intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Quá trình quản lý và khai thác các đảo Nam Bộ của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

27
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quá trình quản lý và khai thác các đảo Nam Bộ của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX" nhằm trình bày chi tiết các chính sách trong việc quản lý và khai thác các đảo ở Nam Bộ của Việt Nam trong giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng trong việc khẳng định tư duy hướng biển cũng như tầm nhìn chiến lược của Việt Nam đối với vùng biển Nam Bộ. Đồng thời, từ quá trình khai thác và quản lý này sẽ góp phần quan trọng trong việc củng cố chủ quyền quốc gia trên biển của Việt Nam đối với vùng biển đảo Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Quá trình quản lý và khai thác các đảo Nam Bộ của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÁC ĐẢO Ở NAM BỘ CỦA VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Sinh viên thực hiện : Đỗ Gia Trình Lớp : D17LS01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : Sư phạm lịch sử Giảng viên hướng dẫn : Phan Thị Lý Bình Dương, tháng 11/2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn của Ths. Phan Thị Lý. Các số liệu và nội dung trong luận văn là trung thực, khách quan dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá từ các nguồn tài liệu. Những tài liệu, thông tin tham khảo đảm bảo đã được công bố, chính thống và được bản thân trích dẫn đúng theo quy cách hướng dẫn trình bày báo cáo tốt nghiệp của Đại học Thủ Dầu Một. Bình Dương, ngày 16 tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực hiện Đỗ Gia Trình i
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài báo cáo tốt nghiệp Quá trình quản lý và khai thác các đảo Nam Bộ của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cô trường Đại học Thủ Dầu Một để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Với lòng cảm ơn chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối Ban giám hiệu, Khoa KHXH & NV sau này là khoa Sư phạm đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Cô Phan Thị Lý - người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài báo cáo tốt nghiệp này. Ngoài ra tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô khác trong khoa và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình tiềm kiếm tài liệu và thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện báo cáo, song có thể còn những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô để hoàn chỉnh đề tài hơn. ii
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 NỘI DUNG ........................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX.................................................................................. 7 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................... 7 1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 7 1.1.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 8 1.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHAI HOANG NAM BỘ ..................... 9 1.3. KHÁI QUÁT TƯ DUY HƯỚNG BIỂN CỦA CÁC NHÀ NƯỚC PHONG GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX ................. 11 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÁC ĐẢO Ở NAM BỘ TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX .......................................... 14 2.1. QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ ........................................................................ 14 2.2. QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ ........................................................................... 25 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÁC ĐẢO Ở NAM BỘ TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX ....................... 35 TỔNG KẾT ..................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 44
  5. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Việt Nam với diện tích 331.212 km2 trong đó chiều dài đường biển là 3.260 km kéo dài từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam của đất nước. Vùng biển ở Việt Nam là một con đường giao thương, buôn bán quan trọng bậc nhất trên thế giới khi ở khu vực biển Đông Việt Nam tiếp xúc với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giao lưu giữa Việt Nam với khu vực tiềm năng như: Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Mĩ… Điều này vô cùng thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá cũng như thể hiện được vị trí quan trọng của Việt Nam ở khu vực. Bên cạnh đó, với chiều dài đường biển hơn 3000 km, Việt Nam sở hữu hàng ngàn đảo lớn nhỏ trải dài từ Bắc đến Nam và trong đó có hai đảo lớn nhất là Trưởng Sa và Hoàng Sa. Chính vì có đường bờ biển rộng lớn và trải dài nên nền kinh tế biển Việt Nam vô cùng quan trọng với các trọng điểm phát triển như: khai thác thuỷ hải sản, dầu mỏ, giao thông biển, du lịch… Nền kinh tế biển này đã đóng góp vào nền kinh tế chung của Việt Nam rất nhiều và chiếm khoảng 50% GDP chung của nền kinh tế cả nước. Khi nói về nền kinh tế biển Việt Nam nói chung mà không nói tới sự phát triển kinh tế biển ở khu vực phía Nam là một thiếu sót lớn. Đây là một trong những khu vực tiềm năng nhất của Việt Nam khi ở đây sở hữu các đảo lớn, nhỏ có vị trí quan trọng như: Côn Đảo, Phú Quốc… Ở phía Nam cũng có vị trí giao thương quan trọng khi là nơi tiếp xúc trực tiếp với Vịnh Thái Lan, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương… vô cùng thuận lợi để giao lưu, buôn bán giữa Việt Nam với các nước ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Khu vực phía Nam sở hữu một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên dồi dào với trữ lượng hàng triệu tấn đủ sức cung cấp cho nền kinh tế Việt Nam lâu dài. Chính vì vị trí quan trọng, bị các nước trên thế giới cạnh tranh ảnh hưởng nên việc khai thác và quản lý vùng biển đảo ở Nam Bộ luôn được quan tâm và là sách lược hàng đầu trong việc phát triển kinh tế và khẳng 1
  6. định chủ quyền của Việt Nam. Điều này được diễn ra liên tục với hàng loạt các định hướng và chủ trương của Chính phủ qua từng năm. Nhưng điều này không chỉ được quan tâm trong giai đoạn căng thẳng hiện nay, mà từ những ngày mở rộng lãnh thổ vấn đề biển đảo Việt Nam nói chung và biển đảo Nam Bộ nói riêng đã được rất quan tâm. Cùng ngược lại dòng lịch sử, vào giai đoạn các nhà nước phong kiến liên tục mở rộng và khai hoang bờ cõi đất nước nhất là vào giai đoạn đất nước nội chiến. Nguyễn Hoàng để tránh sự truy sát của Trịnh Kiểm đã xin chính Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ trấn Thuận Quảng, mở ra một thời kì mở rộng lãnh thổ liên tục và rộng khắp. Tính tới trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858, lãnh thổ Việt Nam về cơ bản đã được mở rộng đến tới Cà Mau và cũng đã căn bản hoàn thành việc khai hoang mở rộng lãnh thổ. Bên cạnh việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền bằng nhiều hình thức khác nhau như: ngoại giao, chiến tranh… thì các Chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đã có một tư tưởng và rất tiến bộ trong khoảng thời gian này. Các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đã nhận thức được tầm quan trọng, vị trí chiến lược trong việc phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế trên biển. Tư duy hướng biển này được các Chúa Nguyễn và triều đình nhà Nguyễn thực hiện một cách liên tục với nhiều chính sách khác nhau nhằm xác lập chủ quyền và tiến hành các hoạt động khai thác trên biển. Đặc biệt là ở khu vực Nam Bộ, nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và trên thế giới, là nơi tiếp nối các khu vực lớn trên thế giới nên các các chính quyền phong kiến trong giai đoạn này đã đặc biệt quan tâm. Và cũng trong giai đoạn này là giai đoạn các nước phương Tây tiến hành hàng loạt các cuộc phát kiến địa lý lớn trên thế giới nên việc khai khẩn và thiết lập sự quản lý của mình ra các đảo ở khu vực Nam Bộ. Chính vì ý thức được vị trí quan trọng mà mình sở hữu ở vùng biển Nam Bộ nên các chính quyền phong kiến từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX về cơ bản đã xác lập hoàn chỉnh chủ quyền mình tại các vùng đảo Nam Bộ. 2
  7. Với đề tài: Chính sách quản lý và khai thác các đảo ở Nam Bộ của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX sẽ góp phần thêm vào việc nghiên cứu, cung cấp thêm các thông tin mới về các chính sách quản lý và khai thác ở vùng biển Nam Bộ từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Bên cạnh việc nghiên cứu về quá trình khai thác và quản lý ở vùng biển đảo Nam Bộ này, đề tài còn sẽ góp phần vào việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở biển Đông và cũng như thấy được những sự giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới thông qua các hoạt động quản lý và khai thác trong giai đoạn từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Tính tới thời điểm hiện tại có rất ít các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quá trình khai thác và quản lý các đảo ở Nam Bộ. Các tư liệu chủ yếu được đề cập đến quá trình khẩn hoang nói chung nhưng chưa đề cập cụ thể đến vùng biển bảo ở Nam Bộ. Chỉ có một số tài liệu đề cập cụ thể đến vấn đề này, tiêu biểu như: 1. Lê Quý Đôn toàn tập (1977), Tập 1, Nxb. KHXH, Hà Nội. Đây là tập đầu tiên trong bộ Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn. Cuốn sách đề cập tới tất cả các sự kiện xuất hiện ở Đàng Trong từ thế kỷ XVIII trở về trước. Cuốn sách đề cập tới tất cả các vấn đề trong xã hội lúc bấy giờ như xã hội lúc bấy giờ, sự suy thoái của chính quyền phong kiến trong thời kỳ nội chiến… Bên cạnh đó cuốn sách cũng đã ghi lại quá trình khẩn hoang của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là những tư liệu quý giá giúp góp phần là sáng tỏ thêm về nhận thức và cách thức khẩn hoang của các chúa Nguyễn trước thế kỷ XIX. 2. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Trung Bộ và Nam Bộ thời chúa Nguyễn, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau dưới thời chúa Nguyễn. Một số vấn đề được cuốn sách nêu ra như quá trình khẩn hoang các vùng đất và vùng biển tại Việt Nam, bên cạnh đó là 3
  8. một số chuyên đề đề cập tới sự phân tích về quá trình phát triển của các ngành trong xã hội lúc bấy giờ. Trong cuốn sách có một chuyên đề: Bà Rịa, Vũng Tàu, Côn Đảo thời các chúa Nguyễn. Chuyên đề đã nêu khái quát được về quá trình khẩn hoang Côn Lôn trước thế kỷ XIX, phục vụ rất tốt công tác nghiên cứu cũng như đưa ra được các sự kiện về quá trình khẩn hoang dưới thời các chúa Nguyễn để làm rõ hơn về quá trình khẩn hoang Côn Lôn này. 3. Nguyễn Văn Hiệp - Huỳnh Tâm Sáng (Đồng cb, 2017), Biển đảo Nam Bộ trong quá trình phát triển và hội nhập, Nxb. ĐHQG HCM, Hồ Chí Minh. Trong cuốn sách này có đề cập đến hai chuyên đề là quá trình xác lập chủ quyền ở vùng biển Tây Nam Bộ và tư duy hướng biển. Đây là hai chuyên đề cần thiết cho việc định hình nên những yếu tố cần thiết trong quá trình khai thác và quản lý vùng biển đảo Nam Bộ. 4. Đỗ Quỳnh Nga (2013), Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn, Nxb. CTQG, Hà Nội. Trong tác phẩm này tuy đề cập đến đối tượng chính là Tây Nam Bộ nhưng trong quá trình đọc và tìm hiểu, cuốn sách cung cấp những tư liệu quan trọng và cụ thể về quá trình khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ. Đây là những tiền đề để có thể hình dung nên bức tranh toàn cảnh của quá trình quản lý và khai thác vùng biển Nam Bộ. 5. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Viện sử học, Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đây là bộ quốc sử được biên soạn dưới triều vua Minh Mạng. Bộ sử ghi lại tất cả các hoạt động từ thời chúa Nguyễn cho đến thời các vua Nguyễn. Ở hai tập đầu của bộ sử này, tuy đề cập tới rất nhiều sự kiện khác nhau trong suốt thời kỳ chúa Nguyễn đến trước năm 1858. Trong đó, các sự kiện về quá khai thác và quản lý các đảo ở Nam Bộ được ghi chép cụ thể và rõ ràng. Bộ sử đã cung cấp những thông tin quan trọng về quá trình khẩn hoang, cách thức khẩn hoang và cũng như những sắc dụ của các vua Nguyễn đối với việc quản lý và khai thác các đảo ở Nam Bộ. Để từ những 4
  9. thông tin đó sẽ góp phần làm nên một bức tranh toàn cảnh về quá trình khẩn hoang, các chính sách quản lý và khai thác từ thời các chúa Nguyễn đến trước năm 1858. 3. Mục tiêu đề tài: Trình bày chi tiết về quá trình khai thác và quản Nam Bộ nói chung và các đảo ở khu vực Nam Bộ nói riêng của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Từ việc trình bày chi tiết các chính sách trong việc quản lý và khai thác các đảo ở Nam Bộ của Việt Nam trong giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng trong việc khẳng định tư duy hướng biển cũng như tầm nhìn chiến lược của Việt Nam đối với vùng biển Nam Bộ. Đồng thời, từ quá trình khai thác và quản lý này sẽ góp phần quan trọng trong việc củng cố chủ quyền quốc gia trên biển của Việt Nam đối với vùng biển đảo Nam Bộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Các đảo ở Nam Bộ của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Các đảo ở Nam Bộ của Việt Nam. Thời gian: Từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX 5. Phương pháp nghiên cứu: - Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.  Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện lại lịch sử của quá trình mở mang bờ cõi vào phía Nam của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Đồng thời cũng tái hiện lại các chính sách trong việc quản lý và khai thác các đảo ở Nam Bộ của Việt Nam từ trong giai đoạn này. 5
  10.  Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu, tổng hợp các sự kiện, các chính sách của Việt Nam trong việc khai thác đảo ở Nam Bộ từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX để từ đó thấy được tư duy, tầm nhìn hướng biển của Việt Nam trong thời kì phong kiến và cũng như góp phần quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Nam Bộ. - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí nghiên cứu và một số tài liệu khác có liên quan. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp thêm thông mới về quá trình khai thác và quản lý vùng biển đảo Nam Bộ từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Từ đó góp phần vào việc nghiên cứu về quá trình xác lập chủ quyền đối với vùng biển đảo Nam Bộ nói riêng và vùng biển đảo Việt Nam nói chung. - Giá trị ứng dụng đề tài: Tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, học tập về lịch sử khẩn hoang vùng đất Nam Bộ, chủ quyền biển đảo Việt Nam. 7. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết thúc, đề tài được chia làm hai chương: CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÁC ĐẢO Ở NAM BỘ TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX TỔNG KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
  11. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Nam Bộ là một vùng đất rộng lớn nằm ở phía Nam của Tổ quốc. Tổng diện tích của vùng Nam Bộ là 63,6 nghìn km2, chiếm khoảng 19% tổng diện tích cả nước. Toàn bộ khu vực Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh thành như: Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền Giang… và có hai thành phố trực thuộc trung ương đó là Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Ngoài ra, Nam Bộ được chia thành hai vùng là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhìn chung lại, đây là khu vực phát triển kinh tế trọng điểm của cả nước, là nơi có sự đa dạng trong văn hóa, được thiên nhiên ưu đãi và cũng như có vị trí địa chính trị quan trọng. Vùng biển đảo Nam Bộ cũng có một vị trí không kém phần quan trọng. Tổng chiều dài đường bờ biển của khu vực Nam Bộ là hơn 1 triệu km2. Ở khu vực Đông Nam Bộ đường bờ biển trải dài từ vùng biển Ninh Thuận đến khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu. Còn khu vực Tây Nam Bộ đường bờ biển là một khu vực trải dài, tiếp xúc với nhiều vùng của khu vực Đông Nam Á bao gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippins. Tựu chung, khu vực đất liền và biển đảo Nam Bộ là nơi giao thoa và hội tụ và là vị trí trung tâm của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ba mặt của Nam Bộ giáp biển: phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Nam Bộ còn nằm trên con đường giao thông quan trọng nối giữa khu vực Thái Bình Dương, các nước khu vực Nam Á… 7
  12. Với vị trí trung tâm ấy nên nền kinh tế Nam Bộ là một sự kết hợp song song và không thể tách rời giữa đất liền và biển đảo bởi biển đảo Nam Bộ mang lại một nguồn lợi kinh tế về dầu khí, thủy hải sản… phong phú đóng góp to lớn cho nền kinh tế chung của Việt Nam. Việc khai thác và quản lý các đảo ở Nam Bộ đã được thực hiện cách đây hàng thế kỉ khi mà phương tiện giao thông còn khó khăn. Nhưng các nhà nước phong kiến đã ý thức được tầm quan trọng của vùng biển đảo Nam Bộ nên đã tiến hành hàng loạt các chính sách quản lý và khai thác các đảo ở Nam Bộ. Và cho tới hiện nay công việc này tiếp tục được thực hiện. Qua các hoạt động và khai thác đảo ấy cũng chính là các hoạt động nhằm bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo ở khu vực phía Nam. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Với vị trí địa lý thuận lợi, vùng biển đảo Nam Bộ cung cấp một lượng lớn nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản, thủy hải sản cho nền kinh tế của khu vực. Góp phần tạo điều kiện cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển Nam Bộ. Nguồn tài nguyên từ biển của vùng Nam Bộ đa dạng và phong phú. Đầu tiên có thế kể tới là nguông tài nguyên khoáng sản, năng lượng. Dầu khí và khí đốt là hai nguồn năng quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng phát triển kinh tế cả nước. Ở Nam Bộ mà cụ thể hơn là khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu trữ lượng dầu chiếm đến 93,3% trữ lượng dầu cả nước và trữ lượng khí đốt chiếm 16,2% trữ lượng khí đốt của cả nước. Trữ lượng dầu ước tính lên tới 4-5 triệu tấn và 480 - 500 tỉ m3 khí đốt, Chính vì trữ lượng lớn như thế, ước tính hàng năm ngành dầu mỏ và khí đốt ở Nam Bộ cung cấp khoảng 20 triệu tấn dầu mỗi năm và khoảng 6 tỉ m3 mỗi năm. Ngoài trữ lượng dầu và khí đốt to lớn, nguồn năng lượng tiềm năng từ sóng và gió của khu vực Nam Bộ cũng sẽ đóng góp to lớn cho việc phát triển của vùng. 8
  13. Tiếp theo đó là hệ sinh thái biển, đảo Nam Bộ. Vùng Nam Bộ được biết đến với nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: đồi mồi, chim biển, san hô… Do có vị trí biển rộng lớn nên hệ sinh thái của Nam Bộ vô cùng đa dạng bao gồm: các bãi đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái san hô… Hệ thống rừng ngập mặn của Nam Bộ có diện tích khoảng 250 ngàn ha, mức độ da dạng sinh học cao với nhiều loài cây khác nhau. Ngoài ra, khu vực Nam Bộ còn có trữ lượng thủy hải sản khoảng 2 ngàn tấn. Trữ lượng khai thác được là vào khoảng 800 ngàn tấn. Đây là nguồn đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế biển của khu vực Nam Bộ trong một thời gian lâu dài. Ngoài ra có thể kể thêm đó là nguồn tài nguyên từ du lịch và tài nguyên giao thông. Khu vực biển đảo Nam Bộ sở hữu nhiều bãi tắm, bãi cát, hệ thống đảo lớn, nhỏ khác nhau… Thêm vào đó là một số khu vực du lịch khác nhau như: Vũng Tàu, Côn Đảo, Hà Tiên, Phú Quốc… Đây là điều kiện để phát triển ngành kinh tế du lịch ở khu vực Nam Bộ cũng như góp phần vào việc đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực. Nam Bộ sở hữu một vị trí trung tâm trong con đường giao thông buôn bán ở khu vực và thế giới nên ngành giao thông hàng hải vô cùng phát triển và đây là nguồn kinh tế tiềm năng của khu vực Nam Bộ. Nam Bộ cũng sở hữu nhiều đảo có vị trí chiến lược như: Côn Đảo, Phú Quốc… thích hợp cho việc xây dựng các cảng biển phục vụ giao thông và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. 1.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHAI HOANG NAM BỘ Công cuộc mở đất vào phía Nam được tiến hành từ rất sớm. Vào thế kỉ X, khi các chính quyền phong kiến ngày càng được củng và ổn định thì công cuộc mở đất vào Nam cũng được quan tâm nhiều hơn. Tính đến thời Lê Sơ, năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông đánh vào vùng đất Chiêm Thành và sát nhập vùng phía Bắc đèo Cù Mông vào lãnh thổ Đại Việt. Như vậy trong giai đoạn đầu của quá 9
  14. trình khai hoang vào Nam của các nhà nước phong kiến Việt Nam đã mở rộng lãnh thổ được đến phía Bắc đèo Cù Mông. Sau giai đoạn đầu của quá trình khẩn hoang ấy, vào giai đoạn đất nước nội chiến thì công cuộc mở đất ngày càng được phát triển mạnh hơn giai đoạn trước. Trong xuyên suốt ba thế kỉ từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII công cuộc mở đất về phía Nam ngày càng được đẩy mạnh. Sau khi Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa thì ông và các đời chúa Nguyễn kế tiếp tiếp tục công cuộc khai hoang, mở rộng lãnh thổ. Mục đích của công việc là để xây dựng một căn cứ vững chắc để có thể đối đầu với chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Công việc khai hoang vào miền Nam của các nhà nước phong kiến giai đoạn này có rất nhiều thuận lợi. Các vùng đất ở phía Nam hầu như đều là các vùng đất khai hoang để khai hoang. Cộng thêm đó là việc bên cạnh các cuộc khai hoang được tổ chức bởi nhà nước thì cũng có một bộ phận khác đóng góp quan trọng vào quá trình này là lực lượng lưu dân từ các vùng vào phía Nam sinh sống. Trong hai thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII, quá trình khẩn hoang diễn ra một cách nhanh, mạnh và liên tục. Đến năm 1698, sau khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng Đồng Nai thì vùng lãnh thổ của Việt Nam đã được mở rộng đến khu vực Gia Định. Sau đó tiếp tục là hàng loạt các cuộc khẩn hoang của người Việt và có sự xuất hiện và kết hợp của người Hoa. Trong giai đoạn thế kỉ XVIII, lãnh thổ Việt Nam ngày càng được mở rộng về phía Tây. Cũng trong giai đoạn này, quốc gia Chân Lạp bắt đầu suy yếu nghiêm trọng. Với sự nhạy bén của mình, chúa Nguyễn đã cử công chúa Ngọc Vạn sang Chân Lạp để kết nối chúa Nguyễn - Chân Lạp thành một liên minh. Sau đó, người Việt ngày càng có nhiều hơn cơ sở để mở rộng lãnh thổ. Đến đây lãnh thổ Việt Nam ngày càng được củng cố ở vùng Gia Định, Đồng Nai rồi mở rộng xuống đến Hà Tiên. Tiếp theo đó là quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Tây có sự kết hợp người Hoa. Mạc Cửu và đoàn người Hoa tị nạn sang Việt Nam sinh sống ở vùng Hà Tiên. Sau đó, Mạc Cửu dâng đất của 10
  15. mình và thuần phục chúa Nguyễn. Về sau, Chân Lạp xảy ra nội chiến và chúa Nguyễn đã cử Mạc Thiên Tứ ra giúp đỡ Chân Lạp. Sau sự kiện này, lần lượt các vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp được vua Chân Lạp tặng chúa Nguyễn vào năm 1756 và sau đó là tặng ba vùng đất Ba Thắc, Trà Vang, Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn năm 1757. Đến đây về cơ bản lãnh thổ Việt Nam đã cơ bản được hoàn chỉnh. Lãnh thổ Việt Nam đã trải dài được đến cực Nam đất nước. Sau thời gian dài chiến tranh với nhà Trịnh và sau này là Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh đã thống nhất đất nước và tiếp tục công cuộc hoàn thành việc khai hoang vùng đất Nam Bộ. Năm 1831, thời Minh Mạng đã diễn ra một cuộc cách mạng lớn về việc tổ chức bộ máy hành chính. Minh Mạng cho bỏ các dinh thay vào đó là việc thành lập các tỉnh. Tính đến năm 1832, cả nước đã được chia thành 31 tỉnh. Như vậy thì tới 1832, công cuộc mở đất khai hoang về phía Nam đã hoàn thành khi Minh Mạng tiến hành các cải cách về bộ máy hành chính. Công cuộc mở đất về phía Nam đã hoàn thành, lãnh thổ Việt Nam được mở rộng hơn bao giờ hết so với các giai đoạn trước. 1.3. KHÁI QUÁT TƯ DUY HƯỚNG BIỂN CỦA CÁC NHÀ NƯỚC PHONG GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Trong giai đoạn đất nước nội chiến, năm 1602 Nguyễn Hoàng để tránh sự truy sát của Trịnh Kiểm nên đã xin Trịnh Kiểm vào trấn thủ vùng Thuận Hóa mở ra một thời kì mới trong công cuộc khẩn hoang của Việt Nam. Ý nghĩa ban đầu của việc Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa trấn thủ là xây dựng một lực lượng mạnh để trở thành đối trọng chống lại chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Bằng tư duy của mình, Nguyễn Hoàng đã nhanh chóng thực hiện những kế hoạch để xâu dựng và phát triển một sự nghiệp lâu dài ở khu vực phía Nam. Lúc này công việc mở rộng lãnh thổ vào Nam được diễn ra song song với hai công việc trên đất liền và trên biển. Nỗ lực của các chúa Nguyễn giai đoạn này trong việc mở rộng lãnh thổ ra biển là nguồn kinh tế từ biển mang lại để củng cố sự ổn định của mình. 11
  16. Chính quyền của chúa Nguyễn đã sớm nhận ra được tư duy hướng biển của các nước khu vực phương Tây và châu Á khác. Trên thế, cụ thế vào thế kỉ XV các cuộc phát kiến địa lý nổ ra khắp nơi trên thế giới. Khoa học kĩ thuật của giai đoạn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giữa các nước. Nhờ có khoa học phát triển mà các quốc gia ở khu vực châu Âu và châu Á đã có nhiều cơ hội trong việc thực hiện các chuyến hải trình dài ngày trên biển nhằm thực hiện việc trao đổi và mua bán giữa các quốc gia và khu vực. Chính những yếu tố bên ngoài ấy đã thúc đẩy chúa Nguyễn quan tâm hơn đến việc khai hoang biển đảo cũng như lấy biển đảo làm một nguồn lợi về kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng cho quốc gia của mình. Trong thời đại của mình các chúa Nguyễn đã có một tư tưởng mới hết sức tiến bộ, tư tưởng vượt thời đại. “Từ thời chúa Nguyễn Hoàng đã hình thành một tư duy chính trị hướng ngoại; một tầm nhìn kinh tế, quân sự, văn hóa biển” [11, 64]. Thêm vào đó, các chính sách hướng biển này được các nước phương Tây rất xem trọng. “…Năm 1621, Giáo sĩ Christoforo Borri đã viết “Chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả những người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hóa của họ” [11, 64]. Có thể thấy rằng tư tưởng của các chúa Nguyễn giai đoạn này đã thúc đẩy cho nền kinh tế biển của Việt Nam phát triển. Thông qua các hoạt động giao lưu, mua bán này các chúa Nguyễn cũng ngày càng mở rộng được lãnh thổ của mình trên biển và đây chính là một hoạt động nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trong giai đoạn này. Và bằng hàng loạt các hoạt động nhằm thúc đẩy hơn việc phát triển trên biển, chính quyền Đàng Trong đã dần dần hình thành nên một “thể chế biển” nhằm trao đổi buôn bán, giao lưu văn hóa trên biển giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, đến thời kì sau này vào giai đoạn nhà Nguyễn thì nhân tố hướng biển này lại không được nhà Nguyễn chú trọng nữa. Nhờ có sự giao lưu và hợp tác trước đó, Pháp đã giúp Nguyễn Ánh xây dựng một đội quân trên biển hùng 12
  17. mạnh để có thể đánh bại được nhà Tây Sơn, kết thúc thời kì nội chiến kéo dài hàng thế kỉ của Việt Nam và mở ra một đường biển dài từ Thuận Hóa vào đến tận vịnh Thái Lan. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, các vua nhà Nguyễn lại thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, không còn xem trọng yếu tố biển nữa nên nền kinh tế biển cũng dần dần mất đi vị thế so với thời kì trước đó. Tuy trong giai đoạn này vẫn diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán nhưng lại là bước lùi xa so với thời kì trước. Tựu chung lại, nhân tố biển vẫn đóng một vai trò quan trọng xuyên suốt trong lịch sử Viêt Nam. Từ thời các chúa Nguyễn rồi sau này đến nhà Nguyễn nhân tố biển luôn có một vai trò quan trọng. Với sự cố gắng của mình, các nhà nước phong kiến đã kết hợp song song hai công cuộc vừa khai hoang trên đất liền vừa khai hoang trên biển đảo. Việc mở rộng chủ quyền của mình vào vùng biển phía Nam nhằm thể hiện, khẳng định hơn quyền lực của các chúa Nguyễn cũng như việc khẩn hoang vùng biển đảo này còn là một yếu tố tác động lớn để bảo vệ được những thành quả trong công cuộc khẩn hoang trên đất liền của các nhà nước phong kiến. Và đặc biệt hơn hết là tầm nhìn thời đại của mình của các chúa Nguyễn trong việc chú trọng vào việc khai hoang vùng biển còn vô cùng hoang sơ và mới mẻ này. 13
  18. CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÁC ĐẢO Ở NAM BỘ TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX 2.1. QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ Trong quá trình nam tiến của mình, các chúa Nguyễn đã nhìn ra được vị thế và tầm ảnh hưởng to lớn của biển đảo Nam Bộ trong quá trình khai hoang của mình. Việc khai thác và quản lý các vùng biển này không những tác động to lớn đến nền kinh tế và bảo đảm nền an ninh của chính quyền chúa Nguyễn. Tại vùng biển đảo Đông Nam Bộ, các chúa Nguyễn đã tập trung khai thác và quản lý ở khu vực Côn Lôn và một số khu vực khác. Khi mà vấn đề thực thi và xác lập chủ quyền với vùng biển phía Đông mới bắt đầu quan tâm thì trên thế giới đã nổ ra các cuộc phát kiến địa lý. Nhờ các cuộc phát kiến địa lý này mà nhiều vùng biển, vùng đất mới được tìm thấy. Trong đó có vùng biển phía Đông Đại Việt lúc bấy giờ. Côn Lôn được biết đến từ khá sớm – thế kỷ thứ XIII. “Năm 1294, đoàn thuyền gồm 14 chiếc của nhà du hành người Ý, Marco Polo, dạt vào trú tại Côn Lôn sau khi bị bão đánh chìm 8 chiếc. Trong tập hồi ký còn lưu lại, Marco Polo đã miêu tả quần đảo này như một nơi giàu đẹp” [2, 482]. Tiếp theo đó, là hàng loạt các cuộc thám hiểm của các nước phương Tây tới vùng Côn Lôn này. Năm 1516, trên chuyến hải trình của mình, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Andrade đã tới Côn Lôn và miêu tả đây là nơi mà các nhà thám hiểm trên các chuyến hải trình thường xuyên lui tới và cũng ở nơi đó có rất nhiều sản vật phù hợp với nhu cầu của người phương Tây như: rùa biển, nho… Đến khoảng thế kỷ XVII – thế kỷ XVIII, trong tham vọng phát triển của mình các nhà tư bản phương Tây ở đây là Anh và Pháp đã lên những âm mưu, kế hoạch trong việc xâm lược vùng Côn Lôn nhằm để phát triển kinh tế cho quốc gia của mình. “Tháng 11/1686, Công ty Đông Ấn của Pháp đã phái Véret tới điều tra lập cơ sở ở Côn Đảo. Năm 1867, Wiliams Dampier nhân viên Công ty Đông Ấn của Anh 14
  19. đã tới vẽ bản đồ ở vịnh Tây – Nam Côn Đảo” [2, 482-483]. Bên cạnh đó, trong bản báo cáo năm 1723 của Công ty Đông Ấn Pháp một số điểm rằng: trên vùng đảo ấy, trong bán kính khoảng nửa dặm có hàng chục ngôi lều được dựng lên nhìn xấu xí và cách dựng cũng đơn sơ chỉ bao gồm tre và và lợp cỏ. Trên vùng đó có khoảng 200 người đang sinh sống nhưng không biết lý do tại sao họ sinh sống tại đó. Qua những điều này ta có thể thấy được rằng các nước phương Tây đã nghiên cứu rất kỹ về vùng này khi họ đã điều tra về dân số, bố trí của đảo cũng như đã phác thảo nên những tấm bản đồ vẽ về đảo để có thể chuẩn bị cho quá trình xâm lược của mình. Bên cạnh những những cuộc thám hiểm, khai phá của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến của Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc khai phá những vùng biển phía Đông đất nước. Tư tưởng và tư duy tiến bộ đáng ghi nhận của các chúa Nguyễn Trong giai đoạn này là tư duy hướng biển của mình. Các chúa Nguyễn đã quan tâm đặc biệt đến việc xác lập chủ quyền trên các đảo và quần đảo phía đông và khai thác những sản vật từ các đảo, quần đảo và biển mang lại. Để từ đó có thể phát triển mạnh hơn nữa tiềm lực của đất nước, thúc đẩy quá trình mở rộng quan hệ ngoại giao của mình với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Quá trình ấy được quan tâm, công việc tuần tiễu ở các đảo, quần được tiến hành liên tục nhất là dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. “Ở giữa Biển Đông, từ cửa cảng Cần Giờ chạy thuyền ra biển theo hướng đông mặt trời mọc hai ngày mới đến. Đảo lớn 100 dặm có ruộng núi trồng lúa, bắp, khoai, đậu nhưng cũng không nhiều, nên thường phải mua gạo ở Gia Định mới đủ dùng. Thổ sản ở đây là ngựa và trâu, núi không có cọp beo…. Dân lính ở đấy thường lấy yến sào, đồi mồi, vích, quế hương, mắm, ốc tai tượng, rồi theo mùa mà dâng nộp, còn lại thì đánh bắt hải sản như cá, tôm, để sinh sống. Quả cau ở đây to, vỏ màu hồng, vị lại ngọt thơm, cứ đến đầu mùa xuân, lúc cau ở Gia Định chưa kết quả, thì cau ở đây đã dùng 15
  20. được, người ta chở vào bán với giá rất cao” [12]. Có thể rhấy được rằng từ xa xưa Côn Lôn là một quần đảo giàu tài nguyên và các sản vật quý hiếm và nằm ở vị trí vô cùng đắc địa ở khu vực phía Nam nên các chúa Nguyễn đã ra sức khẳng định chủ quyền của mình tại vùng này. Ngoài ra ta cũng có thể thấy trong Đại Nam thực lục, năm 1754 có ghi lại rằng: “Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người ở thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn, để tìm lượm hóa vật; đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản” [17, 164]. Bên cạnh đó, Phủ biên tạp lục cũng có ghi lại rằng: “Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chánh ở Bình Thuận, hoặc người ở xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giáp sai đi, miễn cho tiền sưu, cùng các tuần đò, cho đi thuyền tàu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm các hiện vật tàu đắm và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng như sai đội Hoàng Sa kiêm lãnh” [1, 120]. Có thể nói rằng, các chúa Nguyễn đã thực sự quan tâm tới tiềm lực trên biển của mình. Các chúa đã tiến hành các công tác quản lý, khai thác… trên các vùng đảo, quần đảo ở phía đông. Chủ quyền trên biển lúc này của các chúa Nguyễn đã được mở rộng có thể nói đến tận mũi Cà Mau, sang tận vịnh Thái Lan và trải dài xuyên suốt từ Thuận Hóa đến Hà Tiên rồi Cà Mau. Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn cũng đã xác lập chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và việc thành lập đội Bắc Hải có trách nhiệm tuần tra hai quần đảo Hoàng Sa và Hoàng Sa. Ngoài ra đội Bắc Hải cũng có trách nhiệm canh phòng, giúp đỡ ngư dân, tìm sản vật từ tàu đắm… ở các vùng khác như: Côn Lôn, Hà Tiên, Cà Mau… Các chúa Nguyễn đã thể hiện được tầm nhìn thời đại của mình trong thời đại mà 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2