intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết thành công của các công ty Trung Quốc

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

108
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bí quyết thành công của các công ty trung quốc', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết thành công của các công ty Trung Quốc

  1. Bí quyết thành công của các công ty Trung Quốc (Phần 1)
  2. Trung Quốc luôn là một thị trường “mơ ước” của bất cứ nhà sản xuất nào trong mọi lĩnh vực trên thế giới. Với khả năng và thế mạnh của mình, các công ty Trung Quốc đang rất tự tin hướng tới mục tiêu trở thành những tập đoàn hàng đầu thế giới, vượt qua cả Mỹ và Nhật Bản. 196 công ty đã được lựa chọn để tung vào cuộc chinh phục thị trường thế giới với hy vọng sẽ trở thành những "Samsung hay Sony Trung Quốc". Trong năm 2004, trên 12 công ty của Trung Quốc có mặt trong danh sách 500 tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới. Trong số 7.000 công ty Trung Quốc thành lập những cơ sở làm ăn ở nước ngoài, nhiều hãng đã rất phát đạt như TCL, Huawei, Haier, Ningbo Bird, D'Long... Trước xu hướng này, nhiều chuyên gia kinh tế phương Tây đã cảnh báo về sự "bành trướng" của các công ty Trung Quốc. Tạp chí kinh doanh Harvard đã "nhắc nhở" các công ty đa quốc gia phương Tây: “Đã đến lúc phải chú ý đến những "con rồng giấu mặt" của Trung Quốc. Họ có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn của các bạn trong 5 năm nữa”. Vậy đâu là những bí ẩn đằng sau thành công của người Trung Quốc? Sự lớn mạnh từ chính sân nhà Một thế hệ mới các công ty Trung Quốc mong muốn tìm chỗ đứng cho riêng mình trên thị trường quốc tế từ chính sân nhà. Tại Mỹ, nhãn hiệu tủ lạnh, máy giặt, tivi của Haier không còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng. Doanh thu của Haier đã đạt trên 5 tỷ USD hàng năm và đứng thứ 6 trên thế giới về các sản phẩm điện dân dụng gia đình. Hãng hiện đang thuê 30.000 nhân công và có 13 nhà máy sản xuất trên khắp thế giới, trong đó 1 tại Mỹ. Trước khi chuyển sang sân chơi tại Mỹ, Haier đã rất thành công ngay tại Trung Quốc với thị trường gần 25% cùng tiềm lực tài chính lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh Haier là Huawei với doanh thu 3,4 tỷ USD vào năm 2003. Được tiếp sức bởi thị trường trong nước tăng trưởng mạnh và các kỹ sư giỏi, Huawei đang giành được thị phần từ các đối thủ bằng các sản phẩm giá rẻ nhưng các chức năng gần như, nếu không nói là hoàn toàn, tương tự như của các hãng lớn. Hiện phần lớn doanh thu xuất khẩu của Huawei là từ các thị trường đang phát triển, nơi các khách hàng có nguồn tài chính hạn chế bị hấp dẫn bởi thiết bị Trung Quốc có giá không đắt. Huawei tin rằng cuối cùng họ sẽ mở rộng được hệ thống thị trường ở cả các nước phát triển.
  3. Giám đốc công nghệ (CTO) của Alcatel (Pháp), Niel Ransom nói: "Huawei có nhiều khả năng phát triển và cạnh tranh trong một thị trường khốc liệt hơn." Sự thành công của Haier và Huawei là tấm g¬ương cho các công ty Trung Quốc khác noi theo. Rất nhiều công ty Trung Quốc đang đi theo con đường đó với điểm xuất phát từ chính thị tr¬ường nhà. Hãng Capitel Group có một liên doanh với Nokia, nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, nhưng đồng thời cũng đang đưa ra những sản phẩm điện thoại không dây riêng của mình nhằm vào tầng lớp ít tiền hơn. Nhiều hãng của Nhật Bản, Mỹ và EU từng thống trị thị trường sản phẩm dân dụng gia đình Trung Quốc giờ đang bị các đối thủ nội địa đánh bật. Trong vòng 6 năm qua, thị phần tivi nhãn hiệu nước ngoài tại Trung Quốc đã giảm từ 70% xuống hơn 20%. Các công ty Trung Quốc hiện đang tiêu thụ tới 43 triệu chiếc tivi mỗi năm. Konka, nhà sản xuất tivi lớn nhất Trung Quốc còn đang bán sản phẩm nhãn hiệu của mình tại Mỹ và đã thành lập một cơ sở sản xuất ở Mexico để phục vụ thị trường Mỹ. Matsushita, hãng điện tử gia đình nổi tiếng của Nhật, mở nhà máy sản xuất lò vi sóng tại Trung Quốc năm 1995. Nhưng chỉ 2 năm sau, Matsushita đã bị qua mặt bởi Galanz, một công ty Trung Quốc chưa hề có thâm niên nhưng đã cho ra những sản phẩm tương tự với giá chỉ bằng một nửa. Giờ đây, Matsushita đành phải xuất khẩu những sản phẩm của mình trở lại Nhật. “Bành trướng” ở những sân chơi khác Rất nhiều quốc gia ngày nay không chỉ phải cạnh tranh với một Trung Quốc khổng lồ trên các thị trường lớn ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, EU mà còn ngay tại chính sân nhà của mình. Sức hấp dẫn của hàng hoá Trung Quốc tạo ra hai làn sóng khác nhau: một mặt thu hút nhiều hãng nước ngoài di chuyển cơ sở sản xuất từ các nước láng giềng Châu Á sang Trung Quốc, mặt khác chuyển bớt các cơ sở sản xuất hàng hoá rẻ của Trung Quốc sang các nước lân cận. Sự biến chuyển này giúp các công ty Trung Quốc tiến cao hơn trên bậc thang giá trị gia tăng. Ví như Đài Loan đang bất lực nhìn nhiều công ty công nghệ cao “khăn gói” sang đại lục hay Hong Kong, trong đó có cả nhà sản xuất máy tính xách tay lớn thứ 2 Đài Loan là Compal, hãng Intel và Dell Computer.
  4. Trung Quốc đang tích cực xây dựng các nhà máy dệt, may mặc, giày dép tại các nước khác nhằm hưởng lợi từ các ưu đãi của WTO. Các nhà máy này đang khiến nhiều công ty bản địa phải lao đao do không cạnh tranh nổi bởi giá cả và hiệu quả. Thị trường Đông Nam Á cũng đang là cái đích của nhiều công ty Trung Quốc. Xuất khẩu của các công ty Trung Quốc nǎm 2002 sang các nước Đông Nam Á đạt 23,57 tỷ USD, tǎng 27% so với nǎm 2001. Người tiêu dùng Malaysia, nước có nền kinh tế phát triển vào hàng nhanh nhất khu vực, là một mục tiêu quan trọng. Trong 2 nǎm qua, các công ty Trung Quốc đã tǎng gấp 3 lần thị phần tivi 29 inch ở Malaysia, trong đó số tivi mang nhãn hiệu Trung Quốc chiếm 30%. Các công ty Trung Quốc cũng chiếm tới 25% thị trường đầu DVD của Malaysia. Nền kinh tế nhiều năm đứng vị trí số 1 về tính cạnh tranh Singapore cũng cảm thấy sức ép từ Trung Quốc. Thủ tướng Singapore đã phải đư¬a ra kế hoạch tổng thể cho một “Singapore mới” ít phụ thuộc hơn vào các sản phẩm điện tử hiện ngày càng bị lấn át bởi các đối thủ Trung Quốc. Khối đoàn kết vững chắc của sự đông đảo Một trong những công thức thành công của người dân đại lục không chỉ nằm ở sự đông đảo của dân số, mà vì mặc dù là công dân những quốc gia khác nhau nhưng cộng đồng Hoa kiều luôn là một khối liên kết vững chắc. Hiện nay, phần lớn người Trung Quốc ở hải ngoại có nguồn gốc từ ba tỉnh gần bờ biển phía Nam: Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam (bờ biển là con đường di dân chính của họ). Dù chỉ là một cộng đồng thiểu số ở những nước định cư, nhưng người Trung Quốc lại kiểm soát một tỷ lệ có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia đó. Hoa kiều chiếm 4% dân số Indonesia nhưng kiểm soát 70% nền kinh tế. Tại Philippines tương ứng là 3% và 70%. Ở Thái Lan là 3% và 60%. Năm 1999, người Trung Quốc ở Hong Kong, Đài Loan và Singapore sở hữu 250 tỉ USD dự trữ ngoại tệ, bằng với nguồn dự trữ ngoại tệ của Nhật và Đức cộng lại trong khi dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vào năm này là 154,6 tỉ USD. Năm 1998, Diễn đàn kinh tế thế giới xếp Hồng Kông, Đài Loan và Singapore đứng hạng 1, 2 và 4 về cạnh tranh toàn cầu. Và tổng cộng tài sản Hoa kiều trên thế giới bao gồm cả người Hoa ở Vancouver, Sydney, Toronto, New York và San
  5. Francisco ước tính 2 đến 3 nghìn tỷ USD. Xem xét như vậy, có thể nói nói người Trung Quốc đại diện cho nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật. (Còn tiếp)
  6. Bí quyết thành công của các công ty Trung Quốc (Phần cuối)
  7. Sử dụng những bàn đạp để thăng tiến Các nhà phân tích kinh doanh và thị trường thế giới đã phải kinh ngạc trước bước tiến của các công ty Trung Quốc vào thị trường thế giới và khả nǎng cạnh tranh của họ trên thị trường bằng lợi thế giá rẻ. Phân tích các thủ thuật của các công ty Trung Quốc, các nhà phân tích xác nhận rằng các công ty Trung Quốc đã sử dụng nhiều thị trường để làm bàn đạp, tích lũy kinh nghiệm kinh doanh, phân phối hàng hóa và dịch vụ sau bán hàng để vươn ra các thị trường lớn hơn. Các công xứ sở Đại Lục giành chỗ đứng ở những thị trường bàn đạp bằng cách bán các sản phẩm của họ qua các nhà nhập khẩu. Các công ty nhập khẩu bán hàng hóa Trung Quốc với nhãn hàng hóa riêng của họ. Khi đã đứng chân vững chắc, các công ty Trung Quốc mới bắt đầu giành lại nhãn hiệu hàng hóa của họ. Hiện nay, các tên Trung Quốc như Khonka Group Ltd; Sichuan Changhong Electrics Co.; TCL International Holdings Ltd. đang nhanh chóng bành trướng ra khắp Đông Nam Á. TCL International Holdings Ltd thiết lập các vǎn phòng, thậm chí cả nhà máy, ở Phillipines và Indonesia trong 3 nǎm qua. Terry Yi, Tổng giám đốc của TCL Overseas Marketing Ltd nói rằng mục tiêu của TCL là thiết lập nhãn hàng hóa toàn cầu và đây mới thực sự là kinh doanh của tương lai. Nǎm 2002, TCL đã mua công ty Schneider Electronics AG, một công ty đang phá sản của Đức và nay TCL đang sǎn tìm mua công ty ở Mỹ. Trong khi TCL bỏ qua đối tác Khind của Malaysia, công ty đã từng bán vô tuyến truyền hình giúp TCL dưới nhãn hàng hóa của Khind, thì các công ty Trung Quốc khác như Konka và Sichuan Changhong, hai công ty khổng lồ sản xuất vô tuyến truyền hình của Trung Quốc bắt đầu bán hàng hóa của họ ở thị trường này. Paul Temporal, nhà tư vấn về nhãn hiệu hàng hóa Singapore cho rằng người Trung Quốc có kỹ nǎng sản xuất tầm cỡ thế giới và họ đang học kỹ nǎng tiếp thị tầm
  8. cỡ thế giới từ việc cạnh tranh với các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như Motorola. Cánh cửa hy vọng đang đóng lại nhanh chóng đối với các công ty của những nước còn chậm chạp trong việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho riêng mình. Sau khi đã tạo đà ở thị trường Đông Nam Á - một thị trường có uy tín trên thế giới, với danh tiếng sẵn có, các công ty Trung Quốc bắt đầu vươn ra thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Các công ty Trung Quốc hiện chiếm 7% số vô tuyến truyền hình được bán ở Mỹ, tất cả số này đều được bán dưới nhãn hàng hóa của các công ty đa quốc gia như Philips Electronics NV hoặc dưới nhãn của các công ty bán lẻ lớn của Mỹ như Wal-Mart Store Inc. Biết điểm yếu để tự khắc phục Theo các chuyên gia kinh tế của Viện tư vấn chiến lược McKinsey, điểm yếu lớn nhất của các đại công ty Trung Quốc so với các tập đoàn phương Tây là kỹ năng tiếp thị thương hiệu. Biết được điểm yếu này, các công ty Trung Quốc đã đề ra biện pháp khắc phục. Ví dụ như hãng sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất Trung Quốc "Legend" đã đổi thương hiệu thành "Lenovo" để gây ấn tượng và tránh sáo mòn. Các đại công ty Trung Quốc có hai chiến lược chinh phục thị trường toàn cầu. Thứ nhất là "tiếp cận từng bước một". Đó là trường hợp của nhà sản xuất tivi SAV xâm nhập thành công thị trường Mỹ thông qua các nhà phân phối địa phương. Chiến lược thứ hai là mua lại hoặc sáp nhập với các hãng khác mà điển hình là TCL. Sau khi mua lại hãng Sneider Electronics của Đức vào năm 2002, TCL đã sáp nhập hoạt động sản xuất ti-vi với hãng Thomson, trước khi sáp nhập hoạt động sản xuất điện thoại di động với hãng Alcatel của Pháp hồi cuối tháng 4 vừa qua. TCL hiện là một trong những tập đoàn Trung Quốc đi tiên phong trong phong trào "Vươn ra toàn cầu". Sự nổi lên của hãng cho thấy tham vọng vươn ra toàn cầu của các "đại công ty" Trung Quốc.
  9. Các công ty Trung Quốc đang ngày càng hùng mạnh. Nhưng trước khi một thế hệ mới hình thành và tỏ rõ sức mạnh trên thị trường thế giới, các công ty Đại lục sẽ phải trải qua giai đoạn sáp nhập và củng cố để tạo thành những tập đoàn mạnh. Đây cũng là thời gian để những tập đoàn kinh tế của các nước khác phải tìm ra vị trí thích hợp cho mình nhằm tồn tại và phát triển bên cạnh các công ty của một nền kinh tế có tiềm năng gấp 10 lần kinh tế Nhật Bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2