TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
BIỆT HOÁ TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TUỶ XƢƠNG THỎ<br />
THÀNH DẠNG TẠO CỐT BÀO TRONG MÔI TRƢỜNG<br />
DEXAMETHASONE VÀ ASCORBIC<br />
Lê Thị Hồng Nhung*; Ngô Duy Thìn*; Nguyễn Khang Sơn*<br />
TÓM TẮT<br />
15 mẫu tế bào đơn nhân tủy xương thỏ nuôi cấy tăng sinh 14 ngày. Sau khi định danh bằng<br />
kỹ thuật hoá mô miễn dịch với các marker CD44, CD90, CD34, CD14 xác định là tế bào gốc<br />
trung mô (TBGTM), được đưa vào môi trường cảm ứng tạo xương có dexamethasone 1 µM và<br />
ascorbic 50 µg/ml trong thời gian 3 tuần. Kết quả: tất cả các mẫu tế bào nhuộm hóa mô đều có<br />
hiện tượng tạo canxi trong chất nền (dương tính khi nhuộm alirazin red). Quan sát các mẫu<br />
dưới kính hiển vi điện tử quét thấy xuất hiện tinh thể khoáng. Mẫu tế bào nhuộm hóa mô miễn<br />
dịch dương tính với marker osteocalcin. Kết luận: đ biệt hoá thành công TBGTM tủy xương<br />
thỏ thành tế bào dạng tạo cốt bào trong môi trường có dexamethasone và ascorbic.<br />
* Từ khóa: Tế bào trung mô; Tạo cốt bào; Biệt hóa; Dexamethasone; Ascorbic.<br />
<br />
Diffrentiation of Bone Marrow Mensenchymal Stem Cell into Osteoblast<br />
in Dexamethasone and Ascorbic Culture<br />
Summary<br />
15 samples rabbit bone marrow mononuclear after culture for 14 days. Those were isolated<br />
by flow cytometry and immunocytochemistry staining with marker CD44, CD90, CD14, CD34.<br />
These analyses indicated that culture cells were MSCs. To induce osteoblast differentiation<br />
of the MSCs, the cultures were maintained in osteogenic media supplement with 1 µM<br />
dexamethasone, 50 µg/mL ascorbic acid for up to three weeks. Results: All samples after<br />
differentiation demonstrated that therre were actual calcium deposits in matrix by alizarin red<br />
staining. Under SEM appearance white crystals of MSC differentiation into osteogenic line. The<br />
cells were immunocytochemistry stained positive for osteocalcin. Conclusions: The bone marrow<br />
MSC tendency differentiation into osteoblast in dexamethasone and ascorbic acid.<br />
* Keywords: Mesenchymal stem cell;; Osteoblast; Differentiation; Dexamethasone; Ascorbic.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tạo cốt bào là một trong 4 tế bào của<br />
mô xương có vai trò tạo xương mới trong<br />
giai đoạn phát triển của cơ thể hoặc khi<br />
mô xương bị tổn thương. Trong cơ thể,<br />
các tế bào gốc trước khi trở thành tạo cốt<br />
<br />
bào (osteoblast), chúng phải trải qua giai<br />
đoạn biệt hóa để tạo thành tiền tạo cốt<br />
bào (pre-osteoblast). Ngày nay với công<br />
nghệ, giai đoạn này có thể thực hiện trong<br />
điều kiện in vitro nhằm tạo ra dòng tế bào<br />
có khả năng ứng dụng trên lâm sàng để<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thị Hồng Nhung (nhunglehmu@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2017<br />
<br />
173<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
điều trị các bệnh lý xương khớp, đặc biệt<br />
là các bệnh không thể điều trị bằng phương<br />
pháp thông thường [1].<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Hình dạng tế bào sau biệt hóa.<br />
<br />
Kỹ thuật và môi trường biệt hóa TBGTM<br />
tủy xương thành tạo cốt bào đ được<br />
nhiều tác giả nghiên cứu. Trong phạm vi<br />
bài này, chúng tôi xin giới thiệu kết quả biệt<br />
hóa TBGTM tủy xương thỏ trong môi trường<br />
có dexamethasone, 50 µg/ml ascorbic, đây là<br />
những chất kích thích cảm ứng tạo xương.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu: Nuôi cấy,<br />
biệt hóa thành công TBGTM tủy xương<br />
thỏ thành tạo cốt bào trong môi trường có<br />
dexamethasone và ascorbic.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
15 mẫu tế bào trung mô tủy xương thỏ.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Các tế bào đơn nhân được phân lập từ<br />
tủy xương thỏ sau khi nuôi cấy tăng sinh<br />
14 ngày, định danh bằng kỹ thuật hóa mô<br />
miễn dịch để khẳng định chắc chắn chúng<br />
là TBGTM.<br />
Đưa vào môi trường biệt hóa cảm ứng<br />
tạo xương để biệt hóa thành tạo cốt bào,<br />
gồm: 89% DMEM, 10% FBS, 1% kháng sinh,<br />
1 µM dexamethasone, 50 µg/ml ascorbic,<br />
100 mM β - glycerolphosphatase. Thời gian<br />
biệt hóa 3 tuần, thay môi trường 3 ngày/lần.<br />
Định danh sau biệt hóa bằng kỹ thuật<br />
alizarin để đánh giá khả năng lắng đọng<br />
canxi chất nền của tế bào. Đánh giá sự hình<br />
thành tinh thể khoáng bằng kỹ thuật hiển<br />
vi điện tử quét. Xác định marker osteocalcin<br />
của tế bào sau biệt hóa bằng phương pháp<br />
nhuộm hóa mô miễn dịch. Mỗi phương<br />
pháp lấy ngẫu nhiên 5 mẫu trong 15 mẫu<br />
đ biệt hóa.<br />
174<br />
<br />
Hình 1: TBGTM sau biệt hóa theo hướng<br />
tạo cốt bào 14 ngày (x500).<br />
Quan sát tất cả các mẫu chúng tôi nhận<br />
thấy có sự biến đổi rõ rệt về hình dạng tế<br />
bào theo thời gian. Càng về sau, các tế<br />
bào có xu hướng phình to đoạn giữa giống<br />
hình hạt đậu. Đây có thể là hình ảnh đặc<br />
trưng của tế bào tạo xương.<br />
2. Kết quả định danh tế bào sau biệt<br />
hóa.<br />
* Định danh bằng kỹ thuật nhuộm<br />
alizarin red:<br />
<br />
Hình 2: Tế bào sau biệt hóa 21 ngày nhuộm<br />
alizarin red (x200).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Trên tất cả các mẫu tế bào khi nhuộm với alizarin red đều cho kết quả đặc hiệu:<br />
tế bào và chất nền bắt màu đỏ cam, đây là phức hợp của thuốc nhuộm với ion canxi<br />
hiện diện trong tế bào hay chất nền ngoại bào, chứng tỏ tế bào được biệt hóa đ chuyển<br />
sang dạng tế bào tạo xương với lắng tụ canxi trong tế bào và chất nền ngoại bào.<br />
* Định danh bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch:<br />
<br />
Hình 3: Các tế bào sau biệt hóa 15 ngày nhuộm hóa mô miễn dịch với<br />
marker osteocalcin (x200).<br />
Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch với marker osteocalcin cho thấy tất cả các mẫu<br />
đều dương tính với osteocalcin. Osteocalcin là protein được tổng hợp nhiều trong tế<br />
bào tạo xương và được xem là marker của tế bào tạo xương.<br />
* Định danh bằng quan sát hình thành tinh thể khoáng dưới kính hiển vi điện từ quét:<br />
<br />
Hình 4: Tế bào gốc sau biệt hóa 30 ngày dưới hiển vi điện tử quét.<br />
(Các tinh thể muối khoáng lắng đọng trên bề mặt và xung quanh tế bào)<br />
175<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Sau 3 tuần biệt hóa, trên tất cả các<br />
mẫu tế bào nuôi cấy quan sát dưới kính<br />
hiển vi điện tử quét, đều thấy xuất hiện<br />
tinh thể khoáng rõ rệt. Lắng đọng tinh thể<br />
khoáng trong mô nền quanh tế bào đang<br />
biệt hoá có xu hướng tăng dần về số<br />
lượng. Các tinh thể khoáng này có dạng<br />
hình kim, hoặc hình bông tuyết, tập hợp<br />
thành đám, lớn dần theo thời gian. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi cũng thấy, hình ảnh<br />
lắng đọng tinh thể khoáng không xuất<br />
hiện trên các mẫu chứng là tế bào trung<br />
mô được nuôi cấy trong môi trường thông<br />
thường, không có yếu tố gây biệt hoá.<br />
<br />
của tạo cốt bào. Osteocalcin là marker<br />
xương, đặc biệt xuất hiện muộn tăng cao<br />
sau biệt hóa 28 ngày [3].<br />
<br />
Chúng tôi cho rằng đây là minh chứng<br />
rõ nét nhất cho thấy tế bào trung mô trong<br />
môi trường nuôi cấy, đặc biệt đ biệt hoá<br />
thành tạo cốt bào. Chính những tạo cốt<br />
bào này đ sinh ra mô nền tiền cốt. Mô nền<br />
tiền cốt này với đặc tính đặc biệt, đ tạo<br />
lắng đọng muối khoáng (chủ yếu là canxi<br />
và phospho), để tạo ra chất căn bản xương<br />
sau đó.<br />
<br />
hình, hình thái vẫn giống nguyên bào sợi.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng<br />
phù hợp với Nadri S (2007). TBGTM sau<br />
khi tách chiết từ tủy xương biệt hóa thành<br />
tế bào tạo xương sau 3 tuần với biểu hiện<br />
hình thành nốt khoáng hóa bắt màu đỏ<br />
khi nhuộm alazarin red và phân tích marker<br />
biểu hiện xương bằng kỹ thuật RT-PCR<br />
cho thấy biểu hiện dương tích osteocalcin,<br />
osteopontin [2].<br />
Tsai M.T (2012) sau nuôi cấy biệt hóa<br />
TBGTM thành tạo cốt bào cũng định danh<br />
bằng các marker Runx2, ALP, osteocalcin.<br />
Runx2 biểu hiện tăng ở ngày thứ 3 sau<br />
biệt hóa, ALP là marker biểu hiện sớm<br />
176<br />
<br />
Quiroz F.G (2008) nghiên cứu biệt hóa<br />
hMSC thành tạo cốt bào trong môi trường<br />
chuyên biệt tạo xương, đánh giá sự tạo<br />
xương bằng khoáng hóa trong chất nền<br />
và marker biểu hiện ở tạo cốt bào tại các<br />
thời điểm 14 và 20 ngày và so sánh với<br />
nhóm chứng. Sau 2 ngày biệt hóa, hình<br />
thái tế bào đ thay đổi, sau 5 ngày biệt<br />
hóa, tế bào có hình đa diện, nhóm tế bào<br />
ở nhóm chứng không có thay đổi kiểu<br />
Sau 14 ngày biệt hóa, khoáng hóa trong<br />
chất nền chưa r , mặc dù hình thái tế bào<br />
đ<br />
<br />
thay đổi, sau 20 ngày thấy có lắng<br />
<br />
đọng canxi hình thành trong chất nền khá<br />
điển hình. Tế bào MSC không nuôi cấy<br />
trong môi trường biệt hóa (nhóm chứng),<br />
hình thái tế bào không có thay đổi, không<br />
có khoáng hóa. Mức độ biểu hiện gen<br />
collagen týp I (col1), osteonectin (ON),<br />
bone sialoprotein (BSP) so với nhóm chứng<br />
thấy mức độ biểu hiện gen col1 và ON<br />
không có sự khác biệt ở thời điểm 14 và<br />
20 ngày. Biểu hiện BSP có sự khác biệt ở<br />
thời điểm 14 và 20 ngày sau biệt hóa.<br />
Tiềm năng biệt hóa xương của MSC<br />
được xác định bằng khoáng hóa trong<br />
chất nền, là điều kiện duy trì trong quá<br />
trình biệt hóa xương. Quan sát sự khoáng<br />
hóa sau 20 ngày biệt hóa từ MSC có<br />
kiểu hình tương tự tế bào tiền thân tạo<br />
xương [4].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Nhiều nghiên cứu đ<br />
<br />
công bố về vai<br />
<br />
trò của tế bào gốc đối với sự hồi phục<br />
g y xương không tự hàn gắn. Vì vậy, việc<br />
nghiên cứu biệt hóa MSC thành tế bào<br />
gốc mô xương được quan tâm nhiều. Khả<br />
năng biệt hóa MSC thành dạng tạo cốt<br />
bào gợi mở ứng dụng liệu pháp tế bào gốc<br />
trong tái tạo mô xương. Hướng nghiên<br />
cứu có ý nghĩa quan trọng giúp cung cấp<br />
các bằng chứng khoa học, vai trò định<br />
hướng dòng trong điều trị tái tạo xương.<br />
Dexamethasone là một glucocorticoid<br />
steroid, có tác dụng kích thích biệt hóa<br />
thành xương của MSC, phụ thuộc vào<br />
liều của nó, liều cao thì kích thích tạo mỡ,<br />
liều thấp thì kích thích tạo xương. Liều<br />
dùng trong nghiên cứu này phù hợp cho<br />
biệt hóa tạo xương. Các yếu tố khác như<br />
ascorbic là yếu tố có tác dụng tham gia<br />
hình thành xương như biển đổi tiền<br />
collagen thành collagen, glycerolphosphatase<br />
có vai trò thúc đẩy hình thành chất nền<br />
khoáng hóa. Chính vì vậy, sau một thời<br />
gian tiếp xúc với môi trường biệt hóa, các<br />
tế bào MSC thay đổi hình thái giống tạo<br />
cốt bào.<br />
Hợp dòng và biệt hóa MSC tạo dòng<br />
xương được điều hòa bởi nhiều yếu tố.<br />
MSC biệt hóa tạo tiền tạo cốt bào. Tiền tạo<br />
cốt bào có hình elip, nhân nằm dọc theo<br />
tế bào và giai đoạn đầu của biệt hóa<br />
tế bào vẫn có tiềm năng tăng sinh. Chúng<br />
biểu hiện Runx2, DLx5, MSx2 và một vài<br />
marker của tạo cốt bào như ALP, collagen<br />
týp I và osteopontin (OPN), nhưng biểu<br />
hiện các marker yếu hơn ở tạo cốt bào<br />
<br />
trưởng thành. ALP là một trong những<br />
protein biểu hiện sớm và điều hòa khoáng<br />
hóa.<br />
β-catenin, Runx2 và Osx biệt hóa<br />
thành tiền tạo cốt bào đến tạo cốt bào<br />
trưởng thành. Những tế bào này phẳng<br />
có hình con suốt. Chúng biểu hiện protein<br />
chất nền xương, BSP và OPN.<br />
Giai đoạn sau, Runx2 bị ức chế khi tạo<br />
cốt bào trưởng thành. Osx có ở giai đoạn<br />
cuối của tạo cốt bào trưởng thành và cảm<br />
ứng biểu hiện osteocalcin. Khi tế bào<br />
hoàn tất quá trình biệt hóa có dạng hình<br />
khối và sản phẩm khoáng hóa vào chất<br />
nền vô cơ. Trong bào tương có bộ Golgi<br />
và lưới nội bào có hạt rất phát triển ở tạo<br />
cốt bào, kết quả là tăng các sản phẩm<br />
protein. Biểu hiện của OPN là giảm ở tạo<br />
cốt bào trưởng thành, trong khi biểu hiện<br />
các protein như P2X5, alkaline phosphatase,<br />
collagen týp I và osteocalcin ngày càng<br />
tăng [5].<br />
KẾT LUẬN<br />
Sau khi được biệt hóa 3 tuần trong môi<br />
trường có các chất cảm ứng tạo xương<br />
gồm dexamethasone và ascorbic, TBGTM<br />
tủy xương thỏ đ có dấu hiệu đặc trưng<br />
của tạo cốt bào.<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài cấp<br />
Bộ Y tế: “Nghiên cứu quy trình nuôi cấy<br />
tế bào gốc mô xương và khả năng ứng<br />
dụng trong ghép tự thân trên động vật<br />
thực nghiệm”. Nhóm nghiên cứu xin gửi<br />
lời cảm ơn tới Bộ Y tế đ tài trợ cho<br />
nghiên cứu.<br />
177<br />
<br />