intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp chăm sóc và thu hái chè vụ xuân

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

115
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để nương chè đạt năng suất và chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc và thu hái, đặc biệt là đối với chè vụ xuân. Nhằm giúp bà con nắm được kỹ thuật, xin giới thiệu một số biện pháp chăm sóc. Làm cỏ Vụ xuân thời tiết ấm khiến cỏ mọc nhiều nên phải diệt sớm bằng cách xới xáo, nhổ cỏ hoặc phun thuốc trừ cỏ. Nếu có điều kiện thì cày hoặc cuốc sâu từ 10 - 15cm giữa 2 hàng chè để đất tơi xốp, giữ ẩm. Phát quang bụi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp chăm sóc và thu hái chè vụ xuân

  1. Biện pháp chăm sóc và thu hái chè vụ xuân
  2. Để nương chè đạt năng suất và chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc và thu hái, đặc biệt là đối vớ i chè vụ xuân. Nhằm giúp bà con nắm được kỹ thuật, xin giớ i thiệu một s ố biện pháp chăm sóc. Làm cỏ Vụ xuân thời tiết ấm khiến cỏ mọc nhiều nên phải diệt sớm bằng cách xới xáo, nhổ cỏ hoặc phun thuốc trừ cỏ. Nếu có điều kiện thì cày hoặc cuốc sâu từ 10 - 15cm giữa 2 hàng chè để đất tơi xốp, giữ ẩm. Phát quang bụi rậm ở đường lô, ven đồi nhằm hạn chế sự trú ngụ, phát triển của sâu bệnh. Bón phân Bón phân là biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè. Cần xem xét cụ thể điều kiện ở từng nơi, tu ỳ thuộc vào mức độ tốt hay xấu và tuổi cây mà xác định lượng phân bón thích hợp. Những diện tích chè đến thời kỳ bón phân hữu cơ và lân mà cuối năm chưa bón được thì bón bổ sung ngay từ đầu vụ xuân. 1ha chè cần 20 tấ n phân hữu cơ + 500kg lân trộn đều, rạch sâu 20 - 30cm theo rìa mép tán, rải phân và lấp kín (cứ 2 - 3 năm bón một lần).
  3. Lượng phân bón thúc trong năm được tính theo sản phẩm chè búp tươi thu hoạch. Nếu chè cho năng suất 5 tấn/ha cần bón 200 – 220kg urê + 230 -250kg lân + 80 - 100kg kali/ha/năm. Chè thâm canh thì cần lượng phân bón lớn hơn. Lượng phân đạm và kali bón thúc được chia ra 3 - 4 lần, từ tháng 01 đến tháng 10. Rạch hàng hoặc bón từng hốc theo mép tán phía trên, sâu 6 - 8cm, rải đều phân và lấp kín. Phân đạ m và kali trộn đều và bón cùng lúc. Trồng cây che bóng Chè cần ánh sáng tán xạ, vì vậ y mỗi nương chè cần trồng cây cho bóng mát để chống nắng và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây chè. Cây che bóng phổ biến nhất hiện nay là muồng lá nhọn. Mật độ trồng 200 - 250 cây/ha (cứ 4 hàng chè trồng 1 hàng cây, cây cách cây 6 - 8m). Trồng cây vào vụ xuân, trồng cành vào mùa mưa. Những diện tích chè thời kỳ kiến thiết cơ bản cần trồng cây che bóng tạm thời cho chè con bằng cây cốt khí. (Trồng theo rạch hoặc cuốc hốc giữa hai hàng chè; gieo 2 hạ t/hốc; hốc cách hốc 0,4 - 0,5m). Tuyệt đối không được trồng xen sắn vào nương chè để tránh s ự tranh chấp dinh dưỡng và ánh sáng, chè sẽ phát triển chậm, cằn cỗi…
  4. Hái chè Hái chè là thao tác rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng chè, nhất là hái chè vào vụ xuân. Đây là thời kỳ hái tạo tán làm cho cây có bộ tán to khoẻ, đủ số lá để quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Vì vậy, hái chè trong tháng 3 - 4 nhấ t thiết phải chừa lại 2 lá thật, 1 lá cá. Những búp mọc chồ i lên khỏi mặt tán thì hái sát lá cá để tạo tán bằng. Chỉ hái nh ững búp đủ tiêu chuẩn (có 4 - 5 lá thật). Tận thu những búp mù xoè, không bỏ sót để quá lứa. Để có năng suất và chất lượng cao, th ực hiệ n hái san trật khi trên tán có 30% số búp đủ tiêu chuẩn. Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng dao, kéo để hái chè, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩ m, đồng thời ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các lứa chè sau.
  5. Phòng trừ sâu bệnh Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh phồng lá chè gây hạ i vào tháng 3 - 4; rầy xanh tháng 5 - 6; bọ cánh tơ, bọ xít muỗi tháng 6 - 9… (lưu ý: chỉ phun thuốc khi thật sự cần thiết).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1