intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của từng đường lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng dẫn người học nắm bắt quá trình hình thành và phát triển của từng đường lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, khai thác tính có vấn đề của nội dung dạy học; sử dụng các tình huống dạy học, phương pháp tích cực trong dạy học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học

  1. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TS. Nguyễn Minh Hải Trường Đại học Tây Nguyên ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa I. MỞ ĐẦU Môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong 5 môn học chính trong cấu trúc chƣơng trình các môn Lý luận chính trị. Mục tiêu của môn học là “cung cấp tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920 - 1930), sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc (1945 - 1975); trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ cả nƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018). Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng ý thức tôn trọng sự thật khách quan, nâng cao lòng tự hào, niềm tin của sinh viên vào Đảng và Nhà nƣớc. Trang bị phƣơng pháp tƣ duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu nghiên cứu, học tập và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng”1. Vì vậy, tìm ra các biện pháp góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn học là việc làm quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với ý nghĩa đó, bài viết bƣớc đầu tập trung đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trƣờng đại học. II. NỘI DUNG Mỗi môn học có nhiều biện pháp dạy học khác nhau, dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Căn cứ vào quá trình dạy học, đặc thù môn học, nội dung tri thức môn học, tôi xin đề xuất các biện pháp sau: 1 Chƣơng trình Học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban hành theo Quyết định số 4890/2019/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2019 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt chƣơng trình, giáo trình sử dụng chung các môn Lý luận chính trị đối với trình độ đào tạo đại học các ngành không chuyên Lý luận chính trị). |636
  2. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 2.1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của từng đường lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam Bất kỳ một chủ trƣơng, đƣờng lối cách mạng cơ bản nào của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng ra đời dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. Xem xét cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trƣơng, đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ giúp cho sinh viên thấy đƣợc ý nghĩa, giá trị khoa học của từng chủ trƣơng, đƣờng lối đó. Trên cơ sở đó, hình thành niềm tin vào chủ trƣơng, đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên. Để làm cho sinh viên nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của từng đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, giảng viên có thể tiến hành theo quy trình sau: Bước 1: Làm cho sinh viên nắm đƣợc nội dung cốt lõi của từng đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời câu hỏi: Đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam mà ta đang nghiên cứu là gì? Bước 2: Làm cho sinh viên xác định đƣợc cơ sở thực tiễn (bối cảnh lịch sử) cốt lõi của từng đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời câu hỏi: Đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam mà ta đang nghiên cứu đƣợc Đảng ta đƣa ra dựa trên cơ sở thực tiễn (bối cảnh lịch sử) “cốt lõi” là gì? Bước 3: Làm cho sinh viên xác định đƣợc cơ sở lý luận cốt lõi của từng đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời câu hỏi: Đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam mà ta đang nghiên cứu đƣợc Đảng ta đƣa ra dựa trên cơ sở lý luận “cốt lõi” là gì? Ví dụ: Để làm cho sinh viên nắm đƣợc sự hình thành và phát triển, chuyển hƣớng chỉ đạo đƣờng lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn (1930-1945). Bước 1: Làm cho sinh viên nắm đƣợc nội dung đƣờng lối