intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng của nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí

Chia sẻ: Ryr Ryr | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

107
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam đã và đang trên con đường đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm nhất hiện nay là làm sao để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các tổng công ty Nhà nước nhằm có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường thế giới và giữ được vị trí chủ đạo trong nền kinh tế đất nước. Việc giải quyết vấn đề trên theo hướng thành lập các tập đoàn kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng của nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí

  1. Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng của nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí 1
  2. Mục lục Trang Chương I: Công ty tài chính thuộc tập đoàn và nghiệ p vụ uỷ thác 1 1.1. Khái quát mô hình tổng công ty theo hướ ng tập đoàn và công ty tài chính trong tập đoàn đó. 1.1.1. Mô hình tổng công ty theo hướng tậ p đoàn 1 1.1.2. Mô hình công ty tài chính trong tổng công ty 3 7 1.2. Nghiệ p vụ uỷ thác 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ uỷ thác 7 1.2.2. Khái niệ m về uỷ thác 12 1.2.3. Mối quan hệ giữa các bên tham gia trong một hợp đồng uỷ thác 13 1.2.4. Phân loại uỷ thác 16 19 1.3. Uỷ thác quản lý vốn 1.3.1. Khái niệm 19 1.3.2. Phân loại uỷ thác vốn 20 1.3.3. Cơ sở l uật pháp đối với nghiệp vụ uỷ thác quả n lý vốn 24 Chương II: Thực tr ạng của nghiệp vụ uỷ thác tại công ty Tài chính Dầ u khí 30 2.1. Khái quát một số nét về Tổng công ty Dầu khí và công ty Tài chính Dầu khí 2.1.1. Một số nét về Tổng công ty Dầu khí 30 2.1.2. Công ty Tài chính Dầ u khí 32 37 2.2. Thực trạng hoạt động của công ty Tài chính Dầu khí qua hơn 1 2
  3. năm hoạt động 2.2.1. Kết quả kinh doanh nă m 2001 37 2.2.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu 40 2.2.3. Đánh giá các hoạt động nă m 2001 41 43 2.3. Nghiệ p vụ uỷ thác tại công ty Tài chính Dầu khí 2.3.1. Quá trình hình thành nghiệp vụ uỷ thác ở Việt Nam 43 2.3.2. Thực trạng nghiệp vụ uỷ thác tại công ty Tài chính Dầu khí 46 2.3.3. Đánh giá những thuậ n lợi, khó khăn và triển vọng của nghiệp vụ uỷ 68 thác tại công ty Tài chính Dầu khí Chương III: Một số kiế n nghị và giảt pháp nhằm nâng cao hiệu quả c ủa hoạt động uỷ thác tại công ty Tài chính Dầu khí 3.1. Kiế n nghị với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 76 3.1.1. Nhanh chóng ban hành và hoàn thiện các văn bả n pháp luật có liên 76 quan 3.1.2. Cho phép công ty tài chính Dầu khí thực hiện các nghiệp vụ mới 77 3.2. Kiế n nghị với Tổ ng công ty Dầu khí Việt Nam 77 3.2.1. Tổng công ty xem xét nhanh chóng thực hiện ủy thác vốn của tổng 78 công ty cho công ty tài chính 3.2.2. Tổng công ty xem xét, tin tưởng giao cho công ty tài chính quản lý 79 tài khoả n trung tâm của t ổng công ty 3.2.3. Hỗ trợ công ty một cách tối đa trong công tác đào tạ o đội ngũ 82 chuyên gia 3.2.4. Xem xét tăng vốn pháp định cho công ty 83 83 3.3. Giải pháp đối với công ty Tài chính Dầu khí 3.3.1. Đẩy mạ nh hoạt động Marketing 84 3
  4. 3.3.2. Phát triển thêm các nguồn uỷ t hác mới 86 3.3.3. Nhanh chóng thực hiện vai trò người uỷ thác 87 3.3.4. Đa dạng hoá các dịch vụ uỷ thác 88 Kết luận Tài liệu tham khả o Chứng nhậ n của cơ quan thực tậ p 4
  5. Lời mở đầu Việt Nam đã và đang trên con đường đổi mớ i nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm nhất hiện nay là làm sao để đẩy mạ nh hiệu quả hoạt động của các tổng công ty Nhà nước nhằ m có thể cạ nh tranh hiệu quả trên thị trường thế giới và giữ được vị trí chủ đạo trong nền kinh tế đất nước. Việc giải quyết vấn đề trên theo hướng thành lậ p các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay đòi hỏi các tổng công ty phải tự hoàn thiện mình về cơ cấ u tổ chức dẫn tới sự thành lập các công ty tài chính thuộc Tổng công ty. Vấ n đề có thành lập hay không các công ty tài chính này là một vấ n đề nhạy cả m nhưng thực tế là các công ty này muốn chứng tỏ sự tồn tại của mình là một sự tất yếu phù hợp các qui luật kinh tế thì phải chứng tỏ chúng thực sự hoạt động có hiệu quả. Kết quả hoạt động của công ty phụ thuộc vào kết quả hoạt động của các nghiệp vụ chủ yếu mà một trong số đó là nghiệp vụ ủy thác. Đây vốn là một nghiệp vụ chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhưng ngày càng được mở rộng cho các tổ chức tài chính trung gian khác và riêng vốn ủy thác được coi là một trong những nguồn tạo vốn cơ bản cho các công ty tài chính thuộc tổng công ty tại Việt Nam. Nghiệp vụ ủy thác bên cạnh vi ệc giải quyết tốt nhiệ m vụ làm đầ u mối trong quá trình chu chuyển vốn trong ngành còn thể hiện được rõ nét tính trung gian của công ty tài chính, tách quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đang trong quá trình chuyên môn hóa cao độ. Vì vậ y, trong quá trình thực tập tại công ty tài chính dầ u khí em đã rất quan tâm tới nghiệp vụ này và được sự hướng dẫ n tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Kim Quý và sự giúp đỡ, hướng dẫ n của các anh chị tại công ty tài chính dầ u khí em đã quyết định chọn vấ n đề này làm đề tài tất nghiệpvới mong muốn tìm hi ều xem nghiệp vụ này là gì, đóng góp như thế nào cho sự phát triển của công ty tài chính dầu khí nói riêng và cho những mục đích thành lập công ty tài chính thuộc tổng công ty, hy vọng đóng góp được chút gì cho sự phát triển của công ty. Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dụng luận vă n được trình bà y theo 3 chương: 5
  6. Chương I: Công ty tài chính thuộc tập đoàn và nghiệp vụ uỷ thác Chương II: Thực trạng của nghi ệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằ m nâng cao hiệu quả hoạt động uỷ thác tại công ty Tài chính Dầu khí. 6
  7. Chương một Tổng quan về công ty tài chính thuộc tập đoàn và nghiệ p vụ ủy thác 1.1. Khái quát mô hình tổng công ty theo hướng tập đoàn và công ty tài chính trong tập đoàn đó 1.1.1. Mô hình tổng công ty theo hướng tập đoàn Dựa trên những giác độ nghiên cứu và phân tích khác nhau người ta đưa ra một số định nghĩa khác nhau về tập đoàn kinh doanh. Đó là một thực thể kinh tế thực hiện sự liên kết kinh tế giữa các thành viên là các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về công nghệ và lợi ích được gọi bằng các tên khác nhau như: hiệp hội, liên hiệp, tổng công ty theo mô hình tậ p đoàn, tập đoàn kinh doanh... Theo các tác giả của từ điển thương mại Anh Pháp Việt thì khái niệm “ Group” (tức tập đoàn) có thể hiều như sau: Một nhóm là một tậ p đoàn kinh tế và tài chính gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà nó kiểm soát hay trong đó có nó tham gia. Mỗi công ty bản thân cũng có thể kiể m soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác. Theo quan ni ệm này đặ c trưng chủ yếu của tập đoàn kinh doanh là cấ u trúcvà sự kiểm soát của một công ty lớn nhất (công ty mẹ ) trong tổ hợp các công ty đó. Dưới giác độ của văn bả n pháp luật, theo điều lệ mẫ u về tổ chức và hoạt động của tổng công ty nhà nước ban hành tại nghị định số 39CP ngày 27-6-1999, điều lệ ghi rõ: “Tổng công ty nhà nước là doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn bao gồ m các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, do nhà nước thành lập nhằ m tă ng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao; nâng cao khả năng hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn tổng công ty đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế” Tổng quát các tậ p đoàn có ba loại hình t ổ chức: Loại hình thứ nhất: Quan hệ giữa các thành viên tương đối lỏng lẻo thông qua các thoả thuậ n hoặc các cam kết hợp tác, trong hình thức này các công ty thành viên tham gia tập đoàn có tính độc lập cao; thông thường cơ sở tồn tại của 7
  8. loại hình tậ p đoàn này là các thoả thuận hoặ c hợp đồng tạ o ra sự liên kết mèm giữa các thành viên để tăng thêm lợi thế cho nhóm các thành viên đó. Loại hình thứ hai: Mối liên kết giữa các thành viên rất chặt chẽ, mức độ phụ thuộc lẫn nhau cao, các đơn vị thành viên bị hạ n chế tính độc lập, cơ sở kinh tế của sự liên kết chặt chẽ trong nội bộ tậ p đoàn là quyền sở hữu giữa các công ty thành viên có sự nắ m giữ cổ phiếu của nhau hoặ c có một công ty mạnh nhất chi phối cả tậ p đoàn. Loại hình thứ ba: Do sự phát tri ển cao của thị tr ường tài chính, hình thành kiểu tậ p đoàn có hạt nhân liên kết là công ty tài chính. Công ty mẹ (Holding Company) là công ty tài chính nắ m giữ cổ phần chi phối của các công ty con. Sự phát triển cao của thị trường tài chính và công nghệ thông tin cho phép một công ty chi phối một hoặc nhiều công ty khác thông qua quyền sở hữu cổ phiếu do vậy các công ty trong tậ p đoàn không nhất thi ết phải có mối liên hệ về sản phẩ m hay công nghệ kỹ thuật. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thành lập các tổng công ty theo quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 7/3 /1994 của thủ tướng chính phủ, cả nước đã có 92 tổng công ty lớn trong đó có 17 tổng công ty 91 là các t ổng công ty được thành lập thí điểm xây dựng theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Tuy nhiên có thể nhận thấy việc phát triển các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam còn rất mới mẻ và đang gặp nhiều khó khă n. Các tổng công ty có sức cạnh trạ nh quốc tế chưa cao, hàng hoá dịch vụ xuất khẩu rất khó khăn, qui mô và tiề m lực so với các tập đoàn kinh tế tương tự của các nước là quá nhỏ bé. Vì vậ y có thể thấ y giữa các tổng công ty hướng tập đoàn kinh doanh của ta và các tập đoàn kinh tế còn có một khoảng cách khá xa. M ột nguyên nhân chủ yếu của tình trạ ng này là các tổng công ty không có đủ vốn thích hợp để phát triển, để đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất. Do thị trường vốn của ta còn rất sơ khai và kém phát triển, nguồn vốn từ nhà nước thì lại rất hạn hẹp, nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại thì không đủ qui mô và chủ yếu là ngắ n hạ n nên không đáp ứng đủ yêu cầu đầu tư và phát triển của các tổng công ty. Công ty tài chính trong các tổng công ty ra đời với nhiệm vụ quan tr ọng là điều hoà vốn trong tổng công ty và tạo lập, sử dụng nguồn vốn phù hợp, hiệu quả nhất để phát triển tổng công ty. 1.1.2. Mô hình công ty tài chính trong tổng công ty 8
  9. Tuy các ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của các trung gian tài chính nhưng các tổ chức tài chính phi ngân hàng ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn vốn từ những người cho vay - người tiết kiệm tới những người vay- những người cầ n chi tiêu. Quá trình đổi mới tài chính đã làm cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng trở nên quan tr ọng hơn rất nhiều. Các tổ chức này ngày nay cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động của ngân hàng. Những nă m đầu của thế kỷ 20 các trung gian tài chính phi ngân hàng, trong đó có công ty tài chính được hình thành trên cơ sở chuyên môn hoá một số hoạt động của ngân hàng nhằ m khắ c phục, hạn chế các khiếm khuyết của các ngân hàng thương mại và đa dạng hoá các đị nh chế tài chính trong nền kinh t ế thị trường. Trong sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng các công ty tài chính ngày càng khẳ ng định vị thế và vai trò của mình như một định chế tài chính không thể t hiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Công ty tài chính là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là: Thu hút vốn bằ ng cách phát hành thương phiếu, trái phiếu và cổ - phiếu. Cho vay chủ yếu la trung và dài hạ n - Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê và thuê mua - Cầm cố các loại hàng hoá, vật tư, ngoại t ệ, các giấ y tờ có giá và các - vật bả o đả m khác - Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý, mua bán chuyển nhượng chứng khoán Cho đến thập kỷ 70, có 3 loại hình công ty tài chính hoạt động phổ biến là tài trợ tiêu dùng, tài trợ bán lẻ,và tài trợ thương mại.Từ thập niên 80 trở lại đây, các công ty tài chính không ngừng thực hiện đa dạ ng hoá hoạt động kinh doanh trên nhi ều lĩnh vực như thuê mua, đầu tư tài chính, phát hành và kinh doanh chứng khoán,.. đồng thời thực hiện sáp nhập, thôn tính lẫn nhau để tạo thành các công ty tài chính có qui mô hoạt động lớn, nâng cao sức cạ nh tranh và hiệu quả kinh doanh. Hoạt động của các công ty tài chính là rất đa dạ ng và phong phú nhưng nhìn chung có thể phân loại như sau: 9
  10. Căn cứ vào các hoạt động nghiệp vụ, công ty tài chính được chia thành: + Các công ty tài chính bán hàng: cho những người tiêu dùng vay để mua các hàng hoá từ một nhà bán lẻ hoặc một nhà sản xuất khác. Các công ty tài chính bán hàng trực tiếp cạnh tranh với các ngân hàng về cho vay tiêu dùng và được người tiêu dùng sử dụng vì các món vay thường được thực hiện nhanh hơn và tiện lợi hơn tại nơi mua hàng. + Các công ty tài chính người tiêu dùng: cho người tiêu dùng vay để mua những món hàng riêng, ví dụ như đồ đạ c và các dụng cụ gia đình để cải thiệ nhà cửa hay để giúp thanh toán các món nợ nhỏ. + Các công ty tài chính kinh doanh: cung cấp các dạng tín dụng đặ c biệt cho các doanh nghiệp bằng cách mua những khoản tiền sẽ thu có chiết khấu; việc cung cấp các tín dụng này được gọi là bao thanh toán. Ngoài ra, các công ty tài chính kinh doanh cũng chuyên môn hoá trong việc cho thuê thiết bị là những thứ công ty mua sau đó cho các nhà kinh doanh thuê một số nă m. Căn cứ vào quan hệ về sở hữu, các công ty tài chính được chia thành: + Các công ty tài chính độc lập thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như: nghiệp vụ tín dụng (cho vay và bả o lãnh cho các khách hàng thương mại và sản xuất công nghiệp ); các nghiệp vụ cho thuê và thuê mua; nghiệp vụ bao thanh toán; kinh doanh tiền tệ; tư vấ n tài chính... + Các công ty tài chính trong các tập đoàn kinh doanh tham gia chủ yếu các hoạt động như: tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho các thành viên trong tập đoàn; quản lý và đầ u tư các khoả n vốn chưa sử dụng trong tập đoàn; quả n lý các khoản tiền tạ m thời nhàn rỗi, điều hoà vốn giữa các thành viên; làm đầu mối và tư vấn cho tậ p đoàn, các công ty thành viên trong quan hệ với các ngân hàng, các đối tác đầu tư; quản lý r ủi ro và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong tậ p đoàn; cung cấp các dịch vụ tư vấ n tài chính khác... Sự khác biệt cơ bản giữa các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính là các ngân hàng có nhận tiền gửi thường xuyên trong khi các công ty tài chính thì sử dụng vốn tự có để cho vay và đầ u tư, không nhận tiền gửi của dân chúng và các tổ chức với thời hạ n ngắn và dưới hình thức mở tài khoả n, không thực hiện dịch vụ t hanh toán và sử dụng vốn vay để làm phương tiện thanh toán trong khi đó quá trình trung gian tài chính của các công ty tài chính được mô tả rằng họ vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay các món tiền nhỏ, một 10
  11. quá trình hoàn toàn khác với quá trình trung gian của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy quá trình cho vay của các công ty tài chính đặc biệt thích hợp với các nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy vậ y, trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển, do yêu cầu mở rộng phạ m vi hoạt động nên các công ty tài chính đều muốn mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp vụ để phục vụ khách hàng của mình nhiều hơn dẫ n đến sự phân chia giữa các tổ chức ngân hàng và các công ty tài chính ngày càng mờ nhạt. Các công ty tài chính đang ngày càng phát triển và là một đị nh chế tài chính không thể thiếu của mỗi quốc gia. Các công ty tài chính có một lợi thế là họ không gặ p phải một hạ n chế nào từ phía chính phủ về việc mở chi nhánh, về những tài sản mà họ có và cách thức huy động vốn. Việc không có hạn chế giúp cho các công ty tài chính có thể làm phù hợp một cách tốt hơn các món vay của họ với những nhu cầu của khách hàng hơn là các tổ chức ngân hàng.Thông qua các công ty tài chính các nguồn vốn nhỏ hệp trong dân cư có thể được tập trung lại phục vụ cho nhu cầ u về vốn của đất nước cũng như các hoạt động đầu tư dài hạn khác. Các công ty tài chính trong tập đoàn là sản phẩ m tất yếu của thị trường và là bước phát triển cao hơn của các tập đoàn kinh doanh, góp phầ n làm đa dạng hoá các dịch vụ tài chính và các loại hình tổ chức tín dụng. Sự ra đời của các công ty tài chính làm tăng thêm nguồn vốn huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tậ p đoàn và nhất là phát huy tri ệt để sức mạ nh của tập đoàn trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. Các công ty tài chính trong tập đoàn được thành lậ p với mục đích ban đầ u là cung cấ p các dịch vụ tài chính tr ợ giúp cho các hoạt động kinh doanh chủ yếu của tập đoàn như tài trợ bán hàng, huy động vốn tập trung, quản lý vốn đầ u tư ủy thác, điều hoà vốn nhàn rỗi, tư vấn và làm đại lý phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính...; sau đó các công ty tài chính đã từng bước đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, mở r ộng đối tượng phục vụ ra bên ngoài tậ p đoàn như cho khách vay để mua hàng hoá do tập đoàn sản xuất, cho các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh tế - kỹ thuật vay vốn, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, kinh doanh địa ốc... Sở hữu vốn của công ty tài chính là sở hữu hỗn hợp nhưng có một chủ đóng vai trò khống chế, chi phối về tài chính. Tập đoàn tiến hành hoạt động và 11
  12. quản lý tậ p trung một số mặt như huy động, điều hoà, quản lý vốn; nghiên cứu triển khai; đào tạo; xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩ m, chiến lược đầu tư... Các công ty tài chính chiế m một vị trí quan tr ọng thiết yếu trong dây chuyền vốn - tín dụng của các tập đoàn, là trung gian tài chính- cầu nối giữa tập đoàn với thị trường tài chính. Một nguồn vốn kinh doanh quan trọng của các công ty tài chính là nguồn vốn được cấ p hoặc đi vay từ tập đoàn và các công ty thành viên; đồng thời doanh thu từ các hoạt động tài tr ợ để mua hàng hóa do tập đoàn sản xuất, cho các đơn vị thành viên trong tập đoàn vay, chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu của các công ty tài chính. Trong qua trình hoạt động, các công ty tài chính trong tập đoàn thường phát triển theo hai xu hướng: - Một là: phát triển trở thành một tổ hợp các công ty gồm công ty mẹ và các công ty con phần lớn mang họ của công ty mẹ. Công ty mẹ chi phối các công ty con về mặt tài chính và chi ến lược thông qua quyền biểu quyết do sở hữu một phần khống chế trong tổng cổ phần đang lưu hành của công ty con. - Hai là: hình thành các công ty tài chính độc lậ p trực thuộc tập đoàn, có chức năng hoạt động giống nhau nhưng kinh doanh trên trên các vùng địa lý khác nhau; hoặ c có chức năng hoạt động khác nhau nhưng cùng hoạt động trên cùng một địa bàn. Là thành viên trong tậ p đoàn nên các công ty tài chính có nhiều lợi thế nhờ hiểu được rõ các đặc tính kinh tế -kỹ thuật của tập đoàn, các mối quan hệ trong nội bộ tập đoàn; có khả nă ng tiếp cậ n nhiều nguồn thông tin với chi phí thấ p để nắ m bắt hoạt động ản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên; từ đó rút ngắn thời gian và chi phí thẩ m định so với các tổ chức tín dụng khác. 1.2. Nghiệ p v ụ ủy thác 1.2.1. Sự hình thành và phát triể n của nghiệp vụ ủy thác Nghiệp vụ ủy thác có nguồn gốc, xuất xứ từ rất lâu, gần như là cùng với sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại. Trong thời kỳ sơ khai của nền kinh tế thị trường, đã có những nhà buôn, địa chủ hay thợ kim hoàn,.. là những người có tiền và phát sinh nhu cầu được bả o đả m 12
  13. an toàn về những khoản tiền hay tài sản của mình. Từ đó xuất hiện những người giầu hơn hay có khả năng, được kính trọng hơn những người khác đứng ra giữ hộ của cải của người khác và nhậ n được một khoản tiền phí nhất định của những người gửi,khi đó nghi ệp vụ ủy thác nả y sinh. Sau đó những người này nhậ n thấy có thể lợi dụng tiền của mọi người để cho vay những người có nhu cầu và có lợi hơn nhiều so với nhận phí và do vậy từ việc nhận phí họ đã tiến tới trả cho những người gửi tiền một khoản để thu hút tiền gửi và hình thành những ngân hàng thương mại sơ khai. Vậy có thể thấ y nghiệp vụ ủy thác đã xuất hiện từ rất sớm tuy rằng còn sơ khai và khác nhiều so với ngày nay. Dễ thấ y, ban đầu nghiệp vụ ủy thác dựa trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ ủy thác. Vì vậy trong tiếng Anh có thuật ngữ “ Trust” (có nghĩa là đúng, tín nhiệm, tin tưởng ) được sử dụng để chỉ tới nghiệp vụ ủy thác và nó đã cho thấ y bả n chất của nghiệp vụ ủy thác là nghiệp vụ được thực hiện trên cơ sở của sự tin tưởng và sự tín nhiệm lẫn nhau giữa các bên trong xã hội. Ban đầu, nghi ệp vụ ủy thác đa số chỉ xuất hiện trong những quan hệ cá nhân với cá nhân và dựa nhiều vào sự tin tưởng mang tính cá nhân cao giữa hai bên. Cá nhân có tài sản trên cơ sở nhận thấ y một người khác có uy tín cao, có khả năng đả m bảo an toàn hay có khả năng làm cho tài sản của mình sinh lợi sẽ giao cho người đó tài sản của mình để quản lý hay kinh doanh hộ mình. Người có tài sản thì có thể an tâm về số tài sả n của mình không lo bị cướp hay thất lạ c và trong một số trường hợp họ còn có thể nhận được một khoản l ợi nhuậ n nhỏ. Trong khi đó thì người nhận quản lý tài sản vừa có thể nâng cao được uy tín của mình vừa nhận được một khoả n phí hay có thể mang tài sả n đó ra kinh doanh sinh lời (nếu chủ sở hữu đồng ý ) tuy trong giai đoạn đầu thì loại hình này ít khi xảy ra. trong giai đoạn này thì ủy thác được hiểu là việc bảo đảm, quả n lý hộ tài sản của người khác và được tiến hành dựa trên cơ sở sự tin tưởng cá nhân giữa hai bên. Ngay từ giai đoạn này của nghiệp vụ ủy thác thì đối tượng của các hợp đồng ủy thác đã khá đa dạng bao gồm tiền, nhà đất, vàng bạ c, đồ trang sức,... và có đặ c điểm rất quan trọng là chưa có sự tham gia của luật pháp mà chỉ là sự thoả thuận miệng giữa hai bên tham gia ủy thác trên cơ sở tin tưởng và hai bên cùng có lợi. Dần dầ n cùng với sự phát triển của sản xuất, nghi ệp vụ ủy thác có nhiều thay đổi. Lúc này, không chỉ còn là mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau mà còn là mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức hay giữa tổ chức với tổ chức. Trong kinh 13
  14. tế thị trường xuấ t hiện nhu cầ u của các công ty có lượng vốn nhàn rỗi, hay có tài sản chưa sử dụng mong muốn tài sả n của mình gặ p ít rủi ro nhất hay mong sinh lời một cách hợp lý đã tìm đến những người có khả năng đáp ứng một cách tốt nhất những đòi hỏi đó. Khi đó nghiệp vụ ủy thác phát triển tới một mức độ cao, xuất hiện những tổ chức chuyên nghiệp cung ứng dịch vụ ủy thác cho toàn xã hội và lúc này hoạt động ủy thác không còn đơn thuần là quản lý tài sản để nhận phí mà chuyển sang chủ yếu là lĩnh vực quản lý tài sản nhằ m sinh lời và thực hiện các công việc mà khách hàng yêu cầu. Trong giai đoạn phát triển này, các loại hinh tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các công ty mới như công ty bả o hiểm, các quỹ tiết kiệ m tín thác dành cho người nghèo... Với đặc điểm khách hàng đến với công ty bảo hiểm luôn e ngại với các r ủi ro mà họ có thể gặp phải, các công ty bảo hiể m đã nhanh chân hơn các tổ chức tín dụng khác trong việc phát triển nghiệp vụ ủy thác cho phép khách hàng có thể yên tâm về sự a n toàn của các tài sản của họ khi ủy thác chúng cho công ty bảo hi ểm. Tuy nhiên, nghiệp vụ ủy thác của công ty bảo hiểm chỉ được phép dừng ở mức độ quả n lý tài sản để hưởng phí chứ chưa nghĩ tới việc sử dụng chúng để sinh lợi. Trong khi đó thì hệ thống các quỹ tín thác dành cho người nghèo đã nghĩ tới việc sinh lợi cho tài sả n của khách hàng khi thực hiện thu gom những đồng tiền nhỏ bé của người nghèo tậ p trung lại và ủy thác cho người quản lý quỹ để gửi ngân hàng lấy lãi hay đầ u tư vào chứng khoán để sinh lợi. Lãi thu được sẽ chia theo tỷ lệ tiền gửi của từng người. Quỹ này trao cho những người nghèo một cơ hội sinh lợi từ số tiền nhỏ bé của họ, hình thức này được coi như sự phát triển bậ c thấp của dịch vụ ủy thác vốn. Ngân hàng tuy có chậ m hơn trong việc phát triển nghiệp vụ ủy thác nhưng lại là tổ chức thực hiện mạnh nhất và trong những nă m 50 của thế kỷ 20 nghiệp vụ ủy thác được coi là chìa khóa mở ra các hướng hoạt động mới của ngân hàng thương mại trong tương lai. Tại ngân hàng, các tài khoản ủy thác thường được chia rõ tài khoả n nào được phép mang ra đầu tư, cho vay tài khoản nào chỉ được phép quản lý. Với sự đa dạ ng của các tổ chức có thực hiện nghiệp vụ ủy thác thì những người có nhu cầ u đã có thêm nhiều phương hướng lựa chọn để họ có thể lựa chọn được người nhậ n ủy thác phù hợp với yêu cầ u của họ nhất. 14
  15. Khi nền kinh tế t hị tr ường phát triển tới đỉnh cao kéo theo sự phát triển của mọi mặt và sự phân công lao động sả n xuất làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới với sự chuyên môn hóa cao Đặc trưng của kinh t ế thị trường là tự do cạnh tranh, tự do sản xuất, tự do kinh doanh và t ự do mậu dịch. Sự phát triển của nghiệp vụ ủy thác cũng vậy, tự những hình thức sơ khai ban đầu, dần dần các nghiệp vụ đã được hoàn thiện, phát triển thành nhiều loại hình mới như ủy thác công việc, ủy thác hàng hoá xuất nhập khẩu,... mà trong đó ủy thác vốn ngày càng trở nên quan trọng và thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Vốn cũng là một loại hàng hóa và có cung, cầu cùng một mức giá cả cho quyền sử dụng vốn. Vì vậy thị trường vốn đã được tạ o lập và ngày càng phát triển các công cụ vốn đa dạ ng, phức tạ p. Kinh tế càng phát triển càng có nhiều luồng vốn dịch chuyển trong nước và quốc tế, từ đó xuất hiện nhu cầ u những tổ chức chuyên môn với hiểu biết chuyên sâu và khả nă ng nắ m vững những công cụ vốn để phục vụ cho thị trường này, đó là trung gian tài chính.Hệ thống các t ổ chức này càng lành mạnh và hoàn chỉnh thì thị trường vốn càng có hiệu quả , đóng vai trò đòn bẩy kinh tế, tạ o chất xúc tác cho các phản ứng dây chuyền phát triển nền kinh tế, theo cách này các trung gian tài chính có thể giúp thúc đẩ y nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn. Theo truyền thống thì các ngân hàng thương mại là trung tâm hội tụ các nguồn cung cầu về vốn và là trung gian tài chính quan trọng nhất. Tuy vậ y, càng ngày vai trò này càng được chia sẻ cho các tổ chức tài chính trung gian khác như: Cong ty đầu tư, Công ty tín dụng thuê mua, quỹ đầu t ư và phát triển, quỹ đầ u tư tương hỗ,... Những trung gian tài chính thu được lợi nhuậ n bằng việc đặt một lãi xuất cao hơn cho các món cho vay so với món lãi họ thanh toán cho vốn mà họ vay từ người cho vay. Như vậy, do hoạt động trong quá trình tài chính gián tiếp, những trung gian tài chính có thể làm lợi cho phần lớn những người có món tiết kiệm nhỏ bằng việc đem lại cho họ thu nhậ p tiền lãi cao và có thể giúp cho người vay món nhỏ nay có thể vay được tiền vốn mà họ không có cách nào khác để có được (điển hình là công ty tài chính chuyên vay món tiền l ớn để chovay các khoản nhỏ với thời hạn dài). Những người vay các món tiền lớn cũng hưởng lợi bởi vì quá trình trung gian tài chính có nghĩa là có được nhiều vốn hơn cho người vay trong thị trường tài chính. Không có trung gian tài chính thị tr ường tài chính không thể có lợi ích trọn vẹn. 15
  16. Khách hàng cung cấ p vốn cho các trung gian tài chính này là những người, những tổ chức có số tiền dư t hừa, chưa được mang ra sử dụng. Những người này mong muốn số tiền này sinh lời nhưng lại e ngại có thể mắ c phải rủi ro. Họ có thể gửi tiền tiết kiệ m tại ngân hàng, hay mua trái phi ếu, tín phiếu của chính phủ vì đây là cách để đồng tiền của họ có thể sinh lời với mứ c an toàn cao nhất có thể. Nhưng cũng có những người mong muốn một mức lợi nhuậ n cao hơn dù phải gánh chịu rủi ro cao hơn bàng cách đầu tư trực tiếp vào các dự án hay thị trường chứng khoán. Tuy nhiên nếu theo phương pháp này thì nhà đầu tư phải tự mình gánh chịu hoàn toàn rủi ro, phải tự đi thu nhậ n các thông tin cần thiết. Và đôi lúc lợi nhuận các nhà đầu tư nhận được không đủ cho các chi phí mà họ đã phải bỏ ra. Nhằ m trung hoà hai thái cực này, thoả mãn những người mong muốn có lợi nhuận không quá thấ p và rủi ro phải chịu không quá lớn thì ngiệp vụ ủy thác có thể được coi là một giải pháp tốt. Từng chứng minh được lợi ích của mình khi thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ ủy thác với các loại hàng hoá thông thường hay các công việc mà khách hàng tin cậy giao phó, chuyển sang thực hiện ủy thác vốn của các khách hàng nghiệp vụ này của các trung gian tài chính tỏ ra có sức thuyết phục lớn. Những người có tiền hay tài sản nhàn rỗi hay tạ m thời nhàn rỗi thì họ có thể sử dụng phương pháp ủy thác đầ u tư chứng khoán thông qua các tổ chức trung gian hay ủy thác tài sả n bằ ng tiền để đầu tư vào các công trình, dự á n của một công ty cụ thể hoặc cho tổ chức tín dụng đầu tư hộ mình. Với phương pháp ủy thác thông qua tổ chức tín dụng, những cá nhân hay tổ chức có vốn dư thừa chưa sử dụng có thể a n tâm vì với những món tiền ủy thác này, các tổ chức tín dụng có thể tậ p hợp lại thành một món tiền lớn và dung nó đầ u tư, kinh doanh sinh lời vì họ là những người am hiều đối với việc cho ai vay hay mua loại chứng khoán nào hay đầu tư vào dự á n nào là có lợi nhất và lợi thế tiết kiệ m chi phí nhờ qui mô.Như vậy nghiệp vụ ủy thác đã tiến tới quả n lý vốn và tài sả n để sinh lời cho khách hàng và bản thân tổ chức nhậ n ủy thác. Tuy ngày nay trên thế giới các ngân hàng thương mại luôn là tổ chức thực hiện nghiệp vụ ủy thác với qui mô lớn và dành cho nó sự quan tâm nhi ều nhất nhưng càng ngày càng có nhièu tổ chức trung gian tài chính khác quan tâm nhiều hơn tới nghiệp vụ này trong đó phải kể tới các công ty tài chính độc lập và các công ty tài chính trong các tậ p đoàn l ớn. Các tập đoàn lớn sả n xuất kinh doanh nay đã quan tâm nhiều hơn tới việc thực hiện nghiệp vụ ủy thác, các tập đoàn thường 16
  17. đóng vai trò người ủy thác và giao vốn cho công ty tài chính thuộc tậ p đoàn mình hoặc cho một tổ chức tín dụng thực hiện việc đầu tư kinh doanh hộ. Các công ty, tập đoàn lớn cũng có thể lựa chọn phương pháp ủy thác vốn trực tiếp vào các cơ sở. Tuy nhiên hình thức này không nhiều vì không phải công ty hay tậ p đoàn nào cũng có đủ thông tin cần thiết hay có khả nă ng quả n lý bao quát hết mọi việc, cũng như không phải bất cứ thành phần kinh tế nào cũng được pháp luật cho phép nhận ủy thác. Và hiện nay ở nước ta, nghiệp vụ ủy thác đang được hy vọng nhiều vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như giúp cac doanh nghiệp cầ n vốn có nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút nguồn vốn. Nghiệp vụ ủy thác không chỉ mang lại lợi ích cho hai bên ủy thác và nhậ n ủy thác mà cả Nhà nước cũng được hưởng lợi trong nghiệp vụ này. Với các khoả n ủy thác t ừ nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước, Nhà nước thu được thuế như đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chứ không phải cho phép hưởng ưu đãi như với các công trình có vốn đầ u t ư nước ngoài. Vậ y thế nào là nghiệp vụ ủy thác ? 1.2.2. K hái niệ m về ủy thác ? Hiện nay, có khá nhiều định nghĩa về ủy thác. Theo từ điển “ Kinh tế hiện đại” thì nghiệp vụ ủy thác là việc tài sản của một người được giao cho người khác kinh doanh và quả n lý. Người được nhậ n trách nhiệ m quản lý tài sản không được thụ hưởng lợi nhuậ n được sinh ra của tài sả n, còn người giao tài sản không có quyền nắ m giữ tài sả n của mình. Ngoài ra, người giao quyền quả n lý còn phải trả cho người quản lý một khoản phí. Theo định nghĩa trong cuốn “ Ngân hàng thương mại” của Eward W.Reed và Eward K.Gill, thì mối quan hệ ủy thác xuất hiện khi nảy sinh một thoả thuậ n ủy thác giữa người ủy thác và người nhậ n ủy thác. Nó xuất hiện khi có một bên cung ứng dịch vụ ủy thác và một bên có nhu cầu ủy thác gặ p nhau tạ o ra một hợp đồng ủy thác trong đó có xả y ra việc chuyển nhượng tài sản từ người ủy thác sang người nhận ủy thác (hay người cung ứng dịch vụ ủy thác ) để người này quả n lý, điều hành vì lợi ích của người ủy thác hay của người thụ hưởng. Còn đối với bên nhận ủy thác thì việc cung cấp một dịch vụ ủy thác làm nảy sinh mối quan hệ ủy thác, nghĩa là một bên hoạt động vì lợi ích của bên kia trong phạ m vi mối quan hệ của 17
  18. họ và trong hầ u hết các trường hợp bao gồm việc nắ m giữ tài sản được điều hành bởi người nhậ n ủy thác vì lợi ích của một bên hoặc bên thứ ba. Như vậ y, hoạt động ủy thác là một hoạt động thể hiện rõ tính trung gian của các tổ chức cung cấ p dịch vụ ủy thác. Nó cho phép những người không có khả năng kinh doanh, quản lý tài sản hay công việc của mình tìm t ới một đội ngũ những nhà chuyên môn có khả nă ng hoàn thành những mục tiêu mà họ mong muốn đối với tài sản hay công vi ệc của mình. Việc này là có lợi không chỉ xét từ góc độ người ủy thác và người nhận ủy thác mà còn cho cả xã hội vì nó làm giả m chi phí chung cho toàn xã hội và hiệu quả hơn cho nền kinh tế nói chung. Vậy, ta có thể rút ra: Nghiệp vụ ủy thác là một hành vi theo đó bên nhậ n ủy thác (hay được ủy thác ) thực hiện việc quả n lý tài sản theo cách đã thỏa thuận với bên ủy thác, thoả thuận này được qui định chi tiết bằ ng vă n bả n trong hợp đồng ủy thác, nhằ m đem lại lợi ích cho bên ủy thác hay bên thứ ba-gọi là bên thụ hưởng. “ Tài sản” ở đây được hiểu theo một ý chung, đó là một công việc,ý muốn hay là bất động sản, trái phiếu, chứng khoán, tiền mặt,... của một người hay một số người. Những người, có thể là một người, có tài sản đem giao cho người khác quản lý hộ được gọi chung là bên ủy thác. Bên tiếp nhậ n quả n lý số tài sản này gọi là bên nhậ n ủy thác.Trong hoạt động này, bên ủy thác sẽ trả cho bên nhận ủy thác một khoả n tiền để quả n lý tài sản của mình gọi là phí.Mức phí này tuỳ thuộc vào tính chất cũng như khả năng sinh lời của tài sản. Các dịch vụ ủy thác phức tạ p, mang tính kỹ thuật và pháp lý cao, do vậy thông thường khi phát sinh nghiệp vụ ủy thác cụ thể sẽ có một văn bản qui định rõ quyền hạn và trách nhiệ m của hai bên ủy thác và nhậ n ủy thác, cũng như qui định rõ về đối tượng hưởng lợi ích từ tài sản trong nghiệp vụ ủy thác, gọi là bên thụ hưởng, đó có thể là bên ủy thác mà cũng có thể là bên thứ ba. 1.2.3. Mối quan hệ giữa các bên tham gia trong một hợp đồng ủy thác. Như trên đã nêu, nghi ệp vụ ủy thác là một nghiệp vụ mang tính kỹ thuật và tính pháp lý cao và vô cùng phức tạp. Nó có liên quan tới nhiều thành phần, tổ chức trong xã hội, nền kinh tế nên không thể đơn thuầ n dựa trên sự tin cậ y lẫn nhau giữa hai bên mà nó cần có một sự đả m bảo về mặt pháp lý. Do vậ y, mỗi khi xuất hiện một quan hệ ủy thác thì sẽ có một hợp đồng giữa các bên tham gia, nó cho phép bên ủy thác có thể a n tâm hơn rằ ng mong muốn của mình sẽ được thực 18
  19. hiện còn bên nhậ n ủy thác sẽ ý thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm của họ trong mối quan hệ ủy thác đó. Trong một hợp đồng ủy thác có xuất hiện ít nhất là hai bên: bên ủy thác và ben nhậ n ủy thác. Các bên này có thể là các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, các tổ chức từ thiện,... Ngoài ra thì các cơ quan nhà nước cũng có thể là thành viên trong quan hệ ủy thác. Bên ủy thác (trustor) là bên có tài sản nhưng không tự kinh doanh, quản lý mà ủy thác cho người khác thực hiện việc này giúp họ, họ cũng có thể là người lập ra các quỹ chuyên dành cho một mục đích nào đó hay một lớp người nào đó thụ hưởng và giao quỹ này cho người được ủy thác để phân phối cho người thụ hưởng. Bên thụ hưở ng (benefitciary) là bên thứ ba, bên nhận lợi ích, lợi nhuận được sinh ra từ tài sản. Bên nhận ủy thác (trustee) là bên nhậ n ủy thác, bên thụ thác, bên được ủy thác, ủy trị. Đây là thể nhân hoặ c pháp nhân được tạ m thời giao quyền sở hữu những tài sả n hoặc quyền lợi của người ủy thác, có trách nhiệm hành động vì lợi ích của người ủy thác hoặ c người thụ hưởng khác nhằ m đạt được mục đích hai bên đã thoả thuậ n. Các dịch vụ ủy thác có thể được thực hi ện bởi các cá nhân hoặc các tổ chức, bao gồm các phòng ủy thác của ngân hàng thương mại hay công ty tài chính. Nhưng vì những thuận lợi mà các tổ chức nhận ủy thác có được so với các cá nhân nên hầ u hết dị ch vụ ủy thác đều được phòng ủy thác của các tổ chức tài chính trung gian thực hiện. Những thuậ n lợi này có được là nhờ kinh nghiệm, thâm niên, trách nhiệm tài chính, khả năng đáp ứng các khoản nợ, chuyên môn hoá, xét duyệt tập thể, tính công bằ ng và tính thích ứng.Hầ u hết những thuậ n lợi này phát sinh từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp làm việc ở phòng ủy thác. Bởi vì các tổ chức nói chung tồn tại lâu dài, nhân sự có khả năng và kinh nghiệ m có thể được thuê để thực hiện các hợp dồng ủy thác và các dịch vụ ủy thác khác mà công ty đã cam kết. Hợp đồng ủy thác và dị ch vụ ủy thác bao gồm số tiền và tài sản l ớn. Người lập ra hợp đồng ủy thác hoặ c có các dịch vụ ủy thác khác có quan tâm đến khả năng tài chính của người nhậ n ủy thác. Có rất ít cá nhân nào có đủ vốn để đả m bảo với người ủy thác rằ ng họ có đủ khả năng tài chính để đáp ứng tiêu chuẩ n này. (Các dịch vụ ủy thác phải được thực hiện đúng hẹn, khẩ n trương, tạo ra các phòng 19
  20. ủy thá c của các tổ chức nhạy bén với các cam kết hơn là các cá nhân có quá nhiều trách nhiệ m) Trong một công trình nghiên cứu nổi bật về dịch vụ ủy thác đã cho thấy “ trách nhiệ m cơ bản của một người nhậ n ủy thác là trung thành, tuân theo chỉ t hị, có khả năng và siêng nă ng”. Việc tiến hành dịch vụ ủy thác, lòng trung thành nói lên rất nhiều điều. Người nhận ủy thác phải trung thành với người ủy thác và người thụ hưởng và không bao giờ bị thúc đẩ y bởi tư lợi. Các lệ phí thích hợp đối với việc thực hiện các dịch vụ đưa ra được chấp nhậ n nhưng việc sử dụng vốn ủy thác cho các lợi ích riêng thì hoàn toàn bị nghiêm cấ m. Khi một bên nhận ủy thác thì có nghĩa là đã có một thoả thuận trong đó bao gồm sự tin tưởng và ủy thác và người nhậ n ủy thác bị ràng buộc phải tuân theo hợp đồng về mặt pháp lý, phải có các tiêu chuẩ n cao về sự thành thực, sự ứng xử kinh doanh và có trách nhiệm bảo vệ hợp đồng. Bộ phận ủy thác phải tuân theo các chỉ thị và các điều khoản của hợp đồng ủy thác, di chúc, lệnh của toà án, hoặ c hợp đồng đại diện. Nó không thể nhậ n một trách nhiệm r ồi sau đó quyết định rằng, các hành động khác sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong trường hợp có một số biến cố bất thường, những thay đổi vẫn không được thực hiện. Các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ ủy thác có quyền đưa ra các yêu sách và có thẩ m quyền lớn trong lĩnh vực này và các bộ phậ n ủy thác không thể đổ lỗi cho sự thiếu hiểu biết hoặ c bỏ quên mà phải thường xuyên siêng nă ng hoàn thành mục tiêu của hợp đồng. Trách nhiệ m này là lớn lao nhưng không có nghĩa là người nhậ n ủy thác là người bả o đả m do khi họ nhậ n ủy thác họ chỉ được thực hiện những gì trong hợp đồng đã thỏa thuận và chỉ chịu trách nhiệm trong phạ m vi hoạt động cụ thể, người ủy thác không thể buộc họ phải làm những gì quá trách nhiệm của họ và không thể yêu cầu họ đả m bảo rằ ng không có bất kỳ rủi ro nào xảy ra với các vấn đề được ủy thác.Tuy nhiên họ là những người bảo đả m nếu các thiệt hại xảy ra do lỗi của chính họ. 1.2.4. Phân loại ủy thác: Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa có sự qui định cụ thể về các loại hình ủy thác được phép thực hiện nên sự phân loại này chủ yếu dựa trên các loại dịch vụ ủy thác đã được tiến hành và được cấp phép ở nước ngoài. a) Các dịch vụ ủy thác được thực hiện đối với cá nhân: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2