Bệnh Vẩy Nến – Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị
lượt xem 14
download
Bệnh Vẩy Nến – Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị Vẩy nến là một bệnh khá phổ biến sau eczema, theo tài liệu nhiều tác giả nước ngoài trong nội trú chiếm 4-8% và ngoại trú 2-7% so với tổng số bệnh ngoài da đến khám và điều trị. Bệnh ít gây ảnh hướng đến sức khoẻ chung (trừ một số thể nặng) nhưng là bệnh dai dẳng hay tái phát nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, lao động và tâm trí người bệnh....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Vẩy Nến – Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị
- Bệnh Vẩy Nến – Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị Vẩy nến là một bệnh khá phổ biến sau eczema, theo tài liệu nhiều tác giả nước ngoài trong nội trú chiếm 4-8% và ngoại trú 2-7% so với tổng số bệnh ngoài da đến khám và điều trị. Bệnh ít gây ảnh hướng đến sức khoẻ chung (trừ một số thể nặng) nhưng là bệnh dai dẳng hay tái phát nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, lao động và tâm trí người bệnh. Bệnh thường phát về mùa Đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn thân, có thể kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Còn gọi là Ngân Tiêu Bệnh, Tùng Bì Tiễn, Bạch Chuỷ, Chuỷ Phong, Bạch Xác Sang, Tùng Hoa Tiễn. Từ Bạch Chuỷ đầu tiên xuất hiện trong sách Ngoại Khoa Đại Thành. Sách Phong Môn Toàn Thư viết: “Vùng tổn thương lõm như đồng tiền lớn, bên trong mầu hồng bên ngoài mầu trắng, châm kim vào không chảy ra máu, chảy ra nước mầu trắng như mầu bạc. Lúc đầu phát ra ở cơ thể rồi sau đó phát ở mặt”. NGUYÊN NHÂN Do ngoại tà khách ở bì phu: Lục dâm (phong, hàn, nhiệt, thấp, thử, táo) xâm nhập vào phần cơ, phu làm cho khí của Phế vệ không được tuyên thông, làm cho kinh lạc bị ngăn trở, ứ đọng lại ở da (phu tấu), không nuôi dưỡng được da gây nên.
- Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận viết: “Tấu lý hư yếu, phong và khí xâm nhập vào, huyết ứ lại không nuôi dưỡng được cơ nhục gây nên bệnh”. Do Tình Chí Nội Thương: Thất tình bị ức chế, uất kết lâu ngày hoá thành hoả, hoả nhiệt hoá thành độc tà vào phần doanh huyết, bên ngoài ảnh hưởng đến phu tấu (da), lỗ chân lông bị bít lại không thông, khí trệ huyết ứ gây n ên bệnh. Do Trúng Độc: Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, tanh, tươi sống, trứng …khiến cho phong bị động, Tỳ Vị không điều hoà, khí trệ không thông, thấp nhiều cùng kết lại, thấm vào tấu lý, gặp phải hàn thấp, khí huyết tương bác nhau gây nên bệnh. Do Mạch Xung và Nhâm Không Điều Hoà: Mạch Xung và Nhâm liên hệ với tạng Can và Thận, vì vậy kinh nguyệt và sinh dục là yếu tố làm cho mạch Xung và Nhâm không điều hoà, khiến cho âm dương của Can Thận thiên lệch gây nên, biểu hiện bằng âm hư nội nhiệt hoặc do dương hư ngoại hàn, lâu ngày làm cho âm dương đều hư hoặc chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn. Tóm lại, bệnh chủ yếu do rối loạn ở phần huyết: huyết nhiệt, huyết táo, huyết ứ. Bệnh lâu ngày làm cho tạng phủ bị ảnh hưởng theo, trong đó chú ý đến Can Thận. CHẨN ĐOÁN Cần phân biệt với: Bạch Tiêu Phong (Can Tính Bì Chỉ Dật): Xuất hiện nhiều ở vùng đầu, thường có mầu trắng tro hoặc đục như mỡ, lâu ngày gây nên hói (rụng) tóc. Phong Nhiệt Sang (Mai Côi Đường Chẩn): nốt ban chủ yếu ở vùng khô, có hình tròn, hơi trắng bạc, có thể tự khỏi. Hồ Niệu Thích (Mao Phát Hồng Đường Chẩn): vết ban phía trên có đầu nhỏ mầu trắng đục, không làm trắng da và không rướm máu.
- Vảy nến thể chấm giọt: cần phân biệt với sẩn giang mai II (cộm, màu đỏ sẫm, có viền Biệt), Á vảy nến thể giọt (vảy màu nâu, cậy bong ra thành một lớp như gắn xi). Ở da đầu, da mặt trẻ em cần phân biệt với á sừng liên cầu. Ở các móng cần phân biệt với nấm móng. Ở nếp kẽ phân biệt với hăm kẽ, loét kẽ. Thể Phong Nhiệt: Những nốt chấm xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, mầu trắng đục, ngứa nhiều, mọc ở tay chân hoặc ở đầu, mặt, râu, gây hoại tử da sau đó có chấ m xuất huyết. Kèm ngứa, sốt, khát, họng khô, đau, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng. Thể Phong Huyết Táo (gặp ở thể bệnh kéo dài): Nhiều nốt ban chẩn mới ít xuất hiện, những nốt cũ mầu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô, lưỡi ít tân dịch, rêu lưỡi hơi vàng mà khô. Thể Phong Hàn: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như đồng tiền hoặc từng mảng mầu hồng, trên mặt mụn có thể thối nát, phát bệnh quanh năm. Từ mùa đông đến mùa hè thường tự bớt hoặc giảm ẩn đi, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt. Thể Thấp Nhiệt: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như nước trong lỗ rỉ ra, xuất hiện ở bên dưới bầu vú, vùng hội âm, khuỷ tay, hố mắt, vùng sinh dục, mầu da có mầu hồng xám, thường gom lại thành mảng lớn, vùng tổn thương chảy nước mầu trắng đục, hơi ngứa, miệng khô, không khát, cơ thể nóng, mệt mỏi, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng hoặc có ngấn bệu. Thể Huyết Nhiệt: Mới phát hoặc tái phát không lâu, vết sần nổi lên như dạng đồng tiền hoặc như bùn, thường nổi hạt nhỏ nh ư ban chẩn, to nhỏ không đều, mầu hồng tươi, mọc nhiều ở tứ chi, có thể mọc ở vùng đầu và mặt trước, bề mặt của vết sần có mầu trắng đục, khô, vỡ nát có khi có rướm máu, kèm ngứa, tâm phiền, khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng Thể Huyết Ứ: Vết ban mầu đỏ tối hoặc tím, to nhỏ không đều, bề mặt h ơi lõm, khô trắng đục, không bong da, có một ít vết ban nhỏ mới xuất hiện kèm theo ngứa hoặc không
- ngứa, miệng khô, không muốn uống, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc hơi vàng. Thể Huyết Hư: Cơ thể vốn suy yếu, bệnh kéo dài lâu ngày, da chuyển sang trắng bệch, nhiều vết ban có dạng giống như từng mảng hoặc phát ra toàn thân, mầu hồng nhạt ướt hoặc nhạt tối, bong da có những vết ban mới xuất hiện, ngứa, nặng hoặc nhẹ mầu da cũng không thay đổi, kèm chóng mặt, ít ngủ, ăn uống kém, l ưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi ít, ít tân dịch. Mạch Xung Nhâm Không Điều Hoà: Da nổi nhiều nốt sẩn đặc biệt vào thời kỳ kinh nguyệt, có thai, sinh đẻ, đa số trước khi có kinh, đang có thai và trước khi sinh thì phát nặng hơn, có một ít sau khi có kinh và sau khi sinh mới phát. Toàn thân nổi lên những vết ban mọc thành đám, mầu đỏ tươi sau đó trở thành trắng đục, lúc mới phát có những vết xuất huyết. Toàn thân hơi ngứa,tâm phiền, miệng khô, đầu váng, lưng đau, lưỡi đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng. Nhiệt Độc Thương Doanh: Phát bệnh nhanh, toàn thân đều nổi ban đỏ, đỏ tím, đỏ sẫm, nóng, ấn vào thì nhạt mầu, sưng phù, bong da, toàn thân sốt cao, sợ lạnh, tâm phiền, khát, tinh thần uể oải, tay chân không có sức, lưỡi đỏ sẫm, ít tân dịch. ĐIỀU TRỊ Trung Tâm Dược Thảo Tre Xanh đưa ra loại Kem Viêm Da dùng kèm với thuốc Thanh Độc Hoàn để giúp trị bệnh vẩy nến vô cùng hiệu nghiệm, kết quả thật nhanh chóng không ngờ. Kết quả cho thấy với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành trị bệnh và bào chế dược của Thầy Huỳnh Trọng Tâm, đã có rất nhiều bệnh nhân đã được chữa lành bệnh vẩy nến trong một thời gian ngắn bằng cách kết hợp 3 phương pháp: châm cứu, thoa Kem Viêm Da (Kem Vẩy Nến) và uống thuốc Thanh Độc Hoàn. Nếu không có điều kiện châm cứu, vẫn có thể dùng viên Thanh Độc Hoàn và thoa Kem Viêm Da để giúp chữa bệnh vẩy nến một cách rất hiệu quả.
- Phòng Bệnh Chú ý loại trừ yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh. Nếu là bệnh mạn tính, chú ý tinh thần thoải mái, tránh mọi kích cảm có thể xảy ra. Tránh dùng các loại thuốc có tính kích thích mạnh trong thời gian bệnh phát triển. Tránh uống rượu, những thức ăn có men (yeast), các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chi ên xào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh vẩy nến - PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng
10 p | 191 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm y học cổ truyền đại học – Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
15 p | 132 | 31
-
Bài giảng Bệnh vẩy nến: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị - BS. Vũ Thị Phương Thảo
37 p | 130 | 16
-
VẨY NẾN (Psoriasis) (Kỳ 1)
5 p | 130 | 16
-
Bệnh vảy nến và cách điều trị
3 p | 237 | 15
-
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến) (Kỳ 1)
5 p | 139 | 13
-
Bài giảng Vẩy nến (Kỳ 3)
5 p | 113 | 11
-
Nguyên nhân gây nên bệnh yếu sinh lý
4 p | 87 | 11
-
Bài giảng Vẩy nến (Kỳ 1)
5 p | 140 | 10
-
VẨY NẾN MỤN MỦ LÒNG BÀN TAY CHÂN
5 p | 176 | 7
-
Bài giảng Vảy nến - ThS. Bs Ngô Minh Vinh
26 p | 98 | 7
-
Thuốc trị bệnh vảy nến
3 p | 109 | 7
-
Bệnh vẩy nến cần dầu gội dành riêng
4 p | 61 | 5
-
VẨY NẾN (Psoriasis)
24 p | 70 | 4
-
Nguyên nhân và phân loại bệnh vảy nến
3 p | 75 | 3
-
Vảy nến bệnh khó chữa, dễ tái phát
3 p | 59 | 3
-
Thuốc sinh học trong điều trị vẩy nến
24 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn