intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 10)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

132
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ASPERGILLOSIS: 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Vi nấm Aspergillus là một trong những chủng nấm lớn nhất, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, hiện tại có 20-30 loài gây bệnh cho người, những chủng quan trọng là A. fumigatus, A. flavus, A. niger. -Vi nấm sống hoại sinh trên đất, sản sinh ra hàng tỷ bào tử bay trong không khí, người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư, dùng hóa liệu pháp, glucocorticoides kéo dài…) có nhiều nguy cơ mắc bệnh thể lan tràn. Bệnh có liên quan nghề nghiệp: giặt áo lông, cạo ống khói, nông dân,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 10)

  1. BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 10) oooOOOooo G-ASPERGILLOSIS: 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Vi nấm Aspergillus là một trong những chủng nấm lớn nhất, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, hiện tại có 20-30 loài gây bệnh cho người, những chủng quan trọng là A. fumigatus, A. flavus, A. niger. -Vi nấm sống hoại sinh trên đất, sản sinh ra hàng tỷ bào tử bay trong không khí, người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư, dùng hóa liệu pháp,
  2. glucocorticoides kéo dài…) có nhiều nguy cơ mắc bệnh thể lan tràn. Bệnh có liên quan nghề nghiệp: giặt áo lông, cạo ống khói, nông dân, nuôi súc vật… 2-Lâm sàng: -Dị ứng: giống suyễn: sốt, mệt mỏi, ho có đàm; triệu chứng mất trong 12- 36 giờ. -Phổi: do hít bào tử nấm.Bình thường đại thực bào sẽ thực bào vi nấm, nhưng người giảm sức đề kháng (Lao, giãn phế quản, viêm phổi, abscess phổi, K phổi, AIDS…) nấm sẽ gây bệnh, hình thành bướu nấm: thường hình thành trong hang lao, bướu không dính vào vách hang. Lâm sàng có tam chứng DEVE: (1) ho ra máu (2) tìm BK(-) nhiều lần (3) hình ảnh phổi đặc hiệu (bướu trong hang có liềm hơi ở trên). -Thể lan tràn: nấm từ phổi vào máu đến các cơ quan khác: màng phổi, tim, gan, lách, hạch bạch huyết, tuyến giáp… -Các dạng khác: viêm giác mạc, viêm ống tai ngoài, bướu nấm, ngộ độc (A.flavus tiết alphatoxine trong thức ăn nhiễm Aspergillus) 3-Chẩn đoán phân biệt: Lao, Ung thư phổi, Cryptoccosis, Histoplasmosis… 4-Cận Lâm sàng:
  3. -Soi trực tiếp: nhỏ KOH, xem dưới KHV thấy có nhiều sợi tơ nấm, phân nhánh kép, góc của nhánh và sợi chính là 45 độ, có vách ngăn màu trong ± thấy những bào tử nhỏ,đường kính 3-4µm, có vỏ thô ráp. -Nuôi cấy: môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng, khuẩn lạc mọc sau 4-5 ngày, màu sắc tùy loài gây bệnh (đen, xanh, vàng, da cam, trắng, A. fumigatus cho màu xanh lá cây sẫm rồi thành xanh da trời), bao giờ cũng có viền trắng do những sợi nấm đang phát triển nhưng chưa có bào tử. Sợi tơ nấm có vách ngăn, có cuống bào tử, túi bào tử gắn những bào tử đính (kích thước 3-6µm). 5-Điều trị: -Amphotericine B PIV 1mg/kg/ngày hoặc khí dung, có hiệu quả thấp. -Itraconazole 400mg/ngày, có hiệu lực ở 62% dạng lan tràn và 44% thể bướu. -Bướu Aspergillus: phẫu thuật cắt bỏ. H- CANDIDIASIS: 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Là bệnh cấp tính hoặc mạn tính ở bề mặt hoặc lan tỏa khắp cơ thể do các loài của giống nấm Candida gây ra (200 loài). Đa số là các chủng gây bệnh cơ hội cho người, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, có thai, suy dinh dưỡng, bệnh nội
  4. tiết, bệnh hệ thống, dùng kháng sinh, corticoides kéo dài, …các chủng thường gặp: Candida albicans, sau đó là C. glabrata, C. tropicalis, C. krusei… -C. albicans thường tìm thấy ở niêm mạc miệng, âm đạo, đường tiêu hóa của người khỏe mạnh mà không gây triệu chứng. 2-Lâm sàng: 2.1.Nhiễm Candida miệng: -Tưa (giả mạc Candida cấp tính): thường gặp ở trẻ em, người có tiểu đường, dùng coriticoides toàn thân, dùng kháng sinh kéo dài, thiếu máu, bệnh ác tính, xạ trị vùng đầu-cổ, 1/3 người nhiễm HIV, 90% người AIDS. Là những mảng trắng xám ở niêm mạc miệng, lưỡi, vòm hầu, môi; cạo lớp giả mạc này lên lộ lớp hồng ban đỏ rực bên dưới, nặng có thể loét. -Nhiễm Candida teo cấp tính: thường liên quan với dùng kháng sinh kéo dài, nhiễm HIV. Vị trí thường gặp ở mặt lưng của lưỡi;gai lưỡi bị xơ teo, có những cầu màu đỏ, cảm giác bỏng rát hoặc đau. -Nhiễm Candida teo mạn tính: gặp nữ > nam, hồng ban mạn tính và phù nề ở niêm mạc vòm hầu nơi tiếp xúc với cung răng. Lâu ngày, các chấn thương mạn tính và co thắt cung răng làm phát triển Candida tại chỗ.
  5. -Chốc mép: đặc trưng bởi hồng ban, phủ lớp màng trắng xám, bong tróc, đau, tạo thành góc ở miệng, thường ở 2 bên. Thường liên quan với nhiễm Candida teo mạn tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1