intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tiểu đường và biến chứng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

136
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường làm đường Glucose trong máu tăng cao do chất Insulin của tụy (lá mía) bị thiếu hoặc Insulin đủ nhưng hoạt động kém hiệu quả. Insulin thực sự có tác động gì? Insulin được tạo ra bởi tụy tạng, một tuyến nằm sau dạ dày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tiểu đường và biến chứng

  1. Bệnh tiểu đường và biến chứng
  2. I. KHÁI NIỆM Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường làm đường Glucose trong máu tăng cao do chất Insulin của tụy (lá mía) bị thiếu hoặc Insulin đủ nhưng hoạt động kém hiệu quả. Insulin thực sự có tác động gì? Insulin được tạo ra bởi tụy tạng, một tuyến nằm sau dạ dày. Insulin được phóng thích sau các bữa ăn, và tác động chủ yếu trên gan, cơ bắp và các mô mỡ. Đối với gan: Insulin làm cho gan thu nhận đường (glucose) từ · máu và dự trữ đển sử dụng sau. Nếu không có đủ insulin gan không thể dự trữ đường, do đó đường được phóng thích vào trong máu. Đó là lý do chính làm cho người bị tiểu đường týp II có đường trong máu cao. Tại cơ bắp, insulin làm các tế bào thu nhận và dự trữ glucose để · tạo năng lượng trong khi vận động. Với tế bào mỡ: các tế bào mỡ cần insulin để thu nhận mỡ có · trong thức ăn. Các tế bào mỡ dự trữ chất béo và chất béo có thể được sử dụng để tạo năng lượng nếu cần.
  3. Bình thường, tụy tạng sản xuất đủ insulin để kích thích gan, cơ bắp và mô mỡ thu nhận glucose và chất béo trong máu. Ở bệnh nhân tiểu đường týp II, tụy tạng không sản xuất đủ insulin và thêm vào đó cơ thể không thể sử dụng insulin một cách đúng đắn. II. PHÂN LOẠI BỆNH Bệnh tiểu đường có 2 loại: Týp I còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, thường ở xảy ra người trẻ, nguyên nhân thường gặp là do di truyền. Triệu chứng “4 nhiều” (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh) xuất hiện đột ngột, có thể dẫn đến tử vong. Ở týp II: Insulin vẫn được tạo ra nhưng cơ thể sử dụng chất này không bình thường, loại này thường gặp ở người trên 40 tuổi (đôi khi cũng gặp ở người dưới 40 tuổi), 80% ở những người béo phì. Bệnh diễn biến âm thầm được phát hiện tình cờ nhờ xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc lúc đã có biến chứng như: cao HA, thiếu máu cơ tim, tắc động mạch chân, loét, hôn mê... III. BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP Ở BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:
  4. Gồm triệuchứng 4 nhiều · Khát nước, uống nhiều trên 4-5 lít/ ngày. - Thèm ăn ngọt, ăn nhiều, ăn mỗi bữa 3-4 chén vẫn đói. - Tiểu nhiều, có thể tiểu 4-5 lít/ngày và tiểu có kiến bu. - Sụt cân nhiều, nhanh thường ở người trẻ (tiểu đường týp I). Ở - týp II, triệu chứng giảm cân không đáng kể. Ở người cao tuổi có thể có dấu hiệu khô môi, khô da, mắt mờ, nhiễm trùng lâu lành, đôi khi không có triệu chứng và bệnh chỉ được phát hiện lúc đã có các biến chứng như: liệt, nhồi máu cơ tim… IV. TÁC NHÂN THUẬN LỢI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: Đối với tiểu đường typ 1: di truyền, môi trường nhiễm siêu vi: · sởi, quai bị, viêm gan.. Đối với tiểu đường typ II: Mập phì, hút thuốc lá, nghiện rượu, · cao HA. Ăn nhiều chất béo, chất ngọt, tinh bột. -
  5. Ít vận động thể lực: Ít tập thể dục, đi bộ, làm việc bằng trí óc, - máy móc, nhiều hơn làm chân tay. Ngoài ra một số thuốc cũng gây bệnh Tiểu đ ường như: - Corticoid, Estrogen, lợi tiểu loại Thiazide. Yếu tố gia đình: những người có cha mẹ, anh, chị em bị tiểu - đường thì dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn. V. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Lượng đường quá cao trong máu có thể gây tổn thương cơ quan · thần kinh: bệnh nhân có cảm giác rát, ngứa hoặc tê ở chân, cảm giác như kiến bò ở chân, đôi khi có cảm giác đau bụng hoặc đau các bộ phận khác trong cơ thể, có thể có rối loạn về tiêu hóa, tiết niệu, chức năng sinh dục(liệt dương, sẩy thai...). Bệnh tiểu đường làm hư hại các mạch máu, thường các mạch · máu nhỏ bị tổn thương trước. Các tổn thương này biểu hiện ở mắt, thận, và các biến chứng ở chân. Khi các mạch máu lớn bị tổn thương thì sẽ dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, liệt.
