Bệnh kinh phong (động kinh)
lượt xem 3
download
Bệnh kinh phong (động kinh) Trong công việc và sinh hoạt thường ngày, đôi khi chúng ta gặp người mắc chứng “kinh phong”. Đó có thể là người, đi đường tình cờ không quen biết, cũng có thể là người quen vẫn thường tiếp xúc hàng ngày. Người bệnh đang sinh hoạt, có thể đang ngồi, đứng hay đi, đột nhiên ngã xuống, bất tỉnh và co giật chân tay. Có người mắt trợn tròng, sùi cả bọt mép, trông thật thương tâm. Là những người bình thường, chỉ có chút ít hiểu biết về y học phổ thông, đôi khi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh kinh phong (động kinh)
- Bệnh kinh phong (động kinh) Trong công việc và sinh hoạt thường ngày, đôi khi chúng ta gặp người mắc chứng “kinh phong”. Đó có thể là người, đi đường tình cờ không quen biết, cũng có thể là người quen vẫn thường tiếp xúc hàng ngày. Người bệnh đang sinh hoạt, có thể đang ngồi, đứng hay đi, đột nhiên ngã xuống, bất tỉnh và co giật chân tay. Có người mắt trợn tròng, sùi cả bọt mép, trông thật thương tâm. Là những người bình thường, chỉ có chút ít hiểu biết về y học phổ thông, đôi khi chúng ta thực sự luống cuống và không biết xử trí thế nào cho đúng. Mặt khác “kinh phong” cũng là một khái niệm dân gian, có thể được mỗi người mô tả một kiểu khác nhau. Sau đây ý kiến của các nhà chuyên môn về một số thể loại “kinh phong”, có nhấn mạnh những khía cạnh liên quan tới phụ nữ và trẻ em, là những đối tượng mà độc giả quan tâm. Phải chăng là bệnh động kinh? Kinh phong thường gặp nhất và đúng nghĩa nhất, chính là bệnh động kinh cơn lớn, thuật ngữ y học là grand mal epilepsy. Người bệnh đang sinh hoạt bình thường, có thể đột ngột hét lên, do khép dây thanh âm đồng thời với co mạnh các cơ ở ngực, rồi ngã vật xuống đất; người duỗi cứng. Giai đoạn duỗi cứng này kéo dài từ vài giây tới 3 phút, người bệnh
- ngừng thở và tím tái. Hết duỗi cứng thì bắt đầu giật các bắp thịt toàn thân, gồm cả mặt, hàm, lẫn chân tay. Co giật các cơ bắp ở hàm làm cho người bệnh có thể tự cắn phải lưỡi của mình. Ta thấy người bệnh sùi nước miếng ra, và trong nước miếng có thể có lẫn máu do cắn phải lưỡi. Cũng có thể đái ra quần, nếu ngay trước khi lên cơn kinh phong người bệnh chưa đi toa lét. Ta thấy co giật nhịp nhàng cả tứ chi, hai bên phải và trái, mới đầu co giật nhanh, về sau chậm dần rồi ngừng lại. Người bệnh còn nằm mê man mất một lúc, rồi tỉnh lại. Khi tỉnh lại có thể còn lú lẫn mất một lúc, rồi có thể ngủ một giấc, sau đó mới tỉnh táo hoàn toàn được, than đau đầu, đau bắp thịt và mệt mỏi nhiều. Tóm lại, một cơn động kinh cơn lớn điển hình là tình trạng đột ngột mất ý thức (bất tỉnh), duỗi cứng toàn thân, rồi co giật (cân đối hai bên phải - trái) tất cả các bắp thịt toàn thân, hết co giật thì lú lẫn hoặc ngủ một giấc. Thông hường, hầu hết kinh phong do động kinh cơn lớn như mô tả trên sẽ tự hết. Trong lúc đang co giật, thì không có bất cứ cách can thiệp nào làm hết cơn ngay. Đừng hô nhau đè giữ người bệnh vì có thể vô tình làm người ta gãy xương hay sai khớp. Tốt nhất hãy che chắn người bệnh cẩn thận nếu họ đang nằm trên chỗ cao hoặc sát chỗ nguy hiểm tính mạng như: hố nước sâu hay ao hồ, chỗ có cửa hay hở điện, sát lề đường. Nếu người bệnh cắn phải lưỡi thì nên kiếm vật chèn vào giữa 2 hàm răng, tốt nhất là 1 cái thìa có bọc vải nhiều lớp hay một khăn mùi xoa gấp lại nhiều lần. Nên chèn lệch một bên giữa 2 hàm, dùng để chính giữa hai hàng răng cửa, cũng đừng chèn vật nhỏ quá không có tác dụng, và thậm chí còn bị hít sâu vào họng do co giật mạnh cơ hô hấp trong cơn vô ý thức, gây tắc đường thở. Để người bệnh khỏi hít ngược các chất dịch tiết ở miệng vào phổi, nên xoay, đầu lệch một bên. Nếu người bệnh bị hết cơn co giật này tới cơn khác, giữa chừng các cơn co giật không thể tỉnh táo trở lại được, thì người ta gọi là “trạng thái động kinh” hay “động kinh liên tục”. Đây là một tình trạng nguy hiểm tính mạng, cần chuyển ngay đi cấp cứu ở bệnh viện. Trong khi di chuyển, nhớ chèn răng và quay nghiêng đầu như mô tả trên. Để chẩn đoán bệnh khi bình thường không có cơn co giật, bác sĩ sẽ yêu cầu ghi điện não đồ. Bệnh động kinh được coi như một bệnh xã hội, và do vậy được bao cấp về thuốc. Người bệnh động kinh có thể lãnh thuốc miễn phí giống như người bệnh lao hay bệnh
- phong. Ở nước ta, do kinh phí khó khăn, thường chỉ có Gardenal, nhưng dù sao thuốc này cũng đủ tác dụng tốt cho đa số người bệnh động kinh. Ngoài ra, các tiệm thuốc còn có bán các thuốc chống động kinh khác như: Tégrétol, Dihydan, Depakine...Việc dùng thuốc nào và liều lượng cụ thể bao nhiêu, thường các bác sĩ phải xem xét trên từng người bệnh cụ thể mới kê toa được. Co giật ở trẻ em? Trẻ sơ sinh có những biểu hiện co giật rất phức tạp, nên đưa tới bác sĩ nhi khoa, tốt nhất là bác sĩ nhi khoa chuyên về thần kinh. Có một số trẻ, thường ở khoảng 18 tới 36 tháng tuổi, khi sốt thì lên cơn co giật. Co giật thường không kéo dài (dưới 10 phút). Hết co giật sau 2 tuần ghi điện não đồ thấy bình thường. Thường đây là co giật do sốt lành tính, không phải là bệnh động kinh, không cần điều trị. Nên dự phòng bằng cách tránh sốt cao: điều trị sớm và triệt để các bệnh truyền nhiễm, và dùng thuốc hạ sốt khi có sốt cao. Khi lên cơn, có thể dùng biệt dược có Diazepam nhét vào trong hậu môn của bé. Tuy vậy đôi khi viêm màng não có sốt kèm co giật, khi ấy co giật kèm sốt là biểu hiện của bệnh nguy hiểm, cần nhập viện để điều trị kịp thời. Muốn phân biệt được, phải để ý xem trẻ có bị cứng gáy không, và trạng thái ý thức có bị rối loạn không (li bì hôn mê?). Rối loại điện giải (đặc biệt là hạ Natri trong máu), chứng urê máu cao, viêm não, các dị dạng não... là những nguyên khác của co giật ở trẻ em. Một số trẻ bị bệnh động kinh thực sự không sốt cũng co giật. Chứng co giật ở trẻ còn bú (in-fantile spasms) còn được các bác sĩ gọi là hội chứng West, gồm 3 biểu hiện là: các cơn co giật cơ mạnh khi chưa tròn 1 tuổi đời, không phát triển trí tuệ, và điện não đồ có loạn nhịp song cao thế (hypsarrhythmia). Co giật biểu hiện bằng động tác bé đột ngột cúi gập lưng ra trước, tay và chân duỗi thẳng, giống như tín đồ đạo Hồi đang cầu kinh, nên còn gọi là cơn salaam. Cơn chỉ kéo dài 1 vài giây, nhiều lần trong ngày. Đôi khi ngược lại: bé uốn cong lưng và ngứa đầu. Dù gì thì đây cũng là bệnh rất nghiêm trọng. Người ta phải chụp sọ não cắt lớp điện toán (CT scan não) xem có bất thường bẩm sinh gì không, và dùng các thuốc đặc hiệu, thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa kê toa (ví dụ ACTH, Clonazepam, Valproic acid...). Trẻ từ 2 đến 5 tuổi, vốn trước có thể có các “cơn salaam” kiểu như trên, ngoài ra còn có động kinh cơn lớn và các loại cơn mất ý thức khác, xuất hiện nhiều lần trong ngày, thì được gọi là bị hội chứng Lennox - Gastaut. Nếu ghi điện não đồ thấy bản ghi có dạng gọi
- là “gai-sóng chậm”: Đây cũng là bệnh nghiêm trọng, phải do bác sĩ chuyên khoa thần kinh điều trị. Thường dùng Gardenal, hoặc một số thuốc khác giống như ở người lớn. Gần đây tài liệu y khoa hay nhắc tới thuốc Felbamate. Ngoài 2 hội chứng nghiêm trọng kể trên (hội chứng West và hội chứng Lennox - Gastaut), đa số trẻ bị kinh phong là do bị động kinh cơn lớn, biểu hiện giống ở người lớn, và cách dự phòng điều tri cũng gần tương tự. Chứng “kinh phong” và vấn đề thai nghén. Đa số người bệnh động kinh nữ có thể có thai và tiên lượng cho thai thuận lợi. Nhưng dù sao cũng phải biết rằng tỷ lệ trẻ chết non và dị dạng ở những bà mẹ bị bệnh động kinh (6- 7%) là nhiều hơn so với ở những bà mẹ không bị bệnh động kinh (chỉ 3-4%). Trong đó các thuốc chống động kinh cũng có một tỷ lệ gây dị dạng thai nhi như: dị tật tim bẩm sinh, sứt môi và hàm ếch, sọ quá nhỏ... Mẹ càng phải dùng phối hợp nhiều thuốc chống động kinh, thì tỷ lệ bị dị dạng của con càng cao hơn. Dùng Dihydan và Depakine thì gặp nguy cơ nhiều hơn dùng Tégrétol. Khi có thai, bác sĩ sẽ cố gắng điều chỉnh thuốc, sao cho người mẹ dùng chỉ 1 thuốc là tốt nhất. Để tránh một kiểu dị dạng là dị dạng ống thần kinh, người ta hay khuyên bà mẹ dùng thêm các chế phẩm có folate. Ở các nước tiên tiến, khi một phụ nữ bị bệnh động kinh có thai, nếu dưới 35 tuổi người ta khuyên nên đi siêu âm thai bằng máy siêu âm có độ phân giải cao, nếu trên 35 tuổi người ta khuyên nên kiểm tra alpha - fetoprotein trong máu. Bản thân các cơn co giật ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào? Theo các bác sĩ, nếu lâu lâu, thỉnh thoảng mẹ mới bị nên cơn co giật, thì thường thai nhi không bị sao. Nhưng nếu mẹ bị trạng thái động kinh, thì cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con, cần phải đưa gấp tới bệnh viện. “Kinh phong” do những nguyên nhân khác Người già đột nhiên co giật, cần nghĩ tới những nguyên nhân nghiêm trọng. Có thể là biểu hiện của chảy máu não do cao huyết áp, cũng có thể khởi đầu của một u não. Dù là nguyên nhân gì, khi một người lớn tuổi mới lần đầu tiên bị co giật, cũng cần khám chuyên khoa thần kinh tỉ mỉ, và có thể cần tới các xét nghiệm mắc tiền nhưng rất giá trị như chụp sọ não cắt lớp điện toán (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI)... Một số người bệnh tim mạch có thể có ngất, khi ngất có khi có co giật. Khi ấy phương
- pháp điều trị chính lại là điều trị bệnh tim. Cũng có người mắc chứng tụt huyết áp tư thế: đứng quá lâu thị xây xẩm và ngất xỉu, thường ít co giật. Hạ canxi trong máu gây ngất xỉu, co quắp hai tay, đôi khi có co giật, bệnh hay thấy ở phụ nữ trong những tình huống căng thẳng. Cuối cùng phải kể đến nguyên nhân tâm lý. Một vài bạn nữ trẻ tuổi có thể bị các cơn ngất xỉu mà bác sĩ không tìm ra được một nguyên nhân thể chất nào. Trong cơn ngất xỉu có thể có co giật, nhưng co giật không cân đối hai bên, trong cơn không bị mất ý thức, xung quanh càng nhiều người ồn ào lo sợ cho mình, thì