cách mạng căn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn (1930-1945) là sự hình thành và phát triển, chuyển hƣớng chỉ đạo đƣờng lối cách mạng giải phóng dân tộc. Bước 2: Làm cho sinh viên xác định đƣợc cơ sở thực tiễn (bối cảnh lịch sử) cốt lõi của đƣờng lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 1945). Cơ sở thực tiễn (bối cảnh lịch sử) “cốt lõi”: Một là, bối cảnh quốc tế (Chủ nghĩa tƣ bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, sau này là chủ nghĩa phát xít...; đi xâm lƣợc, hình thành hệ thống thuộc địa; Cách mạng tháng 10 Nga thành công; Quốc tế cộng sản ra đời 3/1919). Hai là, bối cảnh dân tộc (Việt Nam từ nƣớc phong kiến độc lập trở thành thuộc địa, nửa phong kiến; các phong trào yêu nƣớc diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, rộng khắp; các phong trào yêu nƣớc thất bại...). 637 |
  3. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… Bước 3: Làm cho sinh viên xác định đƣợc cơ sở lý luận cốt lõi của sự hình thành đƣờng lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn (1930 - 1945). Cơ sở lý luận “cốt lõi” là - Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; về vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa. 2.2. Hướng dẫn người học nắm bắt quá trình hình thành và phát triển của từng đường lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam Bất kỳ một đƣờng lối cách mạng cơ bản nào của Đảng Cộng sản Việt Nam trong môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đƣợc hình thành và phát triển trong những bối cảnh lịch sử nhất định. Một trong các mục tiêu then chốt của môn học là làm cho sinh viên nắm đƣợc quá trình hình thành và phát triển đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nắm đƣợc sự hình thành và phát triển của từng đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giúp cho sinh viên nắm đƣợc nội dung, ý nghĩa và sự phát triển tƣ duy lý luận của Đảng về đƣờng lối. Từ đó sinh viên sẽ thấy đƣợc tính logic, tính hệ thống, tính khoa học, tính cách mạng của những đƣờng lối cách mạng của Đảng. Vì vậy, một trong những việc làm trọng tâm, then chốt của giảng viên là làm cho sinh viên nắm đƣợc quá trình hình thành và phát triển của các đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để làm cho sinh viên nắm vững quá trình hình thành và phát triển của các đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, giảng viên có thể tiến hành theo quy trình sau: Bước 1: Làm cho sinh viên nắm đƣợc đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời câu hỏi: Tên chủ trƣơng, đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Bước 2: Làm cho sinh viên xác định đƣợc những giai đoạn, những dấu mốc chính trong sự hình thành và phát triển của đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời câu hỏi: Đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam đang nghiên cứu có quá trình hình thành và phát triển nhƣ thế nào? Những giai đoạn, những dấu mốc chính trong sự hình thành và phát triển các đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Bước 3: Làm cho sinh viên xác định đƣợc nội dung chính của từng giai đoạn, từng dấu mốc chính trong sự hình thành và phát triển các đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời câu hỏi: Trong mỗi giai đoạn, dấu mốc chính trong sự hình thành và phát triển đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam có những nội dung cơ bản nào? |638
  4. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Bước 4: Làm cho sinh viên kết nối đƣợc nội dung chính của những giai đoạn, những dấu mốc chính trong sự hình thành và phát triển các đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời câu hỏi: Sự kết nối chuỗi nội dung cơ bản trong những giai đoạn, những dấu mốc chính của sự hình thành và phát triển các đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Ví dụ: Làm cho sinh viên nắm đƣợc quá trình hình thành và phát triển đƣờng lối cách mạng công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới. Bước 1: Làm cho sinh viên nắm đƣợc tên chủ trƣơng, đƣờng lối cách mạng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam là đƣờng lối công nghiệp hóa. Bước 2: Làm cho sinh viên xác định đƣợc những giai đoạn, những dấu mốc chính trong sự hình thành và phát triển của đƣờng lối công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Tổng kết đánh giá mô hình công nghiệp hóa trƣớc đổi mới và bƣớc đầu đổi mới tƣ duy lý luận về công nghiệp hóa (1986). - Nghiên cứu, tìm tòi, bƣớc đầu hình thành hệ thống lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới (1986 - 1996). - Phát triển hệ thống lý luận công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế mới (1996 - đến nay). Bước 3: Xác định đƣợc nội dung chính của từng giai đoạn, từng dấu mốc chính trong sự hình thành và phát triển đƣờng lối công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Tổng kết đánh giá mô hình công nghiệp hóa trƣớc đổi mới và bƣớc đầu đổi mới tƣ duy lý luận về công nghiệp hóa (1986). Đƣờng lối công nghiệp hóa đƣợc hình thành từ Đại hội III (9/1960). (Tính đến trƣớc đổi mới 1986, có 25 năm tiến hành công nghiệp hóa qua hai giai đoạn: Từ năm 1960 đến 1975 đối với miền Bắc; từ năm 1975 đến 1985 cả nƣớc). Đại hội VI (12/1986) đánh dấu quá trình đổi mới nói chung, quá trình đổi mới tƣ duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa nói riêng. Chỉ rõ những sai lầm cơ bản trong quá trình công nghiệp hóa trƣớc đổi mới. - Nghiên cứu, tìm tòi, bƣớc đầu hình thành hệ thống lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới (1986 - 1996). Đại hội VII (1991), Đảng ta đƣa ra quan điểm công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994), lần đầu tiên Đảng ta đƣa ra khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội VIII (1996), Đảng ta xác định, 639 |
  5. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… Việt Nam,... chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. - Phát triển hệ thống lý luận công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế mới (1996 - đến nay). Qua 5 kỳ đại hội, từ Đại hội VIII (1996), đến nay, Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về công nghiệp hóa: + Điều chỉnh mục tiêu, bƣớc đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho sát với thực tiễn. (Đại hội VIII-XI, 2020; Đại hội XII, “sớm”; Nghị quyết Trung ƣơng 7, khóa XII - “đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nƣớc công nghiệp hiện đại, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc). + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, hội nhập quốc tế. + Động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa lấy phát huy nguồn lực con ngƣời là yếu tố cơ bản; khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực. + Coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. (Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày 10/6/1993, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VII) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn “xây dựng nông thôn mới”). + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững. + Xác định hệ tiêu chí nƣớc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng… Bước 4: Làm cho sinh viên kết nối nội dung chính của những giai đoạn, những dấu mốc chính trong sự hình thành và phát triển đƣờng lối công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.3. Khai thác tính có vấn đề của nội dung dạy học; sử dụng các tình huống dạy học, phương pháp tích cực trong dạy học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Quá trình dạy học và nội dung học tập không có ý nghĩa gì với ngƣời học, vô ích, trung tính, vô thƣởng, vô phạt, nhạt nhẽo hoặc đối kháng với tình cảm, ý chí của ngƣời |640
