intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực thi Pháp luật Sở hữu Trí tuệ: Các Cơ quan Chính phủ và Bốn lĩnh vực chức năng

Chia sẻ: Hai Dang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

473
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến nay, rõ ràng các nhà đàm phán tại Vòng Đàm phán Uruguay về thỏa thuận sở hữu trí tuệ, Thỏa thuận về các Phương diện Liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), đã đảm bảo rằng việc làm của họ mang lại một hiệu quả lâu dài. Đây là điểm khởi đầu cho những nỗ lực tương lai nhằm cải thiện việc thực thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực thi Pháp luật Sở hữu Trí tuệ: Các Cơ quan Chính phủ và Bốn lĩnh vực chức năng

  1. Thực thi Pháp luật Sở hữu Trí tuệ: Các Cơ quan Chính phủ và Bốn Lĩnh vực Chức năng1 Quốc nội Thực thi Quốc tế Chính sách Đến nay, rõ ràng các nhà đàm phán tại Vòng Đàm phán Uruguay về thỏa thuận sở hữu trí tuệ, Thỏa thuận về các Phương diện Liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), đã đảm bảo rằng việc làm của họ mang lại một hiệu quả lâu dài. Đây là điểm khởi đầu cho những nỗ lực tương lai nhằm cải thiện việc thực thi. Bên cạnh việc định ra những yêu cầu hay chuẩn mực tối thiểu về bảo vệ sở hữu trí tuệ, thỏa thuận này đã khiến cho nhiều chính phủ cố gắng và hiểu rõ cấu trúc thực thi pháp luật của họ. Nhiều năm sau khi kết thúc Vòng Đàm phán Uruguay, các chính phủ vẫn tiến hành đánh giá về các hệ thống của họ để tìm cách thực hiện các nghĩa vụ của TRIPS. Dù phải đối mặt với việc thực hiện các chuẩn mực hiện hành hoặc các chuẩn mực có thể được thiết lập trong tương lai, các chính phủ đều phải xác định và/hoặc định nghĩa vai trò cụ thể của các cơ quan chính phủ. Bước tiếp theo không phải là nỗ lực nhằm trả lời các câu hỏi khó khăn liên quan đến việc các chính phủ nên được cấu trúc như thế nào, mà là nỗ lực trợ giúp các chính phủ trong việc xác định bốn lĩnh vực cơ bản của các cơ quan chức năng. Mặc dù nội dung thảo luận này xác định bốn lĩnh vực cơ bản, điều quan trọng cần ghi nhớ là chức năng của các cơ quan không bao giờ được định nghĩa một cách thật rành mạch. Tuy nhiên, các cơ quan thường được phân theo các chức năng cơ bản thuộc một trong bốn lĩnh vực. Song, luôn luôn có sự chồng chéo. Khi xác định tất cả các cơ quan chính phủ liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, về phương diện chức năng, các cơ quan này đều thuộc về bốn lĩnh vực: thực thi, quốc nội, chính sách và quốc tế. Tên gọi thích hợp của một cơ quan có thể được quy định bằng ngôn ngữ pháp quy, nghĩa là pháp luật quy định chức năng hoặc thẩm quyền của một cơ quan và các hoạt động của cơ quan đó. Chức năng Thực thi Trong bối cảnh thảo luận về thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ, “cơ quan thực thi” đề cập đến các cơ quan có quyền và nghĩa vụ trực tiếp bảo vệ pháp luật. Một số cơ quan chính phủ thuộc loại này bao gồm cảnh sát (cảnh sát thường, cảnh sát kinh tế, cảnh sát khác), cơ quan công tố và các cơ quan thực thi hành chính như hải quan. Lý do đưa các cơ quan này vào nhóm “cơ quan thực thi” là bởi vì cảnh sát, hải quan, cơ quan công tố và các cơ quan khác có thể liên quan đến việc thực thi đều là những cơ quan chính phủ tiếp xúc trực tiếp với “các mục tiêu” của những hành động này, đó là các cá nhân hoặc doanh nghiệp bị tình nghi có các hành vi vi phạm. 1 Bài viết này được trích từ cuốn sách Thực thi Pháp luật Sở hữu Trí tuệ Quốc tế: SOP (Chuẩn mực, Quan sát và Nhận thức), của tác giả Timothy P. Trainer do Liên minh Chống Làm giả Quốc tế xuất bản năm 2002. 1
  2. Các cơ quan thuộc nhóm này liên quan trực tiếp đến các hoạt động như: • điều tra; • tấn công; • tịch thu sổ sách kinh doanh; • tịch thu thiết bị; • giam giữ; • tịch thu hàng hóa vi phạm; • bắt giữ các đối tượng tình nghi; và • truy tố. Do các tòa án xét xử cả các vụ án dân sự và hình sự đồng thời chịu trách nhiệm về việc xử phạt, cơ quan này thuộc về phạm trù thực thi pháp luật rõ ràng hơn các cơ quan khác. Tòa án thường không tham gia vào việc xây dựng chính sách, mà thường diễn dịch và áp dụng hoặc thực thi pháp luật. Ngày nay, các cơ quan thực thi có thể bao gồm các cơ quan chính phủ trước đây không thuộc hệ thống bảo vệ pháp luật. Một số chính phủ ban hành pháp luật giám sát các cơ sở sản xuất phương tiện quang học cùng với quyền lực bảo vệ pháp luật nhằm quản lý và đóng cửa các cơ sở tham gia sản xuất phi pháp. Trong một số trường hợp, điều này đã bổ sung thêm thẩm quyền cho các cơ quan chính phủ hiện hành trong khi các cơ quan khác có thể được giao nhiệm vụ thanh tra mà trước đây không có. Từ góc độ thực thi, các chức năng liên quan đến việc tiếp nhận và xem xét các hồ sơ xin đăng ký bằng phát minh và thương hiệu, và các hoạt động tiếp theo liên quan đến việc cấp thương hiệu và bằng phát minh không thuộc về “thực thi” khi xét về hoạt động đấu tranh chống đánh cắp và làm giả. Do vậy, các hoạt động thông thường của một cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp, mặc dù có tính thực thi, không thực sự thuộc nhóm bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi vì một số chính phủ có thể giao cho cơ quan phụ trách việc đăng ký thương hiệu trách nhiệm bổ sung về thực thi hành chính đối với các vi phạm về thương hiệu.2 Chức năng Quốc nội Các cơ quan thực thi thường thuộc về nhóm quốc nội. Vì vậy, cảnh sát, cơ quan công tố, hải quan và các cơ quan quản lý khác thuộc về cả hai nhóm thực thi và quốc nội do pháp luật của một quốc gia giới hạn thẩm quyền tịch thu hàng hóa, bắt giữ các cá nhân và truy tố những kẻ tình nghi trên lãnh thổ của quốc gia đó. Khó có trường hợp cảnh sát của một nước thực thi thẩm quyền của mình trên lãnh thổ của một quốc gia khác mà không phải trong các tình huống đặc biệt hoặc có sự chấp thuận của chính phủ quốc gia đó. Hơn nữa, các nhân viên hải quan của một nước cũng sẽ chắc chắn không thực hiện nhiệm vụ thường nhật của mình trên phần biên giới của một nước khác. 2 Nhằm mục đích so sánh, Cục Quản lý Bằng phát minh và Thương hiệu Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về quy trình đăng ký thương hiệu và bằng phát minh, nhưng không có trách nhiệm thực thi pháp luật. Tại Trung Quốc, Cơ quan Quản lý Công nghiệp và Thương mại Nhà nước có cả chức năng đăng ký thương hiệu và thực thi pháp luật hành chính. 2
  3. Cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ và tác quyền của bất kỳ chính phủ nào cũng sẽ được coi là cơ quan quốc nội. Bằng phát minh và thương hiệu có giá trị tại lãnh thổ của quốc gia nơi bằng phát minh và thương hiệu đó được đăng ký, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ như các thương hiệu mang tính cộng đồng tại Châu Âu. Đối với tác quyền, mặc dù không cần phải đăng ký do Công ước Berne cấm các thủ tục hành chính, cơ quan chính phủ liên quan có trách nhiệm giám sát vấn đề tác quyền có khả năng tham gia vào các vấn đề chính sách quốc nội cao hơn. Các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ cũng đã đưa vai trò của họ đối với việc phân tích các đề xuất mới vào các dự thảo luật được trình lên cơ quan lập pháp quốc gia. Thêm vào đó, các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ thường tham gia vào việc dự thảo các sửa đổi đối với các quy định pháp luật trong nước. Hơn nữa, trong phạm vi các tòa án xét xử các vụ án liên quan đến thương hiệu và bằng phát minh, các cơ quan này liên quan đến việc phán quyết các vấn đề sở hữu trí tuệ quốc nội. Các trường hợp này, mặc dù các cơ quan này có thể diễn dịch các quy định pháp luật nhưng không thực sự nhằm vào việc xây dựng chính sách. Đây là các hoạt động quốc nội nhằm giải quyết các xung đột, không nhằm tạo ra một quan điểm chính sách. Chức năng Chính sách Trọng tâm ở đây là chức năng chính sách sở hữu trí tuệ và các cơ quan chủ yếu tham gia vào việc phát triển các chính sách này. Mặt khác, tất cả các cơ quan của một chính phủ đều tham gia vào việc xây dựng các chính sách liên quan đến nhiệm vụ và các hoạt động của họ. Vì vậy, rõ ràng là có một vai trò chính sách nhất định dành cho một số thành viên của cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan hải quan. Tuy nhiên, việc tập trung vào vấn đề sở hữu trí tuệ có thể làm thay đổi quan điểm về vai trò chính sách của một cơ quan cụ thể. Ví dụ, các cơ quan bảo vệ pháp luật, hải quan, cơ quan công tố và các cơ quan liên quan khác thực hiện các quy định của luật pháp về thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ, nhưng liệu họ có đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng chính sách sở hữu trí tuệ của một chính phủ không? Chắc chắn là các cơ quan sở hữu trí tuệ (cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp và cơ quan tác quyền hoặc bộ chủ quản) liên quan nhiều hơn đến việc xây dựng và phát triển chính sách sở hữu trí tuệ. Tất nhiên câu trả lời của từng quốc gia cũng khác nhau. Các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ (sở hữu công nghiệp và tác quyền) tập trung vào những cân nhắc chính sách có liên quan đến các cấp độ bảo vệ các loại sở hữu trí tuệ khác nhau, tác động của công nghệ đối với sở hữu trí tuệ và những cân nhắc hoặc vấn đề khác không ngừng thách thức các quyền này. Thực chất, cùng với sự phát triển các chuẩn mực sở hữu trí tuệ, trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng của những tiến bộ về công nghệ, một số thay đổi lớn đối với pháp luật trong nước đã được tranh luận chủ yếu bởi khu vực tư nhân và các cơ quan hữu quan. Khi các chuẩn mực này được xác lập, các cơ chế thực thi cũng được xác định. Nếu nhìn vào sự ủy quyền của chính phủ khi thực hiện đàm phán các điều khoản thực thi sở hữu trí tuệ, một phần của câu trả lời đã có thể thấy rõ. Trước hết, chắc chắn là các cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp (bằng phát minh/thương hiệu) và tác quyền hoặc cơ quan chủ quản có thẩm quyền sẽ tham gia. Trong một số chính phủ, việc này 3
  4. cũng có thể liên quan đến Bộ Văn hóa và Bộ Thương mại. Thêm vào đó, do bản chất chính sách của sở hữu trí tuệ trong nhiều thỏa thuận song phương và đa phương, các bộ thương mại và ngoại giao cũng thường tham gia. Nói như vậy không có nghĩa là các cơ quan thực thi không bao giờ tham gia, nhưng chắc chắn các cơ quan này thường không ở vị trí chủ trì trong việc xây dựng chính sách sở hữu trí tuệ tổng thể trong một chính phủ. Các cơ quan thực thi có nhiệm vụ đảm bảo các chuẩn mực về bảo vệ và thực thi hiện có và được thi hành đối với các chủ sở hữu trí tuệ. Vai trò chính sách của các cơ quan này là một phần nhỏ trong việc xây dựng chính sách thuộc một lĩnh vực thực thi có phạm vi hẹp hơn. Chức năng Quốc tế Việc xác lập các chuẩn mực về sở hữu trí tuệ trên bình diện quốc tế thường là một quá trình liên cơ quan trong hầu hết các chính phủ. Các chuyên gia kỹ thuật về vấn đề sở hữu trí tuệ, dù họ có thể không phải là các trưởng phái đoàn chính thức, thường có vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến các chuẩn mực. Cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp và tác quyền và/hoặc cơ quan chủ quản thường cung cấp kỹ năng chuyên môn cần thiết để đàm phán nội dung của các lính vực kỹ thuật này. Phương diện chính sách thương mại của sở hữu trí tuệ làm cho vai trò của các cơ quan liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ quốc tế trở nên phức tạp. Mặc dù vai trò của cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp và tác quyền vẫn thường là cốt lõi của nhiều thỏa thuận sở hữu trí tuệ, tầm quan trọng được thừa nhận về khả năng thực thi các quyền được xác định trong nhiều thỏa thuận khác nhau đã đặt các cơ quan khác vào những vai trò trọng yếu. Từ góc độ thực thi pháp luật, nhiều cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ và tác quyền tiếp tục đại diện cho các chính phủ trong các phiên họp quốc tế. Bên cạnh đó, cơ quan thương mại hoặc bộ ngoại giao của chính phủ có thể đóng vai trò chủ trì giải quyết các vấn đề về sở hữu trí tuệ quốc tế, bao gồm cả việc thực thi pháp luật. Một lần nữa, việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ trở thành một phần của các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ như vấn đề thương mại chắc chắn sẽ khiến cho các chính phủ giữ vai trò chủ đạo của các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, gần đây sự nhấn mạnh được tăng cường về việc thực thi các quyền và sự gia tăng về mua bán qua biên giới các sản phẩm được làm giả và đánh cắp đã nâng cao tầm quan trọng của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong một vai trò quốc tế. Mặc dù TRIPS bao gồm nhiều yêu cầu thực thi pháp luật tại biên giới, thực tế về sự tập trung vào hoạt động nhập khẩu vào một quốc gia tiếp tục nhấn mạnh đến việc thực thi pháp luật trong nước. Tuy nhiên, mối quan ngại ngày càng tăng của các chủ sở hữu trí tuệ về hoạt động thương mại qua biên giới đã tạo nên một sức ép lớn đối với các cơ quan có thẩm quyền về biên giới trong việc tăng cường sự tham gia của họ vào vấn đề này. Do vậy, vai trò quốc tế của các nhân viên hải quan trong các hoạt động ngoài huấn luyện chắc chắn sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, mặc dù các hành động của cảnh sát thường có định hướng quốc nội, ngày càng có nhiều chủ sở hữu trí tuệ và chính phủ nhận thấy cần có sự tăng cường 4
  5. phối hợp giữa nhân viên cảnh sát các nước do các phần tử tội phạm có tổ chức tiếp tục toàn cầu hóa thị trường làm giả của chúng. Theo đó, ngày càng có những gợi ý rõ ràng về sự cần thiết có một nỗ lực thực thi pháp luật quốc tế hữu hiệu và được điều phối tốt hơn nhằm ngăn chặn hoạt động mua bán các sản phẩm làm giả và đánh cắp. Mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể có vai trò ngày càng lớn, các cơ quan truyền thống liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ và các cơ quan trong lĩnh vực thương mại và ngoại giao tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc đàm phán quốc tế. Điều này có thể được lý giải bằng thực tế là tại nhiều quốc gia, sở hữu trí tuệ vẫn là một khái niệm ngoại lai. Dù TRIPS và các thỏa thuận khu vực và song phương sau đó đã bao gồm nhiều điều khoản thực thi bắt buộc, kiến thức về sở hữu trí tuệ bên ngoài các cơ quan truyền thống giải quyết vấn đề này vẫn còn rất hạn chế. Bốn Lĩnh vực Chức năng Tính phức tạp của việc thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ đặt ra thách thức đối với sự phân định một cách rõ ràng. Khi càng có nhiều cơ quan chính phủ liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ, tất cả các cơ quan này khó có thể được gắn với một vai trò cụ thể. Tuy nhiên, một số chính phủ đang áp dụng các nghĩa vụ và yêu cầu mới có thể tìm kiếm một sự đơn giản hóa trong việc xác định nhiệm vụ của các cơ quan. Dù không đơn giản nhưng sự tìm hiểu về sự liên quan của các cơ quan trong quá khứ và trọng tâm của họ có thể mang lại sự hướng dẫn ban đầu. Sự phân loại theo bốn lĩnh vực chức năng này đã đơn giản hóa vấn đề. Một bức tranh chính xác hơn sẽ có bốn lĩnh vực chức năng chồng chéo lẫn nhau. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2