BỆNH ÁN HUYỄN VỰNG - HOA MẮT, CHÓNG MẶT
lượt xem 17
download
Tham khảo tài liệu 'bệnh án huyễn vựng - hoa mắt, chóng mặt', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH ÁN HUYỄN VỰNG - HOA MẮT, CHÓNG MẶT
- BỆNH ÁN HUYỄN VỰNG (HOA MẮT, CHÓNG MẶT) Posted 04/01/2010 by phucbacsi1983 in BỆNH ÁN ĐÔNG Y. Thẻ:Bệnh án Huyễn vựng, Chóng mặt, Hoa mắt. 2 phản hồi BỆNH ÁN HUYỄN VỰNG I.PHẦN HÀNH CHÍNH -Họ và tên bệnh nhân: TRẦN THỊ H. -Giới: Nữ -Tuổi: 66 -Địa chỉ: 20/131 Trần Phú, Phước Vĩnh, Huế -Nghề nghiệp: Hưu trí -Ngày giờ vào viện: ngày 12/11/2009 -Lí do vào viện: Chóng mặt -Số vào viện: 1812 -Ngày thăm khám: ngày 13/11/2009 II.BỆNH SỬ
- 1.Quá trình bệnh lý: Khởi bệnh cách đây 2 tháng với chóng mặt, không sốt, không đau đầu, không nhức đầu, không ù tai, không đau tai, và không buồn nôn, không nôn. Chóng mặt xuất hiện đột ngột, từng cơn, kéo dài khoảng 1 phút, bệnh nhân thấy mọi vật xung quanh mình xoay tròn, chóng mặt tăng khi bệnh nhân hồi hộp, kèm ra mồ hôi tay; khi ngồi lâu đứng dậy bệnh nhân cũng xuất hiện chóng mặt, nhắm mắt thì đỡ chóng mặt; làm việc mau mệt và dễ hồi hộp, động làm thì hồi hộp tăng và có kèm theo triệu chứng khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu, đau lưng, mỏi gối. Bệnh nhân đã điều trị khoảng 1 tháng với các thuốc hoạt huyết dưỡng não, vitamin nhóm B, bệnh có thuyên giảm, ngủ được nhưng không hết, thỉnh thoảng vẫn chóng mặt nên giờ xin vào bệnh viện y học cổ truyền để điều trị. Thăm khám khi vào viện: • Mạch: 85 lần/phút o Nhiệt: 370C o Tần số thở: 18 lần/phút o Huyết áp 130/80 mmHg o Tổng trạng mập, tỉnh táo, tiếp xúc tốt o Hiện tại không chóng mặt, o Không đau nhức đầu, không ù tai, không đau tai o Nhịp tim đều, T1, T2 nghe rõ, không nghe tiếng tim bệnh lý, không hồi o hộp, không khó chịu vùng ngực, không đau tức ngực Không ho, không khó thở, phổi trong o Bụng mềm, gan lách không sờ thấy o Tiểu bình thường, hai thận không sờ thấy o Các cơ quan khác chưa phát hiện bệnh lý o 2.Tiền sử: -Bản thân: +Chóng mặt cách đây 3 năm đã điều trị tây y khỏi +Không có bệnh lý tai mũi họng. +Không có chấn thương vào đầu. -Gia đình: Không ai mắc bệnh liên quan PHẦN THĂM KHÁM TÂY Y I.Thăm khám tổng quát:
- -Tổng trạng mập -Tỉnh táo, tiếp xúc tốt -Mặt hồng hào, kết mạc mắt hồng -Không phù, không xuất huyết dưới da -Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy -Mạch: 85 lần/phút -Nhiệt: 370C -Tần số thở: 18 lần/phút -Huyết áp 130/80 mmHg II.Thăm khám cơ quan: 1.Tim mạch: -Không hồi hộp, không khó chịu vùng ngực, không đau tức ngực -Nhịp tim đều, tần số 85 lần/phút, -T1, T2 nghe rõ, không nghe tiếng tim bệnh lý 2.Hô hấp: -Lồng ngực bình thường -Không ho, không khó thở, nhịp thở 18 lần/phút -Không nghe ran 3.Tiêu hóa: -Bụng mềm, không chướng, không có u cục -Đại tiện bình thường, gan lách không sờ thấy 4.Thận-tiết niệu: -Tiểu bình thường, không tiểu buốt, tiểu rát
- -Nước tiểu lúc trong lúc vàng, số lượng bình thường khoảng 1,5 lít/ngày -Hai thận không sờ thấy 5.Thần kinh: -Không có dấu thần kinh khu trú -Vận động bình thường -Không có rối loạn cảm giác -Phản xạ gân xương tứ chi bình thường 6.Cơ xương khớp: -Cột sống không vẹo lệch -Không đau cơ khớp -Đau lưng, mỏi gối 7.Tai mũi họng: -Không đau tai, không nhức đầu -Chưa phát hiện bệnh lý tai mũi họng 8.Các cơ quan khác: -Chưa phát hiện bệnh lý III.Cận lâm sàng 1.Công thức máu Ngày 12/11/2009 Hồng cầu 3,64 x106/mm3 (bt 3.87 – 4.91×106/mm3) • Hb 12,8 g/dl (bt 12-16g/dl) • Hct 38,9 % (bt 34-44%) • Bạch cầu 3 3 5,9 x10 /mm • 0,5 x103/mm3 chiếm 8,2% Mid • 2,3 x103/mm3 chiếm 38,9% Lympho • 3,1 x103/mm3 chiếm 52,9% Gran • Tiểu cầu 264,103/mm3 •