  6. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) học thì sẽ không diễn ra hoạt động học tập. Trong quá trình dạy học và nội dung học tập xuất hiện tính có vấn đề, các tình huống dạy học thì ngƣời học sẽ tích cực học tập. Để làm đƣợc điều này, giảng viên phải tích cực nghiên cứu quá trình và nội dung dạy học; phát hiện ra tính có vấn đề của nội dung dạy học, tạo ra các tình huống dạy học hấp dẫn, thu hút ngƣời học; mặt khác, phải tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học, sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ phƣơng pháp thuyết trình theo kiểu luận chiến, vấn đáp - đàm thoại, nêu vấn đề, dạy học theo dự án, nghiên cứu trƣờng hợp... . Chẳng hạn, để vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp, giảng viên có thể tiến hành theo quy trình sau: Bước 1: Mô tả trƣờng hợp: Gợi mở, hƣớng dẫn sinh viên nhận biết về nội dung trƣờng hợp. Bước 2: Nhiệm vụ: Từ trƣờng hợp đặt ra những nhiệm vụ cần phải nghiên cứu tìm hiểu cả trong lý luận và thực tiễn. Bước 3: Yêu cầu: Căn cứ vào từng nhiệm vụ đặt ra các yêu cầu mà ngƣời học cần phải thực hiện. Và việc thực hiện các yêu cầu đó sẽ góp phần giải quyết các nhiệm vụ. Từ đó trƣờng hợp đƣợc giải quyết. Ví dụ: Vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp để nghiên cứu trƣờng hợp “Tình hình ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến phát triển bền vững ở nƣớc ta”. Bước 1: Mô tả trƣờng hợp. Trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc Đảng ta đã có nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối chống ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững; Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân đặc biệt quan tâm đến chống ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững. “Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chƣa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nƣớc thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,... ô nhiễm môi trƣờng đang ở mức báo động. Theo ƣớc tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nƣớc thì có trên 60% khu công nghiệp chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60 - 70% chất thải rắn đƣợc thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải, chất thải nên chƣa thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng. Tình trạng ô nhiễm nguồn đất, nƣớc, không khí, rác thải nông thôn, chất thải công nghiệp đang diễn ra phức tạp... Nhiều vụ án ô nhiễm môi trƣờng xuất hiện nhƣ Formasa Hà Tĩnh; Công ty Vedan Việt Nam; Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2; Sonadezi Long Thành”2... 2 “Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục”. Nguồn: http://moi truong deal.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam-va-cac-giai-phap-khac-phuc. 641 |
  7. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… Bước 2: Nhiệm vụ. Hãy đọc nội dung mô tả trƣờng hợp trên đây, tiếp tục nghiên cứu và thảo luận, từ đó cho biết: 1) Đánh giá khái quát về tình hình ô nhiễm môi trƣờng ở nƣớc ta và tìm hiểu quan niệm về phát triển bền vững? 2) Trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng, đƣờng lối đảm bảo phát triển bền vững ở nƣớc ta nhƣ thế nào? 3) Chúng ta có sáng kiến về một chƣơng trình hành động, một dự án để thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về chống ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững ở nƣớc ta nhƣ thế nào? Bước 3: Yêu cầu. Khi thảo luận về trƣờng hợp này cần: 1) Phân tích ảnh hƣởng tác hại cơ bản của tình hình ô nhiễm môi trƣờng ở nƣớc ta đến phát triển bền vững ở nƣớc ta. 2) Tìm hiểu, đánh giá chủ trƣơng, đƣờng lối Đảng về chống ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững ở nƣớc ta 3) Rút ra đƣợc những bài học cho cuộc sống hiện tại của thế hệ mình. Nghĩ đến những chƣơng trình hành động để góp phần thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về chống ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững ở nƣớc ta. 2.4. Vận dụng tri thức liên ngành trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với các môn Lý luận chính trị nhƣ Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; Pháp luật; Đạo đức; Chính trị học;... và nhiều môn khoa học khác, nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn nhƣ Lịch sử; Văn học; Văn hóa học; Xã hội học... Nhiều nội dung kiến thức môn học chỉ đƣợc hiểu đúng đắn, rõ ràng, sâu sắc khi đặt trong mối quan hệ nghiên cứu với tri thức của các môn khoa học khác. Nhiều nội dung tri thức trong các môn khoa học khác góp phần làm phong phú, sinh động, sâu sắc nội dung tri thức môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng tri thức liên ngành trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam còn góp phần cải thiện tính lý luận, trừu tƣợng của môn học; kích thích nhu cầu, hứng thú làm tăng sức hấp dẫn môn học đối với ngƣời học; thay đổi trạng thái, không |642
  8. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) khí, giảm áp lực, căng thẳng trong học tập... Để vận dụng tri thức liên ngành trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, giảng viên có thể tiến hành theo quy trình sau: Bước 1: Xác định nội dung, thời điểm cần vận dụng tri thức liên ngành trong bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bước 2: Xác định mức độ tri thức liên ngành nào cần vận dụng trong bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bước 3: Xác định phƣơng pháp, cách thức, phƣơng tiện, công cụ hỗ trợ cần thiết để vận dụng tri thức liên ngành trong bài giảng môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Chẳng hạn, vận dụng tri thức liên ngành - văn học, lịch sử để dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, giảng viên có thể làm nhƣ sau: Bước 1: Xác định nội dung, thời điểm cần vận dụng tri thức liên ngành trong bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Khi mở đầu, trong quá trình giảng dạy hoặc kết thúc bài giảng các nội dung: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của đảng; Đƣờng lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); Đƣờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc (1945 - 1975), Các đƣờng lối cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới,... giảng viên có thể vận dụng tri thức liên ngành văn học, lịch sử,… trong giảng dạy. Bước 2: Xác định mức độ tri thức liên ngành nào cần vận dụng trong bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. - Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có thể sử dụng các tƣ liệu nhƣ: “Quê hƣơng từng mảnh phân chia/ Hằng ngàn thủ cấp đầm đìa máu tuôn/ Giống Rồng Tiên một cội nguồn/ Cành luôn liền gốc, lá luôn liền cành/ Gốc bền vững, lá tƣơi xanh/ Trƣớc cơn giông bão, lá - cành xác xơ/ Một cơ hội, một thời cơ/ Lá xanh phát triển, cành tơ hình thành/ Đảng Cộng sản đƣợc khai sanh/ Giờ tổng khởi nghĩa liệt oanh khởi đầu”3. “Năm hai mƣơi của thế kỷ hai mƣơi/ Tôi sinh ra nhƣng chƣa đƣợc làm ngƣời/ Nƣớc đã mất, cha đã làm nô lệ./ Ôi những ngày xƣa mƣa xứ Huế, mƣa sao buồn vậy hỡi mƣa rơi!?/ Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời/ Đất lai láng những là nƣớc mắt…/ Từ vô vọng mênh mông đêm tối/ Ngƣời đã đến chói chang nắng dội/ Trong lòng tôi ôi Đảng thân yêu”4. “Ngƣời thực hiện chủ trƣơng Quốc tế/ Quyết ngăn ngừa chia rẽ bên trong/ Ngƣời triệu tập về ngay Hƣơng Cảng/ Giữa Cửu Long các Đảng họp bàn/ Lập nên Cộng sản Việt Nam/ Vạch ra đƣờng 3 Trần Trí Trung (2006), Việt Nam thi sử hùng ca, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.45. 4 Tố Hữu, Một nhành xuân. Nguồn: http://nslide.com 643 |
  9. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… lối, chính cƣơng rõ ràng/ Muôn lòng một cung đàn hợp tấu/ Năm ba mƣơi ghi dấu sơn hà/ Tháng hai nắng hửng mùng ba/ Từ trong gian khổ Đảng ta ra đời”5.“Nhƣ đứa trẻ sinh nằm trên cỏ/ Không quê hƣơng, sƣơng gió tơi bời/ Đảng ta sinh ở trên đời/ Một hòn máu đỏ nên Ngƣời hôm nay”6. - Đƣờng lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945), có thể sử dụng các tƣ liệu nhƣ: “Biển sóng trào lên thành đại hội Muôn màu vũ trụ kết hoa đăng/ Xôn xao mặt đất, trăng là trăng/ Chảy xiết Ngân Hà, muôn sao vàng rực/ Mặt trời đỏ huyền kỳ mọc lên, ôi náo nức/ Nhạc nhân gian cuồn cuộn bốc hồng trần!/ Ta đi đây, là trăm vạn thiên thần/ Chiều chiến thắng phá tan quân quỷ sứ/ Ta đi dƣới bốn nghìn năm lịch sử/ Đêm nay tràn hoa đỏ nhuỵ vàng tƣơi/ Ta đi đây, với thế kỷ hai mƣơi/ Mạch suối trẻ trong dòng ngƣời vô địch”7! “Gió ơi gió hãy làm giông, làm tố/ Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tƣơi/ Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi/ Ta ngã vật trong dòng ngƣời cuộn thác/ Ôi thiên đƣờng tai miên man lắng nhạc/ Từ muôn phƣơng theo gót nện rầm rầm/ Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm!”8. “Lời Đảng gọi, một ngày sấm nổ/ Biển ngƣời dâng ngập phố ngập đồng/ Mùa thu Cách mạng thành công/ Mùa thu đây, hỡi cờ hồng vàng sao!/ Ôi hai tiếng đồng bào, Tổ quốc/ Đến hôm nay mới thuộc về ta/ Trăm nam mất nƣớc mất nhà/ Hôm nay mới cất lời ca tiếng cƣời”9. - Đƣờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc (1946 - 1975), có thể sử dụng các tƣ liệu nhƣ: “Chín năm kháng chiến thành thần/ Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn!/ Chín năm nắng núi mƣa ngàn/ Nắng mƣa có Đảng, cơ hàn có nhau/ Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!” 10; “Hỡi miền Bắc đó, nặng đôi vai/ Gánh cả non sông, vƣợt dặm dài/ Xẻ dọc Trƣờng Sơn, đi cứu nƣớc/ Mà lòng phơi phới dậy tƣơng lai!”11; “Ôi Đất Nƣớc sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.../ Nhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùng/ 5 Chu Hà, Lã Xuân Choát (2004), Bông sen vàng - Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại, Nxb Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, tr.45. 6 Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng. Nguồn: https://www.thivien.net /Tố-Hữu/Ba-mƣơi-năm- đời-ta-có-Đảng/ 7 Tố Hữu, Vui bất tuyệt. Nguồn: https://www.thivien.net/Tố-Hữu/Vui-bất-tuyệt 8 Tố Hữu, Huế tháng Tám. Nguồn: https://www.thivien.net/Tố-Hữu/Huế-tháng-tám 9 Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng. Nguồn: https://www.thivien.net/Tố-Hữu/ Ba-mƣơi-năm- đời-ta-có-Đảng 10 Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng. Nguồn: https://www.thivien.net/Tố-Hữu/ Ba-mƣơi-năm- đời-ta-có-Đảng. 11 Tố Hữu, Theo chân Bác. Nguồn: https://www.thivien.net/Tố-Hữu/Theo-chân-Bác |644
  10. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Thế vô tận của nghìn năm giết giặc/ Lửa đã cháy hồng hào mặt đất/ Mùa chín tình yêu, mùa chín hận thù!”12 / “Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng/ Đến em thơ cũng hóa thành những anh hùng/ Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ/ Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!”13; “Những cái hôn trầm tích trong bể sâu của nhớ/ Những cái hôn đào hang mạch đáy lòng/ Những cái hôn có lúc phải lùa nó vào góc lòng nhƣ dẹp giặc/ Đánh thù xong, ta sẽ lại tìm mày/ Ta cầm lấy trái tim mình mà bóp chặt/ Tiếng yêu thầm rên rỉ dƣới bàn tay!”14 ; “Ôi Việt Nam! từ trong biển máu/ Ngƣời vƣơn lên nhƣ một thiên thần”15; “Nƣớc Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”16. - Các đƣờng lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới, có thể kể các câu chuyện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao,... thời kỳ trƣớc đổi mới. VD: Những khó khăn của ngoại giao Việt Nam trƣớc đổi mới: Mâu thuẫn với các nƣớc láng giềng Trung Quốc, Campuchia; hầu hết các nƣớc trong ASEAN đều bất đồng với Việt Nam; Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây bao vây cấm vận... Sau đổi mới những thành tựu ngoại giao thể hiện nhƣ thế nào?... Bước 3: Xác định phƣơng pháp, cách thức, phƣơng tiện, công cụ hỗ trợ cần thiết để vận dụng tri thức liên ngành trong bài giảng môn Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. giảng viên có thể đƣa các trích đoạn thơ trên bằng phƣơng pháp thuyết trình, kết hợp với phân tích, bình luận để giảng dạy phù hợp với từng nội dung, từng thời điểm cho phù hợp. 2.5. Nghiên cứu, cập nhật, bổ sung, phát triển hệ thống chủ trương, đường lối, hệ thống bài giảng môn học - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Bất kỳ một đƣờng lối cách mạng cơ bản nào của Đảng Cộng sản Việt Nam trong môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng trải qua hình thành và phát triển nhất định, đƣợc Đảng ta thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện. Nội dung kiến thức môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó chặt chẽ với thực tiễn sinh động, đa dạng trong nƣớc và ngoài nƣớc; dân tộc và quốc tế đang thay đổi hằng ngày. Việc nghiên cứu, cập nhật, bổ sung, phát triển hệ thống chủ trƣơng, đƣờng lối, hệ thống bài giảng môn học - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền kiến thức lý luận môn học với thực tiễn; làm giảm tính hàn lâm, trừu tƣợng, lí thuyết của các môn 12 Nguyễn Khoa Điềm/Mặt-đƣờng-khát-vọng-1974. Nguồn: https://www.thivien.net/Nguyễn-Khoa- Điềm/Mặt-đƣờng-khát-vọng-1974 14 Nguồn: Tập thơ “Hoa trên đá” (1977 - 1984), Chế Lan Viên. 15 Nguồn: https://www.thivien.net/Tố-Hữu/Việt-Nam-máu-và-hoa. 16 Nguồn: https://www.thivien.net/Nguyễn-Đình-Thi/Đất-nƣớc. 645 |
  11. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… học Lý luận chính trị mà Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một phân môn; góp phần làm tăng tính sinh động, phong phú, thời sự, hiện đại hóa bài học; trên nền tảng đó, kích thích, nâng cao nhu cầu, hứng thú môn học với sinh viên. Vì vậy, trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam phải thƣờng xuyên nghiên cứu, cập nhật, bổ sung, phát triển hệ thống chủ trƣơng, đƣờng lối, hệ thống bài giảng môn học. Để nghiên cứu, cập nhật, bổ sung, phát triển hệ thống chủ trƣơng, đƣờng lối, hệ thống bài giảng môn học, giảng viên có thể tiến hành theo quy trình sau: Bước 1: Nắm vững hệ thống đƣờng lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời câu hỏi: Môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có hệ thống bài giảng nào? Hệ thống đƣờng lối cách mạng cơ bản đƣợc phản ánh, đề cập trong môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Bước 2: Tách hệ thống đƣờng lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thành từng đƣờng lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bài giảng môn học, để tập trung nghiên cứu. Bước 3: Thƣờng xuyên nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nắm bắt, chọn lọc những vấn đề thời sự “mấu chốt” liên quan quan đến hệ thống đƣờng lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bước 4: Kết nối kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nắm bắt, chọn lọc những vấn đề thời sự “mấu chốt” với hệ thống đƣờng lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ví dụ: Để làm cho sinh viên nắm đƣợc quá trình hình thành và phát triển đƣờng lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới. Bước 1: Môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có hệ thống bài giảng nào? Hệ thống đƣờng lối cách mạng cơ bản đƣợc phản ánh, đề cập trong môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? - Môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có hệ thống bài giảng nào? (Kể tên các chƣơng của môn học)17. - Hệ thống chủ trƣơng, đƣờng lối cách mạng cơ bản đƣợc phản ánh, đề cập trong môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? 17 Chƣơng nhập môn: Đối tƣợng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Chƣơng 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); Chƣơng 2: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc (1945 - 1975); Chƣơng 3: Đảng lãnh đạo cả nƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc (1975 - 2018). |646
  12. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Đƣờng lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); đƣờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc (1945 - 1975); đƣờng lối công nghiệp hoá; đƣờng lối xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; Đƣờng lối xây dựng hệ thống chính trị; đƣờng lối xây dựng, phát triển nên văn hóa và giải quyết các vấn đề; đƣờng lối đối ngoại… Bước 2: Tách hệ thống đƣờng lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thành từng chủ trƣơng, đƣờng lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bài giảng môn học, để tập trung nghiên cứu. Chẳng hạn, tác đƣờng lối xây dựng, phát triển nên văn hóa của Đảng ra khỏi hệ thống đƣờng lối cơ bản, hệ thống bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bước 3: Thƣờng xuyên nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nắm bắt, chọn lọc những vấn đề thời sự “mấu chốt” liên quan quan đến từng chủ trƣơng, đƣờng lối cơ bản của Đảng. Chẳng hạn, đƣờng lối xây dựng, phát triển nền văn hóa đã đƣợc đề cập, đƣợc bổ sung, phát triển, hoàn thiện? (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng (khóa VIII)18[18]; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng (khóa XI)19[19] Bước 4: Kết nối kết quả nghiên cứu lý luận hoặc tổng kết thực tiễn, nắm bắt, chọn lọc những vấn đề thời sự “mấu chốt” với hệ thống đƣờng lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống bài giảng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Chẳng hạn, kết nối kết quả nghiên cứu lý luận hoặc tổng kết thực tiễn, nắm bắt, chọn lọc những vấn đề thời sự “mấu chốt” với chủ trƣơng, đƣờng lối văn hóa của Đảng. Từ đó trên cơ sở nghiên cứu, so sánh, cập nhật, bổ sung, phát triển chủ trƣơng, đƣờng lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã 1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. vững đất nƣớc. Văn hóa phải đƣợc đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. 2. Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là 2. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất tộc. trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc 3. Nền vǎn hóa Việt Nam là nền vǎn hóa Việt Nam, với các đặc trƣng dân tộc, nhân thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng văn, dân chủ và khoa học. các dân tộc Việt Nam. 18 Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 19 Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc. 647 |
  13. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… 3. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con ngƣời và xây dựng con ngƣời để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con ngƣời có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. 4. Xây dựng đồng bộ môi trƣờng văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con ngƣời trong phát triển kinh tế. 4. Xây dựng và phát triển vǎn hóa là sự 5. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan Nhà nƣớc quản lý, nhân dân là chủ thể trọng. sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. 5. Vǎn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển vǎn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. III. KẾT LUẬN Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một môn học quan trọng trong kết cấu chƣơng trình các môn Lý luận chính trị; góp phần quan trọng vào củng cố nền tảng tƣ tƣởng của Đảng; bồi dƣỡng thế giới quan, nhân sinh quan, phƣơng pháp luận khoa học, bồi đắp niềm tin, tình cảm, rèn luyện phẩm chất, nhân cách, đạo đức cách mạng cho ngƣời học. Bài viết bƣớc đầu đƣa ra năm biện pháp góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn học. Ở mỗi biện pháp tác giả tập trung làm rõ 3 vấn đề cơ bản: giải thích sự cần thiết vận dụng biện pháp; quy trình và cách thức vận dụng từng biện pháp; nêu ra các ví dụ mang tính định hƣớng, gợi mở về việc sử dụng biện pháp trong thực tiễn dạy |648
  14. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) học. Hy vọng kết quả chuyên đề sẽ góp phần tích cực vào việc gợi mở những biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn học trong nhà trƣờng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng (2018), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin, Viện Lịch sử Đảng (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Toàn tập, (65 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 - 2018. 4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, (15 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 7. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ƣơng - Ban Chỉ đạo tổng kết (2015), Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (phần Cương lĩnh, bổ sung và phát triển), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội. 11. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa chữa bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Quyết định số 4890/2019/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2019 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt chƣơng trình, giáo trình sử dụng chung các môn Lý luận chính trị đối với trình độ đào tạo đại học các ngành không chuyên Lý luận chính trị. 649 |
  15. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… 13. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản. 14. Trần Trí Trung (2006), Việt Nam thi sử hùng ca, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.45. 15. Chu Hà, Lê Xuân Choát (2004), Bông sen vàng - Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại, Nxb Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, tr.45. |650
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1