Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014<br />
<br />
BIỆT HÓA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ MÔ MỠ THÀNH TẾ BÀO<br />
TIẾT INSULIN ĐỂ ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH THÁO ĐƯỜNG TYPE 2<br />
Trần Đặng Xuân Tùng*, Đặng Vạn Phước**, Lê Thị Bích Phượng*, Phạm Văn Phúc***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm phân lập, nuôi cấy, tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc (TBG) từ mô mỡ thành<br />
tế bào tiết insulin giống tế bào beta.<br />
Đối tượng và phương pháp: mô mỡ được thu nhận từ người tình nguyện. Sau đó, tế bào gốc từ mô mỡ<br />
được phân tách bằng bộ kit ADSC extraction kit và nuôi cấy trong môi trường MSCult kit để làm giàu tế bào gốc<br />
ứng viên. Các tế bào gốc này được khẳng định các đặc điểm của tế bào gốc trung mô bằng cách xác định các<br />
marker bề mặt. Cuối cùng tế bào gốc được biệt hóa thành tế bào tiết insulin trong môi trường chuyên biệt bổ sung<br />
các chất nicotinamide, exendin-4, B27.<br />
Kết quả: qui trình này là thu nhận được 1,01 x 106 tế bào trong 1 gram mỡ , trong đó có 78,3 ± 5,7% tế bào<br />
sống và tỷ lệ tế bào gốc là 7,15 ± 2,22%, qui trình biệt hóa thành công tế bào gốc này thành tế bào tiết insulin.<br />
Kết luận: số lượng tế bào gốc thu được đủ dùng trong các nghiên cứu và nhân lên ứng dụng trong điều trị,<br />
qui trình biệt hóa tế bào gốc thành tế bào tiết insulin là hoàn toàn khả thi.<br />
Từ khóa: Tế bào gốc, tế bào gốc từ mô mỡ, tế bào tiết insulin, biệt hóa.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DIFFERENTIATION THE ADIPOSE DEVIRED STEM CELL TO INSULINE PRODUCING CELL<br />
FOR DIABETTES MELLITUS TREATMENT<br />
Tran Dang Xuan Tung, Dang Van Phuoc, Le Thi Bich Phuong, Pham Van Phuc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 2 - 2014: 50 - 54<br />
Purposes: This research is carried out in order to subdivide, culture, multiple and differentiate adipose<br />
derived stem cell (ADSC) to insulin producing cells, which similar to beta cells.<br />
Subjects and Methods: Adipose tissue was obtained from healthy volunteer. Adipose derived cells is<br />
isolated by ADSC extraction kit and cultured in MSCult kit to enrich stem cell candidate. These cells are<br />
identified as stem cells by defining surface markers following the definition of Mesenchymal stem cells. Finally,<br />
ADSC is differentiated to insulin producing cells in specific medium supplemented with nicotinamide, exendin-4,<br />
B27.<br />
Results: we can obtain1,01 x 106 cells in 1 gram of adipose tissue with stem cell percentage be 7,15± 2,22%,<br />
it is 78,3 ± 5,7% life cells and 7,15 ± 2,22% stem cells. ADSC is differentiated successfully to Insulin producing<br />
cells.<br />
Conclusion: the quality of stem cell have been derived, that is enough for research and culture to clinical<br />
treatment. The process for differentiation stem cell to insulin producing cell is realizable.<br />
Key words: stem cell, adipose devised stem cell (ADSC), insulin producing cell, differentiation<br />
đối của cơ thể. Đặc trưng của bệnh là tình trạng<br />
GIỚI THIỆU<br />
đường huyết tăng cao, kèm theo đó là các rối loạn<br />
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, gây ra<br />
quan trọng chuyển hóa carbohydrate, protein,<br />
do tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương<br />
lipid và chất khoáng. Các rối loạn này sẽ dẫn đến<br />
* *Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh<br />
**Đại Học Y Dược TpHCM ***Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TpHCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Đặng Xuân Tùng<br />
ĐT: 0903120280<br />
Email: dr_xuantung@yahoo.com<br />
<br />
50<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính.<br />
<br />
HCV thông qua các xét nghiệm PCR. Lượng mỡ<br />
<br />
Nhằm ngăn ngừa các biến chứng cũng như tử<br />
vong từ bệnh đái tháo đường, bệnh nhân cần<br />
phải kiểm soát đường huyết chặt chẽ tùy theo<br />
mục tiêu của từng đối tượng. Khi những tiềm<br />
năng to lớn của tế bào gốc được khám phá, nó<br />
mang lại hi vọng sử dụng tế bào gốc như một<br />
phương pháp điều trị hứa hẹn cho bệnh nhân đái<br />
tháo đường. Trong vòng hai thập niên qua, nhiều<br />
nghiên cứu về liệu pháp tế bào gốc trong điều trị<br />
bệnh đái tháo đường được tiến hành. Các nghiên<br />
cứu này đã điều trị được nguyên nhân gây bệnh<br />
và mang lại kết quả ổn định lâu dài(3,8).<br />
<br />
thu nhận tối thiểu 100ml (kể cả chất gây tê).<br />
<br />
Tại Việt Nam, nhiều tác giả đã thành công<br />
trong việc biệt hóa tế bào gốc thu nhận từ máu<br />
cuống rốn hoặc tủy xương thành tế bào tiết<br />
insulin và đã thử nghiệm thành công trên mô<br />
hình động vật(7). Tuy nhiên, những phương pháp<br />
này còn có những hạn chế nhất định như tính<br />
xâm lấn trong việc thu nhận tế bào gốc từ tủy<br />
xương hay người bệnh không có nguồn lưu trữ<br />
máu cuống rốn hay dây rốn… Do đó, việc phát<br />
hiện ra tế bào gốc từ mô mỡ đã mở ra một tương<br />
lai mới trong việc ứng dụng tế bào gốc trong điều<br />
trị đái tháo đường do những ưu điểm: mô mỡ dễ<br />
phân tách, thủ thuật thu nhận ít xâm lấn(9).<br />
Với những kết quả trên, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm (1) xây dựng quy trình thu<br />
nhận tế bào gốc trung mô từ mô mỡ, (2) biệt hóa<br />
tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thành tế bào tiết<br />
insulin, (3) đánh giá chất lượng tế bào đã biệt hóa<br />
để ứng dụng vào điều trị bệnh đái tháo đường<br />
type 2, đồng thời là những thử nghiệm cơ bản với<br />
các số liệu ban đầu mang tính chất tham khảo<br />
cho các nghiên cứu lớn sau này.<br />
<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Phương pháp nghiên cứu: In vitro<br />
<br />
Sinh phẩm nghiên cứu<br />
Mô mỡ của người tình nguyện được lấy tại<br />
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh TP.Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Mô mỡ có kết quả âm tính với HIV, HBV,<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại mẫu<br />
Mô mỡ được lấy ở những người tình nguyện<br />
có bệnh lý gây viêm hoặc có dấu hiệu nhiễm<br />
trùng vùng lấy mẫu.<br />
Các quy trình và thao tác được thực hiện tại<br />
Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng Tế<br />
bào gốc và Phòng thí nghiệm Phân tích trung<br />
tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.Hồ<br />
Chí Minh.<br />
Qui trình nghiên cứu gồm các giai đoạn sau:<br />
Thu nhận mỡ.<br />
Thu nhận SVF và nuôi cấy TBG từ mô mỡ.<br />
Định lượng, định danh TBG sau phân tách.<br />
Biệt hóa tế bào gốc thành tế bào tiết insulin.<br />
Kiểm tra sự nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và bộ<br />
NST của tế bào tiết insulin.<br />
Đánh giá sự biệt hóa thành tế bào tiết insulin.<br />
Giai đoạn 1: Thu nhận mỡ bụng<br />
Bệnh nhân được gây mê mask thanh quản<br />
phối hợp tê tại chỗ bằng lidocaine. Thu mỡ dưới<br />
da của vùng bụng dưới rốn, hút đều hai bên đối<br />
xứng qua đường trắng giữa bụng. Bơm vào mô<br />
mỡ 100ml nước muối sinh lí với hỗn hợp nồng độ<br />
Lidocain 1% và adrenaline 1/1000000. Hút mỡ<br />
bằng tay nhẹ nhàng tránh tổn thương các tế bào.<br />
Số lượng hút là 100ml hỗn hợp mô mỡ và nước<br />
muối sinh lý trên 1 tình nguyện viên.<br />
Giai đoạn 2: Thu nhận phân đoạn mạch nền<br />
(SVF) và nuôi cấy tế bào gốc từ mô mỡ:<br />
Bước 1: Xử lí sơ bộ mẫu.<br />
Bước 2: Rửa mẫu bằng Washing buffer 1.<br />
Bước 3: Lặp lại bước 2.<br />
Bước 4: Rửa mẫu bằng Washing buffer 2.<br />
Bước 5: Lặp lại bước 4.<br />
Bước 6: Phân tách mẫu.<br />
Bước 7: Thu nhận tế bào.<br />
Bước 8: Rửa tế bào.<br />
Bước 9: Sử dụng hay nuôi cấy tế bào.<br />
<br />
51<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Huyền phù cặn trong môi trường<br />
DMEM/F12 10% FBS nuôi ở điều kiện 370C, 5%<br />
CO2.<br />
Thay môi trường 3 ngày/lần đến khi tế bào<br />
phát triển 70% bề mặt flask và cấy chuyền dùng<br />
hóa chất trypsin 0,25%.<br />
<br />
Giai đoạn 3: Định lượng, định danh tế bào gốc<br />
sau phân tách:<br />
Tế bào gốc có trong mẫu được phân tích<br />
bằng kĩ thuật flow cytometry trên máy FACS<br />
calibur (BD Bioscience) theo hướng dẫn của của<br />
nhà sản xuất.<br />
Tế bào gốc trung mô phải có kết quả về các<br />
marker như sau:<br />
(+) với các marker CD13, CD44, CD73,<br />
CD90, CD105.<br />
(-) với các marker CD14, CD34, CD45,<br />
HLA-DR.<br />
Giai đoạn 4: Biệt hóa tế bào gốc thành tế bào<br />
tiết Insulin<br />
Bước 1: Tế bào nuôi tăng sinh trong MSCCult<br />
được tách bằng trypsin/EDTA 0,25% cấy vào đĩa<br />
6 giếng, mỗi giếng 100.000 tế bào. Nuôi tế bào<br />
trong môi trường IPC-M1 trong 5-7 ngày ở 370 C,<br />
với chế độ thay môi trường 3 ngày/lần.<br />
Bước 2: Thay môi trường nuôi tế bào thành<br />
IPC-M2 nuôi trong 7 ngày.<br />
Bước 3: Thay môi trường nuôi tế bào thành<br />
IPC-M3. Tiếp tục nuôi như bước 1, trong 3<br />
ngày. Sau đó tách tế bào bằng trypsin/EDTA<br />
0,25% rồi nuôi lại trong cùng giếng của đĩa. Tế<br />
bào này được tiếp tục nuôi trong 4-5 ngày.<br />
Tất cả môi trường trên được cung cấp bởi<br />
công ty GeneWorld, HCM, VN.<br />
Giai đoạn 5: Đánh giá sự nhiễm khuẩn, nhiễm<br />
nấm và bộ NST của tế bào tiết insulin: bằng<br />
các tiêu chí sau:<br />
Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng TBG<br />
Tiêu chí<br />
Nhiễm vi khuẩn<br />
Nhiễm nấm<br />
Nhiễm sắc thể (NST)đồ<br />
<br />
52<br />
<br />
Phương pháp phát hiện<br />
Cấy khuẩn trên đĩa petri<br />
Cấy nấm trên đĩa petri<br />
Tiến hành NST đồ<br />
<br />
Giai đoạn 6: Đánh giá sự biệt hóa tế bào tiết<br />
insulin:<br />
Tiến hành chạy Realtime RT-PCR. Với các<br />
Gen: Pdx-1, Ngn3, Insulin.<br />
Dùng phương pháp 2-∆∆Ct của Livak để định<br />
lượng biểu hiện của gen nghiên cứu và gen tham<br />
chiếu (GAPDH).<br />
Dùng phương pháp nhuộm Dithizone<br />
(DTZ) để nhận biết sự tiết insulin trong các tiểu<br />
đảo tụy của tuyến tụy hay các cụm tế bào giống<br />
tiểu đảo tụy.<br />
Đánh giá khả năng tiết insulin của tế bào sau<br />
khi biệt hóa phụ thuộc vào nồng độ glucose trong<br />
môi trường nuôi. Cho tế bào vào 2 giếng A và B<br />
có môi trường IPC-M3 với nồng độ glucose lần<br />
lượt là 5.5mmol/L và 23mmol/L. Ủ tế bào trong<br />
điều kiện nuôi 24 giờ. Sau đó, định lượng sự hiện<br />
diện của insulin trong dịch nuôi tế bào bằng kĩ<br />
thuật HPLC.<br />
Phân tích thống kê<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 7 mẫu. Số<br />
liệu nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm Excel<br />
2010 với độ tin cậy 95%.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Tế bào gốc trung mô được thu nhận từ mô<br />
mỡ, tăng sinh in vitro và biểu hiện các marker<br />
đặc trưng sau vài lần cấy chuyền<br />
Chúng tôi đã thành công với tỷ lệ 100% (7/7)<br />
trong việc tác chiết SVF từ mô mỡ. Tổng số tế bào<br />
thu nhận được là 1.0126 ± 0.0933 × 106 tế bào, tỷ lệ<br />
sống đạt 78,3 ± 5,7% (n=7). Sử dụng kĩ thuật flow<br />
cytometry với các marker đặc trưng cho tế bào<br />
gốc trung mô, kết quả đánh giá cho thấy cho<br />
7,12± 2,22% tế bào phân đoạn SVF là tế bào gốc<br />
trung mô. Số lượng này đủ để dùng trong các<br />
nghiên cứu và nhân lên ứng dụng trong điều trị.<br />
Bảng 2: Kết quả định lượng tế bào SVF và tế bào gốc<br />
trong mô mỡ của các lần thí nghiệm<br />
Tế bào có nhân Tế bào/gam (x Phần trăm tế Phần trăm<br />
6<br />
6<br />
SVF (x 10 )<br />
10 )<br />
bào sống (%) TBG (%)<br />
103,6<br />
1,036<br />
78<br />
7,123<br />
82,4<br />
0,97<br />
82<br />
9,562<br />
72,8<br />
1,103<br />
70<br />
9,457<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014<br />
Tế bào có nhân Tế bào/gam (x Phần trăm tế Phần trăm<br />
6<br />
6<br />
SVF (x 10 )<br />
10 )<br />
bào sống (%) TBG (%)<br />
45,2<br />
1,0511<br />
74<br />
7,983<br />
65<br />
0,8228<br />
77<br />
6,786<br />
89,8<br />
1,0322<br />
69<br />
5,994<br />
98,8<br />
1,0739<br />
84<br />
3,124<br />
Mean<br />
1,0126<br />
78,2857<br />
7,147<br />
SD<br />
0,0933<br />
5,6779<br />
2,2178<br />
<br />
Kết quả này là tương đương với các nghiên<br />
cứu khác trên thế giới(1). SVF đã được chứng minh<br />
có chứa đến 3% là tế bào gốc trong tổng số tế bào,<br />
gấp 2.500 lần so với tần số tế bào gốc trong tuỷ<br />
xương ngươzi(4). Như vậy SVF là nguồn tế bào gốc<br />
phong phú, an toàn và hiệu quả hiện nay.<br />
Kết quả nuôi cấy ADSC<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
khi nuôi cấy<br />
Theo kết quả trên chúng tôi đã bước đầu<br />
chứng minh khả năng tách triết được ADSC<br />
trong mô mỡ của tình nguyện viên.<br />
<br />
Biệt hóa thành công tế bào gốc trung mô từ<br />
mô mỡ thành tế bào tiết insulin<br />
Sau 12 ngày biệt hóa, có sự co cụm và rút<br />
ngắn của tế bào dồn chúng lại trong một vị trí<br />
hình thành một nhóm tế bào ngày càng nén chặt.<br />
Từ đó một số cụm tế bào giống đảo tụy bắt đầu<br />
xuất hiện vào khoảng ngày thứ 14.<br />
Khi nhuộm với dithizone, 100% cụm tế bào<br />
giống đảo tụy này bắt màu đỏ với thuốc nhuộm.<br />
<br />
Sau 7 ngày nuôi, các tế bào tăng sinh mạnh<br />
và bắt đầu hợp dòng. Khi tế bào chiếm 70-80%<br />
diện tích bề mặt nuôi, tiến hành cấy chuyền theo<br />
tỷ lệ 1:3. Tốc độ phát triển của tế bào tương đối<br />
như nhau giữa các lần cấy chuyền và cao hơn<br />
trong nuôi cấy sơ cấp.<br />
<br />
Hình 2. Các tế bào sau khi co cụm lại thành tụy đảo<br />
bắt màu với thuốc nhuộm Dithizone (20x)<br />
Các tế bào được kiểm tra các gen chuyên biệt<br />
ở tế bào β tụy đảo so với tế bào chưa biệt hóa (đối<br />
chứng), được bình thường hóa bằng gen đối<br />
chứng nội GAPDH theo công thức của Lavik.<br />
Hình 1. Tế bào ứng viên gốc trung mô có hình thoi,<br />
trải dài trên bề mặt nuôi cấy (20x)<br />
Các tế bào gốc trung mô ứng viên biểu hiện<br />
các marker của tế bào gốc trung mô.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Kết quả biểu hiện marker của tế bào sau<br />
<br />
Bảng 2. Mức độ biểu hiện Gen chuyên biệt của tế bào<br />
β tụy đảo<br />
Gen<br />
Insulin<br />
Pdx-1<br />
Ngn-3<br />
<br />
Mẫu<br />
552<br />
2702<br />
1640<br />
<br />
GAPDH<br />
97<br />
487<br />
6<br />
<br />
13<br />
15<br />
4<br />
<br />
Kết quả đánh giá sự tiết insulin bằng kỹ thuật<br />
HPLC ở 7 lô thí nghiệm đạt 100% dương tính với<br />
insulin. Điều này chứng tỏ các tế bào sau khi biệt<br />
hóa thành công không những có khả năng biểu<br />
hiện các gen liên quan đến kiểu hình tế bào β tụy<br />
đảo mà còn có khả năng dịch mã thành công<br />
insulin và tiết ra ngoài. Insulin là sản phẩm cuối<br />
cùng trong suốt quá trình chuyển biệt hóa của tế<br />
bào gốc trung mô thành tế bào tiết insulin. Sự<br />
<br />
53<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
xuất hiện insulin được phát hiện bằng HPLC<br />
chứng tỏ chúng tôi đã biệt hóa thành công tế bào<br />
gốc trung mô từ mô mỡ thành tế bào tiết insulin.<br />
Để đánh giá tính toàn vẹn về tính năng của<br />
một tế bào β tụy đảo, chúng tôi tiến hành đánh<br />
giá khả năng tiết insulin phụ thuộc vào nồng độ<br />
đường kích thích. Kết quả là 6/6 (tỷ lệ 100%) mẫu<br />
tế bào biệt hóa có khả năng đáp ứng tốt với lượng<br />
đường. Cụ thể, lượng đường cao hơn thì lượng<br />
insulin tiết ra nhiều hơn.<br />
Bảng 3. Mức dộ đáp ứng tiết Insuline theo nồng độ<br />
đường.<br />
Mẫu 1<br />
Mẫu 2<br />
Mẩu 3<br />
Mẫu 4<br />
Mẫu 5<br />
Mẫu 6<br />
<br />
Nồng độ 5 mmol/l<br />
91,4 ng/ml<br />
210,7 ng/ml<br />
560 ng/ml<br />
310 ng/ml<br />
790 ng/ml<br />
430 ng/ml<br />
<br />
Nồng độ 23 mmol/l<br />
166,6 ng/ml<br />
417,9 ng/ml<br />
650 ng/ml<br />
410 ng/ml<br />
930 ng/ml<br />
460 ng/ml<br />
<br />
Trong kết quả nghiên cứu của Kim và cộng<br />
(5)<br />
sự , họ cho răzng chỉ có tế bào gốc ở màng xương<br />
mới có khả năng biệt hóa thành tế bào tiết insulin<br />
mà đáp ứng được với lượng đươzng. Tuy nhiên<br />
kết quả của nhiều nhóm nghiên cứu khác lại cho<br />
thấy tế bào tiết insulin biệt hóa tưz mô mỡ có khả<br />
năng đáp ứng với lượng đươzng, kết quả này<br />
tương đương với nghiên cứu của Chardar(2),<br />
Mohamad Buang(6). Kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi cho thấy sự sản xuất Insulin của tế bào<br />
gốc trung mô tưz mô mỡ sau khi biệt hóa thành tế<br />
bào tiết insulin có khả năng được điều hòa bởi sự<br />
thay đổi của nồng độ glucose.<br />
<br />
Tế bào sau khi biệt hóa có chất lượng tốt<br />
Các tế bào sao khi biệt hóa không phát hiện<br />
nhiễm nấm hay vi khuẩn khi quan sát dưới kính<br />
hiển vi. Kết quả nhuộm G-banding cho thấy bộ<br />
NST của tế bào ổn định về số lượng và cấu trúc<br />
sau nhiều lần cấy chuyền và biệt hóa thành tế bào<br />
tiết insulin. 100% (3/3) mẫu tế bào được lấy ngẫu<br />
nhiên đều không quan sát thấy đột biến NST.<br />
<br />
54<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu xây<br />
dựng qui trình thu nhận tế bào gốc trung mô từ<br />
mô mỡ, đồng thời chứng minh khả năng biệt hóa<br />
của ADSC thành thế bào tiết insuline. Các tế bào<br />
sau khi biệt hóa đều có khả năng tiết insuline và<br />
đều có khả năng thay đổi nồng độ insuline tiết ra<br />
theo nồng độ đường.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Arakawa M, Ebato C, Mita T, Hirose T, Kawamori R, Fujitani<br />
Y, Watada H (2009), "Effects of exendin-4 on glucose<br />
tolerance, insulin secretion, and beta-cell proliferation depend<br />
on treatment dose, treatment duration and meal contents",<br />
Biochem Biophys Res Commun, 390(3), p. 809-814<br />
Chandra V, Muthyala S, Jaiswal AK, Bellare JR, Nair PD,<br />
Bhonde RR (2011), "Islet-like cell aggregates generated from<br />
human adipose tissue derived stem cells ameliorate<br />
experimental diabetes in mice", PLoS One, 6(6) p. 20615<br />
Figlinzzi M et al. (2009), "Bone marrow derived mesenchymal<br />
stem cells improve islet graft function in diabetic rats",<br />
Transplant Proceeding, 41(5) p. 1797-1800<br />
Gronthos S, F.D., Leddy HA, Robey PG, Storms RW, Gimble<br />
JM (2001), "Surface protein characterization of human adipose<br />
tissue-derived stromal cells", J Cell Physiol, 189, p.54-63.<br />
Kim SJ, Ko ES, Lim SM, Lee CW, Kim DI (2012), "Glucosestimulated insulin secretion of various mesenchymal stem<br />
cells after insulin-producing cell differentiation", J Biosci<br />
Bioeng, 113(6) p. 771-777.<br />
Mohamad Buang ML, S.H., Chung LH, Saim AB, Idrus RB<br />
(2012), "In vitro generation of functional insulin-producing<br />
cells from lipoaspirated human adipose tissue-derived stem<br />
cells", Arch Med Res, 43(1) p. 83-88.<br />
Phan Kim Ngọc, Dương Thanh Thủy, Phạm Lê Bửu Trúc,<br />
Phạm V
n Phúc (2010), "So sánh hiệu quả điều trị bệnh đái<br />
tháo đường bằng cách cấy ghép tế bào gốc trung mô tủy<br />
xương và tế bào tiết insulin trên mô hình chuột", Hội nghị khoa<br />
học Công nghệ sinh học: khu vực miền trung và tây nguyên.<br />
Phạm Lê Bửu Trúc, Dương Thanh Thủy, Phạm V
n Phúc,<br />
Phan Kim Ngọc (2009), "Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh đái<br />
tháo đường bằng cách ghép tế bào tiết insulin trên mô hình<br />
chuột", Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc khu vực phía Nam,<br />
p. 23-24.<br />
Trần Thị Như Mai, Vương Gia Tuệ, Khổng Hiệp, Phạm V
n<br />
Phúc, Phan Kim Ngọc (2008), "Thu nhận và biệt hóa tế bào<br />
gốc trung mô từ mô mỡ người", Hội nghị khoa học lần thứ 6:<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
28/02/2014<br />
10/03/2014<br />
20/03/2014<br />
<br />