intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biểu hiện Đẻ non

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

105
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đẻ non là tất cả các trường hợp đẻ trước khi thai được 38w và sau 28w. - Tỷ lệ đẻ non chiếm khoảng 7-10% . - Tỷ lệ tử vong sơ sinh 70-90%, nếu sống cũng để lại di chứng thần kinh nặng nề . 2 Nguyên nhân của đẻ non: 2.1 Nguyên nhân sản phụ khoa: - Ối vở sớm chiếm 35%. - Nhiễm trùng ối ,bất thường của thai và phần phụ .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biểu hiện Đẻ non

  1. Đẻ non 1 Định nghĩa: Đẻ non là tất cả các trường hợp đẻ trước khi thai được 38w và sau 28w. - Tỷ lệ đẻ non chiếm khoảng 7-10% . - Tỷ lệ tử vong sơ sinh 70-90%, nếu sống cũng để lại di chứng thần kinh nặng nề . 2 Nguyên nhân của đẻ non: 2.1 Nguyên nhân sản phụ khoa: - Ối vở sớm chiếm 35%. - Nhiễm trùng ối ,bất thường của thai và phần phụ . - Song thai hay đa thai (10-20% đẻ non là đa thai ) - Thai dị dạng . - Nhau tiền đạo (10% ) - Đa ố i .
  2. 2.2 Nguyên nhân tại chỗ của người mẹ : -Dị dạng tử cung bẩm sinh gặp dưới 5% số dọa đẻ non. Đó là tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, tử cung kém phát triển. - Dị dạng mắc phải : u xơ tử cung, sẹo tử cung, dính buồng tử cung. - Hở eo tử cung gây sảy thai muộn hay đẻ non gần như 100%. 2.3 Nguyên nhân toàn thân của người mẹ: - Những bệnh lý của mẹ . - Nhiễm trùng đường sinh dục . - Thiếu máu . - Nhiễm độc thai nghén, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch . - Phẫu thuật ngoại khoa ở mẹ, đặc biệt là phẫu thuật ở gần tử cung như viêm ruột thừa, u nang buồng trứng... 2.4 Các yếu tố thuận lợi cho sanh non : -Yếu tố kinh tế xã hội và thói quen sinh hoạt như : + Tuổi mẹ quá trẻ hoặc quá lớn tuổi.
  3. + Mẹ nghiện thuốc lá + Mẹ quá gầy cũng tăng nguy cơ đẻ non nếu mẹ tăng < 0,25kg/tuần + Tiền sử sản khoa đẻ nhiều ,nạo hút nhiều . + Điều kiện làm việc không thuận lợi nghèo đói . 3. Chẩn đoán đẻ non: Để chẩn đoán đẻ non phải dựa vào kinh cuối cùng, ngày giao hợp hoặc siêu âm sớm . 3.1 Xuất hiện cơn co tử cung đều đặn, khi mau khi thưa . 3.2 Xuất hiện các thay đổi ở cổ tử cung và đoạn dưới tử cung: -Thành lập đoạn dưới sớm . -Ngôi thai tỳ vào cổ tử cung, cổ tử cung xóa mở . -Cổ tử cung ngắn, trung tâm mềm có su hướng mở . -Bệnh nhân thấy trằn bụng dưới muốn rặn 3.3 Ối vỡ non. 3.4 Ra máu âm đạo: do mở cổ tử cung, thực tế người ta phân biệt với:
  4. - Dọa đẻ non nhẹ: có vài cơn co tử cung với thay đổi kín đáo ở cổ tử cung. - Dọa đẻ non vừa: khi cơn co tử cung nhiều, đều đặn, thay đổi rõ ràng ở cổ tử cung. - Dọa đẻ non nặng: khi cổ tử cung có xóa mở rõ ràng. 3.5 Các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân: - Siêu âm: + ước lượng trọng lượng thai . + Tìm các dị dang tử cung. + Xác dịnh vị trí bánh nhau . + Tìm thai di dạng. + Xác định tình trạng ối . - Xét nghiệm nước tiểu - Xét nghiệm bệnh phẩm cổ tử cung tìm vi khuẩn - Xác định ối vỡ trong trường hợp ối vỡ
  5. - Ghi nhịp tim thai và cơn co tử cung cho phép đánh giá tần số cơn co và hiệu quả của điều trị lên cơn co và sức sống của thai. 4 Điều trị : 4.1 Nếu ối đã vỡ : - Bắt buộc nằm viện - Nếu ối vỡ trước 28 tuần tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong sơ sinh cao, điều trị kéo dài thêm cũng chỉ kéo dài thêm được 2 - 3 tuần, tốt nhất là đẻ tự tiến triển để thai ra và tìm nguyên nhân cho lần có thai sau . - Ối vỡ muộn, tuần 36 của thai kỳ để chuyển dạ b ình thường hoặc rút ngắn chu yển dạ nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn. - Vỡ ối giữa 28 - 38tuần: + Nghỉ ngơi tại giường trong bệnh viện + Kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn ối + Giảm co + Điều trị an thần cho mẹ để làm giảm lo lắng + Điều trị tích cực, càng kéo dài khi dọa đẻ non càng sớm
  6. 4.2 Nếu ối còn : - Trước một dọa đẻ non nhẹ : nghỉ ngơi, thuốc giảm co, hoặc có thể chỉ định Progestin (Utrogestan 6viên /ngày ) Sau 8 ngày khám lại nếu cổ tử cung biến đổi phải cho bệnh nhân nhập viện. - Trước dọa đẻ non vừa: Cơn co tử cung nhiều, chỉ số Bishop 8 điểm thì cho bệnh nhân nằm viện, giảm co. -Trước một dọa đẻ non nặng: Cổ tử cung mở 2 -3cm, nếu thai < 36 tuần cắt cơn co tử cung nếu không được phải cho chuyển dạ đẻ. 4.3 Cuộc đẻ non : - Thai nhi yếu ớt dễ bị chấn thương. - Nếu đứa trẻ có khả năng sống được tốt trong trường hợp ngôi mông thai suy cấp hoặc mãn mổ lấy thai . - Đẻ đường dưới khi là ngôi chỏm, nếu các điều kiện tốt cuộc đẻ dễ d àng, người ta sẽ làm Forceps và cắt tầng sinh môn đẻ tránh cho đầu thai nhi mọi sang chấn. - Sau khi thai ra phải kiểm soát tử cung đẻ phát hiện bất th ường tại tử cung. - Cho thuốc tăng co tử cung - Kiểm tra bánh nhau về đại thể và vi thể .
  7. Xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu của người mẹ -Sau đẻ 3 tháng sẽ chụp tử cung tìm dị dạng hay hở eo tử cung. 5 Điều trị dự phòng : -Xác định nhóm phụ nữ có nguy cơ đẻ non như: + Phụ nữ quá trẻ hay quá lớn tuổi. + Phụ nữ nghèo. + Tiền sử đẻ non. + Nhiễm trùng đường sinh dục. -Vì vậy bác sỹ dự phòng như : + Nghỉ ngơi, cấm đi xa . + Gợi ý thay đổi nơi làm việc và vị trí làm việc + Cải thiện dinh dưỡng + Nghỉ đẻ trước 6 tuần. + Khám thai thường xuyên + Nếu hở eo tử cung, thì khâu vòng cổ tử cung từ tuần 12-14 của thai kỳ
  8. Điều trị các bệnh lý của mẹ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2