intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Học Thực Hành: BÀNG QUANG VIÊM MẠN

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại Cương + Là một bệnh thuộc phạm vi chứng LÂM của YHCT thuộc loại ‘Nhiệt Lâm’. + Do ngoại nhân (thấp nhiệt) xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. + Do nội thương (âm hư hoặc thấp nhiệt, huyết nhiệt tiếp tục tồn tại: gây ra bệnh mạn tính. + Thường xẩy ra ở nữ giới nhiều hơn nam. + Một số sách cũng xếp loại ‘Tiểu Phúc Thống’ vào chứng này. Triệu Chứng : Lưng đau mỏi, chóng mặt, mệt mỏi, tai ù, tiểu nhiều hoặc tiểu gắt, vùng hạ vị đau ê ẩm, nước tiểu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Học Thực Hành: BÀNG QUANG VIÊM MẠN

  1. BÀNG QUANG VIÊM MẠN Đại Cương + Là một bệnh thuộc phạm vi chứng LÂM của YHCT thuộc loại ‘Nhiệt Lâm’. + Do ngoại nhân (thấp nhiệt) xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. + Do nội thương (âm hư hoặc thấp nhiệt, huyết nhiệt tiếp tục tồn tại: gây ra bệnh mạn tính. + Thường xẩy ra ở nữ giới nhiều hơn nam. + Một số sách cũng xếp loại ‘Tiểu Phúc Thống’ vào chứng này. Triệu Chứng : Lưng đau mỏi, chóng mặt, mệt mỏi, tai ù, tiểu nhiều hoặc tiểu gắt, vùng hạ vị đau ê ẩm, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế, Sác. Nguyên Nhân: Do âm hư, Thận hư kèm thấp nhiệt. Điều Trị: Dưỡng âm, bổ Thận, thanh nhiệt, trừ thấp.
  2. . Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Đan bì 120g, Hoàng bá 80g, Phục linh 120g, Sơn dược 160g, Sơn thù 160g, Thục địa 320g, Trạch tả 120g,Tri mẫu 80g. (Lục Vị Địa Hoàng để tư thận âm, thêm Tri mẫu, Hoàng bá để thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu). . Bát Chính Tán Gia Giảm (Hòa Tễ Cục Phương): Biển súc 12g, Cam thảo 6g, Chi tử 8g, Cù mạch 12g, Đại hoàng 8g, Hoạt thạch 16g, Mộc thông 6g, Xa tiền tử 16g. (Chi tử + Địa hoàng để thanh nhiệt, tả hỏa; Biển súc + Cù mạch + Hoạt thạch + Mộc thông để lợi thấp, thông lâm- Nội Khoa Học). . Đạo Xích Tán (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Cam thảo 8g, Đăng tâm thảo 2g, Mộc thông 8g, Sinh địa 12g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g. (Sinh địa thanh tâm khí; Trúc diệp thanh tâm khí; Mộc thông giáng tâm hỏa, vào tiểu trường; Cam thảo thống niệu đạo, chỉ thống. Tất cả các vị đều dẫn hỏa theo đường tiểu mà ra vậy – Nội Khoa Học). . Ngân Kiều Thạch Hộc Thang (tức Lục Vị Địa Hoàng Thang thêm Kim ngân, Liên kiều, Thạch hộc đều 12g) (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
  3. . Ngân Bồ Tiêu Độc Ẩm Gia vị (Thiên Gia Diệu Phương): Bồ công anh, Kim tiền thảo đều 30g, Kim ngân hoa 20g, Đan sâm 12g, Tiểu kế, Phuc bình, Bạch mao căn đều 15g, Đại phúc bì 10g, Hương phụ 6g. Sắc, chia làm 4 lần uống trong ngày. TD: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, hành khí hoạt huyết. Trị bàng quang viêm. Tham khảo: Các nghiên cứu dược lý học hiện đại chứng minh rằng bài thuốc này có tác dụng như một kháng sinh phổ rộng. Nếu dựa trên cơ sở bài thuốc này mà kết hợp biện chứng gia giảm, dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu thường có hiệu quả nhanh. Mấy năm gần đây, đã dùng bài này làm thuốc cơ bản gia giảm để điều trị 54 ca nhiễm khuẩn đường tiểu. Nói chung, chỉ uống 2-4 thang là các chứng chuyển biến tốt rõ, 6-9 thang thì nước tiểu chuyển thành âm tính. Trong số đó có 5 bệnh nhân nằm viện điều trị nên có phối hợp với kháng sinh, còn lại 49 ca đều trị ngoại trú, dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt. Châm Cứu: + Bổ Thận du, Bàng quang du, Quan nguyê), Trung cực, Tam âm giao (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). + Thiên về hư hàn, cứu Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Khúc cốt, Thận du, Tam âm giao, Thái khê (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
  4. Tham Khảo Tam Kỳ Thông Quan Hoàn (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1992 (2): 401): Hoàng kỳ 30g, Chỉ xác, Tri mẫu, Hoàng bá đều 6g, Phòng phong, Nhục quế đều 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Gia giảm: Thấp nhiệt nhiều, dùng Hoàng bá, Tri mẫu làm chủ, thêm Lục Nhất Tán. Hàn thấp nhiều dùng Nhục quế làm chính, thêm Thận Trước Thang. Khí bị hư yếu quá dùng Hoàng kỳ làm chính, thêm Tứ Quân Tử Thang. TD: Bổ trung, ích khí, táo thấp, thanh nhiệt. Trị bàng quang viêm. Đã dùng bài này trị 61 ca, nam 19, nữ 42. Tuổi từ 15 – 71 (đa số là người lớn tuổi). Thời gian bệnh 3 ngày đến 5 năm. Kết quả: hoàn toàn khỏi 100%. Số lượng thuốc uống ít nhất là 3 thang, nhiều nhất là 15 thang, trung bình uống 9 thang. Thanh Lợi Niệu Bệnh Linh (Thiểm Tây Trung Y 1992 (10): 436): Hoàng kỳ 20 - 30g, Sinh địa 10-15g, Thạch vi 20g, Bạch mao căn 20-40g, Xích thược, Ích mẫu thảo đều 10g, Ngân hoa, Tiểu kế, Phục linh đều 10-20g. Sắc uống. 5 ngày là một liệu trình. TD: Kiện Tỳ, dục Thận, thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, thông lạc, khôi phục sự khí hóa của bàng quang. Trị nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang cấp.
  5. Gia giảm: Lúc nóng lúc lạnh thêm Bồ công anh 20g, Địa đinh, Liên kiều đều 10g. Lưng đau thêm Ngưu tất 10g, Đỗ trong 15g. Nước tiểu vàng, đỏ: tăng liều vị Tiểu kế. Mệt mỏi tăng Hoàng kỳ lên đến 60g. Tham khảo: Đã trị 62 ca, nam 10, nữ 52. Tuổi từ 15-62. Thời gian bệnh 1 ngày đến 10 năm. Nhiễm trùng đường tiểu trên là 15 ca, nhiễm trùng đường tiểu dưới là 47 ca. Dùng bài thuốc này uống một liệu trình (5 ngày) đều khỏi các chứng là 55 ca, có chuyển biến tốt 7 ca. Tổng kết khỏi 100%. Thanh Lợi Thấp Nhiệt Thang (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1984 (3): 9): Địa cẩm thảo, Thạch vi, Bán chi liên, Áp chích thảo đều 30g, Biển súc15g, Trạch tả, Hoàng bá đều 9g. Sắc uống (Cấp tính, uống ngày 2 thang). TD: thanh lợi thấp nhiệt, lợi niêu, thông lâm. Trị nhiễm trùng đường tiểu cấp và mạn tính. Tham khảo: Trị 90 ca. Kết quả: Bàng quang viêm cấp tính 21 ca, trị khỏi 19. Bể thận viêm cấp 28 ca, khỏi 22. Bể thận viêm mạn 41 ca, khỏi 29. Tổng kết đạt 77,7%. Ngân Bồ Tiêu Độc Ẩm gia vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bồ công anh, Kim tiền thảo đều 30g, Kim ngân hoa 20g, Đan sâm 12g, Tiểu kế, Bạch mao căn, Phù bình đều 15g, Đại phúc bì 10g, Hương phụ 6g. Sắc, chia làm 4 lần uống.
  6. TD: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm, hành khí hoạt huyết. Trị thấp nhiệt lưu chú ở hạ tiêu, uẩn kết ở bàng quang, bàng quang viêm cấp do thấp nhiệt. Tham khảo: Đã dùng bài này làm bài thuốc cơ bản gia giảm để điều trị 54 trưiờng hợp nhiễm trùng đường tiểu, nói chung chỉ 2-4 thang là các chứng chuyển biến tốt, 5-9 thang thì nước tiểu chuyển sang âm tính. Trong số đó có 5 bệnh nhân nằm viện, nên có phối hợp dùng kháng sinh còn lại 49 ca đều trị ngoại trú bằng bài thuốc này, đều có kết quả tốt. Y Án Bàng Quang Viêm Mạn (Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Aging’) Một bà nội trợ 40 tuổi lần đầu tiên đến bệnh viện ngày 25 tháng 3 năm 1970. Các triệu chứng chính là: tiểu tiện vẩn đục và phù ở ml mắt. Năm 1969 bệnh nhân đã bị viêm ruột thừa kèm theo sốt cao 400C. Các loại thuốc kháng sinh đã làm nhẹ tình trạng này, nhưng ngay sau đó bệnh nhân mắc bệnh viêm bàng quang mạn và lại phải dùng đến kháng sinh. Khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh, nước tiểu trong, khi không tiếp tục dùng nữa, nước tiểu trở nên đục Khám thấy mạch Tế, Nhược, phập phồng vùng trên rốn, kinh nguyệt bình thường, chân lạnh, phù ở mi mắt, tiểu tiện ít nhất 15 lần một ngày. Sau 10 năm lấy chồng vẫn không có thai. Phân tích nước tiểu thấy protein dương tính nhẹ. Cho dùng bài Đương Quy Thược Dược Tán thêm
  7. Bách cước ngô công (glechoma). Sau 40 ngày, phù ở mắt đã biến mất, nhưng protein vẫn còn trong nước tiểu. Tôi cho dùng Tiểu Sài Hồ Thang thêm Hoàng liên, Thục địa và Bách cước ngô công. Bệnh nhân cho biết bị phản ứng phụ do vậy lại dùng lại bài Đương Quy Thược Dược Tán. Lúc bấy giờ bụng dưới đau, khi ấn thấy đau bụng bên trái. Tôi cho bài Quế Chi Phục Linh Thang thêm Cam thảo, Thược dược. Sau hai tuần, đỡ đau bụng. Uống tiếp bài Đương Quy Thược Dược Tán thêm Bách cước ngô công. Ngày 31 tháng 8, thử lại nước tiểu, kết quả protein (-). Bệnh nhân tiếp tục dùng bài thuốc này trong 5 tháng nữa, nhưng nước tiểu vẫn còn vẩn đục, vì vậy tôi cho chuyển sang dùng bài Thanh Tâm Liên Tử Ẩm 74 ngày, nước tiểu đã trong, lâu lâu mới lại đục; bệnh nhân tiếp tục dùng bài Đương Quy Thược Dược Tán. Y Án Bàng Quang Viêm Mạn (Trích trong Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư) Trương X, nam, 30 tuổi. Khám lần 1: tiểu nhỏ giọt, không thông, có lúc ra cả tinh dịch. Bệnh thường phát khi mỏi mệt, lưng và cột sống mỏi, bụng dưới trướng đau, tay chân mỏi mệt, mặt và chân phù, bệnh đã hơn một năm, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi mỏng trơn, mạch Tế Nhu mà Hoãn.
  8. Chẩn đoán: Lao lâm. Dùng Hoàng kỳ (chích), Bạch truật (sao), Tang phiêu tiêu, Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Trạch tả đều 12g, Tục đoạn, Ba kích nhục, Phục linh đều 16g, Quế chi 4g. Tư Thận Thông Quan Hoàn 6g (uống với nước thuốc). Khám lần hai: Sau khi uống 3 thang, hết hẳn các chứng tiểu gắt, mặt và chân chưa bớt phù, đầu còn váng, mạch và lưỡi như cũ. Tiếp tục cho uống bài thuốc trên, bỏ Quế chi, Bổ cốt chỉ và Tư Thận Thông Quan Hoàn, thêm Biển đậu 16g, Thỏ ty tử 16g, Sơn dược 12g, Ích trí nhân 12g, Ddăng tâm 5 cọng. Khám lần 3: sau khi uống 4 thang, tiểu tiện như bình thường, phù ở mặt và tay chân giảm nhiều, vùng chung quanh rốn lại đau, hễ chườm ấm thì đỡ, mạch Tế, Nhu, lưỡi nhạt.. Dùng bài trên bỏ Phục linh, Trạch tả, Ddăng tâm, thêm Đảng sâm 12g, Bạch thược (sao 12g, Chích thảo 6g. Khám lần 4: Sau khi uống 5 thang, bụng hết đau, chứng phù giảm nhiều, mạch Nhu, Tế. Cho dùng: Hoàng kỳ (chích) 12g, Thục địa 16g, Bạch truật (sao) 12g, Cẩu tích (chế) 16g,Tục đoạn 16g, Ba kích 16g, Bổ cốt chỉ 16g, Hồ lô ba16g, Biển đậu (sao)16g, Sơn dược 12g, Phục linh 16g, Xích tiểu đậu 16g, Sinh khương bì 4g.
  9. Bàn luận: Tiểu nhỏ giọt, ra cả tinh dịch, mệt nhọc thì phát bệnh, biện chứng thuộc Lao Lâm, lại thấy mặt và chân phù, lưng và chân tay mỏi mệt, đó là do bệnh lâu ngày, Tỳ Thận suy, vì vậy, điều trị chủ yếu là ôn Thận, bổ Tỳ, phối hợp với thuốc thông dương, lợi niệu (Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư). Y Án Bàng Quang Viêm Thể Thấp Nhiệt (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’) Trịnh X, nữ, 45 tuổi, nhân viên. Đến khám ngày 6-8-1972. bệnh nhân kể: 3 ngày nay sốt, sợ lạnh, tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu đỏ, kèm lưng đau, mệt mỏi. Đã uống nhiều thuốc Tây nhưng không đỡ, vì vậy chuyển sang xin điều trị bằng Đông y.Khám thấy rêu lưỡi vàng bẩn, mạch Hoạt Sác. Xét nghiệm nước tiểu: Bạch cầu (++++), Hồng cầu (+), Albumin (+). Chứng này thuộc loại chứng Lâm. Xét mạch và chứng đây là do thấp nhiệt uẩn kết bên trong, dồn xuống bàng quang gây nên các trieeụ chứng của đường tiểu. Vì quá trình phát bệnh ngắn, có tính chất cấp tính, theo nguyên tắc ‘Cấp tắc trị kỳ tiêu’ (Bệnh cấp trị ở ngọn – chứng), vì vậy, trước tiên dùng thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc. Dùng bài thuốc ‘Tiết Cảm Hợp Tễ’ (Đại thanh diệp 30g,, Bồ công anh, Hạn liên thảo đều 15g, Liên kiều, Hoàng bá, Tri mẫu, Hoạt thạch đều 10g, Tục đoạn, Ngưu tất đều 12g, Chi tử 4,5g, Cam thảo, Hải kim sa đều 3g. Sắc uống.
  10. Ngày 10-8 khám lại: sau khi uống thuốc các chứng rối loạn đường tiểu bớt nhiều. Thử nước tiểu thấy bạch cầu (+), Hồng cầu ít, Albumin ±, nhưng lại bị khan tiếng. Dùng bài thuốc trên bỏ Tục đoạn, Hạn liên thảo, thêm Sinh địa 30g, Huyền sâm 25g để lương huyết, tư âm, cho uống 3 thang. Ngày 13-8 khám lại: Các chứng otanf thân đều hết, kiểm tra nước tiểu thấy chuyển sang âm tính. 10 tháng sau hỏi thăm bệnh không thấy tái phát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2