intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 6)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

120
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BLASTOMYCOSIS disease): (North American Blastomycosis, Gilchrist 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Là một bệnh mạn tính gây ra do vi nấm Blastomyces dermatitidis. Vị trí tổn thương thường ở phổi, dạng lan tràn gây tổn thương da, xương, CNS, nội tạng. -Bệnh gặp ở người trẻ, trung niên, Nam Nữ (10/1). Nghề nghiệp nguy cơ: nông dân, người làm vườn, nhân viên xét nghiệm, có thể gặp ở ngư phủ, thợ săn, người đi cắm trại, người vào vùng dịch tễ. -Bệnh gặp nhiều ở vùng Nam và Trung Hoa Kỳ, nơi khác:Trung và Nam Mỹ, Trung Đông, Ấn Độ, châu Phi. -Bệnh mắc phải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 6)

  1. BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 6) oooOOOooo B-BLASTOMYCOSIS (North American Blastomycosis, Gilchrist disease): 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Là một bệnh mạn tính gây ra do vi nấm Blastomyces dermatitidis. Vị trí tổn thương thường ở phổi, dạng lan tràn gây tổn thương da, xương, CNS, nội tạng.
  2. -Bệnh gặp ở người trẻ, trung niên, Nam > Nữ (10/1). Nghề nghiệp nguy cơ: nông dân, người làm vườn, nhân viên xét nghiệm, có thể gặp ở ngư phủ, thợ săn, người đi cắm trại, người vào vùng dịch tễ. -Bệnh gặp nhiều ở vùng Nam và Trung Hoa Kỳ, nơi khác:Trung và Nam Mỹ, Trung Đông, Ấn Độ, châu Phi. -Bệnh mắc phải do hít bụi nấm từ đất, thực vật, lông thú, có thể từ súc vật như chó, từ các vết chấn thương da. Các nguy cơ để bệnh lan tràn: loạn chức năng tế bào T, nhiễm HIV. 2-Lâm sàng: 2.1.Thể phổi: Thường không có triệu chứng, có khi giống cúm hoặc viêm phổi nhiễm trùng, lao phổi: sốt, đau ngực, ho, ho ra máu. Diển tiến mãn tính: sốt, ho, đổ mồ hôi về đêm, sụt cân. X quang phổi có hình ảnh giống lao, viêm phổi (thâm nhiễm, hat kê, hang). 2.2.Thể Da: -Tiên phát: hồng ban nút, hồng ban đa dạng.
  3. -Dạng lan tràn: các sẩn hoặc các nốt viêm rộng, loét ra và hóa mủ. Nốt dưới da, có nhiều mụn mủ nhỏ trên bề mặt. Với thời gian, các nốt rộng ra và tăng sừng, thường đóng vẩy ở trung tâm hoặc loét. Sau đó, các mảng giống mụn cóc/ đóng vẩy với ranh giới rõ, gồ lên, chứa các ổ abscess nhỏ, vùng trung tâm có sẹo teo da mỏng hình bản đồ. -Sang thương có tính đối xứng ở thân mình, mặt, tứ chi, bàn tay, cánh tay, cẳng chân. Tổn thương đa dạng gặp ở ½ bệnh nhân , 25% có tổn thương niêm mạc miệng, mũi, thanh quản. 2.3.Thể lan tràn: -Mặc dù blastomycosis có thể ảnh hưởng bất kỳ nội tạng nào, các vị trí thường gặp là xương (50%) gây viêm xương-tủy xương (cột sống lưng-ngực, chậu hông, xương cùng, xương sườn, hộp sọ, xương dài), viêm khớp nhiễm trùng, tinh hoàn, tuyến thượng thận. -Ít gặp hơn là dạng lan tràn đa nội tạng, gây hội chứng hô hấp nặng ở người lớn (ARDS) 3-Chẩn đoán phân biệt:
  4. ESC, viêm da mủ hoại thư, mycosis fungoides, chốc loét, lao cóc, actinomycosis, mycetoma, nocardiosis, gôm giang mai III, u hạt bẹn, bệnh phong, ban brom, ban iode. 4-Cận Lâm sàng: -Quan sát trực tiếp: nhỏ KOH và xem dưới kính hiển vi thấy tế bào hạt men có eo nối rộng. -Mô bệnh học: nấm men nội bào, tế bào nấm men có thành dầy bao quanh, đường kính 8-15 µm, có chồi gắn với tế bào chủ bằng eo nối rộng -Nuôi cấy: môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng, sau 2-3 tuần mọc khuẩn lạc màu trắng đến trắng ngà có ánh nâu, có bào tử hình quả lê kích thuớc 5µm -Thử nghiệm khác: ít dùng, như cấy trên động vật, thử nghiệm da bằng blastomycin (+), ELISA. 5-Điều trị: -Amphotericine B 120-150mg/tuần PIV với tổng liều 2g / người lớn. Sau khi thuyên giảm, điều trị cần kéo dài thêm 3 tuần.
  5. -Không dung nạp Amphotericine B: Itraconazole 200-400mg/ngày > 2 tháng; Ketoconazole 800mg/ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2