- 2.Nước tiểu Ngày 16/11/2009 Bilirubin (-) • bình thường Urobilinogen • Ketone (-) • bình thường Glucose • Protein 30 mg/dl • Nitrite (-) • Blood 5-10 ery/ul • pH 7 • SG 1.020 • Leuko (-) • 3.Xét nghiệm máu Ngày 17/11/2009 Glucose 6,09 mmol/l • Cholesterol 5,04 mmol/l • LDL 2,32 mmol/l • HDL 1,99 mmol/l • Acid uric 230,36 umol/l • Creatinin 61,64 umol/l • SGOT 24,84 UI/l • SGPT 21,45 UI/l • 4.X-quang Ngày 13/11/2009 Mờ xoang trán (T), mờ xoang hàm (P) • 5.Siêu âm Ngày 13/11/2009 Siêu âm tổng quát: Gan nhiễm mỡ nhẹ • Siêu âm tim: hở van động mạch chủ nhẹ • 6.ECG Ngày 13/11/2009 Nhịp xoang, tần số 90 lần/phút •
- Trục trung gian apha=+600 • IV.Tóm tắt biện luận chẩn đoán: Bệnh nhân nữ 66 tuổi, vào viện vì chóng mặt, qua hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng em rút ra các dấu chứng và hội chứng sau: Hội chứng viêm xoang • o Chóng mặt từng cơn, kéo dài khoảng 1 phút, bệnh nhân cảm thấy mọi vật xung quanh xoay tròn o Chóng mặt tăng khi bệnh nhân hồi hộp, nhắm mắt thì đỡ chóng mặt o X-quang: Mờ xoang trán (T), mờ xoang hàm (P) Hội chứng thiếu máu não cục bộ thoáng qua • o Chóng mặt từng cơn, dột ngột, kéo dài khoảng 1 phút o Số lượng hồng cầu giảm nhẹ o Siêu âm có hở van động mạch chủ nhẹ Dấu chứng âm tính • o Không đau đầu, không nhức đầu o Không đau tai, không ù tai, không sốt o Không buồn nôn, không nôn Chẩn đoán sơ bộ: Viêm xoang / thiếu máu cục bộ não thoáng qua Biện luận: Bệnh nhân nữ 66 tuổi vào viện chóng mặt từng cơn, kéo dài khoảng 1 phút, khởi bệnh cách đây 2 tháng, bệnh nhân cảm giác thấy mọi vật xung quanh mình xoay tròn, nhưng không nhức đầu, không đau đầu, không đau tai, không ù tai, không buồn nôn và không nôn. Đây là chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại vi không phải do tổn thương tiền đình trung ương vì tổn thương tiền đình trung ương bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng chóng mặt nhưng thường kèm theo đau đầu, nói khó, hoặc yếu liệt chi. Bệnh nhân cũng không có tăng huyết áp, cholesterol máu bình thường, đường huyết bình thường, không có biểu hiện lâm sàng của cường giáp, bệnh nhân cũng không dùng các thuốc kháng sinh và các thuốc an thần mà có thể gây nên biểu hiện chóng mặt. Bệnh nhân không có tăng huyết áp, protein niệu 30mg/dl, đây là protein niệu sinh lý ở người bình thường. Nguyên nhân do rối loạn tiền đình ngoại vi gây chóng mặt ở đây là do viêm xoang. Mặc dù bệnh nhân không có biểu hiện đau các xoang như xoang hàm: nhức vùng má, xoang trán: nhức giữa 2 lông mày xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt, xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy, cũng không có biểu hiện nghẹt mũi hay chảy nước mũi nhưng qua x-quang ta có thể khẳng định là bệnh nhân bị viêm xoang, x- quang có mờ xoang trán (T), mờ xoang hàm (P). Đây là trường hợp viêm xoang mạn tính, do bệnh khởi phát cách đây khoảng 2 tháng và các triệu chứng rất là nhẹ nhàng, chỉ có biểu hiện là chóng mặt.
