intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo vệ sở hữu trí tuệ

Chia sẻ: Hai Dang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

289
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thực tế, tất cả những sản phẩm được phân phối và mua bán đều hàm chứa bên trong một hoặc nhiều hình thức sở hữu trí tuệ. Dù là bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, bí mật thương mại hay quyền sở hữu trí tuệ dưới hình khác, chúng đều là đối tượng của các quy định bảo vệ đôi khi phức tạp và khắc nghiệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo vệ sở hữu trí tuệ

  1. Bảo vệ sở hữu trí tuệ: Một công việc chắp vá đầy nhầm lẫn? Bài viết của Timothy Trainer Chủ tịch Công ty International AntiCounterfeiting Coalition, Inc. (Được phép đăng lại của tạp chí EuropeanCEO Magazine, số tháng 7 – 8/2004) Trong thực tế, tất cả những sản phẩm được phân phối và mua bán đều hàm chứa bên trong một hoặc nhiều hình thức sở hữu trí tuệ. Dù là bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, bí mật thương mại hay quyền sở hữu trí tuệ dưới hình khác, chúng đều là đối tượng của các quy định bảo vệ đôi khi phức tạp và khắc nghiệt. Hiện nay, sự phức tạp tăng lên không chỉ vì xuất hiện nhiều sản phẩm, phát minh, sáng tạo và công nghệ mới mà còn do các công cụ pháp lý của quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực này là cho tình hình trở nên rắc rối. Sự phổ biến lan tràn các hướng dẫn, quy định và thoả thuận về sở hữu trí tuệ đòi hỏi các công ty có nhiều danh mục tài sản sở hữu trí tuệ phải phân tích những diễn biến mới và thích ứng các hoạt động của họ với tình hình bảo vệ sở hữu trí tuệ đang thay đổi. Trong tình hình lan tràn các hướng dẫn, quy định và thoả thuận, các công ty chắc chắn cần được giúp đỡ để hiểu những tác động của các công cụ mới này đối với các chiến lược và chiến thuật của một công ty trong việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ. Trong khi các công ty đa quốc gia lớn nhất trên thế giới (MNCs) chắc chắn biết rõ hơn về những diễn biến này thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thấy sửng sốt vì những diễn biến nhanh chóng trong lĩnh vực này gây ra khó khăn về nhân lực và tài lực trong khi họ cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra (và tất cả chúng ta có thể muốn biết ai đang tự nhận là biết tất cả mọi việc). Những “diễn biến” được nói ở đây không phải là về các phát minh và công nghệ mới đang được phát triển và các tranh cãi liên quan đến loại hình sở hữu trí tuệ gắn liên hay phạm vi của sự bảo hộ. Thay vào đó, cuộc thảo luận tập trung vào những diễn biến nhanh chóng về tiêu chuẩn mới về quyền sở hữu trí tuệ được thông qua ở cấp độ song phương và khu vực và các công ty có thể cần phải như thế nào để đối phó với những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra ở các cấp độ này. Việc hàng giả và hàng nhái tràn ngập hiện nay trên quy mô toàn cầu buộc nhiều công ty đa quốc gia phải tìm cách chống lại vấn nạn đang ngày càng phát triển này. Một yếu tố nằm trong một giải pháp khả thi là nhờ đến chính phủ để nâng cao tiêu chuẩn thực thi. Nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ có một nỗ lực đa phương để nâng cao tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ WTO trong thời gian tới, thì các nỗ lực của chính phủ ở cấp độ song phương và khu vực sẽ thế chỗ. Châu Âu Có lẽ trong thời gian tìm kiếm giải pháp, các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong lãnh thổ EU sẽ sử dụng chế độ thực thi mới tại biên giới cân nhắc tiến hành các hoạt động thực thi hàng ngày của họ kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Ngoài ra, hướng dẫn mới của EU về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành đối tượng phân tích để xác định những thay đối có thể xảy ra đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đây là những thay đổi rõ ràng và ngắn hạn mà chúng ta cần phải phân tích để giúp các công ty thích ứng với các thay đổi tức thì này. Mặc dù phải mất thời gian để hiểu được các cơ quan nhà nước - cảnh sát, hải quan, kiểm sát và toà án - thực sự thực hiện các quy định và hướng 1 1
  2. dẫn mới như thế nào, ít nhất là những quy định này có sẵn để thực hiện phân tích ban đầu. Do đó, những quy định và hướng dẫn được thông qua gần đây hoặc sẽ có hiệu lực trong vài tuần hoặc vài tháng không phải là các nhân tố gây phức tạp vấn đề đối với các chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Thay vào đó, chúng chỉ là những sự chắp vá từ các hiệp định tự do thương mại đang được đàm phán để tạo ra một môi trường toàn cầu phức tạp. Tại thời điểm này, các hoạt động của EU trong các cuộc đàm phán hiệp định tự do thương mại có thể không phải là nhân tố mang nhiều ý nghĩa như trong các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ. Trong trường hợp mà một hiệp định tự do thương mại EU-Mercosur được ký kết vào cuối năm 2004 để thúc đẩy thương mại, trong đó các tiêu chuẩn về quyền sở hữu trí tuệ không nằm trong nội dung của hiệp định tổng thể, các công ty đa quốc gia của Châu Âu hoạt động tại các nước Mercosur (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) sẽ dễ bị tổn thương trước nạn sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng nhái tràn lan mà không thể nâng cao hiệu quả của các công cụ pháp lý. Đối với Hiệp định tự do thương mại giữa EU và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, khó có khả năng nâng cao tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ dù đã mất 15 năm cố gắng để đạt được hiệp định này vào cuối năm 2004. Lại một lần nữa, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với các công ty đa quốc gia do nạn hàng giả và hàng nhái trong khu vực. EU đang theo đuổi một hiệp định thương mại tự do với Syria, trong đó có một chương về sở hữu trí tuệ, mặc dù còn chưa rõ ràng liệu nó sẽ đạt được gì hơn để tái khẳng định các nghĩa vụ quốc tế hiện tại. Mặc dù các cuộc đàm phán giữa EU và Syria đã lâm vào bế tắc trong những tháng gần đây nhưng cuộc đàm phán về hiệp định này và các hiệp định khác thể hiện ý đồ của EU muốn (hoặc không muốn) giải quyết vấn đề tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài những nỗ lực của các nước khác, các công ty đa quốc gia của Châu Âu sẽ phải có một nỗ lực thật đặc biệt để thuyết phục EU cùng với các đối tác thương mại nâng cao tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Hoa Kỳ Vô số các hiệp định tự do thương mại song phương ký kết gần đây giữa Hoa Kỳ và các đối tác thương mại (như Australia, Central America, Chile, Morocco và Singapore) là những ví dụ cụ thể về nâng cao tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ khi không có các biện pháp đa phương khác để nâng cao tiêu chuẩn thực thi. Tuy nhiên, ngay cả hiệp định chuẩn của Hoa Kỳ cũng chỉ đơn giản là một hình mẫu. Mỗi hiệp định thương mại tự do phải được phân tích như một hiệp định riêng rẽ có những đặc thù riêng và đòi hỏi các chủ sở hữu tài sản trí tuệ phải nghiên cứu tất cả các điều khoản, bao gồm chương về quyền sở hữu trí tuệ và các điều khoản thực thi. Do đó, khi chính phủ Hoa Kỳ và các đối tác thương mại đạt được thoả thuận thì các ngành sản xuất phải xem xét nội dung văn kiện và xác định sự khác nhau giữa từng hiệp định. Ngoài ra, trong các hiệp định như hiệp định với Trung Mỹ, một số điều khoản thực thi quyền sở hữu trí tuệ lại phụ thuộc vào từng giai đoạn chuyển đổi khác nhau. Do đó, có thể một điều khoản thực thi cụ thể nào đó phải có hiệu lực ở một nước vào một ngày xác định trong khi cũng điều khoản đó lại có hiệu lực ở một nước khác vào một ngày khác. Một hiệp định như vậy sẽ đòi hỏi chủ sở hữu tài sản trí tuệ là người hưởng lợi theo các điều khoản thực thi phải giám sát những ngày có hiệu lực của các điều khoản thực thi ở từng quốc gia trong nhóm nước Trung Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua) với điều kiện 2 2
  3. là các ngày có hiệu lực có nhiều khả năng là khác nhau. Việc Hoa Kỳ là một bên trong tất cả các hiệp định tư do thương mại nói trên không có nghĩa rằng các điều khoản này giống nhau trong từng trường hợp. Các nguồn lực được dùng để đơn giản là theo dõi các hiệp định tự do thương mại mà Hoa Kỳ đã ký là không đáng kể nhưng sẽ là cần thiết. Vì mỗi hiệp định tự do thương mại được ký kết gần đây đều bao gồm một chương về quyền sở hữu trí tuệ nên các chủ sở hữu tài sản trí tuệ mong muốn hưởng lợi từ các điều khoản thực thi sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải phân tích nội dung các hiệp định này. Thực vậy, mỗi cuộc đàm phán nói trên là một cơ hội để các chủ sở hữu tài sản trí tuệ đảm bảo rằng các điều khoản thực thi có hiệu lực kém đã được củng cố và rằng những sự mơ hồ trong hiệp định TRIPS của WTO được làm sáng tỏ. Theo dõi các hiệp định thương mại tự do mà Hoa Kỳ đang đàm phán và ký kết sẽ trở thành một thách thức lớn hơn khi có nhiều hiệp định như vậy được ký kết vào năm 2004 và 2005. Thực vậy, có thêm một số hiệp định thương mại tự do sẽ được ký kết, bao gồm hiệp định với Thailand, Panama và Liên minh hải quan Nam Châu Phi. Nhìn ra xa hơn Trong khi các chủ sở hữu tài sản trí tuệ đang tận dụng các hiệp định tự do thương mại của Hoa Kỳ để nâng cao tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ thì liệu các chủ sở hữu tài sản trí tuệ ở những nước khác có vận động và yêu cầu chính phủ nước họ đàm phán các điều khoản thực thi quyền sở hữu trí tuệ cao hơn không? Trong những tháng gần đây, có rất nhiều thông tin báo cáo về các cuộc đàm phán hiệp định tự do thương mại. Nhiều cuộc đàm phán hiệp định tự do thương mại như giữa ASEAN và Trung Quốc, Australia và Trung Quốc, Chilê và Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc, MERCOSUR và Trung Quốc, SACU và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Australia và ASEAN, Chilê và Ấn Độ, Singapore và Pakistan đã được khởi động hoặc tuyên bố. Nhiều vấn đề quan tâm rõ ràng bắt nguồn từ các hiệp định thương mại tự do chắc chắn sẽ được ký kết trong những năm tới nhưng trong bài này chỉ nêu một vài vấn đề trong số đó. Thứ nhất, khi nói đến nạn buôn bán hàng giả và hàng nhái tràn lan trong thương mại quốc tế, các công ty đa quốc gia cần đảm bảo rằng các chính phủ đưa vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vào tất cả các hiệp định tự do thương mại nói trên. Danh mục ngắn gọn về các hiệp định nói trên cho thấy một môi trường toàn cầu manh mún trong tương lai của các hiệp định thương mại sẽ quyết định các vấn đề thương mại, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ. Danh sách trên bao gồm Trung Quốc như một bên của nhiều hiệp định trong tương lai và thực tế này vừa là vấn đề cần quan tâm và vừa là cơ hội để cố gắng áp đặt những tiêu chuẩn thực thi cao hơn đối với Trung Quốc nhằm thực hiện những biện pháp thực thi có hiệu quả với mục đích bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngược lại, sẽ tồn tại khả năng là Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế để tránh các nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đòi hỏi các đối tác thương mại giảm bớt hoặc loại bỏ các thủ tục có thể làm chậm lại sự di chuyển hàng hoá, hợp pháp hoặc bất hợp pháp, trong thương mại quốc tế. Thứ hai, vì các công ty đa quốc gia là các chủ sở hữu tài sản trí tuệ ở nhiều nước và có thể tìm cách để thực thi các quyền của họ trong phạm vi thực thi đa quốc gia, họ cần vận động để tối đa hoá sự hài hoà về nội dung của các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ bất kể các bên trong những hiệp định thương mại song phương. Toàn cầu hoá biến các công ty đa quốc gia trở thành công dân ở nhiều nước, qua đó đóng góp vào nền kinh tế của nhiều quốc gia. Do đó, họ có quyền lợi bất di bất dịch trong việc đảm bảo rằng càng có nhiều hiệp định thương mại 3 3
  4. tự do bao hàm các điều khoản giống nhau càng tốt và giảm bớt các nguồn lực phải sử dụng để tìm hiểu những sự khác nhau có thể bắt nguồn từ các hiệp định khác nhau. Thứ ba, các chủ sở hữu tài sản trí tuệ và các chính phủ sẽ phải tham gia vào việc xác định xem nên làm thế nào để giải quyết nhiều xung đột có khả năng nảy sinh. Chắc chắn là chúng ta có thể sẽ gặp tình huống khi một đối tác thương mại sẽ thoả thuận các nghĩa vụ khác nhau với các đối tác thương mại khác nhau. Để minh hoạ ý này, giả sử rằng Australia ký một hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ và tìm cách ký kết một hiệp định khác với Trung Quốc, thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể bị ảnh hưởng ra sao nếu nghĩa vụ của Australia về một điều khoản thực thi quyền sở hữu trí tuệ cụ thể lại có nội dung khác nhau với từng đối tác thương mại? Mặc dù có thể không có tác động đến quan hệ thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ nhưng nó vẫn có thể đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực chỉ đơn giản là để chắc chắn rằng không xuất hiện bất kỳ tác động nào. Thứ tư, liệu môi trường manh mún này của các hiệp định tự do thương mại có đưa cộng đồng quốc tế đến chỗ phải đối mặt với một cuộc đàm phán đa phương căng thẳng hơn trong tương lai hay không vì có sự cách biệt ngày càng lớn về tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ giữa các điều khoản TRIPS bổ sung trong các hiệp định tự do thương mại liên quan đến Hoa Kỳ và những hiệp định chỉ đơn giản công nhận TRIPS là tiêu chuẩn thực thi? Những công ty đa quốc gia muốn thành công trong việc đưa thêm các điều khoản TRIPS bổ sung vào các hiệp định tự do thương mại sẽ ít có khả năng lùi bước trong tương lai. Do đó, khi theo đuổi một hiệp định đa phương trong tương lai, các ngành công nghiệp và các chính phủ có thể phải đối mặt với những sự lựa chọn khó khăn. Thật vậy, bất kỳ nỗ lực đa phương nào trong tương lai cũng sẽ chắc chắn để lộ ra những sự không nhất quán về phía chính phủ. Khi một chính phủ sẵn sàng cam kết áp dụng tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở mức cao trong quan hệ song phương, chính phủ đó có thể lưỡng lự khi đồng ý với mức tiêu chuẩn thực thi cao hơn đó trong một hiệp định đa phương. Trong khi vị thế đàm phán của một chính phủ có thể khác nhau tuỳ theo số lượng các nước tham gia vào cuộc đàm phán, các công ty bắt buộc phải tham gia để đảm bảo rằng quyền lợi của họ được phục vụ và bảo vệ. Kết luận Hiện nay đang có những xu hướng chung trong các hiệp định tự do thương mại dựa trên sự tương đồng xuất phát từ một bên trong hiệp định. Ví dụ, Hoa Kỳ ký hiệp định tự do thương mại với một bộ điều khoản căn bản mà họ muốn thấy ở tất cả các hiệp định tự do thương mại; cho dù họ có thể cần phải nhượng bộ đối với một số điều khoản. Tuy nhiên, rất ít khi và cho dù có đi nữa thì rất khó có hai hiệp định tự do thương mại hoàn toàn giống nhau. Do đó, các chủ sở hữu tài sản trí tuệ hiện nay đang đối mặt với một tình hình trên quy mô toàn cầu đòi hỏi họ phải theo dõi tất cả các hiệp định, phân tích tác động của các hiệp định này và đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ trong quán trình thực hiện. 4 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2