intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABBANK)

Chia sẻ: S S | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

109
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo giấy ra viện do Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/4/2007 xác nhận: Chị N bị tai nạn làm dập nát một phần bàn tay và cả khuỷu tay phải. Bệnh viện đã tiến hành cắt lóc, khâu hở xương quai trụ, xương cánh tay phải, nắn khớp khuỷu và khâu vá nhiều vết trên mu và lòng bàn tay phải. Chị N được chuyển sang Trung Tâm chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục điều trị vết thương theo chuyên khoa và được xuất viện, trở về nhà tiếp tục điều trị và tái...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABBANK)

  1. Báo cáo tốt nghiệp THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABBANK)
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................... 7 1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 7 1.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ........ 7 1 .1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh............................................................... 7 1 .1.1.2 Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và những đặc thù trong cạnh tranh của ngân hàng thương mại........................................... 8 1 .1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................ 9 1.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương m ại .............................................................................................. 10 1 .1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ...................................................................................... 10 1 .1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ...................................................................................... 15 1.1.3. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .......................................................................................................... 19 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN H ÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABBANK). ............................... 21 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH. ......................... 21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................. 21 2.1.2 Quá trình phát triển của ngân hàng An Bình ................................... 21 2.1.3 Mô hình, cơ cấu tổ chức của abbank. .............................................. 23 2 .1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của abbank trong những năm gần đây (2006 – 2009) ...................................................................... 26 2 .1.3.2 Tăng trưởng nguồn vốn ............................................................... 27 2.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH (ABBANK) ...................................................... 36
  3. 2.2.1 Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .................................................. 36 2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP ABBANK................................................................................................ 37 2 .2.2.1 Thực trạng năng lực tài chính của ABBank. .............................. 37 2 .2.2.2 Năng lực công nghệ thông tin ...................................................... 42 2 .2.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực ................................ ......................... 42 2 .2.2.4 Về quản trị điều hành .................................................................. 43 2 .2.2.5 Tính đa dạng và chất lượng của sản phẩm ................................ 43 2 .2.2.6 Mô hình quản lý và hệ thống mạng lưới ................................ ..... 44 2 .2.2.7 Các yếu tố khác ........................................................................... 44 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ABBANK ................................ ........ 51 3.1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐÉN KINH DOANH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM .................................................................... 51 3.2 Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ABBANK ................................. 52 3.2.1 Phương hướng hoạt động của abbank ............................................. 52 3.2.2 Đ ịnh hướng phát triển của abbank và tầm nhìn đến năm 2020 ........ 53 3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN B ÌNH (ABBANK).................................................................................................. 54 3.3.1 Tăng cường sức mạnh tài chính của Ngân hàng TMCP abbank ...... 54 3.3.2 Phòng ngừa rủi ro ........................................................................... 55 3.3.3 Nâng cao công tác quản lý tài sản Nợ - tài sản Có .......................... 57 3.3.4 Đa d ạng hóa các sản phẩm dịch vụ ................................................. 58 3.3.5 Nâng cao chất lượng của các dịch vụ Ngân hàng ............................ 59 3.3.6 Tiếp tục công cuộc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ................... 60 3.3.7 Phát triển mạng lưới phân phối hiệu quả, hợp lý ............................. 61 3.3.8 Tiếp tục củng cố, phát huy sức mạnh nguồn nhân lực..................... 61 3.3.9 Nâng cao năng lực quản trị điều hành ............................................. 62
  4. 3 .3.10 Xây dựng chiến lược Marketing và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng.......................................................................................... 63 3 .3.11 Xây dựng thương hiệu ngân hàng TMCP An Bình trong tiến tr ình hội nhập .................................................................................. 64 3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 65 3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan ............ 66 3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.......................................... 67 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 70
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ngân hàng thương m ại NHTM Ngân hàng trung ương NHTW Ngân hàng nhà nước NHNN Ngân hàng thương m ại cổ phần NHTMCP Ngân hàng thương m ại quốc doanh NHTMQD Ngân hàng thương m ại n ước ngoài NHTMNNg NHLD Ngân hàng liên doanh Tổ chức tín dụng TCTD Doanh nghiệp nh à nước DNNN Chủ sở hữu CSH Tổ chức thương mại thế giới WTO Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Khu mậu dịch tự do Đông Nam Á AFTA EU Liên minh Châu Âu CSTT CSTT CSTK Chính sách tài khóa
  6. LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, biểu hiện rõ nét của xu thế này chính là việc ra đời của các liên kết khu vực và quốc tế như ASEAN, EU, WTO... Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, với việc gia nhập hiệp hội ASEAN, ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu quá trình hội nhập của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Việc chính thức là thành viên của WTO đem lại cho Việt Nam nh ững cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức. Chính điều này đã yêu cầu phải có định hướng phát triển bền vững. Một nhân tố quan trọng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế cần phải kể đến sự phát triển của các ngân h àng thương m ại. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngân hàng là m ột trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất. Thách thức lớn nhất đặt ra đối với ngành ngân hàng là phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, đặc biệt là sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào th ị trường trong nước thì sự cạnh tranh này quyết liệt hơn. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân h àng đa dạng về h ình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư nhu cầu của phát triển đất nước. Trong th ời gian thực tập vừa qua tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bính – Chi nhánh Hà Nội, nhận thấy rằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với n gân hàng là h ết sức cần thiết để có thể phát triển bền vững trong xu thế hội nhập. Vì vậy, để tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ p hần An Bình ” được lựa chọn để nghiên cứu với phạm vi nghiên cứu là hoạt động cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội trong giai đoạn 2006 – 2009 . Bài viết gồm có 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ p hần An Bình (AABANK)
  7. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (AABANK) Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 .1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 .1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 1 .1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệm cạnh tranh đ ã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường. Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh như: Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh đ ược hiểu là: “Sự ganh đua, kình đ ịch giữa các nhà kinh doanh trên th ị trường nh ằm tranh giành cùng m ột loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo Karl Marx cạnh tranh đ ược hiểu nh ư sau: “Cạnh tranh có nghĩa là sự đ ấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng lo ại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi ích, mục tiêu xác định”. Theo những quan điểm này thì cạnh tranh được hiểu là các m ối quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông th ường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách h àng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mỗi chủ thể kinh tế buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế so với các đối thủ. Cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh
  8. doanh, phát triển và tăng năng su ất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành m ạnh hóa các quan hệ xã hội. Có nhiều cách phân loại cạnh tranh. Theo cấp độ nghiên cứu thì cạnh tranh được chia làm 3 loại hình sau:  Cạnh tranh ở cấp độ quốc gia hay nền kinh tế.  Cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp.  Cạnh tranh ở cấp độ ngành hay sản phẩm dịch vụ. Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đ ơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa m ãn các mục tiêu của m ình. Các mục tiêu này có th ể là th ị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng… 1 .1.1.2 Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và những đặc thù trong cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt, NHTM cũng tồn tại vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi b iện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh trong NHTM cũng là sự ganh đua, giành giật khách hàng d ựa trên tất cả những khả năng m à ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách h àng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có đặc trưng riêng của m ình so với các NHTM khác trên thị trường. Tuy nhiên so với các loại h ình kinh tế khác, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân h àng có những đặc thù riêng: Một là, cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh, tránh xảy ra rủi ro hệ thống. Do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là một lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động của rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm
  9. lý, truyền thống văn hóa… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh chung. Hai là, các NHTM trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn để dành giật thị phần, nhưng cũng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống. Do hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, từng cá nhân thông qua hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác; đồng thời trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng cũng thường mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đối tượng khách hàng chung. Ba là, cạnh tranh ngân hàng thông qua thị trường có sự can thiệp gián tiếp và thường xuyên của NHTW của mỗi quốc gia hoặc của khu vực. Ho ạt động của các NHTM có liên quan tới rất nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế nên để tránh n guy cơ xảy ra rủi ro hệ thống, NHTW đều có sự giám sát chặt chẽ thị trường này và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, sự cạnh tranh trong h ệ thống các NHTM không thể dẫn đến làm suy yếu và thôn tính lẫn nhau như các lo ại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế. Bốn là, sự cạnh tranh của các NHTM là lo ại h ình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác. Điều đó là do hoạt động của các NHTM liên quan đ ến lưu chuyển tiền tệ, không chỉ phạm vi trong một nước, mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại; vì thế, hoạt động kinh doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, các thông lệ quốc tế… đặc biệt là chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện cơ sở hạ tầng, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 1 .1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều các quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh. Một cách chung nhất, theo từ điển thuật ngữ kinh tế học thì “năng lực cạnh tranh là khả năng giành
  10. được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trư ờng, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt do đó năng lực cạnh tranh của NHTM có nhiều điểm giống với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của NHTM có thể được định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và m ở rộng thị phần; đạt đư ợc mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của n gành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an to àn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trư ờng kinh doanh” (PGS.TS. Nguyễn Thị Quy – Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu th ế hội nhập). 1 .1.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Để có một cái nhìn đầy đủ và bản chất về hệ thống NHTM chúng ta không thể tách rời hoạt động của NHTM ra khỏi hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính cũng không thể không phân tích những yếu tố trong môi trường quốc gia về cầu, về các yếu tố sản xuất, về các ngành liên quan và phụ trợ và tác động của các yếu tố đó đến hoạt động cũng như năng lực tài chính của NTHM. Như vậy, hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng của một quốc gia bao gồm hai bộ phận: các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của các NHTM trên giác độ vi mô và các chỉ tiêu đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng 1 .1.2 .1. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại * Các chỉ tiêu đ ịnh lượng phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại  Quy mô vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn Quy mô vốn chủ sở hữu: về mặt lý thu yết, vốn điều lệ và vốn tự có đang đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Vốn điều lệ cao sẽ giúp ngân
  11. h àng tạo được uy tín trên thị trường và tạo lòng tin nơi công chúng. Quy mô vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Mức độ an toàn vốn: ngân hàng có quy mô vốn CSH lớn hơn sẽ được coi là có ưu thế hơn, tuy nhiên thực tế cho thấy quy mô vốn CSH lớn không có nghĩa là có mức độ an toàn vốn cao. Để đánh giá độ an toàn vốn của NHTM người ta sử dụng hệ số CAR (hệ số an toàn vốn). Hệ số CAR chính là tỷ lệ giữa vốn CSH trên tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi (theo Ủy ban giám sát tín dụng Basel). Theo tiêu chuẩn quốc tế thì CAR tối thiểu phải đạt 8%. Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh, càng tạo được uy tín, sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng càng lớn.  Quy mô và khả năng huy động vốn Khả năng huy động vốn là một trong những tiêu chí đánh giá tình hình ho ạt động kinh doanh của các ngân hàng. Khả năng huy độn g vốn tốt tức là ngân hàng đó sử dụng các sản phẩm dịch vụ, hay công cụ huy động vốn có hiệu quả, thu hút được khách hàng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng thường được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Quy mô tổng nguồn vốn huy động; - Tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động; - Tổng nguồn vốn huy động/ Tổng nguồn vốn; - Chất lượng tài sản có  Tài sản có của ngân hàng là ph ần nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng đó. Ch ất lượng tài sản có là chỉ tiêu hợp nhất phản ánh khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân h àng. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố phức tạp nhất trong phân tích hoạt động ngân hàng. Chất lượng tài sản có đ ược thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: Tốc độ tăng trưởng tín dụng; - Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng tài sản; -
  12. Tổng dư n ợ/ Nguồn vốn huy động; - Khả năng thu hồi các khoản nợ xấu; -  Mức sinh lời Mức sinh lời không những phản ánh kết quả tình hình ho ạt động kinh doanh của NHTM mà còn phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của NHTM. + ROE (Reture on equity – thu nhập ròng trên vốn CSH) Thu nh ập sau thuế ROE = x 100 (%) Vốn chủ sở hữu ROE là tỷ số phản ánh mức độ sinh lời cho chủ sở hữu từ một đồng vốn họ bỏ ra, đo lường tỷ lệ thu nhập của các cổ đông đền bù cho việc chấp nhận rủi ro và đầu tư vào ngân hàng. Vì vậy, ROE luôn được các chủ ngân hàng và các nhà quản lý quan tâm. ROE cao sẽ thu hút được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, để tỷ lệ ROE cao ngân hàng cần thông qua nhiều biện pháp như kiểm soát rủi ro hiệu quả, hạn chế khoản vay xấu,… Tuy nhiên nếu ROE cao nhưng ROA thấp th ì lại là một dấu hiệu không tốt. Vì như vậy chứng tỏ vốn CSH của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng n guồn vốn. Tức là tỷ lệ vốn CSH trên tổng nguồn vốn nhỏ, dẫn đến nguy cơ rủi ro vỡ nợ cao. Tỷ số ROE của các NHTM ở các nước luôn lớn hơn 15%. + ROA (Ruture on asset – Thu nhập ròng trên tổng tài sản) Thu nh ập sau thuế ROA = x 100(%) Tổng tài sản Tỷ số ROA phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý của ban quản trị ngân hàng trong việc chuyển tài sản thành thu nhập ròng. Tỷ lệ ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, ngân h àng có cơ cấu tài sản hợp lý, sinh lời và linh hoạt. + NIM (Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) Thu từ cho vay và đầu tư – Chi phí trả lãi cho tiền gửi NIM = Tổng tài sản (hoặc tài sản sinh lời)
  13. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu lãi từ tài sản sinh lời và chi lãi cho nguồn vốn huy động của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Đây là thước đo tính h iệu quả cũng như kh ả năng sinh lời, chúng cho thấy đ ược năng lực của ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của chi phí. + Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên Tỷ lệ thu nhập ngo ài Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi lãi cận biên = Tổng tài sản Tỷ lệ thu ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngo ài lãi (gồm chủ yếu là thu từ phí dịch vụ) và chi phí ngoài lãi (gồm chi phí trả lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng). Mặc dù thu từ phí d ịch vụ tăng rất nhanh trong th ời gian gần đây nh ưng các chi phí ngoài lãi thường lớn h ơn, do vậy mà tỷ lệ này ở các ngân h àng thường âm. * Các chỉ tiêu định tính phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Các chỉ tiêu định tính thường được d ùng để phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM là: n ăng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lý, mạng lưới kênh phân phối, mức độ đa dạng hóa và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, n guồn nhân lực, danh tiếng và kh ả năng hợp tác.  Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì nhu cầu công nghệ là vô cùng quan trọng. Công nghệ góp phần tạo nên những chuyển biến mang tính độc đáo và tiện ích hơn, công nghệ là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh giữa các NHTM. Công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm: hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo rủi ro.... Vì vậy, khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ của các NHTM cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của một ngân hàng.
  14.  Năng lực quản lý, điều hành Năng lực quản lý phản ánh năng lực điều hành của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc của ngân hàng. Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để ngân hàng có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Một số tiêu chí thể hiện năng lực quản trị của ngân hàng là: - Chiến lư ợc kinh doanh của ngân hàng: bao gồm chiến lược marketing (xây dựng thương hiệu, uy tín); phân khúc thị trường; phát triển sản phẩm dịch vụ. - Cơ cấu tổ chức và kh ả năng ứng dụng p hương thức quản trị ngân hàng hiệu quả. - Sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Mạng lưới kênh phân phối Mạng lưới kênh phân phối thể hiện khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ n gân hàng đến với khách hàng. Mạng lưới kênh phân phối của NHTM thể hiện ở số lượng các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc và sự phân bố của các chi nhánh của n gân hàng theo lãnh thổ địa lý. Mức độ đa dạng hóa và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ● Mức độ đa dạng hóa của các sản phẩm dịch vụ là số lượng các sản phẩm mà ngân hàng hiện đang cung cấp trên thị trường. Hiện nay, xã hội phát triển ở trình độ cao thì nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng ngày càng được xã hội đòi hỏi cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Một ngân hàng sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn khi loại hình dịch vụ cung cấp đa dạng, phù hợp với nhu cầu của thị trường th ể hiện ở tính độc đáo và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ.  Nguồn nhân lực Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chính là người trực tiếp đem lại cho khách h àng những cảm nhận về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ củ a n gân hàng, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân h àng. Đó chính là những đòi hỏi quan trọng đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếm giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
  15.  Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác Tâm lý của ngư ời tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến sự sống còn đ ến h o ạt động của NHTM với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của người tiêu dùng m ang lại. Vì th ế, danh tiếng và uy tín c ủa NHTM là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, nó quyết định sự th ành công hay th ất bại cho ngân h àng đó trên thương trường. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng l ưới hoạt động, tăng thu nhập phụ thuộc rất nh iều vào uy tín của NHTM. Ngoài danh tiếng v à uy tín của m ình, các NHTM còn ph ải thể hiện đư ợc sự liên k ết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của m ình, sự kiện một NHTM hợp tác với một TCTD có uy tín và danh tiếng khác trên thương trường, hoặc sự hợp tác chiến lư ợc giữa các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn n ào cũng góp phần nâng cao sức mạnh cạnh tranh của NHTM đó tr ên thương trường. 1 .1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại * Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô  Nh ững nhân tố thuộc môi trường kinh tế Ngành ngân hàng là một ngành luôn đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: nội lực của nền kinh tế quốc gia được thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của GDP, dự trữ ngoại hối…; độ ổn định của nền kinnh tế vĩ mô thông qua các chỉ tiêu như ch ỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế…; độ mở cửa của nền kinh tế thể hiện qua các rào cản, nguồn vốn đầu tư trực tiếp, hoạt động xuất nhập kh ẩu; tiềm năng tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa b àn trong nước và hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước. Nh ững nhân tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật và vai trò của Chính phủ Đây là ba yếu tố cơ bản tạo nên thể chế quốc gia đồng thời cũng có những tác đ ộng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Môi trường chính trị ổn định sẽ tạo
  16. đ iều kiện cho việc thu hút đầu tư, thúc đ ẩy kinh tế phát triển. Do đó, sẽ có những tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các NHTM. Luật pháp ở đây là các quy định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Với đặc điểm đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng. Chính phủ đóng vai trò là ch ất xúc tác quan trọng đối với bất cứ ngành nào trong n ền kinh tế đặc biệt là đ ối với lĩnh vực n gân hàng. Thông qua NHTW, Chính phủ giữ vai trò là nhà quản lý và giám sát của toàn hệ thống. Chính phủ đồng thời là n gười hoạch định chính sách và đường lối phát triển chung của to àn hệ thống, tác động đến cung cầu, đến ổn định kinh tế vĩ mô, đến các điều kiện nhân tố sản xuất, đ ến các ngành liên quan và phụ trợ ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, NHTM được xem là một trung gian để NHTW thực hiện CSTT của mình. Do vậy, sức cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào CSTT, tài chính của chính phủ và NHTW. Những nhân tố thuộc môi trường văn hóa, xã hội  Các yếu tố này tác động nhiều nhất đến khách hàng và nguồn nhân lực của n gành ngân hàng như: trình độ dân trí; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm; thói quen sử dụng tiền mặt; lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng; thu nhập của dân cư; nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của dân cư… Nguồn nhân lực của ngân h àng cũng chịu sự tác động của môi trường văn hóa, xã hội qua các nhân tố như: trình độ dân trí, quan điểm về kinh doanh, quan niệm đạo đức… Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan với  ngành ngân hàng Th ị trư ờng tài chính trong và ngoài nước phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển và gia tăng, từ đó dẫn đến mức độ cạnh tranh giữa các n gân hàng cũng gia tăng, đặc điểm của thị trường tài chính là các định chế tài chính có mối liên h ệ rất chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau như các ngành: bảo hiểm, thị trường chứng khoán, ngân hàng.
  17. Ngoài ra, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của các n gành, lĩnh vực khác như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, kiểm toán … cũng có những ảnh hư ởng đến sự phát triển cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đây là những ngành phụ trợ m à sự phát triển của nó giúp ngân hàng nhanh chóng đ a d ạng hóa các dịch vụ, tạo lập thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn nhân lực cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính vững mạnh. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế  Với sự tự do hóa và hội nhập thị trường tài chính tiền tệ, sự cạnh tranh đối với ngành ngân hàng tất yếu sẽ ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt h ơn, không những là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng mà còn là sự cạnh tranh của các ngân h àng với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ dừng lại ở các dịch vụ truyền thống mà mở rộng ra các loại dịch vụ ngân h àng hiện đại khác. Hơn nữa nhu cầu về các dịch vụ n ày ngày càng cao thể hiện ở các mặt sau: Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số, sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt. Thu nhập b ình quân đầu người ở hầu hết các quốc gia đều đ ược nâng lên, qua đó các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ có những bước phát triển tương ứng. Các hoạt động giao thương quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng nhu cầu thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Số lao động di cư giữa các quốc gia tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền cũng như thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao. Ngoài ra, th ị trường tài chính càng phát triển thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn. Các yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân h àng sẽ ngày càng cao h ơn cả về chất lượng, giá cả, các tiện ích lẫn phong cách phục vụ. Đây chính là áp lực buộc các ngân hàng phải đổi mới và hoàn thiện mình hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của m ình. * Các nhân tố thuộc môi trường vi mô Tác nhân từ phía các NHTM mới tham gia thị trường 
  18. Các NHTM mới tham gia thị trường có những lợi thế quan trọng so với các NHTM hiện tại như: mở ra những tiềm năng mới; có động cơ và ước vọng giành được thị phần; đ ã tham kh ảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động; có đầy đủ các thống kê và d ự báo về thị trư ờng;… Như vậy, bất kể thực lực của NTHM m ới thế nào thì các NHTM hiện tại cũng đ ã thấy m ột mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngoài ra, các NHTM mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa th ể có thông tin và chiến lư ợc ứng phó. Tác nhân là các NHTM hiện tại  Các NHTM hiện tại là các NHTM cùng quốc gia và các NTHM quốc tế. Do đặc điểm của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính vô danh, không có khả năng đăng kí bản quyền như sản phẩm của các ngành khác, do đó, khi có một sản phẩm mới ra đới rất dễ bị bắt chước. Do vậy, các NHTM luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai. Tác nhân từ phía khách hàng  Điểm đặc biệt trong khách hàng của NHTM so với các doanh nghiệp nói chung là khách hàng của ngân h àng vừa là người cung cấp, đồng thời là người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Với vai trò là ngư ời bán sản phẩm thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch… đều mong muốn nhận được lãi su ất cao. Như vậy ngân hàng phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận và việc giữ chân khách h àng cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất có th ể. Tác nhân là sự xuất hiện các dịch vụ mới  Sự ra đời ồ ạt của các trung gian tài chính đe dọa lợi thế của các NTHM khi cung cấp các dịch vụ tài chính m ới cũng như các dịch vụ truyền thống mà các NHTM vẫn đảm nhiệm. Các trung gian này cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho người mua sản phẩm có cơ hội chọn lựa đa d ạng hơn, thị trường ngân hàng mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm tất yếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ phát triển của các NHTM, suy giảm thị phần.
  19. 1 .1.3. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Có nhiều phương pháp đ ể đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Dưới đ ây là phương pháp đánh giá theo mô hình SWOT. Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lôgic dễ hiểu, dễ trình bày, có thể sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Mẫu phân tích SWOT đ ược trình bày dưới d ạng ma trận 2 cột 2 hàng, chia làm bốn phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats Trong đó, Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. Sau khi thiết lập xong mô hình SWOT có thể phân tích và hiểu được những yếu tố chủ quan và khách quan sẽ tác động thế nào đến ngân hàng. Từ đó sẽ biết được đâu là điểm mạnh để tập trung phát huy và phát triển, đâu là điểm xấu để cải thiện và kh ắc phục, biết tận dụng thời cơ và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Có thể m ở rộng mô hình SWOT để lập kế hoạch chiến lược cho ngân hàng, nâng cao kh ả n ăng cạnh tranh của ngân h àng bằng các sử dụng ma trận. Strengths (điểm mạnh) Weaknesse (Điểm yếu)
  20. Các m ặt mạnh của ngân Các mặt yếu có làm m ất đi Opportunities hàng có phát huy khi xu ất khả năng tận dụng cơ hội (Cơ hội) hiện những cơ hội không? không? Các mặt mạnh có lấn át khi Các mặt yếu có làm mạnh lên Threats các nguy cơ xuất hiện ảnh h ưởng của các nguy cơ (Thách thức) xấu xu ất hiện không? không? Bằng cách sử dụng ma trận trên, khi kết hợp từng cặp các yếu tố vào có thể mang đến cho ngân hàng những chiến lược để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Mô hình SWOT thường đ ưa ra 4 chiến lược cơ b ản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu th ế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên kh ả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu th ế của của công ty đ ể tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc h ạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. Hơn nữa mô hình SWOT được áp dụng để phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp ứng phó nhằm nâng cao h ơn n ữa khả năng cạnh tranh của m ình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2