- Chóng mặt xuất hiện đột ngột, từng cơn, kéo dài khoảng 1 phút, khi ngồi lâu đứng dậy bệnh nhân cũng xuất hiện chóng mặt. Như vậy bênh nhân có thể bị hạ huyêt ap khi ̣ ́́ thay đôi tư thế do cơ thể không thich nghi kip thời gây thiêu mau nao thoang qua hoăc có ̉ ́ ̣ ́ ́ ̃ ́ ̣ cơn hạ huyêt không theo chu ky. Điêu nay rât phù hợp với thiêu mau nao thoang qua do ́ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̃ ́ thay đôi tư thế trên cơ thể có số lượng hồng cầu giảm nhẹ (hồng cầu 3,64 x106/mm3, ̉ tiểu máu vi thể 5-10 ery/ul. Có thể xac đinh băng cach theo doi holter huyêt ap hoăc ̣́ ̀ ́ ̃ ́́ ̣ Monitoring sẽ phat hiên được những cơn hạ huyêt ap nay. ́ ̣ ́́ ̀ Biểu hiện chóng mặt kèm hồi hộp ở đây có thể là do phản ứng giao cảm trước rối loạn tiền đình hoặc do tình trạng thiếu máu não thoáng qua do hạ huyết áp tư thế hoặc cơn hạ huyết áp không theo chu kỳ trên cơ địa giảm số lượng hồng cầu kèm hở van động mạch chủ nhẹ, nêu có găng sức thì cang biêu hiên rõ nhât là triêu chứng hôi hôp ́ ́ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ và chong măt. ́ ̣ Vậy chẩn đoán cuối cùng là viêm xoang mạn tính / thiếu máu cục bộ não thoáng qua. V. Tiên lượng: -Khả quan VI.Điều trị: Kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng, tăng tuần hoàn não -Amoxicillin 500mg x 15 viên, ngày 2 viên, sáng 1 viên, tối 1 viên -Metronidazole 500mg x 15 viên, ngày 2 viên, sáng 1 viên, tối 1 viên -Dexamethasone 0,5mg x 10 viên, ngày 3 viên, sáng 2 viên, tối 1 viên -Ginko biloba 40mg x 21 viên, ngày 3 viên, sáng 1 viên, chiều 1 viên, tối 1 viên VII.Phòng bệnh: - Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng. - Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị. PHẦN THĂM KHÁM ĐÔNG Y I.Vọng:
- -Tỉnh táo, linh hoạt -Sắc mặt tươi nhuận, sắc môi nhuận -Chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mỏng, ướt, lưỡi không to bệu, không có dấu răng, không lệch, không run -Thể trạng mập, da lông nhuận, không phù, không teo cơ, chân tay không run, đi đứng bình thường -Thái độ hòa nhã, không cáu gắt, nóng nảy II.Văn: -Tiếng nói rõ, có lực -Không khó thở, hơi thở không hôi -Không ho, không nấc, không buồn nôn, không nôn III.Vấn: -Trong người nóng, thích mát, không sốt -Động làm thì ra mồ hôi tay hơn, không đạo hãn -Ăn uống bình thường, không khát -Nước tiểu lúc vàng lúc trong, thường tiểu vàng nhiều hơn tiểu trong, không tiểu đêm -Đại tiện không táo không lỏng -Thỉnh thoảng chóng mặt, nhưng không đau đầu, không đau tai, không ù tai -Đau lưng, mỏi gối, không đau tức hai bên sườn -Không khó chịu vùng ngực, không đau ngực, không đau bụng -Khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu IV.Thiết: -Mạch đới sác có lực -Lòng bàn tay bàn chân nóng, dưới mũi ức không nóng
- -Bụng không chướng, không đau, không u cục -Các huyệt Chương môn, Kỳ môn, Trung quản, Cự khuyết, Đản trung, Thái dương không đau khi ấn. -Huyệt Phong trì ấn đau. V.Biện chứng luận trị Bệnh nhân nữ 66 tuổi, vào viện vì chóng mặt, qua vọng văn vấn thiết ta rút ra các dấu chứng và hội chứng sau: Lý chứng -Bệnh ảnh hưởng tới Can, Tâm. Can âm hư biểu hiện chóng mặt, trong người nóng, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, tiểu vàng, mạch đới sác. Tâm huyết hư biểu hiện dễ hồi