  6. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường không được chất nội tiết tố nữ · estrogen bảo vệ trong và trước khi mãn kinh. So với người không bệnh tiểu đường thì phụ nữ bị bệnh tiểu đường dễ bị đột quỵ gấp 2-3 lần. Cứ 10 người bị tiểu đường thì có 4 người bị cao huyết áp và dễ · bị tai biến mạch máu não, đột quỵ. Tăng các chất mỡ trong máu như: tăng cholesterol, tăng chất · triglycérique. Biến chứng ở đường tiết niệu: nhiễm trùng bàng quang, thận, · gây nên suy thận và tử vong. VI. KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH: Cần phải đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau đây: Cảm giác đau khi đi tiểu, nước tiểu có máu hoặc bị đục, có cảm - giác bị lạnh run hoặc sốt. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù mắt do - đường máu cao làm tổn thương vi mạch ở đáy mắt. Bệnh tiểu đường có thể làm cho dòng máu đến chân bị giảm, - tổn thương thần kinh có thể làm mất cảm giác đau, nóng, lạnh. Chân bị mất
  7. cảm giác sẽ dễ bị va chạm, các vết thương cũng dễ bị nhiễm trùng, lâu lành và có thể dẫn đến cắt cụt chân (50% trường hợp cắt cụt chân là do tiểu đường)…máu không được cung cấp đủ do tắt mạch, bàn chân bị biến dạng, tạo những chỗ bị chèn ép thường xuyên, tổn thương dây thần kinh dẫn đến tổn thương da, xung huyết trong xương khớp bị hạn chế vận động. Phải thường xuyên kiểm tra bàn chân xem có thay đổi màu da, phù, teo da, teo móng, rụng lông…hay không? Phát hiện những dấu vết bất thường, tìm các cục chai, các vết nứt nẻ, các tổn thương ở kẻ ngón chân. Phòng ngừa biến chứng ở chân nên: Rửa chân với nước ấm và xoa xà bông tẩy nhẹ hằng ngày. - Dùng khăn mềm lau nhẹ, nhất là các kẻ ngón. Nên giữ da chân - khô và sạch xoa bột tan khi chân ẩm, nếu da khô dùng kem làm mềm da không được dùng dao lam cắt các lớp da dày. Không để bàn chân quá nóng hoặc quá lạnh, không đi chân không. Không hơ lửa nóng nếu bàn chân lạnh. Nếu có dấu hiệu bất thường nên đến bác sĩ khám. Tập thể dục - thông thường hoặc làm việc nhẹ, đi bộ, tránh tập luyện quá sức: ngày 15 phút đến 30 phút hoặc 5-6 giờ/ tuần.
  8. Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính có nhiều biến chứng làm - ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động và điều trị rất tốn kém. Điều tốt nhất là chúng ta phải phòng bệnh, phòng biến chứng - bằng cách: + Nên vận động thể lực hằng ngày. + Không nên hút thuốc lá. + Ăn theo chế độ ăn có lợi cho sức khỏe. + Nên theo dõi chăm sóc bàn chân hợp lý. + Hằng năm nên khám mắt, bàn chân, xét nghiệm chất đạm trong nước tiểu, theo dõi lượng đường trong máu, trong nước tiểu.Tuân thủ các hướng dẫn, điều trị của bác sĩ. Nếu được, nên tự kiểm soát đường huyết hằng ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2