intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM - Một địa chỉ văn hóa quan trọng

Chia sẻ: Truong Thinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

495
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực ra ý tưởng thành lập Bảo tàng đã có từ năm 1962, Nhà nước giao cho Bộ Văn hóa ngôi nhà số 66 - Nguyễn Thái Học, Hà Nội, để sửa sang thành Bảo tàng. Ngôi nhà được xây từ thập kỷ 30, nguyên là ký túc xá của tổ chức Giáo hội Gia-tô mang tên "Gia đình Gian-đa" (Famille de Jeanne D'Arc) dành cho con gái các quan chức thực dân Pháp ở khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM - Một địa chỉ văn hóa quan trọng

  1. BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM - Một địa chỉ văn hóa quan trọng Nhìn lại lịch sử Thực ra ý tưởng thành lập Bảo tàng đã có từ năm 1962, Nhà nước giao cho Bộ Văn hóa ngôi nhà số 66 - Nguyễn Thái Học, Hà Nội, để sửa sang thành Bảo tàng. Ngôi nhà được xây từ thập kỷ 30, nguyên là ký túc xá của tổ chức Giáo hội Gia-tô mang tên "Gia đình Gian-đa" (Famille de Jeanne D'Arc) dành cho con gái các quan chức thực dân Pháp ở khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học. Sau bốn năm lao động cật lực, vừa sưu tầm tư liệu, tác phẩm, chuẩn bị nội dung, vừa cải tạo tòa nhà mang phong cách Âu - Tây trở thành một công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Việt Nam phù hợp với yêu cầu trưng bày, cố học giả, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung - người thiết kế chính - cùng với các cộng sự của ông đã tạo lập được nền tảng ban đầu của Bảo tàng. Sau Nguyễn Đỗ Cung, lần lợt trải qua các đời giám đốc Trần Đình Thọ, Nguyễn Văn Y, Vương Như Chiêm, Nguyễn Văn Chung và hiện tại là Cao Xuân Thiềm, hệ thống trưng bày của Bảo tàng đã nhiều lần chỉnh lý để thực hiện ngày càng tốt hơn mục đích tôn chỉ là bảo tồn và tôn vinh những giá trị thẩm mỹ đặc sắc và tinh hoa của dân tộc trong toàn bộ lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam thể hiện qua năm chuyên đề : - Mỹ thuật thời tiền sử - sơ sử. - Mỹ thuật từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 (qua các thời Lý - Trần - Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hng - Tây Sơn - Nguyễn). - Tranh, tượng thế kỷ 20. - Mỹ thuật dân gian. - Nghệ thuật gốm Việt Nam từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20. Đưa Bảo tàng Mỹ thuật đến Trường Sa Với chính sách mở cửa, thời kỳ đổi mới đã tạo ra một động lực phát triển quan trọng, nhanh chóng làm thay đổi diện mạo mỹ thuật Việt Nam ở cuối thế kỷ 20. Để khẳng định vai trò của Bảo tàng là một nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại cũng như gợi mở hướng đi cho tương lai của nền mỹ thuật nước nhà, từ 1996 và đặc biệt vào năm 1999, Bảo tàng đã được mở rộng một cách đáng kể về diện tích trưng bày (từ 1.200 lên hơn 3.000 m2) và số lượng hiện vật - tác phẩm trng bày (từ gần 1.000 lên hơn 1.400 trong số 20.000 hiện vật - tác phẩm mà bảo tàng đang lưu giữ). Các giải pháp bảo quản và trưng bày cũng có nhiều đổi mới: Cấu trúc nội dung trưng bày mạch lạc, khúc triết hơn trước, trong đó chú trọng tới tính đặc thù của nghệ thuật tạo hình (chẳng hạn đối với mỹ thuật cổ, không trưng bày toàn bộ các hiện vật như Bảo tàng Lịch sử, mà chỉ làm nổi bật giá trị mỹ thuật của chúng qua các bản rập); loại bỏ các chuyên đề trùng lặp với bảo tàng khác (như bỏ chuyên đề về mỹ thuật dân gian vì trùng lặp với Bảo tàng Dân tộc học); đồng thời kết hợp trưng bày theo trục dọc thời gian của lịch sử mỹ thuật, với sự trưng bày theo loại hình, chất liệu : gốm, tranh sơn mài, sơn dầu, lụa. Sau khi hoàn thành việc cải tạo nâng cấp về trụ sở và nội dung trưng bày, từ cuối năm 1999, Bảo tàng Mỹ thuật bắt đầu triển khai việc cải tạo nội thất, và giải pháp chiếu sáng phù hợp với đặc trưng của mỹ thuật Việt Nam, đồng thời đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
  2. Vừa qua, Bảo tàng đã ghi một dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên đưa một bộ sưu tập lưu động ra triển lãm tại đảo Phú Quốc. Cho đến nay nhiều bộ sưu tập lưu động của Bảo tàng đã được hình thành, trong đó nổi bật là bộ sưu tập phiên bản các tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật thế giới. Các bộ sưu tập này sẽ lần lượt được đem đi triển lãm ở nhiều vùng miền của Tổ quốc nhằm đưa mỹ thuật đến với đông đảo công chúng. Trong thời gian tới, với mục tiêu xã hội hóa mỹ thuật, Bảo tàng sẽ mang các tác phẩm của mình đến với vùng sâu, vùng xa, và đặc biệt sẽ có mặt ở Trường Sa. Sẽ lưu giữ cả tranh tượng nước ngoài Để mở rộng việc giới thiệu mỹ thuật Việt Nam ra thế giới, Bảo tàng Mỹ thuật đang xúc tiến việc đưa khoảng 50 tác phẩm lên mạng Internet (cùng với 150 tác phẩm của Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử) và tới đây sẽ tăng cường các hoạt động trao đổi tranh tượng giữa ta với các nước bạn. Nhu cầu lưu giữ và trưng bày các tác phẩm mỹ thuật thế giới lại một lần nữa được đặt ra đối với sự phát triển của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Thực ra ngay từ khi thành lập, Bảo tàng đã có ý định xây dựng phần trưng bày tranh tượng nước ngoài. Cho đến nay, đề cương để thực hiện ý tưởng đó đã được Bộ Văn hóa - Thông tin tán thành, và dự kiến Bảo tàng sẽ tiếp tục được mở rộng trụ sở dọc theo phố Cao Bá Quát. Nội dung trưng bày về các nền mỹ thuật thế giới đang và sẽ được triển khai xây dựng. Và nếu như không có gì thay đổi, chỉ khoảng 3 - 5 năm nữa phần nội dung này có thể ra mắt công chúng, trong đó các tác phẩm của nền mỹ thuật ASEAN sẽ có một vị trí thích đáng. NGUYỄN XUÂN TIỆP (theo báo Thể thao & Văn hóa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2