hộp, động làm thì hồi hộp tăng kèm ra mồ hôi tay, khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu. Biểu hiện Thận hư chỉ ở mức độ nhẹ chỉ có biểu hiện đau lưng, mỏi gối, trong người nóng, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, ti ểu vàng, mạch đới sác. Nhiệt chứng: -Trong người nóng, thích mát -Lòng bàn tay bàn chân nóng -Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng -Tiểu lúc vàng lúc trong, vàng nhiều hơn trong -Mạch đới sác Hư chứng -Dễ hồi hộp, động làm thì hồi hộp tăng kèm ra mồ hôi tay -Khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu Chẩn đoán bệnh danh : Huyễn vựng Chẩn đoán bát cương : Lý hư nhiệt *Chẩn đoán âm dương khí huyết : Âm, Khí, Huyết Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc : Can Tâm Thận
- Chẩn đoán nguyên nhân : Nội nhân Pháp điều trị : Tư âm bổ Can Thận, dưỡng tâm an thần “Huyễn” là hoa mắt chóng mặt , “Vựng” là chao đảo như ngồi trên thuyền, hai triệu chứng này thường đi chung với nhau, vì vậy gọi chung là huyễn vựng. Bệnh nhân có triệu chứng, chóng mặt từng cơn, hễ làm việc nhiều thì kèm thêm hồi hộp và ra mồ hôi và khi như vậy thì lại xuất hiện chóng mặt nên bệnh danh ở đây là Huyễn vựng. Chẩn đoán bát cương là lý hư nhiệt. Lý là vì bệnh ảnh hưởng đến tạng phủ mà ở đây là tạng Can và tạng Tâm. Can âm hư biểu hiện, chóng mặt, trong người nóng, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, tiểu vàng, mạch đới sác. Tâm huyết hư biểu hiện dễ hồi hộp, động làm thì hồi hộp tăng kèm ra mồ hôi tay. Thận hư chỉ ở mức độ nhẹ có biểu hiện là đau lưng, mỏi gối. Nhiệt là vì bệnh nhân có biểu hiện trong người nóng, thích mát, lòng bàn tay chân nóng, tiểu lúc vàng lúc trong, vàng nhiều hơn trong, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch đới sác. Chẩn đoán phân biệt Nguyên nhân của chứng Huyễn vựng có thể do hư có thể do thực nhưng phần lớn là hư chứng, thực chứng rất ít. Thực chứng thường là biểu hiện của chứng hậu can hỏa thượng viêm hoặc can dương thượng cang. Hà gian lục thư thì ghi: “phong hoả giai dương, dương đa kiêm hoả, dương chủ hô động, lưỡng dương tương bác tắc vi tuyền chuyển” ý nói phong và hoả đều thuộc dương, dương thường kiêm hoả, dương chủ về động, hai dương (phong và hỏa) tương bác với nhau tất gây ra huyễn vựng. Can dương thượng can là do can dương nóng bốc lên quá nhiều, dương thiên thịnh ở đầu, mắt nên ngoài biểu hiện chóng mặt còn có thêm biểu hiện đầu trướng, đầu đau, đau mắt, trướng đau vùng sườn, đắng miệng, mạch huyền, tính tình cáu gắt nóng nảy. Nếu can hỏa thịnh (can hỏa tích thịnh, can kinh thực hỏa) thì ngoài triệu chứng của can dương thượng can ra còn có thêm triệu chứng thiên về hỏa về nhiệt biểu hiện đau đầu cường độ nhiều hơn, đau dữ dội, kiêm mắt đỏ, tai ù, có thể kiêm các chứng xuất huyết như nôn ra máu, chảy máu cam. Tuy nhiên trên bệnh nhân chỉ có biểu hiện của chóng mặt chứ không đau đầu, đau mắt, tai ù, không cáu gắt nóng nảy và không có các triệu chứng khác; triệu chứng nhiệt ở bệnh nhân cũng chỉ ở mức nhẹ nhàng. Như vậy ta thấy triệu chứng bệnh can trên bệnh nhân tương đối nhẹ nhàng chứ không nặng nề và rầm rộ nên ta có thể loại trừ hai nguyên nhân huyễn vựng thuộc thực chứng là can dương thượng cang và can hỏa thượng viêm nói trên.
- Xét nguyên nhân huyễn vựng do tỳ vị hư nhược, đàm trọc trung trở. Đan khê tâm pháp có viết : “vô đờm bất tác huyễn” nghĩa là không có đờm thì không gây huyễn vựng. Tỳ Vị hư tổn thì khí huyết không có nguồn mà sinh, tỳ thất kiện vận thì không vận hoá được đồ ăn thành tinh chất để nuôi cơ thể mà đọng tụ lại thành thấp thành đờm. Tỳ chủ thăng, Vị chủ giáng, Tỳ Vị hư thì đờm thấp sinh ra thanh dương không thăng, trọc âm không giáng mà gây nên huyễn vựng. Bệnh nhân có triệu chứng huyễn vựng nhưng không có triệu chứng của Tỳ Vị hư như ăn kém, đầy bụng, đại tiện lỏng loãng, đầu không nặng, mình mẩy tay chân không nặng nề, không có đờm, lưỡi không to bệu, không nhớt, mạch không nhu không hoạt nên ta cũng loại trừ nguyên nhân đờm trọc trung trở do Tỳ Vị hư tổn. Sau khi loại trừ các nguyên nhân trên ta thấy bệnh cảnh bệnh nhân phù hợp nhất với chứng hậu Can âm hư. Can âm hư phần lớn là do Can huyết hư tiển triển lên mà thành. Sách Tố vấn chí chân yếu đại luận viết : “chư phong tác huyễn giai vu thuộc can” ý nói các loại phong gây huyễn vựng đều do can phong sinh ra. Can âm hư với biểu hiện, chóng mặt, trong người nóng, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, tiểu vàng, mạch đới sác. Bệnh huyễn vựng chủ yếu là do tạng can nhưng tạng Tâm và tạng Thận cũng đóng vai trò quan trọng theo quan hệ ngũ hành tương sinh.
- Ât Quí đông nguyên cho nên Can âm hư phần lớn là do Thân âm hư tiên triển lên mà ́ ̀ ̣ ́ thành vì can môc dựa vào sự nuôi dưỡng của thận thủy. Vì thế thân âm hư sẽ dân đên ̣ ̣ ̃ ́ can âm bất túc. Thực tế trên bênh nhân ngoai triêu chứng âm hư ta con thây biêu hiên ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ̣ triêu chứng cua thân hư là đau lưng, mỏi gối. Hơn nữa do bênh nhân tuổi cao thận tinh ̣ ̉ ̣ ̣ bất túc, tinh không đủ thì tủy sẽ kem, tinh tuy kem thì không nuôi dưỡng được cho não, ́ ̉ ́ vì não là bể của tủy, nên cũng gây ra chứng huyễn vựng. Can môc sinh Tâm hoa, Can âm bât tuc sẽ không sinh được Can huyêt vì âm là mẹ cua ̣ ̉ ́́ ́ ̉ huyêt. Can huyêt hư thì không sinh được Tâm huyêt nên bênh nhân có biêu hiên dễ hồi ́ ́ ́ ̣ ̉ ̣ hộp, động làm thì hồi hộp tăng kèm ra mồ hôi. Tinh tiên thiên cua Thân suy, huyêt hâu ̉ ̣ ̣́ thiên cua Can hư, lam cho huyêt cua Tâm thiêu thì cang dễ gây ra chứng Huyên Vựng. ̉ ̀ ́̉ ́ ̀ ̃ Tóm lại bệnh lý ở đây là Can Thận âm hư, Tâm huyết hư. VII.