ ĐẦU Khi cho vay, Ngân hàng luôn xác định nguồn thu hồi nợ chính là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, không phải mọi khách hàng vay đều bảo đảm có được những khoản thu nhập dự tính từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để hoàn trả nợ đã vay ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ vay đùng hạn thì ngân hàng gặp rủi ro và chịu tổn thất về tài chính. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phái khách hàng, ngân hàng thường áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng. Mặt khác tiền cho vay của ngân hàng đối với nền kinh tế sẽ làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông, tăng sức mua của xã hội, tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhằm bảo đảm quan hệ cân đối tiền – hàng. Vì vậy, mặc dù TSĐB chỉ là yếu tố thứ yếu, nhưng trên quan điểm an toàn và sinh lợi của một ngân hàng, thì nó sẽ là nhân tố giúp giảm bớt rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ, nhất trong điều kiện hiện nay khi mà môi trường kinh doanh của doanh nghiệp luôn thay đổi. Với những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN 0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn” Thông qua các số liệu, đề tài sẽ được phân tích về tình hình thực tế cho vay có bảo đảm bằng tài sản của chi nhánh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay này. Đề tài gồm ba phần chính: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Ngũ Hành Sơn trong hai năm 2006 -2007. - Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đảm bảo bằng tài sản của ngân hàng. Do khả năng còn hạn hẹp và thời gian cọ sát thực tế hạn chế nên bài viết này khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn. SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 5
  6. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc Em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Bảo Ngọc cùng toàn thể cô chú anh chị tại chi nhánh NHNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn, nơi em thực tập đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Đà Nẵng, tháng ..... năm 2008 SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 6
  7. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Vài nét sơ lƣợc về ngân hàng và tín dụng ngân hàng Thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm và chức năng của ngân hàng Thƣơng mại. 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng Thương mại Theo luật các TCTD năm 1997 đã nêu ra định nghĩa về ngân hàng: “Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và có dịch vụ liên quan.Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, NH đầu tư, ngân hàng chính sách, NH hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Các hoạt động của ngân hàng bao gồm: hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với các nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán như thanh toán t rung gian thu chi hộ…;. 1.1.1.2 Các chức năng cơ bản của ngân hàng. * Chức năng trung gian tài chính: NHTM là cầu nối giữa các đầu mối tài chính trong nền kinh tế. - Trung gian giữa NHTW với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế: Các ngân hàng này sẽ đóng vai trò chuyển tiếp các hoạt động của chính sách TIÊU Thụ của NHTW đến các cá nhân, tổ chức thông qua các hoạt động của mình. Như vậy, nhờ các chức năng trung gian của ngân hàng, mọi chính sách của NHTW mới đi vào thực tế. - Trung gian về tín dụng: trong nền kinh tế, tại một thời điểm, có những cá nhân tổ chức này tạm thời thừa vốn (do sự không tương ứng về thời gian và quy mô giữa dòng thu và chi) nhưng cũng có những cá nhân, tổ chức khác tạm thời thừa vốn (do nhu cầu đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh). * Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán cho các chủ thể’ do nó đảm nhiệm hầu hết các quan hệ thanh toán trong nền kinh tế. Vì thế, hệ thống NH là trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Chức năng giúp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Mặt khác, nó làm cho lượng tiền mặt sử dụng trong nền kinh tế sẽ ít đi, từ đó các chi phí liên quan đến việc phát hành, điều hoà và lưu thông tiền mặt sẽ được tiết kiệm giúp cho NHTW dễ dàng điều tiết và thực thi chính sách TT. SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 7
  8. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc * Chức năng tạo tiền: Nếu NHTW đưa vào nền kinh tế lượng tiền cơ sở là M, thông qua quá trình hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra lượng tiền lớn hơn khối lượng ban đầu. Nhưng đây chỉ là lượng tiền ảo có được thông qua chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Chỉ có một ngân hàng tì không thể tạo ra tiền, các mắt xích trong hệ thống ngân hàng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nếu có một mắt xích ở khâu nào đó bị lỏng lẻo thì sẽ bị vỡ nợ ngay. 1.1.2 Tín dụng ngân hàng: 1.1.2.1 Khái niệm và chức năng của tín dụng ngân hàng * Khái niệm Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng trong đó có ít nhất một chủ thể tham gia là ngân hàng. Trong quan hệ tín dụng này, ngân hàng có thể là người cho vay và là người đi vay. TDNH được cung cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền mặt và bút lệ. * Chức năng - TDNH thúc đẩy quá trình tập trung và phân phối các nguồn tài chính trong nền kinh tế qua các quan hệ thị trường. - Chức năng tạo tiền: TDNH góp phần tạo ra cơ chế tạo tiền cho hệ thống ngân hàng. - Chức năng sinh lợi: thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể thiếu vốn nhằm đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và người đi vay. Bằng cách đó, đồng vốn đưa vào hoạt động trong nền kinh tế được sinh lợi tốt. - TDNH phản ánh tổng hợp và kiểm soát mọi hoạt động của nền kinh tế giúp cho NHTW có thể cảm nhận được trạng thái của nền kinh tế để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. 1.1.2.2 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng. * Nguyên tắc hoàn trả: Người đi vay phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thoả thuận. Nếu người đi vay trả không đúng theo thoả thuận thì ngân hàng không thể cân đối được nguồn vốn của mình, từ đó gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động của ngân hàng. * Nguyên tắc mục đích: Vay thì phải có mục đích và bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận với ngân hàng cho vay. Nguyên tắc này làm cơ sở để ngân hàng đánh SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 8
  9. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc giá thích hợp pháp khả thi hiệu quả của việc sử dụng vốn vay để có thể thu hồi vốn nhanh chóng. * Nguyên tắc đảm bảo: Vốn vay phải được bảo đảm, tức là người vay phải chứng minh được sự chắc chắc của việc trả nợ gốc và lãi. Tuỳ thuộc vào từng khách hàng và sự đánh giá của ngân hàng về khách hàng, mà ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bảo đảm bằng tài sản hay bằng uy tín. 1.2 Sự cần thiết của bảo đảm tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì rủi ro về tín dụng là rủi ro dẫn đến tổn thất lớn nhất cho ngân hàng, vì vậy cần thiết phải thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay. Có thể nói. việc quy định phải có TSĐB khi đi vay nhằm: - Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng. - TSĐB là động lực thúc đẩy buộc khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, vì nếu không, khách hàng sẽ mất những tài sản có giá trị và tốn kém chi phí nhiều hơn. Ngoài ra, việc ngân hàng nắm giữ TSĐB là nhằm xác định rõ tài sản mà ngân hàng có thể phong toả và bán, đồng thời nhằm thông báo cho các tổ chức khác biết ngân hàng có quyền hợp pháp trong mặt phát mại tài sản nếu khách hàng không có khả năng hoàn trả khoản vay. Ngân hàng sẽ được xếp thứ tự ưu tiên về quyền quyết định đối với tài sản so với các chủ nợ khác. 1.3 Khái niệm về bảo đảm tín dụng: 1.3.1 Thế nào là bảo đảm tín dụng: Bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Đây chính là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn nợ thứ nhất (bao gồm doanh thu và lợi nhuận trong cho vay kinh doanh, thu nhập của cá nhân trong cho vay tiêu dùng) không thể thanh toán được nợ. 1.3.2 Các đặc trưng của đảm bảo tín dụng: * Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm vốn gốc, lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phí khác trừ trường hợp các bên thoã thuận lại và các chi phí không thuộc phạm vi bảo đảm được thực hiện nghĩa vụ. SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 9
  10. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc Vì thế giá trị TSĐB nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm sẽ làm cho người đi vay dễ có động cơ không trả nợ, khi đó ngân hàng sẽ bị tổn thất do không thể thu hồi được toàn bộ nợ gốc, lãi và các chi phí liên quan từ việc phát mại tài sản. * Tài sản đảm bảo phải có thị trường liên tục: Mức độ thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của người cho vay. Đây là điều kiện cần thiết để ngân hàng có thể bán hoặc phát mại tài sản khi khách hàng không trả được nợ. Khi xem xét điều kiện này cần chú ý đến các yếu tố: mức độ thông dụng của TSCB trên thị trường hiện tại, tài sản đó có thể bán được dễ dàng hay không và các chi phí liên quan đến việc bán tài sản. * Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản: TSĐB phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hay người bảo lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch…. để giúp cho ngân hàng được quyền ưu tiên xử lý tài sản nhằm thu nợ khi người vay không trả được nợ. 1.4 Các hình thức bảo đảm tín dụng. 1.4.1. Bảo đảm bằng tài sản 1.4.1.1 Thế chấp tài sản. 1.4.1.1.1 Khái niệm: Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Bất động sản là tài sản không thể di dời được: nhà ở các cơ sở kinh doanh như nhà máy,khách sạn, cửa hàng, nhà kho… và các tài sản khác gắn liền với đất. Giá trị quyền sử dụng đất: Đó là giá trị của quyền được sử dụng ổn định lâu dài các loại đất do nhà nước giao cho trường hợp người đi vay không có quyền sở hữu đối với đất đai. 1.4.1.1.2 Các chủ thể tham gia trong hình thức cho vay thế chấp tài sản: - Bên thế chấp: là các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, là người sở hữu hợp pháp tài sản và chấp nhận giao tài sản cho ngân hàng để thế chấp cho khoản vay. - Bên nhận thế chấp: là bên cho vay, đó là các tổ chức tín dụng, sẽ tiếp nhận tài sản thế chấp bằng các chứng từ sở hữu do bên thế chấp giao. Bên nhận thế chấp tạm thời là người nắm giữ quyền định đạt các tài sản thế chấp cho đến khi nó được giải chấp. SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 10
  11. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc 1.4.1.2 Cầm cố tài sản. 1.4.1.2.1Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao là tài sản là động sản thuộc sở hữu của chính mình cho bên vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 1.4.1.2.2Các loại tài sản cầm cố thông dụng: - Cầm cố hàng hoá: Các loại hàng hoá thường được cầm cố tại ngân hàng là: nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu, thiết bị,máy móc, dây chuyền sản xuất, xe cộ thông dụng…. - Chiết khấu ký hoá phiếu: Ký hoá phiếu là biên lai do công ty kinh doanh kho phát hành cho người ký thác hàng hoá tại kho của công ty. Khi người ký thác hàng hoá có nhu cầu vốn ngắn hạn, họ có thể đến ngân hàng xin vay trên cơ sở bảo đảm bằng hàng hoá đã ký thác tại công ty kinh doanh kho. Số tiền được vay trên cơ sở bảo đảm bằng hàng hoá ngân hàng giữ lại phần để đảm bảo án toàn cho tiền vay. Trường hợp cho vay này được ngân hàng gọi là chiết khấu. Khách hàng tách hoá phiếu ra khỏi biên lai và chuyển giao cho ngân hàng bằng cách bối thự. Nhận được ký hoá phiếu đã bối thự, ngân hàng sẽ chiết khấu và cấp cho khách hàng số tiền = số tiền thanh toán – (lãi chiết khấu + hoa hồng phí) Sau đó, ngân hàng sẽ thông báo cho công ty kinh doanh kho để họ ghi vào danh sách theo dõi. - Bảo đảm bằng tiền gửi: Tiền gửi dùng làm đảm bảo cho khoản ứng trước của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, còn đối với tiền gửi thanh toán khi dùng làm bảo đảm cho ngân hàng phải được chuyển sang một tài khoản phong toả. - Bảo đảm bằng vàng: Đảm bảo bằng vàng là hình thức đảm bảo trong cho vay cá nhân. Vàng dùng làm đảm bảo được ký gửi và bảo quản tại ngân hàng. Các ngân hàng phải tiến hành việc phân kim và định giá vàng, làm cơ sở để xác định mức vay. - Cầm cố các chứng khoán: Giá trị của các chứng khoán phần lớn được xác định theo giá thị trường chứ không phải theo mệnh giá của chúng. Vì vậy khi cần cho vay cầm cố bằng chứng khoán, ngân hàng phải nghiên cứu mức độ rủi ro của từng loại chứng khoán. Trên đây là một số loại hàng hoá cầm cố mà các ngân hàng áp dụng hiện nay, ngoài ra còn có một số hình thức khác được ngân hàng ở các nước phát triển SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 11
  12. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc sử dụng như: Bảo đảm bằng các khoản phải thu, bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu, bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 1.4.1.3 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. 1.4.1.3.1 Khái niệm. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc thứ ba cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. 1.4.1.3.2 Phân loại hình thức bảo lãnh. - Bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. + Bảo lãnh một phần nghĩa vụ là hình thức bảo lãnh một phần số nợ phải thanh toán cho ngân hàng, trong trường hợp này phải ghi rõ số tiền bảo lãnh. + Bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ là hình thức bảo lãnh toàn bộ số nợ phải thanh toán cho ngân hàng. - Bảo lãnh riêng biệt và bảo lãnh duy trì: + Bảo lãnh riêng biệt là hình thức được áp dụng cho một số tiền vay cụ thể theo hợp đồng tín dụng và được hạch toán riêng trên tài khoản cho vay. + Bảo lãnh duy trì là hình thức bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức bảo lãnh theo hạn mức tối đa. 1.4.1.3.3. Các chủ thể liên quan đến hoạt động bảo lãnh. - Người bảo lãnh: là người thực hiện nghĩa vụ thay cho người đi vay trong trường hợp khoản nợ đáo hạn người đi vay không trả được nợ. - Người nhận bảo lãnh: là người chủ nợ, người hưởng thụ bảo lãnh. Trong quan hệ tín dụng, người nhận bảo lãnh là các ngân hàng cho vay, ngân hàng là người có quyền yêu cầu người đi vay thanh toán nợ khi đến hạn. - Người được bảo lãnh: là người đi vay, người có nghĩa vụ phải thanh toán nợ vay cho ngân hàng cho vay. 1.4.1.4 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. 1.4.1.4.1 Khái niệm. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc bên đi vay dùng tài sản của mình mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của tổ chức tín dụng để đảm bảo cho chính khoản vay đó. 1.4.1.4.2 Điều kiện của khách hàng vay: theo nghị định 178 về bảo đảm tiền vay quy định: - Uy tín: Khách hàng vay phải là KH có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng. SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 12
  13. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc - Có khả năng tài chính và có các nguồn thu hợp pháp có khả năng thu hồi được trong thời hạn vay vốn. - Có dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ. - Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị TSĐB tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án. - Bảo hiểm: nếu tài sản đó pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm khi khách hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đó được hình thành và đưa vào sử dụng. 1.4.1.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. - Quyền của khách hàg: khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tích từ tài sản. Cho thuê, cho mượn nếu có thoả thuận với tổ chức tín dụng. - Nghĩa vụ của khách hàng: giao cho TCTD bản chính giấy chứng nhận quyền SH tài sản đó, thông báo cho TCTD về quá trình hình thành và tình trạng TSĐB. - Quyền của TCTD: kiểm tra và yêu cầu khách hàng vay cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát tài sản. Thu hồi nợ vay trước hạn nếu khách hàng vay không sử dụng vốn vay để hình thành tài sản như đã cam kết. Xử lý tài sản hình thành từ vốn vốn vay để thu nợ khi khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. 1.4.2. Bảo đảm không bằng tài sản 1.4.2.1 Khái niệm: Trong trường hợp người đi vay không có tài sản cầm cố , thế chấp đòi hỏi phải yêu cầu một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh có nghĩa vụ trả nợ . Ngoài ra trong một số trường hợp việc cầm cố thế chấp tài sản đó không an toàn hay oan toàn thấp, NH yêu cầu người đi vay phải có bảo lãnh .Bảo lãnh là việc một pháp nhân hay thể nhân đêm tài sản , tièn bạc và uy tín của mình để đmả bảo và cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người đi vay nếu người đi vay không trả được nợ cho người vay khi đến hạn . Trong nghiệp vụ bảo lãnh gồm các bên sau: +Bên bảo lãnh:là pháp nhân hay thể nhân theo yêu cầu của người đi vay sẽ đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo và trách nhiệm thay cho người đi vay nếu người đi vay không trả nợ được cho ngân hàng . + Bên được bảo lãnh : Là công ty, xí nghiệp tổ chức kinh tế hay các nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không đủ uy tín hay không có tài sản để SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 13
  14. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc bảo đảm cho khoản vốn vay. Khi được bảo lãnh , bên được bảo lãnh sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định cho bên bảo lãnh + Bên nhận bảo lãnh: Đó là người cho vay ( NH Thương mại, Công ty TC). 1.4.2.2 Điều kiện đối với người bảo lãnh : Phải có đủ năng lực pháp lý và khả năng trả nợ thay cho khách hàng , có đủ năng lực TC, uy tín hay tài sản dùng để bảo đảm nợ vay. - Sơ đồ khái quát của hình thức bảo lãnh: (1) Người đi vay Người bảo lãnh (6) (4) (5) (3) (2) Ngân hàng (1): Hợp đồng bảo lãnh. (4): yêu cầu thanh toán (2): NH cấp tín dụng (5): Thanh toán cho NH (3): Người vay không trả được nợ (6): Bồi thường bảo lãnh 1.4.2.3 Trình tự xét duyệt một bảo lãnh. + Xem xét tư cách pháp nhân của một người bảo lãnh: Người bảo lãnh phải đủ tư cách pháp nhân và đủ năng lực hành vị, người ký giấy có đủ khả năng TC để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ? + Xem xét uy tín và khả năng TC của người bảo lãnh. Uy tín cảu người bảo lãnh thể hiện ở trách nhiệm và sự sòng phẳng trong thanh tóan của người bảo lãnh trong suốt quá trình bảo kinh doanh từ trước tới nay . Do đó trong bảo lãnh cần xem xét khả năng tài chình thực tế của người bảo lãnh và chỉ chấp nhận bảo lãnh cho những khoản vốn vay nhỏ hơn rất nhiều so với khả năng TC của người bảo lãnh. Cần xem xét động cơ của người bảo lãnh nhằm lợi ích gì: Núp bóng quốc doanh để kinh doanh hay muốn mượn tay NH để bán tài sản bất hợp pháp? 1.5 Một số quy định về cho vay có bảo đảm bằng tài sản của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản của hệ thống NHN 0& PTNT dựa trên nền tảng là nghị định 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngân hàng cũng có những quy định riêng của mình. SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 14
  15. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc 1.5.1 Tiêu chuẩn tài sản được chấp nhận làm tài sản đảm bảo. - Tài sản thế chấp, cầm cố phải được hình thành trước và độc lập với ..vay/ - Thuộc sở hữu hợp pháp của bên vay vốn hoặc người thứ ba bảo lãnh cho bên vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Chuyển nhượng, mua bán dễ dàng trên thị trường nơi chi nhánh ngân hàng trực tiếp cho vay. - Những tài sản dễ kiểm nhận (cân, đong, đo, đếm được) và ngân hàng có điều kiện kiểm nhận và quản lý được. - Tài sản không có tranh chấp. 1.5.2. Các loại tài sản dùng để cầm cố, thế chấp * Tài sản dùng để thế chấp: - Đấtdùng để ở, đất dùng để sản xuất nông nghiệp. - Nhà ở của chủ doanh nghiệp, chủ trang trại có giá trị từ 100 triệu VNĐ trở lên. - Nhà ở của nhân dân ở khu vực đô thị có giá trị từ 50 triệu VNĐ trở lên. - Trụ sở văn phòng các tổ chức sản xuất kinh doanh có giá trị từ 500VNĐ trở lên. - Nhà xưởng, nhà kho, dây chuyền công nghệ, nhà hàng, khách sạn, các công trình xây dựng phục vụ sản xuất kinh doanh của Nhà nước có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. - Vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm… * Tài sản cầm cố: - Vàng, đá quý. - Chứng chỉ có giá: trong thời hạn thanh toán do Chính phủ, KBNN, NH phát hành gồm trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi… - Các loại tài sản có giá trị tối thiểu tại thời điểm cầm cố từ một triệu đồng trở lên và giá trị sử dụng còn 50% trở lên như: máy móc thiết bị, tàu thuyền đánh cá, thiết bị khai thác thuỷ sản, phươngtiện vận tải, ti vi, tủ lạnh, đầu video… 1.5.3. Mức vốn cho vay tối đa đối với các hình thức đảm bảo tín dụng * Đối với cho vay thế chấp: Được tính theo công thức sau: Trả lãi tiền Dự kiến các khoản chi về Mức cho Tổng giá = - vay theo thời + lãi phạt, chi phí bảo quản, vay tối đa trị TSTC hạn trong HĐ phát mãi… SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 15
  16. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc * Đối với cho vay cầm cố: Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị vật cầm cố. Nếu giá trị sử dụng của tài sản còn từ 80% trở lên thì có thể xét cho vay mức tối đa 70% giá trị vật cầm. Đối với chứng từ có giá: Căn cứ vào thời hạn còn lại của chứng từ có giá. Mức cho Lãi phải trả cho NH trong thời gian = Gốc + Lãi - vay tối đa xin vay * Đối với cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn: - Nếu mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án thì mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư. - Nếu vốn tự có cộng với giá trị TSĐB tiền vay (bằng biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh) bằng 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án. Mức cho vay tối đa = Tổng mức vốn đầu tư dự án - Mức vốn tự có - Nếu KH có giá trị TSĐB tiền bằng một trong nhiều biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án. Mức cho vay tối đa = Tổng mức vốn đầu tư dự án SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 16
  17. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẢM BẢO BĂNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT QUẬN NGŨ HÀNH SƠN TRONG HAI NĂM 2006 – 2007 2.1. Khái quát về Chi nhánh NHNo&PTNT quận Ngũ Hành Sơn 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT quận Ngũ Hành Sơn được thành lập theo quyết định số 515/QĐ-NHNN ngày 16/12/1996 của tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam và thực sự đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1997. NHNo&PTNT quận Ngũ Hành Sơn thành lập chủ yếu là phục vụ đối tượng nông dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn quận nhằm thực hiện sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo của Đảng bộ quận giao phó, góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá chung của thành phố. Bên cạnh đó chi nhánh còn đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế và cá nhân trong và ngoài địa bàn quận, khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi xảy ra thường xuyên từ trước đến nay. Hiện nay chi nhánh đã mở rộng thêm 2 phòng giao dịch tại phường Mỹ An và Non Nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư dễ dàng gửi tiền, vay vốn và tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng thuận lợi. Mặc dù mới thành lập, cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thiếu, nhưng bằng sự chỉ đạo của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực của từng cán bộ và cả sự yêu ngành nghề nên hoạt động kinh doanh không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, nên dần dần đã tạo được uy tín ngày càng cao, mở rộng thị trường đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác trong quận. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng * Chức năng: NHNo&PTNT quận Ngũ Hành Sơn hoạt động kinh doanh theo luật các tổ chức tín dụng, điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam. Vì vậy, chức năng, của ngân hàng là thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phầnkt, hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp gắn liền với sự phát triển. * Nhiệm vụ: - Chấp hành nghiêm chính các chính sách của Nhà nước, các quy định trong ngân hàng. SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 17
  18. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc - Nhận vốn uỷ thác từ các chương trình tài trợ quốc gia, nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu. - Tích luỹ vốn trong quá trình hoạt động, đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng, của nhà nước, giữ vững tỷ lệ an toàn vốn đảm bảo khả năng thanh toán với các khách hàng trong phạm vi tài sản của mình. Ngoài ra, NHNo&PTNT quận Ngũ Hành Sơn còn thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc sở giao dịch III điều hành phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam. 2.1.3.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý NHNo&PTNT quận Ngũ Hành Sơn có cơ cấu tổ chức như sau: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. Tín dụng P. Kế toán P. Ngân quỹ P. Hành chính P. Giao dịch Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ tham mƣu - Đứng đầu chi nhánh là giám đốc: + Giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. + Giám đốc là người quyết định cao nhất và cũng là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHNo&PTNT về mọi hoạt động và quản lý của chi nhánh. + Giám đốc là người truyền đạt kịp thời những thông tin cần thiết , những văn bản chủ trương chính sách về huy động, về cho vay, về lãi suất, về pháp lệnh ngân hàng, những quy định của ngành và của nhà nước cho các phòng ban chức năng để qua đó các phòng thực hiện đúng theo chế độ. + Giám đốc giám sát toàn bộ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh, là người trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp bách nhất trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 18
  19. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc - Dưới quyền giám đốc là phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Phó giám đốc thay mặt giám đốc điều hành về mặt kinh doanh, chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và trước pháp luật về những công việc mà mình giải quyết khi thay mặt giám đốc điều hành về các hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng. - Phòng tín dụng: Gốm một trưởng phòng, một phó phòng và hai cán bộ tín dụng. Phó phòng chức năng giao dịch với khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ xin vay, có trách nhiệm kiểm tra quá trình sử dụng vay vốn của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để có cách giải quyết kịp thời, tránh gây thiệt hại và rủi ro cho ngân hàng. Phong tín dụng có trách nhiệm lập báo cáo, ngoài ra cán bộ tín dụng có quyền từ chối cho vay với các dự án không tính khả thi, có quyền đình chỉ cho vay, thu hồi vốn trước thời hạn nếu vốn vay được khách hàng sử dụng không đúng mục đích, có quyền khởi kiện khách hàng trước toà án kinh tế nếu làm sai những cam kết trong hợp đồng tín dụng. - Phòng kế toán: gồm một kế toán trưởng, một kế toán chỉ tiêu, một kế toán tiền gửi, một kế toán liên hàng và một kế toán thanh toán. Phòng có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, các dịch vụ thanh toán như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ… - Phòng ngân quỹ: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ như quản lý thu tiền mặt với khách hàng, thực hiện kiểm tra quỹ tiền hàng ngày đối chiếu khớp với số liệu sổ sách kế toán. - Phòng hành chính: có chức năng quản lý và thực hiện các công việc nội bộ, lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp. Ngoài ra còn tham gia vào việc khác như công tác kiểm kê ở Phòng kế toán, thông tin tuyên truyền, mua sắm sửa chữa tài sản, phòng cháy chữa cháy tại cơ quan..... SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 19
  20. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc 2.2 Hoạt động của ngân hàng trong năm 2006 -2007. 2.2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNO&PTNT quận Ngũ Hành Sơn Bảng 1: Tình hình huy động vốn ĐVT:triệu đồng 2006 2007 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) 1.Tiền gởi TCKT 11.310 6,22 13.296 5,51 1.986 17,56 2.Tiền gởi dân cƣ 170.589 93,75 227.946 94,47 57.357 33,62 4.Tiền gởi TCTD 64 0,03 84 0,03 20 31,25 khác Tổng 181.963 100 241.299 100 59.336 32,6 (Nguồn:báo cáo cân đối tổng hợp năm 2006-2007) Qua biểu trên ta thấy nguồn vốn huy động trên địa bàn năm 2007 đã tạo lập được nguồn vốn 241.299 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 59.336 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 32,6%. Điều này cho thấy ngân hàng đã tạo uy tín ngày càng cao và ngân hàng thâm nhập ngày càng sâu vào tiến trình phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế và dân cư, phù hợp với tốc độ đô thị hoá hiện nay trên địa bàn Để đạt được kết quả trên, chi nhánh đã phát huy sức mạnh tập thể trong công tác khơi tăng nguồn vốn. Trong các nghiệp vụ huy động, tiền gửi TCTD khác có tỷ trọng thấp nhất do đặc thù của địa bàn quận Ngũ Hnàh Sơn có quá ít các doanh nghiệp xuát nhập khẩu. Tuy nhiên năm 2007 ngân hàng đã huy động được 84 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,03 trên tổng nguồn vốn, tăng hơn so với năm 2006 là 20 triệu đồng, tốc độ tăng là 31,25%.Trong năm 2007 ngân hàng đã huy động được một nguồn vốn khá cao từ dân cư là 227.946 triệu đồng , chiếm tỷ trọng 94,47%. Nguồn vốn này tăng so với năm 2006 là 57.357 triệu đồng với tốc độ tăng là 33,62. Trong 2năm qua tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ các tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng đáng kể, cụ thể nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2007 đạt 13.296 triệu đồng, chiếm 5,51% tổng nguồn vốn.Con số này tăng hơn so với năm 2006 là 1.986 triệu đồng, tương ứng với 17,56%. Đây là một điểm thuận lợi không thể phụ nhận của ngân hàng. SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2