cơn càng dữ. Trong sách báo đã từng nêu có đơn vị thanh niên xung phong nữ lan truyền bệnh dịch ngất xỉu co giật, có khi nhiều người cùng bị một lúc. Hoặc có báo đã đưa tin nhiều nữ sinh trong một lớp học cùng bị ngất xỉu co giật. Những bạn nữ như vậy, cần được thông cảm, thường đó là những người có thần kinh nhậy cảm và trong cuộc sống hiện có căng thẳng nào đó. Khi lên cơn, người xung quanh nên quan tâm chăm sóc, nhưng đừng quá hốt hoảng, và đừng tụ tập xúm xít lại quanh người bệnh. Hãy nhường không gian quanh người bệnh cho nhân viên y tế hoặc người có trách nhiệm. Tệ hại nhất là những kẻ giả vờ bệnh. Người giả vờ bệnh lên cơn “kinh phong”, để đạt được mục đích nào đó về vật chất hoặc chế độ. Nhiều khi biểu hiện rất giống cơn động kinh thực thụ, thậm chí bác sĩ cũng còn nhầm. Do vậy, khi gặp một người không quen biết bị co giật ngoài đường, hãy đưa vào chỗ mát và an toàn, đừng hốt hoảng và hãy làm giống như mô tả trong phần nói về người bệnh động kinh. Nếu là người bệnh động kinh, thì sau ít phút cơn co giật sẽ hết và người bệnh sẽ nằm yên rồi dần tỉnh. Thường tự người bệnh biết về bệnh của mình, và xung quanh cũng thường có người quen (cùng cơ quan hay cùng bán ở chợ) của người bệnh đó. Nếu trạng thái động kinh, thì người bệnh sẽ tím mặt lại do thiếu ôxy và thái độ đúng nhất của ta là đưa đi bệnh viện cấp cứu. Người bị bệnh động kinh thực sự thường không lợi dụng cơn động kinh của mình để cầu lợi mà tự họ lại cố gắng sao cho không bị lên cơn. Nhưng nhiều khi có người giả vờ bệnh rất khéo và kiên trì, lúc đó thật khó phân biệt, và cần tới bác sĩ chuyên khoa với các xét nghiệm cần thiết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh Goute
6 p | 183 | 38
-
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ (Kỳ 5)
4 p | 142 | 15
-
Phương thức phòng và chống bệnh truyền nhiễm part 7
5 p | 90 | 12
-
Bệnh thông thường và cách phòng chống part 1
34 p | 130 | 12
-
Động kinh và những dạng khác nhau của cơn động kinh
4 p | 103 | 12
-
Phòng và chữa bệnh ở phụ nữ bằng xoa bóp đông dược: Phần 1
130 p | 30 | 9
-
Giải pháp dự phòng loét tỳ đè trên người bệnh tại phòng hồi sức khoa nội - hồi sức thần kinh bệnh viện Hà Nội Việt Đức - 2016
8 p | 94 | 8
-
Đông y trị bệnh kinh phong (Kỳ I)
3 p | 116 | 6
-
TỔN THƯƠNG XƯƠNG-KHỚP TRONG BỆNH PHONG (Lésions ostéo-articulaires dans la lèpre) (Kỳ 7)
5 p | 93 | 6
-
PHỒNG ĐỘNG MẠCH (Kỳ 1)
5 p | 102 | 5
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh động kinh tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ năm 2019 tới 2022
11 p | 5 | 3
-
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ glial fibrillary acidic protein huyết thanh trong 3 ngày đầu ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
11 p | 9 | 3
-
Theo dõi không phẫu thuật bệnh nhân phồng động mạch chủ bụng dưới động mạch thận
7 p | 42 | 3
-
Món ăn phòng chống bệnh gút
5 p | 111 | 2
-
Phòng bệnh 12 tháng trong năm
3 p | 69 | 2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng, điều trị bệnh nhân động kinh muộn sau chấn thương sọ não
4 p | 4 | 1
-
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, điện não đồ và cộng hưởng từ sọ não của 86 trường hợp động kinh cơn lớn ở trẻ em tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn