intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh mắt cá chân

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

120
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh mắt cá chân (Plantar corn) rất thường gặp trong số những bệnh được khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh mắt cá chân

  1. Bệnh mắt cá chân Bệnh mắt cá chân (Plantar corn) rất thường gặp trong số những bệnh được khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Cần phân biệt với 2 bệnh khác Bệnh mắt cá chân là một tổn thương dày sừng khu trú ở lòng bàn chân. Vị trí thường xuất hiện ở những nơi mà Mắt cá chân và Chai chân xương bàn chân tiếp xúc với giày dép như: mặt lòng của ngón chân thứ 5, cạnh bàn chân, gót chân, gò cái lòng bàn chân. Biểu hiện là trung tâm tròn chứa chất sừng, da
  2. xung quanh có viền dày sừng, màu vàng trong, ấn vào thì đau. Mắt cá có khi phẳng, có khi lồi lên khỏi mặt da, bề mặt láng hay có vảy. Mắt cá thường rất đau vì ở những vị trí dễ kích thích cọ sát. Mắt cá không lây lan nhưng có khả năng bị nhiễm trùng. Thông thường chỉ có 1-2 cái. Cần chẩn đoán phân biệt với mụn cóc lòng bàn chân (Plantar wart). Mụn cóc lòng bàn chân thường ở sâu hơn, ít đau, khô hơn, xuất hiện thường có nhiều cái, nhìn kỹ có những gai nhỏ và thường có những chấm đen. Vị trí không nhất thiết phải ở vùng tỳ ép. Mụn cóc lòng bàn chân có thể lây lan sang những vùng khác trên cơ thể và có thể lây lan cho người khác. Và cũng cần phân biệt với chai chân (Callus), vốn là tổn thương dày sừng thường
  3. xuất hiện do sự ma sát, tỳ đè kéo dài; tổn thương là đám da dày màu ngả vàng, hơi cộm lên, hình trong hay bầu dục, sờ cứng, không đau hoặc đau không đáng kể, không có nhân ở giữa. Điều trị Đốt điện mắt cá chân thường là đốt bằng laser. Sau khi đốt sẽ tạo ra chỗ loét và mất Mụn cóc lòng bàn thời gian khoảng 2 tháng vết thương mới có thể lành. Sau khi điều trị, mắt cá có thể chân tái phát, ấn vào vẫn đau nhói. Hoặc phẫu thuật, gây tê tại chỗ, lấy cả nhân lẫn lớp sừng trong (cho đến mô lành), khâu bằng chỉ không tiêu mảnh (8-10 ngày sau mới cắt
  4. chỉ). Nếu mắt cá do xương thừa ở đầu xương bàn chân đè lên da tạo thành thì phải phẫu thuật cắt xương thừa này đi. Hoặc chấm Azote lỏng (hay nitơ lỏng) là khí nitơ được hóa lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C. Sau khi chấm thuốc có thể gây phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm. Mỗi lần chấm cách nhau 1-2 tuần (hiện nay ở TP.HCM có một số bệnh viện lớn đang sử dụng phương pháp chấm này). Hoặc có thể sử dụng salicylic acid 40% để làm tiêu sừng... Cần phải tránh mang các loại giày quá chật, tránh mang guốc cao gót. Nên mang các loại dép để thông thoáng hơn. Nếu phải mang giày thường hay cọ xát với bàn chân thì nên dùng thêm vớ, hoặc sử dụng thêm miếng đệm, miếng lót giày có bán trên thị trường.
  5. Khi phát hiện mới bị bệnh mắt cá thì cần nên chữa trị sớm để có kết quả tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2