Điều trị 1.Pháp Cảnh Nhạc toàn thư viết : “vô hư bất tác huyễn, vô hoả bất tác vựng”, nghĩa là không hư thì không chong măt, không có hoả thì không gây chao đao vậy huyễn vựng là do hư ́ ̣ ̉ hợp với hoả gây nên, phép chữa bổ hư giáng hoả. Hải Thượng Lãn Ông trong Y trung quan kiện viết: “bệnh chóng mặt trong phương thư đều chia ra phong, hàn, thử, thấp, khí, huyết, đờm để chữa, đại ý không ngoài chữ hỏa. Âm huyết hậu thiên hư thì hoả động lên, chân thuỷ tiên thiên suy thì hoả bốc lên, bệnh nhẹ thì chữa hậu thiên, bệnh nặng thì chữa tiên thiên”. Vì thê, trong trường hợp nay phap điêu trị là Binh can tức phong, Tư âm bổ Can Thận, ́ ̀ ́ ̀ ̀ dưỡng tâm an thần 2.Phương 2.1.Phương huyêt ̣ Thông huyệt Túc lâm khấp • Binh can tức phong: Thai xung, Bach hôi, Phòng trì (Đ), Ế phong (Tt) ̀ ́ ́ ̣ • Bổ thân âm: Tam âm giao, Phuc lưu, Âm côc. ̣ ̣ ́ • Bổ Can âm huyêt: Tam âm giao, Khuc tuyên, Can du ́ ́ ̀ • Dưỡng Tâm huyêt: Thiêu hai, Tâm du ́ ́ ̉ • ̀ ̣ ̀ An thân: An miên 1, An miên 2, Nôi quan, Thân môn • -Phương huyệt 1: Túc lâm khấp, Thai xung, Bach hôi, Ế phong, Tam âm giao, Phuc lưu, ́ ́ ̣ ̣ Khuc tuyên, Thiếu hải, An miên 1, Nôi quan. ́ ̀ ̣ -Phương huyệt 2: Túc lâm khấp, Thai xung, Bach hôi, Phong tri, Tam âm giao, Âm côc, ́ ́ ̣ ̀ ́ ̀ Can du, Tâm du, An miên 2, Thân môn
- 2.2.Phương thang: Để tư âm bổ can thận, dưỡng tâm an thần trong trường hợp nay tôi dung bai Luc vị ̀ ̀ ̀ ̣ Quy thược gia vị Để tư âm bổ can thận, dưỡng tâm an thần, binh can tức phong trong trường hợp nay tôi ̀ ̀ dung bai Kỷ cúc địa hoàng hoàng (Y cấp) gia giảm. ̀ ̀ Kỷ cúc địa hoàng hoàng (Y cấp) gia giảm 1. Thục địa 20g (bổ Thận âm) 2. Sơn thù 16g (bổ Can âm) 3. Hoài sơn 12g (bổ Tỳ âm) 08g (thanh Can hỏa, giảm bớt tính ôn của Sơn thù) 4. Đan bì 5. Phục thâǹ 08g (kiện tỳ an thân) ̀ 6. Trạch tả 08g (tả Thận hỏa, giảm bớt tính nên trệ của Thục địa) 7. Đương quy 16g (bổ huyết, hoạt huyết) 8. Bạch thược 12g (bổ Can âm, bổ huyết) 9. Kỷ tử 12g (tư bổ Can Thận, bổ huyết, minh mục, nhuận Phế) 12g (sơ tán phong nhiệt, minh mục, giáng áp, chỉ thống) 10. Cúc hoa 12g (bổ Tâm Tỳ, dưỡng huyết, an thần, định chí) 11. Long nhãn ́ 12g (dưỡng tâm an thần) 12. Tao nhân 13. Hoang kỳ ̀ ́ ́ 16g (ich khi) ̉ ́ ́ 14. Đăng sâm 20g (ich khi)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách làm bệnh án Nội Khoa
4 p | 419 | 25
-
TTAIF LIỆU BỆNH ÁN NGOẠI KHOA
7 p | 171 | 20
-
MẠCH HỌC - MẠCH LAO
7 p | 97 | 18
-
TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
12 p | 206 | 18
-
XƠ GAN (Kỳ 4)
5 p | 126 | 16
-
VIÊM GAN MẠN (Kỳ 4)
5 p | 154 | 14
-
Bài thuốc đẩy lui bệnh đau lưng
4 p | 85 | 13
-
Thực Hành Châm Cứu Trị Liệu về HUYẾT ÁP CAO
7 p | 78 | 10
-
Lý Thuyết Bệnh Học: CHÓNG MẶT DO BỆNH Ở TAI TRONG (Ménière’s Disease – Syndrome De Ménière)
6 p | 106 | 7
-
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến) (Kỳ 4)
5 p | 126 | 7
-
Giảm đau ung thư gan triệu chứng hạ sườn đầy tức
5 p | 92 | 4
-
Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm (sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật) (Kỳ 5)
5 p | 82 | 3
-
Cháu rất lười ăn khi mọc răng, phải làm sao?
4 p | 84 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn