intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh trĩ nặng do chữa không đúng cách

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

157
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trĩ không khó chữa, nhưng rất nhiều người chữa không khỏi, do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý. Bệnh trĩ có thể chữa bằng cả phương pháp Tây y và Đông y. Trong bài này, Chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc về những phương pháp chữa trĩ bằng Tây y qua trao đổi với PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam. Xin PGS cho biết những phương pháp chữa trĩ theo Tây y? - Tây y có 3 kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh trĩ nặng do chữa không đúng cách

  1. Bệnh trĩ nặng do chữa không đúng cách Trĩ không khó chữa, nhưng rất nhiều người chữa không khỏi, do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý. Bệnh trĩ có thể chữa bằng cả phương pháp Tây y và Đông y. Trong bài này, Chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc về những phương pháp chữa trĩ bằng Tây y qua trao đổi với PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam. Xin PGS cho biết những phương pháp chữa trĩ theo Tây y? - Tây y có 3 kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu. Đặc biệt, phải chú ý tập thể dục để làm săn chắc cơ bụng, cơ hậu môn. Phương pháp này áp dụng trong điều trị tất cả các loại trĩ, có hiệu quả cao để ổn định bệnh hoặc tránh tái phát trĩ. Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.
  2. Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid). Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.
  3. Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát. Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất. Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn. Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường. Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.
  4. PGS suy nghĩ gì khi một số người vẫn thường mua vài ống thuốc Tây, trong đó có một số thuốc độc, trộn lẫn với nhau, tự bôi vào chỗ trĩ để trĩ co lên? - Sử dụng thuốc độc sẽ gây hoại tử nhưng hoại tử cả các vùng xung quanh, không kiểm soát được. Hơn nữa, do tự bôi, tự chữa nên vấn đề vệ sinh không đảm bảo, dễ dẫn đến những rủi ro, biến chứng do nhiễm trùng. So với Tây y, chữa bằng Đông y có ưu, nhược điểm gì, thưa PGS? - Về cơ bản thì Tây y và Đông y không có gì khác nhau, đều có 3 cách chữa. Nếu bệnh nhân bị nặng, bác sĩ y học cổ truyền vẫn quyết định mổ, trong khi đó, phẫu thuật không phải là chuyên ngành chuyên sâu của y học cổ truyền. Nhiều cơ sở y học cổ truyền kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị trĩ, họ cử bác sĩ đi học ngoại khoa hoặc phối hợp với bác sĩ ngoại khoa. Y học cổ truyền hiện có nhiều công trình đáng quý, nghiên cứu hoặc nghiên cứu lại một số bài thuốc cổ phương, áp dụng chữa trĩ. Đông y có điểm lợi là sử dụng cây cỏ, dễ kiếm, giá thành rẻ. Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại luôn đem lại hiệu quả. Ví dụ bác sĩ ngoại khoa mổ trĩ xong, dùng thuốc Đông y để bôi vào vết thương. Bệnh
  5. nhân mổ trĩ xong, cần tránh táo bón, nên nếu sau mổ sử dụng thuốc Đông y chống táo bón thì rất tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2